Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đền nữ thần mariamman trong phát triển du lịch tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀN NỮ THẦN MARIAMMAN TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SINH VIÊN

: TRẦN THỊ THIỆU LINH

MÃ SỐ SV

: 1600001608

LỚP

: 16DVN1A

NGÀNH

: VIỆT NAM HỌC

NIÊN KHÓA

: 2016 – 2020

TP.HCM – 09/ 2020



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC
----------

TRẦN THỊ THIỆU LINH

ĐỀN NỮ THẦN MARIAMMAN TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA: 16
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN PHƯỚC HIỀN

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất của
sinh viên là tiền đề trang bị cho em những kĩ năng nghiên cứu kiến thức quý
báu trước khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nguyễn Tất
Thành – Khoa Du Lịch và Việt Nam học đã tạo điều kiện cho em được học tập
để có nền tảng kiến thức trong q trình cịn ngồi trên ghế nhà trường và đủ
điều kiện để tham gia khóa luận tốt nghiệp
Em trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Phước Hiền đã ln đồng hành tận

tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt q trình thực hiện khóa luận, định
hướng cách tư duy và làm việc khoa học. Đó là những góp ý hết sức q báu
khơng chỉ trong q trình thực hiện khóa luận mà cịn là hành trang tiếp bước
cho quá trình lập nghiệp sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị đã giúp đỡ
em hoàn thành khảo sát cũng như cho em những thơng tin q báu để hồn
thiện nội dung này.
Trong q trình thực hiện vẫn khơng thể tránh được những thiếu sót, rất
mong được q thầy/ cơ góp ý để em hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, những gì mà tơi viết trong luận văn này là do sự nghiên
cứu và tìm hiểu của bản thân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Nguyễn Phước Hiền. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Thị Thiệu Linh


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………….………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………….………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………….………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………….………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài................................................................................. 1


2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 2

3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 2

4.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 3

5.

Đóng góp đề tài ................................................................................... 4

6.

Bố cục khóa luận ................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 6
1.1.

Cơ sở lí luận ..................................................................................... 6

1.1.1.

Các khái niệm (tín ngưỡng, đền, nữ thần, Ấn Độ giáo) .......... 6


1.1.2.

Lịch sử hình thành Ấn Độ giáo (đạo Hindu) ........................... 7

1.1.3.

Sự du nhập của Hindu giáo vào Thành phố Hồ Chí Minh ... 12

1.2.

Khái quát đền nữ thần Mariamman ........................................... 13

1.2.1.

Lịch sử hình thành................................................................... 13

1.2.2.

Thần tích................................................................................... 17

1.3.

Vai trị của văn hóa trong phát triển du lịch .............................. 18

1.4.

Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 20

Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỀN NỮ

THẦN MARIAMMAN ................................................................................. 23
2.1. Hệ thống đền Mariamman và các đền Ấn Độ khác ........................ 23
2.1.1. Đền Mariamman .......................................................................... 24
2.1.2. Đền Subramaniam Swamy và Sri Thenday Yutthapani............. 25
2.2. Các hoạt động tại đền ........................................................................ 28
2.2.1. Lễ hiến tế bằng lửa (yaina) .......................................................... 29
2.2.2. Trò chuyện cùng tường đá........................................................... 31
2.2.3. Lễ vía bà ........................................................................................ 33
2.3. Kiến trúc ............................................................................................. 36
2.4. Thực trạng tín ngưỡng....................................................................... 38
2.4.1. Khách địa phương ........................................................................ 38


2.4.2. Khách nội địa ............................................................................... 39
2.4.3. Khách quốc tế ............................................................................... 40
2.5. Niềm tin và sự ảnh hưởng Hindu giáo đến tín ngưỡng của người
Việt .............................................................................................................. 41
2.5.1. Niềm tin tín ngưỡng ..................................................................... 41
2.5.2 Ảnh hưởng tín ngưỡng ................................................................. 42
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỀN NỮ
THẦN MARIAMMAN ................................................................................. 47
3.1. Du lịch tâm linh tại đền đối với Thành phố Hồ Chí Minh ............. 47
3.2. Đánh giá hoạt động du lịch tại đền ................................................... 52
3.3. Phân tích SWOT ................................................................................ 54
3.3.1. S (Strenghths) – điểm mạnh ........................................................ 54
3.3.2. W (Weaksnesses) – điểm yếu ....................................................... 55
3.3.3. O (Opportunities) – cơ hội ........................................................... 55
3.3.4. T (Threats) – thách thức .............................................................. 56
3.4. Giải pháp phát triển. .......................................................................... 56

KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 66
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT ................................................................ 66
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH ............................................................................. 70


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch – ngành cơng nghiệp khơng khói đang có vị trí và vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Ngành kinh
tế có sức tăng ngoại tệ mạnh, tạo việc làm, tăng thu nhập và kích thích đầu tư
ở nhiều khu vực khác. Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập,
khách quốc tế đến tham quan ngày càng phát triển và du lịch nội địa cũng được
tăng nhanh do nhu cầu thư giản của người lao động ngày càng được quan tâm
đúng mức. Bên cạnh đó, ở Việt Nam rất đa dạng về loại hình du lịch với rất
nhiều lễ hội truyền thống, khu di tích đi kèm di tích là các hoạt động văn hóa,
tín ngưỡng. Chính kho tàng văn hóa và tín ngưỡng phong phú trên đã tạo hình
cho cốt cách và bản sắc của dân tộc Việt Nam, làm nên nét riêng cho du lịch
Việt Nam. Dưới góc nhìn văn hóa, những phong tục, truyền thống và tín
ngưỡng thuần Việt khơng chỉ mang giá trị nghệ thuật, mà còn là bản sắc dân
tộc. Một số đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố mang
tiềm năng du lịch rất lớn, tuy nhiên việc phát triển điểm du lịch còn vài hạn
chế. Những địa điểm quen thuộc được nhiều khách du lịch biết đến như các bảo
tàng, chùa, miếu, nhà thờ hay các khu phố người Hoa, người Hồi Giáo nhưng
ít ai biết đến sự “tồn tại” của nền Hindu giáo. Đền Ấn – một nét tâm linh riêng
ở Sài Gòn tạo nên sự khác biệt và đặc biệt nhất giữa lịng thành phố.

Tơn giáo từ xưa đến nay ln nhà một đề tài được tồn thế giới chú trọng
nghiên cứu, Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Islam giáo và cả Hindu giáo chính là
những tơn giáo có lượng tín đồ đơng đảo trên tồn thế giới. Trong số đó Hindu
giáo được xem là một trong những tôn giáo ra đời sớm nhất trên thế giới, và nó
cũng là một tơn giáo có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, xã hội, đời sống tinh thần
và tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam nói chung và người dân tại TP Hồ
Chí Minh nói riêng. Nhắc đến sự ảnh hưởng của Hindu giáo tại TP Hồ Chí


2
Minh, khơng thể khơng nhắc đến những cơng trình kiến trúc đồ sộ, đại biểu cho
đặc trưng nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của Hindu giáo như đền Sri Thenday
Yutthapani, đền Subramaniam Swamy, và đền Mariamman (hay còn gọi là đền
Bà).
Đền nữ thần Mariamman là một trong những ngôi đền Hindu giáo nổi
tiếng hiện nay với vẻ đẹp cổ kính, lối kiến trúc còn khá nguyên vẹn từ khi được
xây dựng cũng như sự linh thiêng về nơi này, chính vì thế mà được nhiều người
quan tâm đến. Sau một thời gian nghiên cứu với những kiến thức học được
trong quá trình học và quyết định chọn đề tài “Đến nữ thần Mariamman trong
phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: Khách du lịch, quản lí, nhân viên đền nữ thần Mariamman.
Khảo sát chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu ngồi ra cịn sử dụng trên một
số trang mạng truyền thông khác.
 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: khảo sát thực tế tại địa bàn tập trung chủ yếu về
sự phát triển du lịch tại đền Mariamman.
Về không gian: đề tài nghiên cứu tại số 45 Trương Định, quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: ngồi số liệu của những năm trước chủ yếu dựa vào số liệu

khảo sát được thực hiện trong tháng 8 năm 2020 và đề xuất hướng phát triển
cho những năm tiếp theo.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp nghiên cứu trực tiếp tác
động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận
động của đối tượng đó. Trong nghiên cứu này, tác giả đã có một chuyến đến
tham quan đến Mariamman tại 45 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1,
thành phố Hồ Chí minh để tìm hiểu và thu thập thông tin. Đây là phương pháp


3
có tính chủ chốt giúp đề tài trình bày rõ về sự ảnh hưởng của đền nữ thần
Mariamman.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thông
qua việc đọc sách báo, tài liệu. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và
có vị trí quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở lí luận cho một đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp điều tra xã hội học.
Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm
đối tượng trong một khu vực nhất định ở một không gian và thời gian nhất định.
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi cho khách
du lịch đến viếng đền.
Phương pháp lịch sử và logic là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên
cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển,
hiện tượng, đồng thời đặt q trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động
qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng,
từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra.
Trong nghiên cứu khoa học, việc sử dụng phương pháp lịch sử chỉ giúp người
nghiên cứu dừng lại ở việc phục dựng quá khứ của các sự vật, hiện tượng. Để
tìm ra bản chất, quy luật vận động và phát triển của chúng, người nghiên cứu
cần kết hợp vận dụng phương pháp logic – là phương pháp nghiên cứu tổng

quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, khơng cơ
bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách
quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên
lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đền thờ Hindu giáo – Mariamman là một địa điểm quen thuộc đối với
người dân tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh vì sự lâu đời và linh thiêng của
nó. Cũng vì lí do đó mà ngơi đền này được các học giả từ trong và ngồi nước
đặc biệt chú ý tìm hiểu, nghiên cứu.


4
Trong đề tài nghiên cứu của Thạc sĩ Võ Sơn Đơng về “Tín ngưỡng Ấn
Độ giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh – trường hợp đền Mariamman”, tác giả đề
cập về các thần tích cũng như làm nổi bật tín ngưỡng thờ nữ thần Mariamman
đối với người dân tại khu vực này.
Trong quyển sách Di sản Ấn Độ trong văn hóa Việt Nam – nhân kỷ niệm
150 năm ngày sinh Mahatma Gandhi (1869 - 2018), các tác giả đã có bài viết
đề cập đến đền Mariamman, coi đền như một di sản Ấn Độ nổi bật tại thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Trong hội thảo khoa học “Tín ngưỡng nữ thần Mariamman: Giá trị di sản
Ấn Độ trong giao lưu văn hóa với Việt Nam”, các tác giả trong và ngoài nước
đã cùng nhau trình bày những nghiên cứu về đền Mariamman và những giá trị
tâm linh của đền đối với người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, hội thảo cũng trình
bày mối quan hệ, sự ảnh hưởng giữa Hindu giáo trong tín ngưỡng thờ cúng của
người Việt.
Hơn nữa, các quý độc giả trình bày mối quan hệ giữa nữ thần Mariamman
đến các vị thần khác trong tín ngưỡng thờ cúng của các quốc gia lân cận Việt
Nam.
Nhìn chung, các bài viết đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Hindu

giáo đến tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam thông qua nghiên cứu về đền nữ
thần Mariamman. Tuy nhiên ít có bài nói về phát triển du lịch tại đền, bài nghiên
cứu này tác giả sẽ tập trung nói về vấn đề này cũng như thông qua các bảng hỏi
khảo sát thực tế để đưa ra những kết luận về phát triển du lịch tại đền nữ thần
Mariamman.
5. Đóng góp đề tài
Khóa luận nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch tại đền Mariamman
– Thành phố Hồ Chí Minh, điểm mới của khóa luận chính là nghiên cứu về một
cơng trình Hindu giáo cũng như hướng tới phát triển du lịch trong trong lai.
Ngồi ra cịn hỗ trợ về việc học tập chun ngành du lịch hiệu quả, đóng vai
trị quan trọng cho sự trang bị kiến thức nền tảng.


5
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được kết
cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại đền nữ thần Mariamman
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch tại đền nữ thần Mariamman


6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm (tín ngưỡng, đền, nữ thần, Ấn Độ giáo)
 Tín ngưỡng thờ cúng: Được định nghĩa là những phản ứng liên quan đến
hành vi tôn giáo và cũng là đặc điểm chung của hầu hết các tôn giáo, đối
với sự xuất hiện của những cá thể được chấp nhận là thánh thần, đó là
một sức mạnh thiêng liêng hoặc hiện hữu.

Những phương thức đặc trưng để đáp lại thần thánh bao gồm các kiểu hành
vi sùng bái: nghi lễ, cầu nguyện, nhảy múa, thuyết pháp, thiền, có âm nhạc và
bài hát thiêng liêng. Việc thờ phụng cũng bao gồm những hành vi những hành
vi mang tính riêng tư như: những lời cầu nguyện được nói hoặc khơng được
nói ra, sự im lặng, giả định về các tư thế cụ thể, hành động và cử chỉ nghi lễ, và
hành vi tơn kính cá nhân của người hoặc đồ vật.
Các tín đồ Hindu giáo thường thực hiện sự thờ phụng nhằm đạt được một
số kết quả cụ thể hoặc để hịa nhập cơ thể, tâm trí và tinh thần, giúp người thờ
cúng tiến nhập vào trạng thái tinh thần cao hơn.
 Tín ngưỡng là một hiện tượng xã hội, nhu cầu về đời sống tâm linh của
con người, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhiều cộng
đồng, đó khơng chỉ chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần nhân văn
mà cịn thể hiện khát vọng của con người trong mong muốn chinh phục
vũ trụ bao la. Khơng những thế, tín ngưỡng cịn có chức năng điều chỉnh
những hành vi hướng thiện, liên kết cộng động và góp phần giữ gìn đạo
đức, truyền thống văn hóa, ổn định xã hội.
 Đền: Là cơng trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh
hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng hoặc thờ thần linh. Khơng ít
đền dành cho tín ngưỡng thờ mẫu, nữ thần, nữ tướng, bà chúa, các bà mẹ
dân tộc ở địa phương.1

1

Mai Thanh Hải, 2006: Từ điển tín ngưỡng tôn giáo thế giới và Việt Nam, NXB Văn hóa – Thơng tin, tr. 221


7
Đền Hindu giáo được gọi là “mandir” (sự hài lòng) là nơi các tín đồ đến thờ
phụng, cầu nguyện. Ngơi đền là không gian kiến trúc nghệ thuật, thể hiện những
biểu tượng, triết lý, niềm tin của Hindu giáo. Nơi con người được gần gũi với

thần linh, đền còn là nơi con người có thể vượt qua thế giới ảo tưởng (cuộc
sống hiện tại) để đến được thế giới của kiến thức, sự thật và chân lý. Mỗi điện
thờ điều có một tượng thần nhỏ (murti), Mỗi sáng, trong đền thờ, vị tư tế đánh
thức, lau, khoác trang phục và vòng hoa cho murti.
 Nữ thần: Được hiểu là một vị thần nữ có quyền năng siêu nhiên hay
những vật thể được nhân cách hóa mang nữ tính được phong làm thần
linh (theo dân gian). Họ là lực lượng sáng tạo ra vũ trụ, lồi người hay
những anh hùng có kỳ tích rực rỡ hi sinh vì nước vì dân, những người
phụ nữ giúp lập ấp dựng làng.
Sự sinh sản của Đất – Nước – Lúa gắn với biểu tượng Mẹ – Nữ thần. Do đó,
người Việt có xu hướng nữ tính hóa các hiện tượng tự nhiên, biến các thần tự
nhiên thành các nữ thần và tôn phong nhiều vị nữ thần là Mẹ/ Mẫu. 2
1.1.2. Lịch sử hình thành Ấn Độ giáo (đạo Hindu)
Ấn Độ giáo là tên gọi của một liên hiệp các tơn giáo đã có tại Ấn Độ vào
thế kỷ thứ 19. Từ này bắt nguồn từ chữ Ba Tư Hindu, tiếng Phạn gọi là sindhu,
có nghĩa là “sơng”, và được dùng để chỉ những con người sống ở thung lũng
Indus (thung lũng Ấn hà). Do đó nó có nghĩa là người dân Ấn. Trong số một tỷ
dân Ấn Độ thì khoảng 80% tự coi mình là người theo đạo Hindu, với khoảng
30 triệu nữa sống rải rác trên khắp thế giới. Niềm tin tôn giáo của họ có nhiều
đặc điểm giống nhau nhưng khơng có từ ngữ nào của đạo Hindu có thể mơ tả
hết tất cả họ được, và có nhiều cách để làm một người Hindu, chẳng hạn như
tôn giáo ở làng q thì rất khác tơn giáo của giới triết học.
Nguồn cội của tôn giáo này nằm trong các truyền thống của những cư
dân sớm nhất tại Ấn Độ, đó là nền văn minh thung lũng Indus, kéo dài từ khoảng
năm 2500 đến năm 1500 trước Công Nguyên; là nền văn hóa Dravidian hiện

2

Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộ



8
còn tồn tại trong những người Tamil3 tại miền Nam Ấn Độ và là tôn giáo của
những người Aryan, những người xâm chiếm Tây Bắc Ấn Độ từ năm 1500
trước Công Nguyên trở về sau. Tôn giáo Aryan dẫn đến tôn giáo Vệ Đà, dựa
trên hiến tế và các kinh sách truyền miệng có tên là Vệ Đà (Vedas), mà người
Hindu xem là chứa đựng chân lý vĩnh cửu. Tôn giáo Aryan dẫn đến tôn giáo
Vệ Đà, dựa trên hiến tế và các kinh sách truyền miệng có tên là Vệ Đà (Vedas),
mà người Hindu xem là chứa đựng chân lý vĩnh cửu.
Kinh Vệ Đà gồm có 4 bộ sưu tập, và cùng với các bộ sách về sau như
Samhita, Upanishad, và một ít Sutra, được gọi tên là Shruti, có nghĩa “những
gì được nghe nói”. Những điều này là chân lý vĩnh cửu và chỉ được truyền thừa
bằng miệng cho đến khi bắt đầu thời kỳ mà người Hindu gọi là thời kỳ suy thối
ngày nay, thì mới được viết ra thành sách. Thời kỳ này gọi là Kali Yuga và là
một phần trong nhãn kế về chu kỳ thời gian của người Hindu, xem thế giới như
một loạt những sự sáng tạo và hủy diệt. Các kinh sách khác, gọi là Smriti hay
“những điều nhớ lại”, bổ sung cho bộ Shruti, và bao gồm những bản anh hùng
ca vĩ đại như Ramayana, Mahabharata, bản này bao gồm sử thi được tơn kính
là bản Bhagavad Gita (Thế Tơn ca). Tôn giáo Vệ Đà bao gồm một thế giới các
vị thần và nữ thần cơ bản, vì dụ thần Rudra và Indra, về sau sinh ra bộ ba các
thần Brahma, Vishnu và Shiva. Kinh Rig Veda gồm chủ yếu là các thánh ca và
lời cầu nguyện gửi đến các vị thần cơ bản.
 Sự phát triển tôn giáo tại Ấn Độ:
Trong thời gian đầu, tôn giáo chịu sự khống chế của các Bà la mơn trong
một xã hội có bốn giai tầng. Mỗi giai tầng có một phận sự hay varna. Giới tăng
lữ (Bà la mơn) đứng ở vị trí cao nhất, kế đến là các sát đế lợi (kshatriya) hay
các chiến sĩ, rồi đến các thương nhân và nông dân (vaishya) và thủ đà la
(shudra) – những kẻ tôi tớ, người hầu. Người ta còn đang bàn cãi về sự ra đời
của một hệ thống đẳng cấp rắc rối hơn, gọi là yati.


3

Là tộc người thiểu số ở miền Bắc Sri Lanka


9
Hệ thống đẳng cấp này vẫn còn rõ rệt, mặc dù chính phủ Ấn Độ đã cố gắng
cải thiện điều kiện sống thường là tồi tệ của những người bất khả tiếp xúc này,
tầng lớp thấp hèn nhất phải đảm đương những công việc bẩn thỉu nhất. Những
sự phân chia này được chấp nhận trong đời sống người Hindu, bởi họ tin rằng
có một atman (linh hồn) vĩnh cửu trong mỗi con người, atman được tái sinh
hàng triệu lần, dưới nhiều hình thức, theo một quy luật đạo đức, hay karma,
bàng bạc khắp nơi trong vũ trụ. Karma tự nó không phải là một sự thưởng hay
phạt, đây là một quy luật rất khách quan và cũng rất chắc chắn như là quy luật
về trọng lực vậy.
Nhưng có thể có sự giải thoát hay moksha, tức là sự thoát khỏi tái sinh, mà
đạo Hindu là một tập hợp những con đường giúp người ta đi đến giải thoát. Các
con đường chính được gọi là marga (đạo): jnana-marga (trí đạo), con đường tri
thức hay tuệ giác; karma – marga (nghiệp đạo), con đường hành động hay việc
làm tốt đẹp; và bhakti – marga, con đường thờ cúng thần linh. Những con đường
này có nhiều cách áp dụng, như yoga hay con đường thiêng liêng cá thể, hoặc
như sadhu, con đường tu sĩ khổ hạnh.
Các truyền thống giảng dạ và thực hành có quy củ ngày càng phát triển, gọi
là sampradaya, một số đã được biết đến nhiều ở phương Tây. Trong số này có
sampradaya do Caitanya (1485-1534) đề xướng một nhánh về sau của tổ chức
này là Quốc tế hội Ý thức Krishna (International Society of Krishna
Consciousness). Tất cả mọi con đường để tiến dần đến giải thoát đều phải ý
thức về maya và dharma. Maya (ảo ảnh) là quyền năng của Brahman (Phạm
Thiên) làm cho mọi vật hiện ra trước mắt ta. Khi con người có cái nhìn khơng
đúng về cái bề ngồi thì thế giới trở nên huyền ảo và gây nhầm lẫn. Do đó điều

xấu cơ bản trong đạo Hindu là sự vơ minh (avidya). Dharma có nhiều nghĩa,
nhưng dịch là “pháp” (appropriateness) có lẽ là đúng nhất: đạo Hindu quả thực
là một bản đồ của các dharma, những cách hành động thích hợp để được tái
sinh tốt hơn hoặc được giải thoát (moksha). Tên thường dùng để chỉ đạo Hindu
là Sanatana Dharma hay “Chân lý Vĩnh cửu”.


10
Đối với gần như tất cả mọi tín đồ Hindu thì có bốn purushartha hay mục tiêu
của đời sống, đó là: dharma; artha (theo đuổi sự thành cơng chính đáng trên thế
gian); karma (theo đuổi thú vui chính đáng) và moksha. Họ mong muốn được
Trải qua bốn ashrama hay giai đoạn cuuar cuộc đời, đó là học hành
(brahmacarya), cai quản gia đình (grihastha), rút lui về để suy nghiệm
(vanaprastha) và xuất gia (samnyasin). Các cấu trúc xã hội này rất cơ bản cho
nên đạo Hindu còn được gọi là varnashamad-harma.
Dù vậy, vẫn còn một số dạng Hindu cho rằng người ta sẽ khơng bao giờ đạt
đến giải thốt nếu như không chứng tỏ là đã tách rời khỏi tất cả mọi cảm giác
ràng buộc mình với thế giới, kể cả cảm giác ghê tởm và uế trược. Do đó một số
tơng phái như “Tantra tay trái” địi hỏi tín đồ phải sống trên nền đất hỏa thiêu,
hoặc thực hành năm điều ơ uế (pancamakra) đó là: rượu, thịt, cá, ngũ cốc phơi
khơ và giao hợp với phụ nữ có kinh. Tín đồ Hindu được giúp đỡ trong việc đi
tìm dharma. Ngồi các guru và các triết gia, cịn có sự giúp đỡ của Thượng đế
hay Brahman.
Các triết gia Hindu hiểu về Brahman như là nguồn cội và sự bao trùm của
tất cả những gì hiển hiện nơi con người chúng ta dưới hình thức của atman hay
linh hồn. Triết lý Advaita (Bất Nhị), một trường phái tư tưởng Hindu, chủ
trương khơng có nhị ngun. Thuyết này nói rằng bề ngồi của những khác biệt
trong thế giới chỉ là ảo tưởng. Tất cả những thứ chúng ta nhìn thấy – Trái đất,
Mặt trời, Mặt trăng, Bầu trời, chim chóc, thú vật, con người – trơng có vẻ khác
nhau nhưng về thực chất chỉ là một. Thuyết Bất Nhị hiểu về moksha (giải thóat)

như là sự nhận thức được rằng cá thể và Brahman bao giờ cũng là một. Nhưng
hầu hết các tín đồ Hindu đều tin là Brahman có tính cách của Thượng đế, hoặc
dùng Thượng đế để sáng tạo và chống đỡ vũ trụ, thế nên moksha là sự hợp nhất
vĩnh viễn với Thượng đế.
Tín đồ Hindu có thể có sự sùng mộ riêng và thờ cúng một vị thần nào đó,
cũng như họ có ý niệm rằng Thượng đế hiển hiện theo nhiều cách. Thượng đế
có thể có hình người dưới dạng hiện thân (avatara) có nghĩa là sự giáng hiện.


11
Các hiện thân quan trọng nhất là các hiện thân của thần Vishnu, mà trên hết là
thần Krishna. Trong số những sùng mộ riêng vào các vị thần và nữ thần thì phổ
biến nhất là các Vaishnava, thờ thần Vishnu, các Shaiva thờ thần Shiva và các
Shakta thờ quyền năng Shakti của các nữ thần.4
Ấn Độ Giáo thật sự thờ rất nhiều thần, nhưng vẫn cho mình là đạo thờ
độc thần, vì họ cho rằng tất cả các thần họ thờ đều xuất phát từ một thần chánh
là Brahman. Lịch sử Ấn Độ Giáo có 3 giai đoạn lớn:
 Giai đoạn Veda: Vào thời kỳ này tơn giáo và tín ngưỡng của Ấn Độ được
chia làm 2 trường phái chính; một trường phái chuyên về mặc khải, mang
tư tưởng xuất thế, ẩn cư trong các hang động chú tâm tìm về giải thốt;
và một trường phái nhập thế mang hình thức lễ nghi, tế tự, người ta tin
rằng qua hình thức lễ nghi, vật cúng thần linh sẽ thông cảm, che chở và
giúp cho giải thoát.
 Giai đoạn Balamon: Là giai đoạn người Ấn Độ xem việc cúng tế các thần
linh trở nên rất quan trọng. Từ đây giai cấp tăng lữ Bà la mơn rất có uy
tín và quyền lực trong xã hội, và xã hội được chia ra làm 4 đẳng cấp.
 Brahmana: Đẳng cấp tăng lữ Bà la môn.
 Kshatriya: Đẳng cấp chiến sĩ hay quý tộc có nhiện vụ cầm quyền.
 Vaishyas: Đẳng cấp thương nhân và địa chủ.
 Shùdra: Đẳng cấp thợ thuyền và tôi tớ.

Và từ đây hành động khởi nguyên của thượng đế, người ta có thể nhận biết
Ngài qua 3 ngơi: Đấng sáng tạo (Brahma), Đấng bảo hộ (Vishnu) và Đấng hủy
diệt (Shiva).
 Giai đoạn Hindu: giai đoạn này các giáo sĩ tìm về với chân lý thực
nghiệm mưu cầu giải thốt. Trong xã hội khi giáo dục con người, thường
họ kể truyện sử thi: Mahabharata, Ramayana.5

4
5

* Bá Trung Phụ
Bá Trung Phụ, Đạo Hindu chân lý vĩnh cửu


12
1.1.3. Sự du nhập của Hindu giáo vào Thành phố Hồ Chí Minh
Cho đến nay, so với những cơng trình trong nước về người Pháp, nguời
Hoa ở Nam Bộ, những nghiên cứu về cộng đồng người Ấn Độ ở Sài Gịn vào
cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX ít hơn hẳn. Vì lẽ đó, việc tái hiện diện mạo lịch
sử cộng động người Ấn là cần thiết, góp phần tạo dựng bức tranh tổng thể về
các dân tộc ở Nam Bộ nói chung, Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Lịch sử hàng hải Ấn Độ được biết đến rất sớm và nổi tiếng trong giao
thương bằng thuyền đến các nước khác. Cộng đồng người Ấn tập trung ở khu
vực Bến Thành, Bến Nghé và lan ra các khu vực Nam Bộ.
Khoảng cuối thế kỉ 19, dưới thời thuộc địa Pháp, người Ấn phần lớn là
thương buôn và lao động mới tới Thành phố Hồ Chí Minh để bắt đầu làm ăn
sinh sống tại đây. Người Ấn Độ đến đây làm nhiều nghề khác nhau: như đi lính
cho người Pháp, gác cổng, đưa thư,.v.v… Người Ấn đến Sài Gịn cịn có nghề
đánh xe ngựa trong thành phố, họ chăm và huấn luyện ngựa rất tốt ngoiaf ra
còn ni bị lấy sữa để bán. Vì thế nên đầu thế kỉ 20 ngay trung tâm thành phố

vẫn xuất hiện những con bị ăn cỏ ngồi lề đường. Lúc đầu người Pháp đưa
người Ấn qua để cung cấp nhân lực, hỗ trợ cho việc khai thác thuộc địa. Sau
cùng, người Tamil thuộc tầng lớp Chettiar (đẳng cấp thứ 3 trong hệ thống đẳng
cấp phổ biến ở Ấn) tới Việt Nam.
Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ gồm có 4 đẳng cấp theo thứ tự từ cao xuống
thấp như sau:
 Brahmin: tầng lớp thống trị gồm tu sĩ, các nhà trí thức.
 Kshatriya: vua chúa, quý tộc, chiến binh.
 Vaishya: thương nhân, thợ thủ công, nông dân.
 Sudra: nô lệ.
Trong cộng đồng người Ấn vào Sài Gòn được chia làm hai nhóm:
Nhóm Chà Chetty thuộc cộng đơng người Tamil, họ làm nhiều ngành nghề
khác nhau như kinh doanh vải lụa, đồ trang sức, bn bán, đổi tiền. Một số
người Chetty thì kết hơn với người Việt Nam. Nhóm Chà Bombay là những


13
người gốc Ấn – những thương nhân giàu có kinh doanh tơ lụa có nhà, có của
hàng ở Sài Gịn
Về sau Sài Gòn phát triển, người Ấn dần dần phát triển mạnh chủ yếu qua
hoạt động kinh doanh tơ lụa và cho vay là chính. Có thể thấy những thương
nhân người Ấn Độ đến Sài Gịn thơng qua con đường thương mại, cùng với sự
lớn mạnh về kinh tế và nhu cầu tín ngưỡng để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cũng
như liên kết tín ngưỡng, tụ họp, thực hành tín ngưỡng của mình, họ bắt đầu
xây dựng các ngơi đền Hindu giáo: đền Mariamman, Subramaniam Swamy và
Sri Thenda yuthupani.6
1.2. Khái quát đền nữ thần Mariamman
1.2.1. Lịch sử hình thành
1.2.1.1 Về đền Mariamman
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm miền Nam Việt Nam tạo nên thuộc địa

Cochinchina và cho xây dựng một thành phố ngay cửa khẩu Sài Gòn. Cuối thế
kỉ 19 trong lúc cơng ty Đơng Ấn Pháp kiểm sốt bang ở Ấn Độ thì người Pháp
đã đưa người Tamil – người Ấn ở miền Nam thuộc bang Tamil nằm dọc theo
duyên hải phía Nam Ấn Độ để vào Sài Gòn và bắt đầu tham gia các hoạt động
kinh doanh. Người Tamil thuộc tầng lớp Chettiar – đẳng cấp thương nhân, thợ
thủ công, nông dân tới Việt Nam hoạt động ngành tín dụng, địa ốc, vải sợi. Dần
dần họ bắt đầu lập nên một số đền Ấn để cầu nguyện, thực hành tín ngưỡng.
Đền Mariamman được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XX bởi cộng đồng
người Chettiar sinh sống tại khu vực này. Ban đầu khi mới xây dựng nơi đât
chỉ là một cái chòi nhỏ, lợp mái ton và được sang nhượng mặt bằng của người
Việt thờ Linh Sơn Thánh Mẫu để cho những người theo đạo Hindu đến thờ
cúng. Năm 1950 -1952, tồn bộ ngơi đền được tân trang xây dựng lại theo lối
kiến trúc như ngày nay. Nhiều vật liệu trong đền thờ và các tượng đều nhập từ
Ấn Độ và do thợ thủ công người Tamil xây dựng.

Lại Thị Thu Trang (2020), Đền Hindu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh nhing từ thời gian văn hóa, trường
ĐHKHXH và Nhân Văn.PDF
6


14
Khi xây dựng lại thì đền nữ thần Mariamman được thực hiện sau cùng.
Hầu hết vật liệu xây dựng đền và nghệ thuật kiến trúc đặc trưng Ấn Độ đều
được đem từ chính quốc, kể cả thợ chuyên nghiệp tay nghề cao. Chng đồng
cũ cịn lưu lại tới ngày nay cũng được đúc từ Ấn Độ, Trên thân chng có in
nổi hàng chữ “Tặng đền Mariamman 12 năm 1950” nhưng nay đã bị nứt ở vành
chng khơng cịn sử dụng.
Các cơng trình sửa chữa được thực hiện cơng phu, tỉ mỉ và dần dần nhằm
không làm ảnh hưởng tới cấu trúc, kiến trúc cổ mang nhiều dấu ấn di sản văn
hóa Ấn Độ. Do đó, tồn bộ ngơi đền được bảo tồn gần như nguyên vẹn và trở

nên đẹp đẽ, hoành tráng hơn xưa, nhất là màu sắc của hai tháp, các phù điêu,
hoa văn, các tượng thần từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều mang dấu ấn
cổ kính đầy màu sắc kiến trúc văn hóa nghệ thuật của một nước có bề dày lịch
sử mang tín ngưỡng Ấn Độ.
Những năm tháng biến động lịch sử, từ năm 1975 – 1986 ngôi đền bị bỏ
honag không ai trông coi. Năm 1990 được sự cho phép của chính quyền quận
1 mở của hoạt động trở lại do thương gia người Ấn – Rama Laxmanan tiếp
quản. Sau đó ơng kết hôn với bà Thạch Thị Lệch là người Việt gốc Khơ me
theo Phật giáo Nam tông ở Trà Vinh. Năm 2002 ông qua đời, xảy ra sự tranh
giành quản trị đền. Năm 2009, ủy ban nhân dân quận 1 cử ra một ban quản trị
chính thức để quản lý, điều hành các hoạt động cũng như duy trì sinh hoạt do
tín ngưỡng và bảo tồn văn hóa Ấn Độ.
Có nhiều tên gọi để gọi ngôi đền Hindu này, đa phần là theo thói quen
của người Việt. Ngay từ khi mới thành lập, người Ấn không chủ trương phối
thờ Mariamman với thần linh của người Việt như Linh Sơn Thánh Mẫu nhưng
họ lại dung hịa về mặt tín ngưỡng với tên gọi là ‘chùa Bà”, người dân xung
quanh đã gọi đền là đền Bà Ấn, hay “chùa bà Ấn”, “chùa bà Đen”, nhưng tên
chính thức của đền được ghi trên biển là “Đền Bà Mariamman”.
Ngôi đền Mariamman là nương tựa tinh thần của những người Ấn Tamil
sinh sống ở Sài Gònnhưng việc lựa chọn vị trí của ngơi đền trên nền đất của


15
một ngôi miếu cũ và nằm gần chợ Bến Thành đã thể hiện cho tư duy kinh tế
của cộng đồng Ấn Độ. Với vị trí của đền Mariamman nằm trên nền đất cũ của
ngôi miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu mà trong tín ngưỡng của người Việt cịn
gọi là bà Đen, những người bn bán theo thói quen sẽ tìm đến chiêm bái. Vì
đối với người dân Bà Đen hay nữ thần Mariamman là khơng có sự phân biệt,
do tâm thức của họ chỉ có một việc là đến khấn nguyện với bà.
Điều khác nữa liên quan đến hoạt động kinh tế của người Ấn, đền

Mariamman là chỗ mà người dân đến vay tiền, người hiểu biết thì gọi là “vay
bạc Chà” (vay tiền của người Ấn Độ), người làm nghề bn bán nhỏ thì quan
niệm là đến cầu nguyện cho việc làm ăn được thuận lợi rồi vay tiền của Bà. Tín
ngưỡng và kinh tế được thiết lập một cách mật thiết với nhau, người trong đền
cho vay bằng tín chấp, khơng có thế chấp như khi đi vay bên ngồi. Vì người
dân ln suy nghĩ là họ vay tiền của Bà, chứ không phải vay tiền của ông Chà
nào hết, đã vay của Bà thì phải trả vì Bà ln phù hộ cho từ đồng tiền đó mà
làm ăn gặp nhiều thuận lợi nên dù đi làm ăn ở đâu đúng hẹn họ cũng sẽ quay
về trả nợ. Ngày nay, đền khơng cịn hoạt động cho vay nhưng theo thói quen
những dân đến cầu nguyện về chuyện làm ăn.
Từ đó đến nay, nơi này trở thành nơi cúng lễ hằng ngày theo tín ngưỡng
dân gian.7
1.2.1.2 Về nữ thần Mariamman
Mariamma là vị nữ thần theo tín niệm dân gian của người Tamil Nadu
có nguồn gốc từ khoảng 1.500 năm trước Cơng ngun. Về sau Mariamman
được cho là hóa thân của nữ thần Parvati, Kali hay Durga trong thần luận Ấn
Độ giáo. Mari theo ngơn ngữ Tamil có nghĩa là mưa, Amman có nghĩa là mẹ,
Mariammna nghĩa là “mẹ mưa” hay thần mưa.8 Nữ thần Mariamman trong văn
hóa dân gian Ấn Độ là nữ thần bảo vệ mùa màng, sức khỏe và sinh sơi, nữ thần
của sự màu mỡ, phì nhiêu và tốt tươi.
2017, Tín ngưỡng nữ thần Mariamman: Giá trị di sản Ấn Độ trong giao lưu văn hóa với Việt Nam
Phan Anh Tú, Quả dừa lễ vật cúng dường trong nghi lễ Hindu giáo. Bài đăng trong: Kỷ yếu Hội thảo quốc
tế “Cây dừa Việt Nam - Giá trị và tiềm năng”, do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh in và phát
hành tháng 8 năm 2014
7
8


16
Theo thần thoại Ấn Độ, Parvati là “nữ thần núi”, là con gái của thần núi,

cịn có tên Devi- Uma hay Durga là nữ thần của núi tuyết Hymalaya. Nàng là
vợ của thần Shiva. Kali hay Kaliamman hay Mahakali là biến thể khủng khiếp
nhất của Parvati hay Durga, thường được thể hiện trong hình dáng của một nữ
nhân hung dữ, thân thể có màu đen với 10 chiếc đầu và nhiều tay, cổ đeo vòng
hoa kết bằng sọ người, giẫm đạp lên một người lùn tượng trưng cho quái vật u
tối Chính vì tín ngưỡng thờ nữ thần Mariamman rất phổ biến ở miền Nam Ấn
Độ mà lần hồi nó được lan tỏa ra khắp nơi ngoài đất nước Ấn Độ kể từ thời đầu
công nguyên được các giáo sĩ xuất ngoại theo các thương thuyền tới nhiều quốc
gia Đông Nam Á và nhiều nơi khác trên thế giới.
Nguồn gốc của nữ thần Mariamman chưa được xác định rõ, có rất nhiều
truyền thuyết xoay quanh sự hiện diện của bà. Tuy nhiên, hầu hết đều cho rằng
Mariamman là một nữ thần thời cổ đại. Phía Nam Ấn Độ có khí hậu khắc
nghiệt, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và mắc nhiều
bệnh về da. Vì thế mọi người đã tôn sùng và thờ nữ thần Mariamman - bà là nữ
thần của sự màu mỡ, phì nhiêu và tươi tốt, được tôn thờ như mẹ của vũ trụ, đem
lại mưa thuận gió hịa. Bà cịn là nữ thần của bệnh đậu mùa và sởi, nữ thần của
con đàn cháu đống, còn là người se duyên cho những ai muốn kiếm được vợ
hoặc chồng. Mariamman là nữ thần chính được tơn sùng ở Nam Ấn, đặc biệt
là vùng nông thôn các bang Tamil Nadu, Karnataka, Andhra Pradesh and
Maharashtra.
Mariamman thường được mô tả như một phụ nữ trẻ xinh đẹp với khuôn
mặt đỏ, mặc váy đỏ. Đôi khi bà được mơ tả là có nhiều tay và cầm nhiều vũ khí
để chỉ quyền năng của bà. Bà thường được mô tả với hai phong thái - một phong
thái hiền hịa dễ chịu, cịn phong thái kia thì đáng sợ và dữ tợn với răng nanh
và tóc tai bờm xờm
Nữ thần của làng xã Ấn Độ là một quốc gia nơng nghiệp, nền văn hóa ra
đời trong bối cảnh của đời sống nông thôn. Trong các ngôi làng, cư dân tôn thờ
các vị thần của làng (gramadevata). Và một trong những nữ thần được thờ cúng



17
nhiều nhất trên tồn miền Nam Ấn Độ đó chính là Mariamman. Bà thường được
thờ đại diện bằng một tảng đá. Bà chính là người giám hộ ranh giới của các
ngôi làng với nhau.
Nữ thần của bệnh tật Mariamman được tin rằng chữa được tất cả các
bệnh “về nhiệt” (theo cách gọi của người Ấn) như đậu mùa và sởi. Trong các
tháng mùa hè ở Nam Ấn (tháng ba đến tháng sáu) người ta mang theo chậu
nước trộn với bột nghệ và lá neem để tránh bệnh tật (đậu mùa và sởi).
Nữ thần sinh sản: Các tín đồ thường cầu nguyện với Mariamman về
những vấn đề gia đình như khả năng sinh sản, cầu nguyện cho con cháu khỏe
mạnh hoặc lấy được chồng (vợ) phù hợp. Tại Ấn Độ, người ta thường dâng lên
nữ thần Pongal (gạo nấu với đậu xanh). Đa phần, các đền thờ Mariamman là ở
làng quê rất đơn giản. Trong nhiều đền thờ ở nông thôn, nữ thần Mariamman
được thờ biểu trưng bằng hòn đá granite với một đầu sắc nét và thường được
trang trí bằng những vịng hoa có màu sắc rực rỡ.
1.2.2. Thần tích
Có rất nhiều câu chuyện về bà, nhưng chủ yếu được biết đến qua hai câu
chuyện:
Thứ nhất, bà là vợ của nhà thơ Tamil – Tirunalluvar mắc bệnh đầu mùa,
lỡ loét mụn nước ghê tởm, dân làng xua đuổi, bà phải đi ăn xin từ nhà này đến
nhà kia. Một hôm, ngẫu nhiên bà lấy lá cây “Nim” hay gọi là Margosa (tên Việt
Nam: sầu dâu) đắp vào các mụn nước, thật may lá này làm cho các mụn nước
biến mất, trở nên lành lặng da mặt mịn màng trở nên xinh đẹp khác thường.
Khi trở về được tiếp đón như một vị thần có phép chữa lành bệnh – nữ thần Y
học. Về sau, mọi người thường cầu nguyện để xin cho con cháu khỏe mạnh, vụ
mùa bộ thu, mua may bán đắc.
Thứ hai, bà có cơng chống lại bộ tộc Aryan da trắng từ miền Bắc Á có
tín ngưỡng Bà La Mơn tới xâm chiếm và có âm mưu đồng hoa. Dù khơng thành
nhưng vẫn có cơng và được mọi người tơn sùng vì có cơng bảo vệ đất nước. Bà
trở thành người có nhiều năng lực cứu độ miền Nam Ấn Độ.



18
Từ đó Mariamman trở thành người có năng lực cứu nhân độ thế khắp
miền Nam Ấn Độ, làng nào cũng lập đền thờ trang nghiêm và hành lễ long
trọng nhất là dịp vía bà tháng 10 hằng năm. Chính vì những tín ngưỡng thờ nữ
thần phổ biến khu vực này đã bắt đầu lan rộng ngoài Ấn Độ được các giáo sĩ
xuất ngoại sang các nước Đông Nam Á và nhiều nơi khác. Vì vậy, Ấn Độ giáo
được biết đến qua tín ngương thờ cúng đền Mariamman.
Là nữ thần có cội trễ từ làng xã, người bảo vệ đất, bảo vệ làng chống lại
thần chết, chống lại các dịch bệnh nhất là những bệnh lây nhiễm đầu mùa, ban
đỏ, có nhiều quyền lực nên được tôn vinh là Mẹ làng, Mẹ xứ sở.9
1.3. Vai trị của văn hóa trong phát triển du lịch
Khi mà tồn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng việc
bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa bản sắc cần được quan tâm đặc biệt.
Và du lịch là một hoạt động vơ tình thúc đấy chú ý tới bảo tồn văn hóa nhiều
hơn. Bởi lẽ nếu khơng có đặc sắc và sự khác biệt trong văn hóa thì sẽ khơng có
gì hấp dẫn du khách tới thăm. Các hoạt động du lịch văn hóa vừa tạo ra nguồn
thu nhập lớn, lại vừa là cơ hội để những loại hình bản sắc dân tộc được lên ngôi.
Tuy nhiên, việc bảo tồn sự đa dạng và nguyên bản nhưng phải lược bỏ những
vấn đề tiêu cực, giữ gìn những giá trị tích cực lại là một điều khơng hề đơn
giản. Giữ gìn những giá trị xưa cũ là điều cực kì nan giải. Khi ý thức con người
thay đổi thì những giá trị cũ cũng thay đổi theo. Du lịch văn hóa, du khách thập
phương đã góp phần khơng nhỏ vào việc bảo tồn những giá trị ấy bằng việc tới
tham quan, đề cao, đóng góp chi phí dành cho những hoạt động bảo tồn, sản
phẩm văn hóa vẫn có một tầm quan trọng khơng thể nào coi nhẹ. Sản phẩm văn
hóa chính là đời sống là những gì gắn liền với con người đã được tạo ra và duy
trì nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ con người đã từng sinh sống tại vùng đất
này.
Việt Nam ta với lợi thế 4 ngàn năm lịch sử văn hiến, 54 sắc tộc, đa dạng

về văn hóa trải dài suốt dải đất hình chữ S thì quả là một tiềm năng to lớn cho

9

2017, Tín ngưỡng nữ thần Mariamman: Giá trị di sản Ấn Độ trong giao lưu văn hóa với Việt Nam


×