Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quy che hoat dong nam hoc 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.18 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TÂN HỒNG TRƯỜNG TH-THCS THỐNG NHẤT. Số: …/QC-TH-THCS TN Dự thảo. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Phú, ngày 17 tháng 9 năm 2015. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG Trường tiểu học và THCS Thống Nhất Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có nhiều cấp học; Thực hiện theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ quyết định số 45/QĐ-UBND-HC ngày 02/02/2015 của Uỷ ban nhân dân huyện Tân Hồng về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và công chức, viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tân Hồng; Căn cứ kế hoạch năm học 2015-2016 của Phòng GD&DDT huyện Tân Hồng; Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015-2016 của trường tiểu học và THCS Thống Nhất; Căn cứ tình hình thực tế trường TH-THCS Thống Nhất xây dựng quy chế thực hiện năm học 2015-2016 như sau: Chương I CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ TẬP THỂ, CÁ NHÂN Mục 1 TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ Điều 1. Trách nhiệm nhà trường Trường tiểu học và THCS Thống Nhất trách nhiệm làm tốt công tác giáo dục học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 trong chính quy và ngoài chính quy thuộc địa bàn quản lý. Điều 2. Những vấn đề tập thể nhà trường thảo luận và quyết định. - Cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch của các cấp, bằng chủ trương, biện pháp, xây dựng kế hoạch, phương hướng tháng quý năm đạt hiệu quả và chất lượng. - Quyết định các chỉ tiêu thi đua, tiêu chí đánh giá cán bộ công chức. Đề nghị cấp trên khen thưởng, kỷ luật cán bộ giáo viên theo thẩm quyền. Điều 3. Trách nhiệm của Ban giám hiệu BGH thay mặt nhà trường chỉ đạo, điều hành mọi công tác giáo dục và nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Cụ thể hóa kế hoạch năm học của ngành, đơn vị, nhận xét từng chức danh và từng giáo viên giảng dạy. Phối hợp với đoàn thể trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ ngành giáo dục và chính quyền địa phương giao. Giải quyết về chuyên môn, tổ chức, cơ sở vật chất, khiếu tố, khiếu nại của cán bộ giáo viên nhân viên. Xây dựng chương trình công tác, kế hoạch năm tháng quý, chuẩn bị nội dung các cuộc họp, sơ kết, tổng kết. Thực hiện công tác đánh giá viên chức hàng năm, xét khen thưởng học sinh, đề xuất về lãnh đạo các cấp xét khen thưởng giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mục 2 TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CÁ NHÂN Điều 4. Chức năng nhiệm vụ Hiệu trưởng a) Chức năng - Hiệu trưởng là người lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp trước Lãnh đạo Phòng GDĐT, UBND huyện, Đảng uỷ và UBND xã về mọi hoạt động của đơn vị mình. Đồng thời Hiệu trưởng chịu trách nhiệm các mặt hoạt động về lĩnh vực chuyên của nhà trường. - Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch đào tạo cán bộ. - Hiệu trưởng là người đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm cao nhất về hành chính và chuyên môn trong trường. Là người trực tiếp tổ chức, quản lí các hoạt động của trường và chỉ đạo thực hiện các hoạt động đó theo kế hoạch lãnh đạo Phòng GDĐT đề ra, đường lối quan điểm của Đảng và của Nhà nước. - Hiệu trưởng là người tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục, là người tuyên truyền, vận động các đoàn thể, các tổ chức xã hội và Hội CMHS tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. b) Nhiệm vụ, quyền hạn - Vận động, tuyên truyền đến giáo viên nắm được quan điểm đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. - Quyết định về tổ chức nhân sự, quản lý và hoạt động của trường theo quy định của điều lệ nhà trường. - Trực tiếp quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Kí quyết định khen thưởng hình thức giấy khen các hội thi cấp trường. - Có quyền đề nghị lãnh đạo cấp trên xem xét hợp đồng hoặc không hợp đồng tiếp đối với giáo viên làm công tác giảng dạy hoặc có quyền trực tiếp không hợp đồng hoặc tiếp tục hợp đồng các nhân viên trong nhà trường. - Quản lý chính sách, quản lý tài chính, tài sản nhà trường. - Căn cứ các thể lệ quy định của Nhà nước, quy chế của ngành quyết định thu nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường, cho phép học sinh nghỉ học, quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh. Xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại học sinh, quyết định danh sách học sinh được lên lớp, ở lại lớp, kí duyệt danh sách xét Tốt nghiệp cấp THCS và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bậc Tiểu học. - Tổ chức thẩm định đề thi, duyệt đề thi học kì và kiểm tra kết quả thi cấp tiểu học và THCS. Tổ chức bộ máy nhà trường, ra quyết định thành lập các tổ trưởng trong nhà trường. - Giải quyết phép cho phó hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên. - Phụ trách theo dõi về hồ sơ CSVH, Liên đội, phụ trách lao động và công tác bảo vệ. Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn phó Hiệu trưởng chuyên môn. a) Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cấp tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Xây dựng kế hoạch chuyên môn, quản lý hồ sơ chuyên môn và các hoạt động chuyên môn cấp tiểu học, phân công chuyên môn cấp tiểu học. Duyệt hồ sơ chuyên môn khối trưởng cấp tiểu học. Cùng kế toán lập hồ sơ thêm giờ thêm buổi tổ trưởng cấp tiểu học; giáo viên chuyên có thừa giờ; tiền sân bãi giáo viên chuyên tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Hướng dẫn tổ trưởng kiểm tra việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, các phong trào mũi nhọn, các hội thi cấp trường, huyện và cấp tỉnh. - Tổng hợp báo cáo về Hiệu trưởng kết quả các hội thi cấp trường, báo cáo điểm thi giữa học kì - cuối học kì cấp tiểu học và các hoạt động chuyên môn tháng, quý. - Lập kế hoạch huy động học sinh chính huy ra lớp và mở các lớp CMC.PCTHĐĐT. - Theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, lập thủ tục chuyển hoặc tiếp nhận học sinh cấp tiểu học, quản lý hồ sơ học sinh cấp tiểu học. - Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm các mặt hoạt động về lĩnh vực chuyên môn cấp tiểu học và trước Hiệu trưởng về công việc Hiệu trưởng phân công. - Điều hành toàn bộ lĩnh vực hoạt động chuyên môn cấp tiểu học. Lập kế hoạch dự giờ khảo sát giáo viên Tiểu học theo quy định và quyết định kết quả kiểm tra các hoạt động chuyên môn của giáo viên tiểu học. - Đề xuất khen thưởng các giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đề xuất khen thưởng học sinh theo quy định. Phê bình kiểm điểm giáo viên vi phạm chuyên môn và đề nghị Hiệu trưởng kỷ luật tùy theo hình thức vi phạm. - Tham mưu với Hiệu trưởng trong việc chọn giáo viên và học sinh tham gia các hội thi các cấp. - Cùng với Hiệu trưởng tổ chức thao giảng, dự giờ giáo viên. Cùng với tổ trưởng tổ chức thẩm định đề kiểm tra giữa kì và cuối kì cấp tiểu học. - Theo dõi, xây dựng nề nếp học tập của học sinh. Có kế hoạch hoạt động cụ thể về việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém cấp tiểu học. Thực hiện bảng phân công giáo viên dạy lớp đối với tiểu học. Chịu trách nhiệm về việc học sinh tiểu học không đủ chuẩn lên lớp – học sinh ngồi nhằm lớp. Kí học bạ cấp tiểu học. - Chịu trách các loại hồ sơ cấp tiểu học, hồ sơ tuyển sinh lớp 1. Phụ trách theo dõi về công tác Y tế trường học, công tác thư viện, phụ trách quản lý tổ văn phòng, cập nhật theo dõi sổ đăng bộ cấp tiểu học. b) Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cấp THCS có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Phân công chuyên môn cấp THCS, tổ chức thao giảng, dự giờ giáo viên. - Quản lý hồ sơ và phê duyệt hồ sơ chuyên môn của cấp THCS gồm: Hồ sơ giáo viên, sổ liên lạc, học bạ, việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp lớp 9, cập nhật theo dõi sổ đăng bộ cấp THCS. - Lên kế hoạch thanh tra nội bộ cấp THCS, làm hồ sơ thừa giờ cấp THCS. - Phó Hiệu trưởng phụ trách cấp THCS chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công việc được Hiệu trưởng phân công, chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt hoạt động về lĩnh vực chuyên môn cấp THCS. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm với cấp trên về tình hình hoạt động của trường. - Chịu trách nhiệm về hồ sơ tuyển sinh lớp 6, xét tốt nghiệp lớp 9 và lập kế hoạch công tác ôn thi tuyển sinh lớp 10. - Phụ trách theo dõi về công tác thiết bị, chi đoàn, khu vườn thực vật. Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ khối trưởng chuyên môn. - Lập kế hoạch hoạt động của tổ mình phụ trách. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các loại sổ chuyên môn trong tổ quản lý..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tổ trưởng có kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, có trách nhiệm theo dõi giờ giấc của thành viên trong tổ. Đồng thời chịu trách nhiệm việc xét công chức, xét thi đua trong tổ. - Chịu trách nhiệm báo cáo sĩ số thuộc tổ mình quản lý, báo cáo 2 mặt chất lượng hàng tháng, từng học kì, cả năm; báo cáo danh sách khen thưởng từng học kì và cả năm; duyệt giáo án của giáo viên trong tổ. Tổng hợp báo cáo từ GVCN thuộc tổ mình quản lý báo cáo về bộ phận văn thư đúng thời gian quy định của BGH. Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của viên chức thư viện - Thiết bị - Bảo vệ 1. Về nhân viên Thư viện - Thực hiện các loại sổ sách theo đúng quy định. Lập sổ theo dõi cho mượn đối với giáo viên và học sinh. - Có trách nhiệm bảo quản toàn bộ các trang thiết bị trong phòng. - Thống kê toàn bộ tên sách giáo khoa, sách tham khảo theo lớp, theo khối, theo chủng loại. - Báo cáo hoặc phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. - Nơi làm việc hàng ngày trực và vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên làm vệ sinh các trang thiết bị trong phòng. Trước khi ra về kiểm tra, rồi khóa toàn bộ các cửa sổ, phòng. 2. Về nhân viên Thiết bị - Thống kê toàn bộ các thiết bị dạy học theo môn, theo lớp để giáo viên dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy và dễ mượn phục vụ cho tiết dạy. - Có trách nhiệm bảo quản toàn bộ các trang thiết bị trong phòng. - Thực hiện các loại sổ sách theo đúng quy định. Lập sổ theo dõi cho mượn đối với giáo viên và học sinh. - Nơi làm việc hàng ngày trực và vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên làm vệ sinh các trang thiết bị trong phòng. Trước khi ra về kiểm tra, rồi khóa toàn bộ các cửa sổ, phòng. - Khi nhận được yêu cầu của giáo viên cần đồ dùng dạy học thì cán bộ thiết bị phải tìm thiết bị, nếu không có phải báo cáo ngay cho giáo viên đó biết - Báo cáo và phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. 3. Bảo vệ - Trực cơ quan 24/24, bảo quản tài sản cơ quan, để xảy ra trộm cắp bồi thường theo quy định Nhà nước. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ theo bảng hợp đồng thỏa thuận. - Một số công việc khác khi BGH phân công. Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ văn phòng - Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh - Là nơi tiếp nhận và gởi các văn bản từ cấp trên, là nơi tiếp nhận và gởi các văn bản trường phát hành. - Thực hiện công tác lưu trữ công văn đi công văn đến. - Ghi nhận vào sổ theo dõi giáo viên học sinh và giáo viên vi phạm. - Tổng hợp số liệu học sinh hàng tuần từ GVCN gởi về BGH, mở sổ theo dõi sĩ số học sinh, phát hành các biểu mẫu đến từng thành viên cần tiếp nhận. - Báo cáo và phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. - Quản lý sổ đăng bộ và cùng 2 đ/c Phó Hiệu trưởng kiểm tra sổ đăng bộ. - Nắm chắc học sinh có sổ nghèo, cận nghèo, khó khăn và diện chính sách khác. Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ tài chính.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Do Hiệu trưởng trực tiếp quản lý chỉ đạo. - Thực hiện đầy đủ, rõ ràng các loại sổ quy định, quản lý tốt các loại hồ sơ; chịu trách nhiệm về kinh phí, làm hồ sơ hỗ trợ chi phí học tập của học sinh. - Niêm yết công khai tài chính hàng tháng, quý, năm. Thực hiện đúng chế độ cho CBGV-CNV. - Ra phiếu thu các loại quỹ đúng quy định. Lập hồ sơ quyết toán hàng tháng, từng quý đúng qui định của ngành cấp trên, đúng từng loại hồ sơ. Lưu trữ hồ sơ kinh phí không thời hạn. Làm hồ sơ thừa giờ, thừa buổi, ghi sổ bảo hiểm đúng quy định. - Báo cáo và phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. - Nắm chắc học sinh có sổ nghèo, cận nghèo, khó khăn và diện chính sách khác. - Làm hồ sơ hợp đồng diện A-B trình Hiệu trưởng kí. - Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm trong việc nghi biên nhận cho phụ huynh về các khoản thu. - Trong năm và năm sau liền kề thống kê CB-GV-NV nâng lương định kì, nâng lương trước hạn, nâng phần trăm thâm niên- lâu năm. - Làm kế hoạch khoản thu học phí trong năm để GVCN thực hiện. Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn Thủ quỹ - Văn thư – TKHĐ - Chịu trách nhiệm viết biên bản các phiên họp, lưu trữ hồ sơ chuyên môn, hồ sơ CBGV-NV. Tiếp nhận các văn bản đến và phát hành các văn bản của BGH đến giáo viên nhân viên. - Phụ trách đánh văn bản, trực điện thoại văn phòng. Lập sổ theo dõi thu chi theo quy định - Báo cáo và phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. - Tham mưu cho Hiệu trưởng làm các loại quyết định, một số kế hoạch trong năm học. Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn nhân viên Y tế học đường - Vận động học sinh tham gia đạt chỉ tiêu 2 loại hình bảo hiểm - Làm tốt các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn đã được phân công - Thực hiện tủ thuốc sơ cấp cứu ban đầu. - Chi phần trăm kịp thời BHTN cho GVCN. - Quyết toán hồ sơ bảo hiểm về cơ quan bảo hiểm cấp trên đúng thời gian quy định. - Báo cáo và phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. - Nắm chắc học sinh có sổ nghèo, cận nghèo và khó khăn. - Tuyên truyền các loại bệnh nhân dịp chào cờ đầu tuần, làm một số kế hoạch có liên quan. Lưu : BGH phân công một số công việc khác cho nhân viên khi cần Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn hoạt động đoàn thể a) Công đoàn - Hàng tháng báo cáo về Chi bộ tình hình hoạt động của Công đoàn. - Thực hiện công việc chấm công hàng ngày đối với CB-GV-NV nhà trường - Cùng với BGH nhà trường chăm lo đời sống, thăm hỏi ốm đau CB-GV-NV của trường; chủ động phối hợp kiểm tra việc thực hiện nội quy cơ quan. - Vận động công đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường đặt ra. - Tổ chức phong trào thi đua trong giáo viên theo chủ đề các ngày lễ lớn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Cùng với nhà trường tham gia quản lý các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, giao lưu v.v…….. Chủ động phối hợp lập kế hoạch thi đua dạy tốt học tốt vào các ngày lễ lớn. - Theo dõi quản lý và công khai các quỹ và theo dõi việc đánh giá xếp loại viên chức cuối năm. - Chịu trách nhiệm làm hồ sơ xét kỉ niệm chương, xét nâng lương trước hạn của CBGV-NV. - Phối hợp với Hiệu trưởng thực hiện tốt các tiêu chuẩn về CSVH, quy chế dân chủ. - Chịu trách nhiệm theo dõi giờ giấc việc thực hiện đồng phục và đeo thẻ công chức. - Báo cáo và phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. - Phụ trách làm thẻ công chức, thẻ công đoàn cho CB-GV-NV. b) Bí thư chi đoàn - Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm trình Chi bộ xem xét. - Làm thẻ đoàn và quản lý sổ đoàn viên của giáo viên. - Hướng dẫn làm thủ tục chuyển sinh hoạt hoặc tiếp nhận đoàn viên giáo viên mới. - Chủ động lập kế hoạch hoạt động nhân các ngày lễ lớn - Phối hợp nhịp nhàng với giáo viên tổng phụ trách trong các hoạt động của trường - Báo cáo và phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. c) Chuyên trách đội - Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, quý, học kì, trình Hiệu trưởng phê duyệt. Xây dựng nội dung sinh hoạt chào cờ. - Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh - Tổ chức kết nạp đội viên đúng quy trình, quy định của HĐĐ huyện. - Lập kế hoạch chương trình phát thanh măng non. Tổ chức sinh hoạt sao hàng tháng ở các điểm trường thuận lợi có hiệu quả, phụ trách dán băng rol và khung chữ. - Tham gia đầy đủ các phong trào do xã Đoàn hoặc huyện Đoàn tổ chức - Thực hiện các kỹ năng của người đội viên. Xây dựng đội nghi thức chuẩn theo quy định. Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn giáo viên chủ nhiệm - Thực hiện nhiệm vụ như giáo viên dạy lớp. - Nắm sĩ số học sinh hàng tuần, nắm chắc học sinh có sổ nghèo, cận nghèo, khó khăn và diện chính sách khác. - Lập kế hoạch các khoản thu trên cơ sở đã thống nhất với phụ huynh, không tự ý thu khi chưa có ý kiến của Hiệu trưởng - GVCN sáng-chiều chịu trách nhiệm bảo quản về toàn bộ CSVC của lớp. - Phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh với chính quyền địa phương ấp để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của mình. Trong năm học họp ít nhất 3 lần với cha mẹ học sinh để báo cáo tình hình học tập và các khoản thu - Phải thường xuyên đến nhà của học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em. Có báo cáo với BGH để có hỗ trợ giúp đở các em kịp thời, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. - Khi BGH yêu cầu nộp báo cáo thì nộp đúng các mẫu của BGH phát hành. - Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch dạy học, soạn bài, kiểm tra đánh giá đúng quy định, chia điểm, xếp loại hanh kiểm học lực của học sinh đúng quy định. - Lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ bỏ lớp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đảm bảo chất lượng hiệu quả giáo dục, chấp hành sự phân công của tổ chuyên môn. - Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn của trường của tổ và tích cực tham gia các phong trào thi đua ở trường. - Phối hợp tốt với giáo viên tổng phụ trách đội thực hiện việc giáo dục đạo đức học sinh trên lớp. - Làm tốt công tác thu, duy trì sĩ số học sinh theo chỉ tiêu. - Đối xử công bằng với học sinh. Thực hiện tốt việc báo cáo về nhà trường đúng thời gian quy định. - Báo cáo và phản ánh thường xuyên lĩnh vực mình được phân công về BGH. - Giảng dạy học sinh có hiệu quả, cuối năm học sinh đủ điều kiện lên lớp, không để học sinh “Ngồi nhầm lớp”. Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn giáo viên bộ môn - Thực hiện theo kế hoạch của tổ, của BGH, lên lớp đúng giờ quy định - Soạn giảng đúng quy định và đầy đủ bài theo PPCT, không cắt xén chương trình kể cả tiết thực hành. - Thực hiện đủ các loại sách chuyên môn theo Điều lệ nhà trường và của ngành. - Nếu có sử dụng đồ dạy học thì phải đăng kí với cán bộ thiết bị trước 3 ngày để cán bộ thiết bị tìm. - Tăng cường làm ĐDDH, để học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn. - Thực hiện nghiêm túc việc dự giờ chéo để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau theo kế hoạch của tổ hoặc tự liên hệ dự thêm ngoài kế hoạch để tự trao đổi tay nghề. - Hỗ trợ GVCN quản lí việc học tập của học sinh, nhắc nhở các em khi có biểu hiện vi phạm về đạo đức, giờ giấc …… - Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ. - Bài kiểm tra của học sinh chấm vào điểm hợp lệ, đúng quy định. GVBM lưu giữ bài kiểm tra của học sinh. Chương II CÔNG TÁC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA BGH Điều 14. Đối với Chi bộ - Chấp hành các chủ trường, Nghị quyết của chi bộ. - Giới thiệu quần chúng ưu tú cho Chi bộ xem xét qua quá trình công tác. - Căn cứ các Nghị quyết, chủ trương của Chi bộ cụ thể hóa các Nghị quyết chủ trường để hành động. Điều 15. Đối với đoàn thể - Phối hợp thực hiện các hoạt động cụ thể bằng Nghị quyết, chủ trương, kiểm tra các hoạt động của từng thành viên được phân công kiểm tra. - Thực hiện tốt các kế hoạch liên tịch để hoạt động có chất lượng và hiệu quả. - Kết hợp với đoàn thể thực hiện tốt các chế độ, chính sách, quyền lợi của CB-CC. - Định kì 03 tháng họp 01 lần hoặc khi có yêu cầu đột xuất thì triệu tập để giải quyết công việc cơ quan. Điều 16. Thực hiện theo văn bản quy định - CB-GV-NV chấp hành nghiêm quy định luật giao thông đường bộ - Không vi phạm Hai không bốn nội dung; không vi phạm đạo đức nhà giáo.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Không vi phạm Luật cấm hút thuốc lá và các văn bản khác có liên quan v.v…. - CB-GV-NV chuyển chế độ rung hoặc tắt điện thoại khi lên lớp hay hội họp Chương III CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC Điều 17. Chế độ báo cáo - Báo cáo các hoạt động của trường về UBND xã, Phòng GD&ĐT theo yêu cầu. - Hàng tuần tổ trưởng báo cáo tình hình HS, tình hình thu cho tổ văn phòng tổng hợp. - Khi có vấn đề phát sinh thì các bộ phận báo cáo theo yêu cầu của BGH. - GVCN hay tổ trưởng thực hiện báo cáo đúng thời gian quy định. Điều 18. Chế độ hội họp - BGH họp giao ban sáng thứ 2 hàng tuần lúc 9 giờ; BGH và CTCĐ họp hàng tuần theo thời gian thích hợp. - Tổ họp 1 tháng/2 lần. - Họp HĐSP 1 tháng hoặc 2 tháng 1 lần hoặc họp đột xuất. - Các đoàn thể họp đúng thời gian quy định. Điều 19. Chế độ kiểm tra thực tế - BGH đi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất ở các điểm. - Kiểm tra nội bộ có thông báo trước 1 tuần. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20. Điều khoản thi hành và tổ chức thực hiện. - Quy chế này được tập thể sư phạm trường Tiểu học và THCS Thống Nhất thảo luận thông qua trong Hội nghị CBVC năm học 2015-2016, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc việc sửa đổi bổ sung thuộc thẩm quyền của BGH và đoàn thể. - CB-GV-NV của trường phải nêu cao ý thức, nghiêm túc thực hiện, chấp hành quy chế làm việc của đơn vị đề ra. - UBKT công đoàn, ban thanh tra nhân dân giúp BGH theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy chế này. - Trên cơ sở quy chế này, BGH hướng dẫn các chức danh dựa vào tình hình thực tế của tổ khối, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp. - Hàng năm có kiểm điểm rút kinh nghiệm việc thực hiện quy chế, có sửa đổi bổ sung phù hợp đơn vị. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày kí ./. Nơi nhận: -Phòng GDĐT (b/c); -CB-GV-NV (t/h); -Lưu: VT, mail, web.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×