Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.69 KB, 5 trang )
MỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG
Tranh dân gian
Nghệ thuật Dân gian là một thành tố quan trọng của mỗi nền văn hoá dân
tộc. ở Việt Nam, nghệ thuật ấy bao gồm nghệ thuật của dân tộc Kinh (Việt) tại các
vùng châu thổ, và nghệ thuật của các dân tộc thiểu số miền núi. Tất cả hợp thành
nền văn hoá đa sắc tộc có cội nguồn lịch sử sâu xa.
Chỉ riêng mảng tranh khắc gỗ dân gian cũng đã là kho báu cho các nhà sưu
tập và nhà nghiên cứu. Nghệ thuật in tranh qua các bản gỗ khắc nổi xuát hiện từ xa
xưa, cha truyền con nối trải qua nhiều thế hệ.
Theo truyền thống, hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, những tờ tranh
màu sắc tươi rói lại bày la liệt khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, lên cả vùng núi
xa xôi, làm cho không khí hội xuân càng thêm hồ hởi. Đó là tranh Tết. Ngoài ra,
có loại Tranh Thờ bán quanh năm.
Tranh khắc gỗ dân gian được sản xuất ở nhiều địa phương, hoặc tập trung
từng làng, hoặc do từng hộ gia đình in riêng. Trong các trung tâm nổi tiếng, có
Đông Hồ (Hà Bắc), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây), Nam Hoành
(Nghệ Tĩnh), Sình (Huế) ... Dù sản xuất tại đâu, tranh đều phản ánh đời sống xã
hội, tuy mỗi vùng vẫn mang đậm sắc thái và kỹ thuật riêng. Hai dòng tranh khắc
dângian có truyền thống lâu đời hơn cả là dòng tranh Đông Hồ và dòng tranh
Hàng trống.
Tranh khắc dân gian Việt Nam hết sức hồn nhiên, trực cảm. Nội dung, hình
thức đều độc đáo: ý tứ và bố cục, nét vẽ và bảng màu, lại thêm cảm quan hài hước
sắc sảo trong xử lý đề tài.
Cùng với tranh khắc, nghệ thuật dân gian Việt Nam còn có những bức tranh
vẽ tay của các tác giả khuyết danh thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền bắc: