Một nửa số bệnh nhân thận bị chẩn đoán sai
Một bệnh nhân có biểu hiện huyết áp cao liền
được bác sĩ chẩn đoán là bệnh cao huyết áp. Tuy
nhiên, ít người biết đó cũng là một biến chứng
của bệnh thận.
Thông tin trên được Giáo sư Nguyễn Nguyên Khôi,
Khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết
trong buổi mitting hưởng ứng "Ngày thế giới phòng,
chống bệnh thận" tại Hà Nội.
Theo giáo sư Khôi, vào giai đoạn suy thận, bệnh
thường có những biến chứng như: cao huyết áp, đái
tháo đường, thiếu máu. Chính vì thế nhiều trường
hợp bị thận nhưng bác sĩ lại chẩn đoán nhầm thành
bệnh huyết áp cao, thiếu máu...
Không được điều trị sớm nên phần lớn bệnh nhận
đến viện khi bệnh đã nặng và cần phải lọc máu ngay.
Trong những trường hợp này, chi phí điều trị rất tốn
kém, và tuổi thọ người bệnh cũng bị rút ngắn.
Ông Khôi cũng nhấn mạnh: "Ở nước ta hiện nay cứ
10 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (cần được lọc
máu) thì đến 9 người tử vong vì không được thay
máu. Nguyên nhân là do số lượng bệnh nhân quá lớn
nhưng chúng ta chưa đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật để
có thể tiến hành lọc cho tất cả các bệnh nhân. Số
lượng bác sĩ chuyên môn cũng còn rất thiếu".
Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê chính
thức về bệnh thận mạn tính, tuy nhiên ước tính hàng
năm có 8.000 bệnh nhân suy thận mới. Nguyên nhân
gây bệnh thận chủ yếu là viêm cầu thận mạn tính,
hoặc là biến chứng của huyết áp cao, đái tháo
đường...
Bệnh thận cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp
thời. Những đối tượng có nguy cao như người bị
viêm cầu thận, xanh xao, thiếu máu, phù nề, nước
tiểu có đạm, tăng huyết áp, đái tháo đường ... nên đi
kiểm tra xem có mắc bệnh thận hay không.