Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.58 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI THU HOẠCH CĐ HÈ 2015 ( Gợi ý trả lời ) Câu 1: Về triển khai chương trình hành động thực hiện NQ số 29/TW Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ? 1. Tăng cường công tác tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Đổi mới chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo. 4. Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo. 5. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục. 6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo. 7. Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo. 8. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo. 9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Câu 2: Về xây dựng và quản lý chương trình giáo dục nhà trường + Phải xây dựng và quản lý chương trình giáo dục nhà trường là vì: …+ Phải xây dựng và quản lý chương trình giáo dục nhà trường là vì: a) Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức dạy học của mỗi nhà trường với tư cách là Chủ thể của quá trình dạy học. b) Đảm bảo tính phù hợp, tính tương thích giữa chương trình GD quốc gia với đối tượng học sinh cụ thể của mỗi nhà trường, mỗi vùng miền. c) Phát huy hiệu quả thực hiện CTGD quốc gia ở mỗi nhà trường. ……………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… + Chương trình giáo dục nhà trường tiểu học hiện nay ( 2 buổi/ ngày) bao gồm những nội dung: - Chương trình các môn học: quy định số môn, số tiết bắt buộc theo QĐ16 và số tiết tăng thêm các môn học và các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của mỗi vùng miền và chỉ đạo của Sở, Phòng. Chương trình dạy học Tiếng Anh, Tin học. - Chương trình các hoạt động tập thể tối thiểu 2 tiết/ tuần ( chào cờ, sinh hoạt lớp, Đội, Sao và các hoạt động tập thể khác). - Chương trình GDNGLL bình quân 4 tiết/ tháng ( theo HD của Bộ và các vấn đề của nhà trường, địa phương). - Chương trình GDKNS theo chủ đề được biên soạn theo tài liệu riêng Sở GD&ĐT kiểm duyệt bố trí 1 tiêt/ tuần theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và TT04. - Chương trình GDKNS do trường biên soạn phù hợp thực tế nhà trường, địa phương được Phòng GD&ĐT kiểm duyệt theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và TT04. Như các hoạt động: các câu lạc bộ, các buổi ngoại khóa, các sân chơi, trò chơi dân ca, ê roobic, TDTT, hát dân ca, tham quan trải nghiệm, vệ sinh, môi trường, biến đổ khí hậu, ATGT, giáo dục giới tinh, truyền thống, phòng chống tai nạn thương tích, tham gia LĐSX ở địa phương, gia đình,…) - Chương trình GDKNS tích hợp theo các địa chỉ bài học vào các môn học, các hoạt động giáo dục như Tiếng Việt, Đạo đức, TN-XH,... - Các tiết “ Tự học có hướng dẫn” là thời gian học sinh tự học trên lớp (để thay thế tự học ở nhà) có sự kèm cập, giúp đỡ của giáo viên.Hướng dẫn đọc và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. - Đối với các hoạt động giáo dục ngoài chính khóa ( GDNCK) theo TT04 ngày 28/2/2014 bố trí ngoài thời gian học chính khóa 2 buổi/ ngày vào cuối buổi chiều trong ngày, ngày thứ 7 cuối tuần, các ngày nghỉ hè và không được tổ chức các hoạt động liên tục quá 40 phút, không quá 2,5 giờ/ buổi. + Giáo viên phải bổ sung tài liệu học, sách giáo khoa bởi vì: Cách điều chỉnh từng bài học, từng nội dung trong từng tiết học để làm cho bài hướng dẫn học tường minh, nhằm giúp HS biết cách tự học (theo cá nhân, cặp đôi, nhóm, lớp) và GV biết cách tổ chức, hướng dẫn, đánh giá HS học………. + Đổi mới mạnh mẽ “Công tác quản lý chất lượng giáo dục” thì giáo dục tiểu học hiện nay tập trung thực hiện những nội dung: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3: Về đánh giá học sinh tiểu học theo TT30/2014 +Đánh giá học sinh tiểu học theo TT30/2014 gồm những hoạt động: Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. + Mục đích đánh giá: 1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. 3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. 4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. +Những biểu hiện hoặc hành vi về sự hình thành và phát triển từng nhóm phẩm chất, năng lực: - Đánh giá sự hình thành và phát triển theo 3 nhóm năng lực của học sinh: a) Tự phục vụ, tự quản; b) Giao tiếp, hợp tác; c) Tự học và giải quyết vấn đề. - Đánh giá sự hình thành và phát triển theo 4 nhóm phẩm chất của học sinh: a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm ( Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất ) Đi học đều và đúng giờ, có lợi gì ? A. Giúp em học tập tốt hơn. B. Giúp em nghe giảng được đầy đủ. C. Giúp em thực hiện tốt quyền được học tập của mình D. Cả 3 ý trên. Dựa vào câu trả lời của học sinh ta có thể nhận xét học sinh đó có biểu hiện, hành vi chăm học hay không, từ đó để có thêm minh chứng kết luận HS đó đạt hay không đạt…. +Phân biệt mục đích, ý nghĩa của “ Câu viết nhận xét” trong sản phẩm (vở bài tập thực hành, bài kiểm tra định kỳ), trong sổ theo dõi chất lượng giáo dục, trong học bạ hoc sinh? -Nhận xét, đánh giá trên sản phẩm học sinh là đánh giá giúp học sinh (và cả phụ huynh) hiểu được mức độ đạt được của học sinh so với chuẩn KTKN quy định, những tồn tại và cách khắc phục những tồn tại đó trong từng giai đoạn học tập. -Nhận xét, đánh giá trong sổ theo dõi kết quả học tập hàng tháng, hàng kỳ là những ghi chép ngắn gọn nhất, súc tích nhất nhằm giúp người dạy lưu ý để điều chỉnh PP dạy học, giáo dục phù hợp đối với học sinh. -Nhận xét đánh giá trong học bạ nhằm ghi lại những nhận định, đánh giá chung nhất về kết quả 3 mặt: KQ học tập; sự hình thành và phát triển phẩm chất; sự hình thành và phát triển năng lực qua một giai đoạn của học sinh. Câu 4: Về đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên; kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên; bồi dưỡng giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn: * Tiêu chí đánh giá, xếp loại GV: Đánh giá, xếp loại GV Tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ): Quy định đánh giá trên 3 lính vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm. Mỗi lính vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí, mỗi tiêu chí tối đa 10 điểm. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí: a) Điểm tối đa là 10; b) Mức độ: Tốt (9-10); Khá (7-8); Trung bình (5-6); Kém (dưới 5). 2. Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu: a) Điểm tối đa là 40; b) Mức độ: Tốt (36-40); Khá (28-35); Trung bình (20-27); Kém (dưới 20). 3. Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực: a) Điểm tối đa là 200; b) Mức độ: Tốt (180-200); Khá (140- 179); Trung bình (100-139); Kém (dưới 100). Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học: 1. Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; 2. Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; 3. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; 4. Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp về đạo đức…. *Quy trình đánh giá, xếp loại: 1. Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học. Cụ thể như sau: a) Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này; b) Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên. Đối với những tiêu chí có điểm 4 hoặc đạt điểm 9 phải được ít nhất 50% số giáo viên trong tổ khối tán thành. Đối với những tiêu chí có điểm từ 3 trở xuống hoặc đạt điểm 10 phải được ít nhất 50% số giáo viên trong trường tán thành; c) Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại: - Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó; - Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại; - Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên; - Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên; - Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường. *Mục đích, yêu cầu của đổi mới sinh hoạt chuyên môn: + Mục đích: - Nhằm cải tiến nội dung, hình thức SHCM trường, cụm trường để SHCM thực sự là giải pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thiết thực đối với giáo viên; - Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong chỉ đạo chuyên môn; năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong dạy học; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học. + Yêu cầu: - SHCM trường, cụm trường phải đảm bảo thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của HS; - Việc SHCM trường, cụm trường phải đảm bảo cụ thể, hiệu quả, được tổ chức thông qua hoạt động thực tiễn, dự giờ, thăm lớp (tập trung vào việc phân tích các hoạt động học của học sinh) để trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, tránh tình trạng trình bày, báo cáo chỉ có tính chất lý thuyết. *Trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên cần có thái độ và hành động sau: Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của buổi sinh hoạt chuyên môn. Tích cực tham góp ý, xây dựng, chia sẻ ý kiến, Khi chia sẻ ý kiến, cần thể hiện ý thức lắng nghe, tôn trọng, tin tưởng, học hỏi đồng nghiệp, tạo môi trường sư phạm thân thiện. thiện Các ý.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> kiến tập trung xoay quanh nội dung chính của buổi SH đó, vấn đề đưa ra phải trúng, đúng, ngắn gọn. gọn Biết rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi chia sẻ... Câu 5: Về đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học: , , theo PP Bàn tay nặn bột, theo đổi mới PPDH môn Mỹ thuật, theo đổi mới PPDH môn Ngoại ngữ ( Tiếng Anh). So sánh tiêu chí đánh giá tiết dạy ở tiểu học theo CV 1837 và CV 2685 và từ đó rút ra việc đổi mới trong đánh giá tiết dạy hiện nay là coi trọng vấn đề gì? Và những nội dung đổi mới trong soạn giáo án tiết dạy theo hướng phát triển năng lưc, phẩm chất hiện nay là gì? * Những đặc trưng cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường tiểu học mới Việt Nam ( VNEN): - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. * Những đặc trưng cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học theo Tiếng Việt 1- CNGD: Là dạy cho học sinh hệ thống khái niệm của một môn khoa học nhằm giúp các em chiếm lĩnh được tri thức ngữ âm cơ bản và hình thành các kĩ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết tương ứng. Tài liệu thiết kế theo nguyên tắc: “Thầy giao việc - trò thực hiện”. Phương pháp cơ bản của dạy học TV1-CGD là: Phương pháp Mẫu và Phương pháp việc làm. ........................................................................................................................................................... .......................... ....................................................................................................................................................................................... ................................................... *PPBTNB: Phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Khi tôer chức dạy học theo PPBTNB cần chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra... Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. *Nêu những đặc trưng cơ bản đổi mới PPDH môn Mỹ thuật ở TH: - Vận dụng phương pháp dạy-học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Vận dụng các phương pháp dạy-học phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, của từng đối tượng học sinh. - Vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy-học chung cho các môn như: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, vấn đáp … đồng thời tìm ra phương pháp dạy-học đặc thù cho bộ môn Mỹ thuật (Phương pháp quan sát, Phương pháp trực quan, Phương pháp gợi mở.. ). - Không chỉ đơn giản là dạy kĩ thuật vẽ mà cần kết hợp dạy - học cách cảm thụ cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật, của thế giới xung quanh. - Giáo viên huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài.... Môn mĩ thuật lấy thực hành là chủ yếu, sau khi được hướng dẫn cách vẽ, học sinh phải tự giải quyết bài tập bằng chính khả năng của mình. Vì vậy làm việc cá nhân giữa thầy giáo và học sinh rất quan trọng, quyết định đến kết quả bài vẽ của mỗi em........... *So sánh tiêu chí đánh giá tiết dạy ở tiểu học theo CV 1837 và CV 2685 và từ đó rút ra việc đổi mới trong đánh giá tiết dạy hiện nay là coi trọng vấn đề gì? Câu 6: Về giáo dục truyền thống, giá trị sống, kỹ năng sống * Giáo dục giá trị sống cơ bản hiện nay trong trường tiểu học gồm: 1) Hòa Bình 5) Trung thực 2) Tôn trọng 6) Khiêm tốn 3) Yêu thương 7) Hợp tác 4) Khoan dung 8) Hạnh phúc * Các kỹ năng giáo dục cho học sinh tiểu học:. 9) Trách nhiệm 10) Giản dị 11)Tự do 12) Đoàn kết.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Kĩ năng tự nhận thức. 2. Kĩ năng xác định giá trị. 3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. 5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 6. Kĩ năng thể hiện sự tự tin 7. Kĩ năng giao tiếp. 8. Kĩ năng lắng nghe tích cực 9. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 10. Kĩ năng thương lượng. 11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. 12. Kĩ năng hợp tác. 13. Kĩ năng tư duy phê phán. 14. Kĩ năng tư duy sáng tạo. 15. Kĩ năng ra quyết định 16. Kĩ năng giải quyết vấn đề. 17. Kĩ năng kiên định. 18. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 19. Kĩ năng đạt mục tiêu. 20. Kĩ năng quản lý thời gian. 21. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin..
<span class='text_page_counter'>(6)</span>
<span class='text_page_counter'>(7)</span>