Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi HSG Van 9 cap truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.95 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐTTHỊ XÃ BUÔN HỒ Đề thi học sinh giỏi: Năm học 2015-2016 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Môn : Ngữ Văn Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150’ (không kể thời gian phát đề). ĐỀ RA: Câu 1: (4 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu, nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều. (Ngữ văn 9 -Tập một). Câu 2: (3 điểm) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào : đánh trống lảng; nửa úp nửa mở; nói như dùi đục chấm mắm cáy . Câu 3: (3 điểm) Hãy xác định nghĩa gốc và các nghĩa chuyển của từ bàn tay trong hai câu thơ sau: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) Câu 4: (10 điểm) Em hãy phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị nghệ thuật, giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này .. ...................................HẾT................................... PHÒNG GD&ĐTTHỊ XÃ BUÔN HỒ. Kì thi học sinh giỏi: Năm học 2015-2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ. Môn : Ngữ Văn Lớp 9. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4điểm) Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một). - Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người : + Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. + Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân xanh, hoa ghen, liễu hờn. - Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người. - Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm: Thuý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này. Câu2: (3điểm) - Đánh trống lảng : Tìm cách chuyển đề tài đang trao đổi sang đề tài khác, để tránh đề tài mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ) . - Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức) . - Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo, thô kệch, gây khó chịu cho người nghe (phương châm lịch sự) . Câu 3: (3điểm) Các nghĩa của từ bàn tay trong câu thơ của Hoàng Trung Thông: - Nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cơ thể con người, bộ phận này luôn gắn liền với công việc lao động: cầm cày, cầm cuốc và cầm công cụ lao động nói chung. - Nghĩa chuyển trong câu thơ này được tạo ra theo phương thức hoán dụ, bàn tay ở đây chỉ sức lao động của con người. Câu 4 (10 điểm) A. Mở bài : (1 điểm)Giới thiệu tác giả, tác phẩm . B. Thân bài : (6 điểm) 1. Giá trị nghệ thuật : - Xây dựng tình huống hấp dẫn, mang đầy kịch tính . -Dùng chiếc bóng để thắt nút và mở nút . - Có nhiều chi tiết kì ảo . 2. Giá trị tố cáo xã hội của truyện thể hiện qua : - Cuộc đời bất hạnh của nhân vật Vũ Nương . - Những nguyên xã hội tạo nên sự bất hạnh đó ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Giá trị nhân đạo của truyện : - Đề cao phẩm giá, ca ngợi phẩm chất tình cảm cao đẹp của Vũ Nương . -Xót xa trước những bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc . C. Kết bài : (1.5 điểm) - Đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện . - Ý nghĩa của truyện đối với đời sống . *Ghi chú: trình bày sạch đẹp, dùng từ có cảm xúc, chuyển ý linh hoạt (1.5 điểm).. Người ra đề Phạm văn Thành.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×