Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

De van 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.54 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BÁT XÁT
<b>Tổ Văn- Sử- GDCD</b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5</b>
<b>Năm học 2014-2015</b>
<b>Môn: Ngữ văn 12A1</b>


<i><b>Thời gian làm bài: 90phút (Không kể thời gian giao đề)</b></i>
<b>ĐỀ 1:</b>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)</b>


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


<i>Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ơng đối xử hào</i>
<i>hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.</i>


<i>Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ơng cảm thơng cho</i>
<i>hồn cảnh của mấy gia đình này, quyết định qun góp cho họ.</i>


<i>Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ơng.</i>


<i>Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại.</i>


<i>Một gia đình cảm ơn lịng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố</i>
<i>thí, nên đã từ chối.</i>


<i> </i> <i> (Dẫn theo giaoduc.net.vn)</i>


1. Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính? (0.5đ)



2. Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo ? (0.5đ)
3. Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những gia đình nghèo trước
hành động của người đàn ơng trong văn bản trên khơng? Vì sao? (0.5đ)


4. Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên? (0.5đ)


5. Nếu anh/chị ở vào hoàn cảnh nghèo túng, trước một hành động của ai đó tương tự như hành động
của người đàn ơng trong văn bản trên, anh/chị sẽ thể hiện thái độ và hành động của mình như thế nào?
Hãy nêu câu trả lời trong khoảng 10 dòng. (1.0đ)


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>


Trong bài trả lời phỏng vấn báo An ninh thế giới, ngày 29-7-2007, nhà văn Tơ Hồi nói: “Viết
<i>văn là một q trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì khơng tầm thường, cho dù phải đập</i>
<i>vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BÁT XÁT
<b>Tổ Văn- Sử- GDCD</b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5</b>
<b>Năm học 2014-2015</b>
<b>Môn: Ngữ văn 12 A1</b>


<i><b>Thời gian làm bài: 90phút (Không kể thời gian giao đề)</b></i>
<b>ĐỀ 2:</b>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)</b>


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:



<i>Người ta hay nhắc đến mang nặng đẻ đau. Có những q trình khơng phải hồi thai, khơng đẻ</i>
<i>gì (theo nghĩa hẹp và nghĩa đen sinh học) nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bòng. Ngọc trai</i>
<i>nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan</i>
<i>nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lịng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt</i>
<i>sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngồi gieo vào giữa lịng mình (và vì trai</i>
<i>chết nên cái bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy dãi</i>
<i>mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với</i>
<i>nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.”</i>


<i>(Tờ hoa- Nguyễn Tuân)</i>
1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? (0.5đ)


2. Hãy ghi lại ít nhất ba từ ngữ chỉ hạt cát trong đoạn văn trên. (0.5đ)


3. Kết quả của q trình nặng nhọc đèo bịng để hình thành ngọc trai được thể hiện ở câu văn
nào?(0.5đ)


4. Quá trình trai tạo ngọc trong đoạn văn trên có thể liên tưởng đến điều gì? (0.5đ)


5. Từ đoạn văn trên anh/chị có thể rút ra bài học gì trong cuộc sống? (Viết đoạn văn khoảng 10
dịng) (1.0đ)


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>


Trong bài cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi viết:
<i>"Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng khơng giết được sức</i>
<i>sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt" </i>(Tác phẩm văn
học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BÁT XÁT


<b>Tổ Văn- Sử- GDCD</b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5</b>
<b>Năm học 2014-2015</b>
<b>Môn: Ngữ văn 12A6</b>


<i><b>Thời gian làm bài: 90phút (Không kể thời gian giao đề)</b></i>
<b>ĐỀ 1:</b>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)</b>


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


<i>“Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sơng Đà gợi một cách. Đã có lần tơi nhìn sơng Đà </i>
<i>như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thống. Mải bám gót </i>
<i>anh liên lạc, qn đi mất là mình sắp đổ ra sơng Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang </i>
<i>loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tơi nhìn cái miếng sáng l lên một </i>
<i>màu nắng tháng Ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi sông Đà, </i>
<i>chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giịn tan sau kì </i>
<i>mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sơng Đà, đúng thế, nó </i>
<i>đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dù người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, </i>
<i>chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy” </i>


(Nguyễn Tuân, Người lái đị sơng Đà)
1. Biện pháp tu từ sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn văn là gì? (0.5đ)


A. Nhân hóa C. Ẩn dụ


B. So sánh D. So sánh và nhân hóa



2. Tác giả của câu thơ “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” trích trong đoạn văn trên là ai?
(0.5đ)


A. Đỗ Phủ B. Nguyễn Khuyến


C. Lí Bạch D. Thơi Hiệu


3. Vì sao tác giả viết “tơi nhìn sơng Đà như một cố nhân” ?(0.5đ)
A. Vì “Đối với mỗi người, sơng Đà gợi một cách.”
B. Vì “Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu…”


<i>“Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sông Đà…”</i>


4. Cảm xúc chủ yếu của nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là gì?(0.5đ)
A. Nhớ thương, bồi hồi, xao xuyến


B. Bâng khuâng, vui sướng, ngỡ ngàng
C. Háo hức, hân hoan, thương mến
D. Rạo rực, rộn ràng, hứng khởi


5. Viết cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên (trong khoảng 10 dòng).(1.0đ)
<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>


Bàn về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, có ý kiến cho rằng: “Việc Mị nhìn thấy “dịng
<i>nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xám đen lại”của A Phủ trong đêm mùa đông đã quyết </i>
<i>định đến hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BÁT XÁT


<b>Tổ Văn- Sử- GDCD</b> <b>ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5Năm học 2014-2015</b>


<b>Môn: Ngữ văn 12A6</b>


<i><b>Thời gian làm bài: 90phút (Không kể thời gian giao đề)</b></i>
<b>ĐỀ 2:</b>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)</b>


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


<i>“Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang </i>
<i>quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào </i>
<i>qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng</i>
<i>đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, </i>
<i>những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sơi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý </i>
<i>là những cái giếng hút ấy nó lơi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng</i>
<i>ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lịng sơng đến mươi phút sau mới thấy </i>
<i>tan xác ở khuỷnh sơng dưới. ...Cịn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần </i>
<i>mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là ốn trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là </i>
<i>khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng</i>
<i>lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu</i>
<i>da cháy bùng bùng”.</i>


(Nguyễn Tn, Người lái đị sơng Đà)


1. Đoạn trích trên miêu tả hình tượng con sơng Đà mang vẻ đẹp tính cách nào? (0.5đ)
A. Hùng bạo, dữ dội


B. Thơ mộng, trữ tình


2. Những cái xốy nước trên sông Đà được tác giả miêu tả bằng những biện pháp nghệ thuật


gì? (0.5đ)


A. Nhân hóa và ẩn dụ C. Ẩn dụ và hoán dụ


B. So sánh và ẩn dụ D. So sánh và nhân hóa


3. Trong đoạn trích trên, Nguyễn Tuân đã vận dụng tri thức ở những lĩnh vực nào để miêu tả
con sông Đà? (0.5đ)


4. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “Tiếng nước
<i>thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế</i>
<i>nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre</i>
<i>nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.(0.5đ)</i>


5. Viết cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên (trong khoảng 10 dịng).(1.0đ)


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>


Có ý kiến cho rằng: “Tiếng sáo là nhân tố quan trọng nhất tạo ra bước ngoặt trong tâm lí Mị,
<i>biểu tượng cho khát vọng tình yêu và khát vọng tự do. Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện</i>
<i>cái nhìn nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, tài hoa của nhà văn Tơ Hồi.”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Ma trận đề kiểm tra</b>
<b> Mức độ</b>


<b>Chủ đề</b>


<b>Nhận biết</b> <b>Thông hiểu</b> <b>Vận dụng</b>


<b>thấp</b>



<b>Vận dụng cao</b> <b>Tổng số</b>


<b>I. Đọc hiểu</b> Nhận diện
phương thức
biểu đạt của
văn bản


- Nêu nội dung
chính của văn
bản


- Xác định
được phong
cách ngơn ngữ
của văn bản
- Xác định
hình thức nghệ
thuật được sử
dụng trong văn
bản


Liên hệ thực tế
đời sống qua việc
bày tỏ ý kiến cá
nhân
<i>Số câu</i>
<i>Số điểm </i>
<i> Tỉ lệ%</i>
1


0.5
5%
1
0.5
5%
2
1.0
10%
1
1.0
10%
5
3.0
30%


<b>II. Làm văn</b> Vận dụng kiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Hướng dẫn chấm 12A1</b>
<b>ĐỀ 1:</b>


<b>I. Đọc hiểu (3.0 điểm)</b>
<i>1. u cầu về kỹ năng:</i>


- Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản


- Diễn đạt rõ ràng, khơng mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<i>2. Yêu cầu về kiến thức:</i>


Câu 1: Phương thức tự sự (0.5 điểm)



Câu 2: Vì người đàn ơng cũng đã từng có hồn cảnh nghèo khó, khởi nghiệp từ hai bàn tay
trắng nên cảm thơng, quyết định qun góp giúp đỡ (0.5 điểm)


Câu 3: HS lựa chọn 1 trong 3 cách ứng xử của những gia đình nghèo và kiến giải lí do phải
phù hợp, thuyết phục (0.5 điểm)


Câu 4: HS có thể có nhiều cách đặt tiêu đề nhưng phải phù hợp với nội dung câu chuyện: Ví
dụ: Người đàn ơng tốt bụng, Chuyện về ba gia đình nghèo...(0.5 điểm)


Câu 5: HS viết đoạn văn trình bày những suy nghĩ, thái độ tơn trọng, biết ơn và hành động cư
xử đúng mực của mình về tình huống đặt ra phải có sức thuyết phục. (1.0 điểm)


Lưu ý: Câu 5 HS có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần có thái độ nghiêm túc,
thể hiện cách cư xử văn minh trước tình huống trên.


<b>II. Làm văn (7.0 điểm)</b>
<i>1. Yêu cầu về kỹ năng:</i>


- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;


- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
<i>2. Yêu cầu về kiến thức:</i>


Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tơ Hồi, tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong SGK Ngữ văn 12, HS
có thể viết bài nghị luận về một ý kiến văn học theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức
thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý :


* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến bàn luận.


* Nội dung:


- Giải thích và bình luận nội dung ý kiến : Sáng tác văn học là phải diễn tả những sự thật của
đời thường. Ý kiến thể hiện quan điểm sáng tác của nhà văn Tơ Hồi : Văn học phải gắn với đời sống,
phải đấu tranh để nói về sự thật đời sống cho dù sự thật đó có khắc nghiệt đến đâu.


+ Nâng cao (Dành cho HS khá giỏi) : Liên hệ quan điểm sáng tác của NV Nam Cao : Văn học
phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,
<i>không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm</i>
<i>than” (Giăng sáng)</i>


- Chứng minh ý kiến qua cuộc đời của 2 nhân vật Mị và A Phủ:
<i><b>Nhân vật Mị :</b></i>


+ Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt
làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống ( lời giới thiệu về Mị,
<i>công việc, không gian căn buồng của Mị,…).</i>


+ Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: Mùa xuân đến (thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn,
<i>bữa rượu,…), Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sồng dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận,…) và </i>
muốn đi chơi (thắp đèn, quấn tóc,…). Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “như khơng biết mình đang bị trói”,
vẫn thả hồn theo tiếng sáo.


+ Sức phản kháng mạnh mẽ: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vơ cảm”. Nhưng khi
nhìn thấy “dịng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại
mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát
khao tự do mãnh liệt,… đã thơi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thốt cho cuộc đời mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Số phận éo le, là nạn nhân ủa hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha
<i>mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ).</i>



+ Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu lao động; có sức sống tiềm
tàng mãnh liệt…


* Nghệ thuật:


- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị
chủ yêu khắc họa tâm tư,…).


- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn
tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.


* Đánh giá: Đây là quan điểm nghệ thuật của các nhà văn hiện thực tiến bộ. Ý kiến đã được thể
hiện trong sáng tác của nhà văn: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản
chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi đồng thời thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với
thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mang; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất
xấu xa, tàn bạo của giai thống trị; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng
cách mạng của nhân dân Tây Bắc;…


<i>3. Cách cho điểm:</i>


- Điểm 6-7: Giải thích, bình luận và chứng minh được ý kiến một cách thuyết phục. Bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc và sáng tạo; có thể cịn vài sai sót về chính tả,
dùng từ.


- Điểm 4-5: Cơ bản giải thích và làm rõ được những khía cạnh nội dung của ý kiến. Bố cục rõ
ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 2-3: Chưa giải thích và chưa làm rõ được các khía cạnh nội dung của ý kiến ; thiên về
thiên về tóm tắt truyện; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.



- Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Khơng làm bài hoặc hồn tồn làm lạc đề.


<b>ĐỀ 2- 12A1:</b>
<b>I. Đọc hiểu (3.0 điểm)</b>


<i>1. Yêu cầu về kỹ năng:</i>


- Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản


- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<i>2. Yêu cầu về kiến thức:</i>


Câu 1: Trình bày về quá trình khổ đau của trai để cho ngọc quý(0.5 điểm)


Câu 2: HS nêu được 3 trong số các từ ngữ chỉ hạt cát gồm : hạt bụi biển, cái bụi bặm khách
quan, hạt buốt sắc, hạt đau, hạt xót, hạt cát khối tình con, hạt ngọc trịn trặn ánh ngời (0.5 điểm)


Câu 3: Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở
<i>thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời (0.5 điểm)</i>


Câu 4: Có thể liên tưởng (0.5 điểm)


- Sự khổ công trong sáng tạo nghệ thuật
- Sự chiến thắng của ý chí, nghị lực


Câu 5: HS viết đoạn văn nêu được rõ ràng 1 trong những bài học sau: (1.0 điểm)


- Trong cuộc sống có mn vàn những cơng việc khó khăn, gian khổ, con người chỉ có


thể thành cơng nếu bền bỉ nhẫn nại.


- Có những điều để đạt được nó con người phải trải qua những đau đớn, mất mát, giống
như quá trình đau khổ của trai để làm ra ngọc quý cho đời.


- Quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ trong công việc của mỗi người mới thực sự đem
lại những giá trị nhất định.


<b>II. Làm văn (7.0 điểm)</b>
<i>1. Yêu cầu về kỹ năng:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;


- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
<i>2. Yêu cầu về kiến thức:</i>


Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong SGK Ngữ văn 12, HS
có thể viết bài nghị luận về một ý kiến văn học theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức
thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý :


* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến bàn luận.
* Nội dung:


- Giải thích và bình luận nội dung ý kiến : Mọi thế lực của tội ác và nỗi khổ đau không giết
được sức sống tiềm tàng âm thầm mãnh liệt của Mị. Ý kiến thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
của tác phẩm thông qua nhân vật Mị: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo và thể hiện
tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách
mang; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai thống trị; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm
hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc;…



- Chứng minh ý kiến qua cuộc đời của nhân vật Mị:


+ Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt
làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống ( lời giới thiệu về Mị,
<i>công việc, không gian căn buồng của Mị,…).</i>


+ Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: Mùa xuân đến (thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn,
<i>bữa rượu,…), Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sồng dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận,…) và </i>
muốn đi chơi (thắp đèn, quấn tóc,…). Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “như khơng biết mình đang bị trói”,
vẫn thả hồn theo tiếng sáo.


+ Sức phản kháng mạnh mẽ: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vơ cảm”. Nhưng khi
nhìn thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại
mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát
khao tự do mãnh liệt,… đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thốt cho cuộc đời mình.


* Nghệ thuật:


- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc: Mị chủ yếu khắc họa tâm tư
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn
tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.


* Đánh giá: Ý kiến của nhà văn đã thể hiện cái nhìn nhân đạo và tư tưởng nghệ thuật của chính
tác giả. Điều đó được thể hiện qua số phận đau khổ của Mị và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh
liệt của nhân vật.


<i>3. Cách cho điểm:</i>


- Điểm 6-7: Giải thích, bình luận và chứng minh được ý kiến một cách thuyết phục. Bố cục rõ


ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc và sáng tạo; có thể cịn vài sai sót về chính tả,
dùng từ.


- Điểm 4-5: Cơ bản giải thích và làm rõ được những khía cạnh nội dung của ý kiến. Bố cục rõ
ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 2-3: Chưa giải thích và chưa làm rõ được các khía cạnh nội dung của ý kiến ; thiên về
tóm tắt truyện; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Hướng dẫn chấm 12A6</b>
<b>ĐỀ 1:</b>


<b>I. Đọc hiểu (3.0 điểm)</b>
<i>1. Yêu cầu về kỹ năng:</i>


- Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản


- Diễn đạt rõ ràng, khơng mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<i>2. Yêu cầu về kiến thức:</i>


Câu 1: Phương án D (0.5 điểm)
Câu 2: Phương án C (0.5 điểm)
Câu 3: Phương án B (0.5 điểm)


Câu 4: Phương án B (Có thể chấp nhận đáp án A) (0.5 điểm)


Câu 5: HS viết đoạn văn trình bày những cảm nhận riêng của mình về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình
của con sơng Đà qua đoạn văn trên phải có sức thuyết phục. (1.0 điểm)


<b>II. Làm văn (7.0 điểm)</b>



Bàn về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, có ý kiến cho rằng: “Việc Mị nhìn thấy “dòng
<i>nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”của A Phủ trong đêm mùa đông đã quyết </i>
<i>định đến hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài”.</i>


Từ cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ, anh/chị hãy bình
luận ý kiến trên.


<i>1. Yêu cầu về kỹ năng:</i>


- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;


- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
<i>2. Yêu cầu về kiến thức:</i>


Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tơ Hồi, tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong SGK Ngữ văn 12, HS
có thể viết bài nghị luận về một ý kiến văn học theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức
thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý :


* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến bàn luận: Bàn về tác phẩm Vợ chồng
A Phủ của Tơ Hồi, có ý kiến cho rằng: “Việc Mị nhìn thấy “dịng nước mắt lấp lánh bò xuống hai
<i>hõm má đã xám đen lại”của A Phủ trong đêm mùa đông đã quyết định đến hành động Mị cắt dây trói</i>
<i>cho A Phủ và cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài”.</i>


* Nội dung:


- Giải thích và bình luận vai trị của một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm có ý nghĩa quyết
định đối với hành động của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ.



+ Khẳng định ý kiến trên đúng HS cần lí giải rõ nguyên nhân.


- Chứng minh ý kiến đúng qua việc phân tích cuộc đời và diễn biến tâm trạng của Mị trong
đêm mùa đông:


+ Cuộc sống thống khổ: Mị là cơ gái trẻ, đẹp, u đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt
làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống.


+ Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân ; Hành động tàn
nhẫn của A Sử khi trói Mị vào cột.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

đã mô tả tinh tế diễn biến tâm trạng phức tạp nhưng hợp lí của Mị, từ thương người đến thương mình, từ
cứu người đến cứu mình. Một mặt cơ cam chịu nhẫn nhục, mặt khác cơ ln có ý thức phản kháng, thể
hiện sức sống mãnh liệt.


* Nghệ thuật:


- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc


- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.


* Đánh giá: Ý kiến đã khẳng định ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật đầy xúc động trong tác
phẩm đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của nhà văn: vừa miêu tả chân thực số phận cực
khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi vừa thể hiện tình yêu
thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mang;
ngợi ca sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc.


<i>3. Cách cho điểm:</i>



- Điểm 6-7: Giải thích, bình luận và chứng minh được ý kiến một cách thuyết phục. Bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc và sáng tạo; có thể cịn vài sai sót về chính tả,
dùng từ.


- Điểm 4-5: Cơ bản giải thích và làm rõ được những khía cạnh nội dung của ý kiến. Bố cục rõ
ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 2-3: Chưa giải thích và chưa làm rõ được các khía cạnh nội dung của ý kiến ; thiên về
thiên về tóm tắt truyện; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn làm lạc đề.


<b>ĐỀ 2- 12A6:</b>
<b>I. Đọc hiểu (3.0 điểm)</b>


<i>1. u cầu về kỹ năng:</i>


- Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản


- Diễn đạt rõ ràng, khơng mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<i>2. Yêu cầu về kiến thức:</i>


Câu 1: Phương án A (0.5 điểm)
Câu 2: Phương án D (0.5 điểm)


Câu 3: Lĩnh vực địa lí, xây dựng, giao thơng (0.5 điểm)


Câu 4: Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa rất độc đáo: Nguyễn Tn với
trí tưởng tượng phong phú dùng hình ảnh để miêu tả âm thanh, tái hiện chuỗi tạp âm khủng khiếp của


thác nước sông Đà khiến con sông như mang diện mạo của một loài quái thú, hung ác, dữ dằn đang
điên cuồng bằng mọi giá giành lại mạng sống (0.5 điểm)


Câu 5: HS viết đoạn văn trình bày những cảm nhận riêng của mình về vẻ đẹp hung bạo dữ dội
của sông Đà qua đoạn văn trên phải có sức thuyết phục. (1.0 điểm)


<b>II. Làm văn (7.0 điểm)</b>


Có ý kiến cho rằng: “Tiếng sáo là nhân tố quan trọng nhất tạo ra bước ngoặt trong tâm lí Mị,
<i>biểu tượng cho khát vọng tình yêu và khát vọng tự do. Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện</i>
<i>cái nhìn nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, tài hoa của nhà văn Tơ Hồi.”</i>


Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của tiếng sáo đối với sự hồi sinh khát vọng sống của Mị trong
đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài để làm sáng tỏ nhận định trên (Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi)


<i>1. u cầu về kỹ năng:</i>


- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tơ Hồi, tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong SGK Ngữ văn 12, HS
có thể viết bài nghị luận về một ý kiến văn học theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức
thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý :


* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến bàn luận.
* Nội dung:


- Giải thích nội dung ý kiến : Tiếng sáo có ý nghĩa là nhân tố quan trọng nhất tạo ra bước
ngoặt trong tâm lí của Mị. Trong tác phẩm, tiếng sáo là ẩn dụ biểu tượng cho khát vọng tình yêu và khát
vọng tự do của nhân vật Mị. Đây là chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện cái nhìn nhân đạo và nghệ thuật


miêu tả tâm lí tinh tế, tài hoa của nhà văn Tơ Hồi.


- Bình luận và chứng minh:


+ Tiếng sáo được đặc tả nhiều lần trong tác phẩm: "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi. Mị
<i>ngồi nhẩm thầm bài hỏt của người đang thổi". "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi… Mị uốn chiếc lá trên môi,</i>
<i>thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi </i>
<i>này sang núi khác". "Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi", "ngồi đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo",</i>
<i>"tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng", "mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường", "Mị </i>
<i>vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo",</i>
<i>…</i>


+ Tiếng sáo có nhiều cung bậc, sắc thái thẩm mĩ: miêu tả từ xa đến gần, khi thực khi hư. Tiếng sáo từ
chỗ là sự việc của thực tại bên ngoài dần dần xâm nhập và thế giới nội tâm của Mị ; ;


+ Tiếng sáo là một dụng công nghệ thuật của nhà văn Tơ Hồi, là một chi tiết giàu ý nghĩa: Tiếng sáo
là biểu tượng của mùa xuân, của tình yêu, của khát vọng được yêu thương được sống tự do, hạnh phúc
+ Tiếng sáo có sức tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với Mị: tiếng sáo đã đưa Mị từ cõi quên đến cõi
nhớ, tiếng sáo gợi lên một thời hạnh phúc ngắn ngủi, tiếng sáo đưa tâm hồn Mị trở lại những ngày
tháng tươi đẹp, làm thức tỉnh khao khát hạnh phúc trong thực tại tưởng chừng đã bị thực tế phũ phàng
làm tê liệt, giúp Mị có ý thức phản kháng quyết liệt với thực tế bi đát.


+ Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến
miền núi cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người


* Nghệ thuật:


- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Ngơn ngữ tự nhiên, giản dị...



* Đánh giá: Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giúp tác giả khắc họa chân thật diễn biến
tâm lí tinh tế của nhân vật, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm đồng thời cũng làm nổi bật
sắc thái văn hóa tinh thần đặc trưng của Tây Bắc.


<i>3. Cách cho điểm:</i>


- Điểm 6-7: Giải thích, bình luận và chứng minh được ý kiến một cách thuyết phục. Bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc và sáng tạo; có thể cịn vài sai sót về chính tả,
dùng từ.


- Điểm 4-5: Cơ bản giải thích và làm rõ được những khía cạnh nội dung của ý kiến. Bố cục rõ
ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 2-3: Chưa giải thích và chưa làm rõ được các khía cạnh nội dung của ý kiến ; thiên về
tóm tắt truyện; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


</div>

<!--links-->
Đề văn 12 HKII
  • 3
  • 373
  • 0
  • de van 12 de van 12
    • 18
    • 322
    • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×