Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Giáo trình về Văn hóa kinh doanh quốc tế Chương 19+20 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.27 KB, 12 trang )


234

Chương 19
Từ điển thuật ngữ

- Quảng cáo: một dạng thông cáo công cộng nhằm thông báo, thuyết
phục và mặt khác có thể chỉnh sửa thái độ của người tiêu dùng về một sản
phẩm, với mục tiêu cuối cùng là khởi phát một hành động mua.
- Chương trình nghị sự: Danh sách những chủ đề sẽ được đề cập trong
suốt một phiên đàm phán. Mộ
t chương trình nghị sự thường được sắp xếp theo
trật tự tính quan trọng giảm dần hoặc tăng dần. Việc kiểm soát chương trình
nghị sự rất quan trọng đối với chiến lược đàm phán.
- Bức tranh lớn: Cái nhìn tổng thể, dài hạn về một thoả thuận hay giao
dịch kinh doanh. Là một nhà tư duy “Bức tranh lớn” có nghĩa là bạn có khả
năng bỏ qua nh
ững chi tiết để tiên liệu trước chiến lược tổng thể của công ty.
- Bona fides: Từ gốc Latin để chỉ “thiện chí”, nó chỉ những tài liệu,
bằng chứng và những lời hứa cho thấy sự cam kết của một công ty hay cá nhân
đối với một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, một thoả thuận hay một kết quả. Nó
thường được dùng với ý nghĩa rằng một công ty hay cá nhân là nghiêm túc và là
nh
ững người nói thật. Sự chân thành.
- Bottom line: Dòng cuối cùng trong một báo cáo tài chính để chỉ lời lỗ
của một công ty. Ngoài ra, nó là thuật ngữ Mỹ để chỉ “đạt tới sự nhất trí”.
- Hối lộ: Những khoản tiền hay tô nhượng đưa cho một cá nhân - người
nắm giữ một vị trí quyền lực và được tin là có ảnh hưởng tới kết quả của một
giao dịch kinh doanh. Bỏ
qua khía cạnh đạo đức, hối lộ là một bộ phận cố hữu
trong kinh doanh quốc tế, mặc dù sự thống nhất trong cuộc chiến chống lại nó


như một chính sách kinh tế tồi đang bắt đầu định hình bởi những nền kinh tế
hùng mạnh nhất thế giới.
- Phật giáo: Một tôn giáo bắt nguồn từ cuộc sống của Gautama Budda
(ấn độ, th
ế kỷ thứ 6 trước Công nguyên). Tôn giáo này nhấn mạnh lòng tin, lòng
tốt và sự khoan dung. Và rằng những ham muốn vật chất là ích kỷ và có gốc rễ
từ ảo tưởng của bản thân về sự quan trọng của cá nhân. Sự đau khổ được chấp
nhận như là một phần không thể tránh khỏi của sự tồn tại của loài người. Tôn
giáo này được phổ biến rộng rãi ở châu á và có ảnh hưở
ng lớn tới những quan
điểm văn hoá đối với kinh doanh.

235
- Chủ nghĩa tập thể: Một giá trị văn hoá nhấn mạnh tới sự hoà hợp của
nhóm và đánh giá cao những cá nhân nào đặt nhu cầu và mong muốn của bản
thân đứng sau những nhu cầu của nhóm. Một người nghĩ về nhóm trước tiên và
tuân theo mệnh lệnh của những người đứng đầu.
- Đạo Khổng: Hệ thống luân lý (không phải là một tôn giáo) của Trung
Quốc dựa trên việ
c bài truyền dạy của nhà triết học Khổng Tử, mất năm 479
trước Công nguyên. Những bài dạy của ông được dựa trên những chiêm nghiệm
về luân lý như tính nhân từ, sự chính trực, sự đúng mực, sự lãnh đạo khôn
ngoan, sự chân thành, được đặt ra nhằm khơi dậy và gìn giữ sự quản lý tốt đối
với gia đình và xã hội. Đạo này dạy rằng lợi ích của nhóm đứng trên lợi ích c
ủa
cá nhân. Những chiêm nghiệm của đạo này được thực hiện ở nhiều xã hội châu
á bên ngoài Trung Quốc và hình thành nền tảng của tổ chức xã hội và bộ máy
chính quyền có thứ bậc trong những xã hội này.
- Trách nhiệm công dân của công ty: Trách nhiệm mà một công ty
phải có đối với nhân viên, các cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng

nơi nó có hoạt động kinh doanh và phục vụ thị trường. ở mức độ t
ối thiểu nó đòi
hỏi sự tuân thủ pháp luật, quy định và những tập quán kinh doanh đã được chấp
nhận ở nơi công ty đó hoạt động. Nó vượt ra khỏi quan điểm kinh tế truyền
thống về những trách nhiệm của một công ty, vốn chỉ gồm có việc tăng tính sinh
lợi và năng suất của một công ty.
- Văn hoá công ty: Một cam kết giúp liên kết cả công ty lạ
i với nhau.
Nó bao gồm những giá trị, những chuẩn mực hành vi, những chính sách và quy
định của một công ty và nó chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giá trị văn hoá dân
tộc, cơ cấu sở hữu và bản chất của ngành công nghiệp mà công ty đang hoạt
động.
- Đa văn hoá (Cross-cultural): Một sự so sánh những niềm tin và quan
điểm của những nền văn hoá khác nhau hay những dân tộc khác nhau với một
tập h
ợp những niềm tin và quan điểm khác. Trong quản lý, nó là khái niệm đề
cập đến thách thức của việc quản lý một nhóm nhân công đến từ những nền văn
hoá khác nhau.
- Văn hoá: Một tập hợp những giá trị cốt lõi, những niềm tin, chuẩn
mực, kiến thức, đạo đức, luật pháp và hành vi được chia sẻ bởi các cá nhân và
các xã hội, xác định một cá nhân sẽ hành động, cảm nhận và đ
ánh giá bản thân
và những người khác như thế nào.
- Cú sốc văn hoá: Một tình trạng tinh thần và thể chất tác động tới một
du khách khi mọi thứ trước kia từng quen thuộc với anh ta như ngôn ngữ, thức
ăn, tiền tệ, các giá trị, đột nhiên biến mất bởi vì anh ta đã đi tới một nền văn hoá
mới. Những tác động của cú sốc văn hoá có tính tích luỹ và có thể thể
hiện ra

236

trong sự rút lui của của cá nhân đó khỏi nền văn hoá mới hoặc những cơn nóng
giận thất thường nhằm vào nền văn hoá mới.
- Dugri: Một thuật ngữ Israel có nghĩa là nói thẳng thừng, quả quyết và
thành thực với một lợi thế trong các cuộc đàm phán. Khi người Israel nói
“dugri”, hầu như không có sự giả vờ hay lảng tránh ở đây. Nó buộc các cuộc
đàm phán phải tiế
n triển thật nhanh cho dù là tới thoả thuận hay tới thất bại.
- Nguyên tắc đạo đức: Những nguyên tắc và giá trị đạo đức của một cá
nhân hay công ty trong các mối quan hệ cá nhân và kinh doanh. Từ này có
nguồn gốc từ một từ Hy Lạp nói về “tính cách” và mô tả một thái độ phải có đối
với các bổn phận và trách nhiệm về đạo đức. Những quan điểm và những ảnh
hưởng v
ề văn hoá thường có tác động lớn tới nguyên tắc đạo đức.
- Nghi thức xã giao (etiquette): Những quy tắc và tập quán được đưa ra
bởi quy ước xã hội để điều chỉnh hành vi đúng đắn trong tất cả các tình huống
và tương tác xã hội từ cá nhân cho tới kinh doanh.
- Thể diện: Một giá trị được giữ trong sâu kín, đặc biệt là ở các nền văn
hoá châu á và Trung Đông, liên quan tới phẩm giá, s
ự tôn trọng người khác
cũng như tôn trọng bản thân. Trong khi ở phương Tây, mất thể diện, tức là bị
bối rối bởi một sai lầm hay một hành vi xấu, được gắn với sự thất bại cá nhân, ở
các nền văn hoá châu á và Trung Đông, nó là một khái niệm nhóm. Sự hổ thẹn
không chỉ tới với các cá nhân mà còn với nhóm hay tổ chức mà họ đại diện.
- Nền văn hoá n
ữ tính: Những xã hội với những giá trị được gọi là nữ
tính, đánh giá cao những mối quan hệ giữa các cá nhân, coi trọng chất lượng
cuộc sống hơn là sở hữu vật chất, và ca ngợi sự quan tâm tới các cá nhân và
những người kém may mắn. Một nền văn hoá nữ tính đối lập với một nền văn
hoá nam tính.
- Fixer (xem Go-between)

- Đạo luật những hành vi tham nhũng nước ngoài
(Foreign corrupt
practices Act): Đạo luật coi việc các công ty, công dân Mỹ hay các đại lý của họ
đưa hối lộ các quan chức nước ngoài để giành lợi thế trong thương mại là hành
vi phạm tội. Đạo luật này đôi khi bị coi là một cản trở đối với các doanh nghiệp
Mỹ mà những đối thủ cạnh tranh của họ thường không gặp phải những hạn chế
tương tự.
- Giri Ninjo: Một trong những nguyên t
ắc cơ bản và có sức mạnh nhất
điều chỉnh những tương tác giữa các doanh nghiệp và cá nhân ở Nhật Bản. Nó
là một ý thức về vinh dự, sự trung thành và sự thấu cảm, cái khiến cho các cơ sở
kinh doanh đôi khi giống như một gia đình mở rộng.

237
- Người trung gian (go-between): Một bên thứ ba, người có thể có
hoặc không quen với một hoặc cả hai bên đang mong muốn thực hiện một giao
dịch kinh doanh. Vai trò của người trung gian thường là đưa ra một sự giới thiệu
cho một doanh nghiệp nước ngoài ở đất nước của người trung gian.
- Nền văn hoá bối cảnh cao: một nền văn hoá rất coi trọng những khía
cạnh vô hình của mộ
t cuộc đàm phán hay một thoả thuận kinh doanh. Các cá
nhân đến từ những nền văn hoá này coi nhẹ những con số và dữ kiện mà xem
xét tới những yếu tố như các mối quan hệ cá nhân, không khí và các quan điểm
về sự tôn trọng, tôn giáo và lòng tin. Không thể tiến hành việc kinh doanh mà
không gặp gỡ trực tiếp.
- Internet: Một mạng lưới toàn cầu kết nối hàng triệu máy tính. Hơn
100 quốc gia đã được kế
t nối để trao đổi dữ liệu, tin tức và ý kiến qua Internet.
Khác với các dịch vụ trực tuyến, vốn bị kiểm soát tập trung, Internet bị phi tập
trung hoá ngay từ khâu thiết kế. Mỗi máy tính kết nối Internet, được gọi là một

máy chủ, là độc lập. Những người điều hành nó có thể lựa chọn sử dụng những
dịch vụ Internet nào và cung cấp những dịch vụ địa phương nào cho c
ộng đồng
Internet toàn cầu.
- Chủ nghĩa cá nhân: Một giá trị văn hoá nhấn mạnh vào những người
tư duy độc lập, đánh giá cao và tôn vinh những thành công cá nhân trước những
thành công của nhóm.
- Sân chơi công bằng: Một môi trường kinh doanh nơi mà mọi người
đều phải tuân theo cùng một tập hợp các luật lệ và quy tắc.
- Nền văn hoá bối cảnh thấp: Một nền văn hoá gi
ả định một mức độ
cao những kiến thức chung về phía một đối tác giao dịch và do vậy chỉ xử lý với
những khía cạnh hữu hình của thoả thuận như sự kiện, số liệu và thành tích.
Không khí và những mối quan hệ cá nhân với các đối tác kinh doanh hầu như
không có nghĩa lý gì. Trong một nền văn hoá bối cảnh thấp, có thể tiến hành
kinh doanh mà không cần gặp mặt trực tiếp.
- Nền văn hoá nam tính: Những xã hội với những giá trị được gọi là
nam tính, đánh giá cao sự táo bạo và quyết đoán trong khi vẫn tôn trọng mục
đích tích luỹ vật chất. Một nền văn hoá nam tính đối lập với một xã hội nữ tính.
- Monochronic: Một thuật ngữ mô tả cách thức nhìn nhận của một xã
hội về thời gian. Trong một xã hội …… thời gian được sử
dụng để ra lệnh cho
cuộc sống của con người, để đặt ra những ưu tiên và để thực hiện những nhiệm
vụ theo một trật tự liên tục, mỗi thời điểm chỉ một việc. Hầu hết các xã hội của
các nước phát triển là monochronic. Nó tương phản với một xã hội polychronic.

238
- Giao tiếp không lời: Thường là những cử chỉ tinh tế, những biểu hiện
nét mặt, điệu bộ, tiếp xúc ánh mắt và ngôn ngữ thân thể mà thường đi kèm một
cách vô thức hình thức giao tiếp bằng lời vf có thể thể hiện được nhiều điều về

những ý định thực sự của người giao tiếp. Thậm chí sự yên lặng cũng là một
hìnhthứ
c giao tiếp không lời và có thể có những nghĩa khác nhau ở những nền
văn hoá khác nhau.
- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Có trụ sở chính tại
Paris, Pháp, là một tổ chức 27 quốc gia, bao gồm những nền dân chủ công
nghiệp hoá chủ yếu của châu á, châu Âu và Bắc Mỹ, được thành lập năm 1961
nhằm thúc đẩy phúc lợi kinh tế và xã hội tại các nước thành viên và kích thích
và hài hoà hoá những quan hệ với các nước đang phát tri
ển. OECD được coi là
tổ chức thế giới đi đầu nếu xét về việc chiến đấu chống lại nạn hối lộ và tham
nhũng trong kinh doanh, và là một lực lượng đi đầu trong việc xây dựng một
chuẩn mực đạo đức toàn cầu trong kinh doanh.
- Nghi thức ngoại giao: Hình thức nghi lễ xã giao được tuân thủ bởi
các doanh nhân và các nhà ngoại giao trong các cuộc gặp gỡ chính thức đa văn
hoá.
- Polychronic: Một xã hội polychronic sử dụng thời gian để thực hiện
những mục đích khác nhau một cách đồng thời và tương tác với càng nhiều cá
nhân càng tốt, ngay cả là cùng một lúc. ở một xã hội như vậy, cách tiếp cận thứ
tự lần lượt đối với các nhiệm vụ được coi là không cần thiết. Polychronism là
một đặc điểm của các nền kinh tế đang nổ
i.
- Khoảng cách quyền lực: Một khoảng cách văn hoá mô tả cách thức
các cá nhân trong một xã hội nhìn nhận quyền lực và họ đánh giá vai trò của
mình trong quá trình ra quyết định như thế nào. ở những nền văn hoá có khoảng
cách quyền lực lớn, người ta nhìn nhận bản thân cách biệt rất xa với ông chủ và
không mong đợi một vai trò ra quyết định. ở những nền văn hoá khoảng cách
quyền lự
c nhỏ, các nhân công được trao quyền nhiều hơn và do đó sẽ đòi hỏi
một tiếng nói nhất định trong việc ra quyết định hoặc trong quá trình thực thi.

Do sự tôn trọng đối với người có thẩm quyền, những nền văn hoá khoảng cách
quyền lực lớn thường trang trọng hơn những nền văn hoá khoảng cách quyền
lực nhỏ.
- Proxemics: Thuật ngữ chính thức chỉ vi
ệc nghiên cứu một khoảng
riêng tư mà các cá nhân đòi hỏi hoặc mong đợi trong các tương tác với những
người khác. Mọi người đứng gần với một người khác đến đâu trong khi thảo
luận có thể nói lên kiểu quan hệ hiện có giữa họ.
- Sốc văn hoá ngược: Một tình trạng tinh thần và thể chất xảy ra khi
một du khách, sau khi đã có một thời gian đáng kể sống ở
một nền văn hoá mới,

×