Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) nuôi thương phẩm tại tuy phong bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG(Penaeus vannamei) NI THƯƠNG PHẨM
TẠI TUY PHONG – BÌNH THUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Vinh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG(Penaeus vannamei) NUÔI THƯƠNG PHẨM
TẠI TUY PHONG – BÌNH THUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Người thực hiện : Nguyễn Thành Trung
Lớp


: 49K2 – NTTS

Mssv

: 0853030970

Người hướng dẫn: Ths. Phạm Mỹ Dung

Vinh - 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự quan tâm, chỉ
bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cơ giáo, các anh chị, bạn bè và sự động
viên, khích lệ của gia đình để tơi hồn thành khóa luận này.
Lời đầu tiên, cho tơi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Phạm Mỹ Dung,
Giảng viên Khoa Nông Lâm Ngư - Đại học Vinh là người đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình làm khóa luận.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH
Thông Thuận, các cán bộ quản lý cùng tồn thể cơng nhân viên trong Xí
nghiệp ni tơm thương phẩm Núi Tào đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo,
những người đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt tơi trong suốt 4 năm học tại Khoa
Nông Lâm Ngư - Đại học Vinh.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp 49K - NTTS
là những người luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và góp ý cho tơi trong suốt
q trình thực tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thành Trung

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT ..................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm Thẻ chân trắng ........................................................3
1.1.1. Hệ thống phân loại ...........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ngồi ..................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm phân bố .............................................................................................4
1.1.4. Tập tính sống ....................................................................................................4
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng .......................................................................................5
1.1.6. Chu kỳ sống ......................................................................................................5
1.1.7. Đặc điểm sinh sản ...........................................................................................6
1.1.8. Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................................6
1.2 Tình hình phát triển nghề nuôi tôm Thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam .......7
1.2.1. Trên thế giới .....................................................................................................7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tơm Thẻ chân trắng (P.vannamei) ở Việt Nam ...........10
1.2. 3. Các hình thức ni tơm .................................................................................11
1.2.3. Tình hình ni tơm Thẻ chân trắng địa bàn Bình Thuận ...............................12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 14
2.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu .........................................14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................14
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................14
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................14
2.2. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................15
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................................15
iii


2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ..............................................16
2.3.2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ...........................................16
2.3.2.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng ..................................................16
2.3.2.3. Phương pháp xác định tỉ lệ sống ................................................................17
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..............................................................17
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 18
3.1. Kết quả theo dõi diễn biến của một số yếu tố môi trường ao nuôi. ..................18
3.1.1. Sự biến động của nhiệt độ trong ao nuôi. ......................................................18
3.1.2. Sự biến động của hàm lượng Oxy hồ tan (DO) trong ao ni. .....................19
3.1.2. Sự biến động của pH trong ao nuôi .................................................................22
3.1.3. Sự biến động của độ kiềm ,độ mặn trong ao nuôi .........................................23
3.2. Ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm ở các ao nuôi .............................................24
3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của tôm Thẻ chân trắng .....25
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng theo khối lượng của tơm ................25
3.2.1.1. Tăng trưởng trung bình về khối lượng ........................................................25
3.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng ..............................................26
3.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng ...............................................27
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến TĐTT chiều dài của tơm ...................................29
3.2.2.1. Tăng trưởng trung bình về chiều dài ...........................................................29

3.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài .................................................30
3.2.2.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của tôm .....................................31
3.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) .......................................................................33
3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế ..................................................................................33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 35
Kết luận ....................................................................................................................35
Kiến nghị ..................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 36
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT

Các từ viết tắt

Tên hồn chỉnh

NTTS

Ni trồng thủy sản

TTCT

Tôm thẻ chân trắng

VN

Việt Nam


NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

CT

Cơng thức

XK

Xuất khầu

DO

Oxi hịa tan

TLS

Tỷ lệ sống

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Điều kiện mơi trường thích hợp đối với tôm Thẻ chân trắng ........................... 4
Bảng 1.2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở châu Mỹ La Tinh .......................................... 9
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng ni tơm thẻ chân trắng ở nước ta thời gian qua ..... 11
Bảng 2.1. Đặc điểm của ao thí nghiệm ............................................................................ 14
Bảng 2.2.Các thiết bị đo thông số môi trường ................................................................. 16

Bảng 3.1. Diễn biến nhiệt độ theo tuần nuôi (TB ±ð) ...................................................... 18
Bảng 3.2. Diễn biến hàm lượng Oxy theo tuần nuôi (TB ±ð) ........................................ 19
Bảng 3.3. Diễn biến pH theo tuần nuôi ............................................................................ 22
Bảng 3.4. Biến động độ kiềm và độ mặn trong q trình ni ....................................... 23
Bảng 3.5. Kết quả tăng trưởng trung bình về khối lượng tơm ....................................... 25
Bảng 3.6. Kết quả TĐTT tuyệt đối theo khối lượng của tôm Thẻ chân trắng ............... 26
Bảng 3.7. Kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng ..................................... 27
Bảng 3.8. Kết quả tăng trưởng trung bình về chiều dài tôm ........................................... 29
Bảng 3.9. Kết quả TĐTT tuyệt đối theo chiều dài của tôm Thẻ chân trắng .................. 30
Bảng 3.10. Kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của tôm ....................... 31
Bảng 3.11. Hệ số chuyển đổi thức ăn ở các cơng thức thí nghiệm ................................ 33
Bảng 3.12. Hạch tốn kinh tế vụ ni .............................................................................. 33

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tơm Thẻ chân trắng trưởng thành ..................................................................... 3
Hình 1.2: Hình thái, cấu tạo tơm chân trắng (P.vannamei) .............................................. 4
Hình 1.3. Vịng đời của tơm he (Penacidae) ..................................................................... 6
Hình 1. Sản lượng tơm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Á ....................... 7
Hình 2. Sản lượng tôm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Mỹ latinh ......... 8
Hình 3.1. Diễn biến hàm lượng Oxy hịa tan buổi sáng .................................................. 20
Hình 3.2. Đồ thị diễn biến hàm lượng Oxy hòa tan buổi chiều ...................................... 20
Hình 3.9. Tỷ lệ sống của tơm Thẻ chân trắng ở các ao thí nghiệm ................................ 24
Hình 3.3. Tăng trưởng trung bình về khối lượng tơm theo ngày ni ........................... 26
Hình 3.4. TĐTT tuyệt đối về khối lượng của tơm ........................................................... 27
Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo khối lượng ............................................... 28
Hình 3.6. Tăng trưởng trung bình về chiều dài tơm ....................................................... 30
Hình 3.7. TĐTT tuyệt đối theo chiều dài tơm ................................................................. 31

Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài .................................................... 32

vii


MỞ ĐẦU
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km suốt từ Bắc vào Nam là tiềm năng to lớn
cho nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Với diện tích mặt nước lớn, tài
nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngành nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm qua nghề ni tơm đã có những bước phát triển rất mạnh.
Theo Bộ NN&PTNT, diện tích ni tơm nước lợ cả nước trong năm 2010 đạt trên
639.000 ha, sản lượng đạt gần 470.000 tấn. Năm 2011, diện tích nuôi tôm nước lợ
trong cả nước đạt 640.000 ha, sản lượng đạt 460.000 tấn. Cũng trong năm 2011,
mặt hàng tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm thủy sản XK chủ lực
của Việt Nam, chiếm 39,8%, tổng giá trị XK tôm của Việt Nam cả năm đạt 2,396 tỷ
USD, vượt qua mốc 2 tỷ cả năm 2010.
Hiện nay, ở nước ta tôm thẻ chân trắng đang là được nuôi phổ biến và đem
lại năng suất cao. Với những ưu điểm như sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao,
sản lượng lớn do tơm có thể ni ở mật độ cao (80 - 250 con/m2), tôm thẻ chân
trắng đang trở thành đối tượng được ưa chuộng của người nuôi.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của ngành thuỷ sản, tôm thẻ chân trắng có nhiều nguy
cơ xảy ra các loại dịch bệnh như: Đốm trắng, phân trắng, phát sáng, đỏ thân, vàng
mang, sinh vật bám, mòn vỏ kitin,,, đặc biệt là hội chứng Taura do mật độ thả nuôi
quá cao.
Do vậy, để phát triển ngành ni trồng thuỷ sản nói chung và nghề ni tơm
nói riêng theo hướng bền vững, cần có sự hiểu biết về quy trình kỹ thuật ni đối
tượng này. Trong đó, thả ni ở mật độ như thế nào để đảm bảo tăng năng suất hiệu
quả của một vụ ni là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, những áp lực về ni tơm đạt chất lượng an tồn khi xuất khẩu

là yêu cầu rất khắt khe của các nhà nhập khẩu như Nhật, Mỹ, EU…
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân
trắng (Penaeus vannamei) thương phẩm tại Tuy Phong – Bình Thuận.’’

1


 Mục tiêu của đề tài:
Xác định được mật độ nuôi phù hợp để nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
sống của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone,1931) thương phẩm, từ đó
hồn thiện quy trình ni tơm thẻ chân trắng thương phẩm.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm Thẻ chân trắng
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Họ tôm he: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei Boone, 1931
Tên tiếng Anh: Whiteleg Shrimp
1.1.2. Đặc điểm hình thái ngồi

Hình 1.1. Tơm Thẻ chân trắng trưởng thành


Nhìn hình thái ngồi tơm Thẻ chân trắng gần giống tôm bạc (Penaeus
erguinsis). Vỏ màu trắng phớt hồng, mỏng, có thể nhìn thấy rõ phần đường ruột từ
phần lưng bụng. Trên vỏ có nhiều sắc tố nâu dày đặc từ lưng xuống bụng, các đơi
chân bị có màu trắng ngà, các vành chân bơi có màu vàng nhạt, vành chân đi có
màu đỏ nhạt, đơi râu có màu đỏ có chiều dài gấp 1,5 chiều dài thân.
Cũng giống như một số lồi tơm he khác, cấu tạo của tôm Thẻ chân trắng
cũng gồm các bộ phận sau:

3


Hình 1.2: Hình thái, cấu tạo tơm chân trắng (P.vannamei)
Chuỷ có 2-4 (đơi khi có 5-6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có gai gân và gai
râu rất rõ, khơng có gai mắt và gai đi, khơng có rãnh sau mắt. Khơng có rãnh tim
mang. Có 6 đốt bụng, 3 đôi mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có, gai đi
khơng phân nhánh. Râu khơng có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ
giáp. Con đực khi thành thục có bộ phận giao phối đực cân đối, nửa mở, khơng có
màng che. Khơng có hiện tượng phóng tinh, có gân bụng ngắn. Túi chứa tinh hoàn
chỉnh, bao gồm ống chứa đầy tinh dịch và có cấu trúc gắn kết riêng biệt với sự sinh
sản cũng như với các chất kết dính. Con cái khi thành thục có túi “ thụ tinh” mở và
đốt sinh dục thứ 14 gợn lên thành mấu lồi, thành lỗ hoặc khe rãnh.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Tôm Thẻ chân trắng phân bố tự nhiên chủ yều ở vùng biển Thái Bình Dương
Châu Mỹ, từ ven biển Mehico đến miền Trung Peru, nhiều nhất ở vùng biển Ecuador.
Tôm Thẻ chân trắng thích nghi với biên độ muối rộng (0 - 40‰), chúng có thể sinh
trưởng trong mơi trường nước ngọt, dãy nhiệt độ có thể chịu đựng là (9 - 41) (Thái Bá
Hồ, Ngơ Trọng Lư, 2004)
1.1.4. Tập tính sống
Trong vùng biển tự nhiên, tôm Thẻ chân trắng trưởng thành và giao vĩ, sinh
sản trong vùng biển có độ sâu 0 – 72m, nhiệt độ nước từ 25 - 32 , độ mặn khá cao từ

28 - 34‰, pH từ 7,7 – 8,3. Tôm Thẻ chân trắng trưởng thành phần lớn sống ở gần
bờ. Tôm con sống ở khu vực cửa sơng giàu sinh vật thức ăn. Ban ngày tơm vùi
mình trong bùn. Ban đêm mới mị đi tìm kiếm thức ăn. Tôm lột xác về ban đêm,
khoảng 20 ngày một lần [4], Trong ao ni tơm, tơm thích ứng pH từ 7,5 – 8,5 và
dao động pH trong ngày không quá 0,5, độ mặn từ 10 - 30 ‰ là mơi trường thích
hợp đối với tơm Thẻ chân trắng.
Bảng 1. 1.Điều kiện mơi trường thích hợp đối với tơm Thẻ chân trắng
Yếu tố mơi trường

Chỉ số thích hợp

Nền ðáy

Ðáy cát, cát bùn

Ðộ sâu

1-1,5m

Nhiệt ðộ

25-320C

4


Ðộ mặn

28-34‰


pH

7,7-8,3

Ðộ trong

30~40 cm

Ðộ kiềm

100~120 ppm
(Đào Văn Trí, 2003)

1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tơm Thẻ chân trắng là lồi có tính ăn rất mạnh giống như một số lồi tơm he
khác. Chúng là lồi ăn tạp, có thể ăn nhiều thứ trong ao như rong tảo, các loại chất
hữu cơ …Do đó hệ số thức ăn của chúng nếu quản lí tốt thường rất thấp, chỉ từ 1 –
1,2, một số trường hợp đặc biệt có thể xuống tới 0,8 – 0,9; hệ số thức ăn của tôm sú
là 1,4. Khẩu phần thức ăn từ 3 – 25% khối lượng thân, giảm dần theo từng giai đoạn
phát triển của tôm.
Giai đoạn ấu trùng: Do tập tính sống trơi nổi bắt mồi thụ động bằng các đôi
phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng. Thức ăn mà ấu trùng sử dụng trong
thuỷ vực tự nhiên là các loài tảo khuê (Skeletonema, Cheatoceros…), luân trùng
(Brachionus plicatilis), vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật
(microplankton và microdetritus). Ngồi ra trong sản xuất giống nhân tạo, các loại
thức ăn như: ấu trùng Artemia, thịt tơm, thịt cá, mực, lịng đỏ trứng gà, thức ăn công
nghiệp…
Giai đoạn tiền trưởng thành: trong thuỷ vực tự nhiên tôm tiền trưởng thành
sử dụng các loại thức ăn như: Giáp xác nhỏ (ấu trùng Ostracoda, Copepoda,
Mysidacca) các loài nhuyễn thể (mollucs) và giun nhiều tơ (Polychaeta). Khi ương

tôm bột lên tôm giống, thức ăn có thể phối hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu khác
nhau. Nhu cầu dinh dưỡng về đạm, đường, mỡ thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển
của tôm. Lượng đạm thô cần cho tôm giống từ 30-35% và tôm thịt từ 25-30%.
Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm sử dụng các loại thức ăn
như: Giáp xác sống đáy (benthic crustacean), hai mảnh vỏ (bivalvia), giun nhiều tơ
và các loại ấu trùng của động vật đáy… (Trần Minh Anh, 1989)
1.1.6. Chu kỳ sống
Q trình phát triển tơm Thẻ chân trắng từ trứng đến giai đoạn Postlarvae trải
qua 6 giai đoạn Nauplius kéo dài 1,5 ngày, 3 giai đoạn Zoea kéo dài khoảng 5 ngày
và 3 giai đoạn Mysis kéo dài khoảng 3 ngày. Trứng nở thành ấu trùng Nauplius sau
5


14-15 giờ. Tuy nhiên thời gian biến đổi qua các giai đoạn ấu trùng phụ thuộc vào
nhiệt độ nước.

Biển khơi

Cửa sơng

Trưởng thành

Hình 1.3. Vịng đời của tơm he (Penacidae)
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản: mùa sinh sản có sự chênh lệch theo từng vùng, từng vĩ độ. Vùng
ven biển phía Bắc Ecuador tơm đẻ từ tháng 3 đến tháng 8, rộ nhất là từ tháng 3 đến
tháng 5. Trong khi đó, tại Peru, tơm đẻ chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Sức sinh sản: tôm thẻ Thẻ chân trắng là lồi thành thục sớm, tơm cái có trọng
lượng từ 30 - 45g là có thể tham gia sinh sản, sức sinh sản thực tế khoảng 10 - 25
vạn trứng/tôm mẹ.

1.1.8. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm Thẻ chân trắng (L. vannamei) nhỏ hơn tơm sú, nhưng nó phát triển
nhanh hơn ở 60 ngày đầu, 90-100 ngày đạt 15-20g/con trong khi đó tơm sú trong
120 ngày đạt tới 35-40g/con.
Khác với sinh trưởng mang tính liên tục ở cá, sinh trưởng của tơm mang tính
giai đoạn, đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và khối lượng. Tơm
muốn tăng kích thước phải tiến hành lột xác và q trình này thường tùy thuộc vào
dinh dưỡng, mơi trường nước và cả giai đoạn phát triển của cá thể. Tơm cịn nhỏ khi
thay vỏ cần vài giờ, tơm lớn cần 1 - 2 ngày, lớn hơn cần 6 -7 ngày, tôm cái thường

6


lớn nhanh hơn tơm đực. Ni 60 ngày có thể đạt đến thương phẩm, nhưng người ta
thường thu hoạch 100 - 120 ngày đạt cỡ tơm trung bình 17 – 18 g.
1.2 Tình hình phát triển nghề ni tơm Thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Tơm Thẻ chân trắng có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ chạy suốt từ Peru cho đến
Mexico. Vào những năm 1970, được đưa vào các vùng đảo ở Thái Bình Dương, tới
đầu năm 1980, được ni ở các vùng nước Mỹ và quanh khu vực. Suốt thời gian
dài 20-25 năm, là loại tôm chủ lực nuôi trong khu vực này. Việc phát triển nuôi
TCT được đánh dấu bằng việc sinh sản nhân tạo thành công lần đầu tiên
vào năm 1973 ở Florida. Từ nguồn tôm bố mẹ khai thác tự nhiên ở
Panama đã dẫn tới quá trình phát triển nhanh chóng nghề ni lồi tơm này
ở Trung, Nam Mỹ và Hawaii từ năm 1976.Trên thế giới, sản lượng tôm chân
trắng lúc đầu đứng hàng thứ hai sau tôm sú nhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm Thẻ
chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86,000 tấn (1990), 132,000 tấn (1992), 191,000
tấn (1998) và đạt 3,39 triệu tấn năm 2011, sản lượng tôm dự kiến năm 2012 sẽ
tăng trở lại và đạt ở mức 3,8 triệu tấn và tiếp tục tăng lên 4 triệu tấn năm 2013,
trong đó 85% sản lượng là của các nước châu Á.


Hình 1. Sản lượng tơm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Á

7


(Nghìn tấn)
1.6
1.4
1.2

2007

1

2008
2009

0.8

2010
0.6

2011

0.4
0.2
0
Trung Quốc


Thái Lan

Việt Nam

Inđơnêxia

Ấn Độ

Bangladesh

Nguồn: FAO, 2007-2011; GOAL Survey.

Xu hướng giảm này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ hơn tại Trung Quốc, Việt Nam
và Inđơnêxia. Ví dụ, tổng sản lượng tơm năm 2010 của Trung Quốc ước tính giảm
7,5% so với cùng kỳ năm trước, và năm 2011 ước tính cũng giảm với con số tương
tự so với năm 2010. Tuy nhiên, châu Á vẫn là khu vực có dấu hiệu hồi phục rõ nhất
và sản lượng tôm dự kiến năm 2012 và năm 2013 sẽ có chiều hướng tăng trở lại.
Hình 2. Sản lượng tơm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Mỹ latinh
Nghìn tấn
200
180
160
2007

140
120
100

2008


80

2010

60

2011

2009

40
20
0
Ecuador

Mexico

Brazil

Colombia

Honduras

Nicaragua

Nguồn: FAO, 2007-2011; GOAL Survey

Tổ chức FAO cho biết, sản lượng tôm thế giới năm 2009 đạt 3,5 triệu tấn.
Trong khi đó, theo khảo sát nghiên cứu của GOAL, do tình trạng lũ lụt kéo dài và
nghiêm trọng tại châu Á, ước tính sản lượng tơm thế giới năm 2010 giảm 3% xuống

còn 3,39 triệu tấn và tiếp tục giảm 3% trong năm 2011.
8


Bảng 1.2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở châu Mỹ La Tinh
Quốc gia

2007

2008

2009

2010

2011

(tấn/năm)

(tấn/năm)

(tấn/năm)

(tấn/năm)

(tấn/năm)

Ecuador

164000


157000

180000

144000

149000

Mexico

117000

130000

126000

97000

99000

Brazil

63000

71000

63000

77000


78000

Colombia

20000

19,700

19,500

16000

16000

Honduras

23000

23000

17000

25000

40000

Nicaragua

15000


18000

19000

20000

20,500

Năm

(Nguồn: FAO, 2007-2011)
Một số nước như Mexico, Panama, Eelize, Peru, Colombia… cũng có tình
hình phát triển tương tự Ecuador. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo
thành cơng và có hiệu quả cao, tơm chân trắng được di giống sang Hawai. Từ đây
TCT lan sang châu Á, Đông Nam Á. Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tôm chân
trắng để nuôi như: Trung Quốc, Philippin, Inđônêsia, Malaixia, Thái Lan, Việt
Nam… với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tơm xuất khẩu để nhằm tránh tình
trạng chỉ trơng cậy phần lớn vào tơm sú hiện nay.
Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng
nhất định, thì tơm TCT vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và đạt 1,8 triệu tấn (năm
2009). Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng TCT là do các nước đã sản xuất
được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao
năng suất, chất lượng tôm. Đặc biệt ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm
Thẻ chân trắng đã đạt tới 300,000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với
sản lượng chiếm xấp xỉ 80%.
Cịn tại Philippines, Bộ Nơng nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập
khẩu và nuôi tôm Thẻ chân trắng sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi
tôm Thẻ chân trắng hiệu quả cao, lại khơng đe dọa mơi trường, góp phần đa dạng
sinh học.

Tôm Thẻ chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba lồi tơm he
ni có nhiều ưu điểm, có thể ni theo nhiều hình thức như bán thâm canh, thâm
canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ.
9


Năm 2011 giá tơm trên thế giới có thể tăng 10% sau thảm họa sóng thần.
Báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 11-1 đăng bài viết nhận định rằng ngành nuôi
tôm của Thái Lan và Ấn Độ, hai nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của đợt sóng thần vừa qua. Nhiều trại ươm giống và nuôi ấu
trùng tôm ở ven biển hai nước này bị phá huỷ hồn tồn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tơm Thẻ chân trắng (P.vannamei) ở Việt Nam
Tại Việt Nam, giống tôm Thẻ chân trắng được nhập về từ Trung Quốc và Đài
Loan năm 1999. Sau đó, tiến hành ni thử nghiệm tại Quảng Ninh, Hải Phịng, Hà
Tĩnh, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa và Ninh Thuận, Tại Quảng Ninh năm 2002.
Cơng ty Công nghệ Việt Mỹ đã nuôi thử nghiệm tại Lê Lợi – Hoành Bồ, đạt năng
suất 8,4 – 12,3 tấn/ha/vụ. Năm 2003, công ty tiếp tục thả nuôi ở các tỉnh phía bắc
như Hải Phịng, Thái Bình, Hà Tĩnh. Do vùng này thời tiết khơng thích hợp cho tơm
Thẻ chân trắng nên năng suất chưa cao.
Từ năm 2002, do bị thiệt hại trong nuôi tôm sú, nhiều địa phương ở phía
Bắc và miền Trung đã chuyển sang ni tơm Thẻ chân trắng và thu được kết quả
tốt; vậy nhưng phải đến đầu năm 2008, với Chỉ thị số 228 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT ngày 25/1/2008, đối tượng này mới được phép đưa vào ni ở
các tỉnh phía Nam trong các vùng quy hoạch và theo những điều kiện nhất định.
Theo thống kê của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, từ cuối năm 2000,
tỉnh Ninh Thuận thành công với mơ hình ni tơm trên cát. Với vài ha lúc đầu, chỉ
sau 2 năm, diện tích ni tơm tăng lên 200 ha, dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi
tôm trên cát, Từ sự thành công của Ninh Thuận, hàng loạt các tỉnh duyên hải Miền
Trung đều kêu gọi được những dự án lớn đầu tư vào nuôi tôm trên cát. Trong đó nổi
lên là dự án đầu tư hơn 2,200 ha để nuôi tôm trên cát của công ty Việt Mỹ tại Quảng

Trị và dự án 2,000 ha ni tơm trên cát tại Lệ Thủy (Quảng Bình).
Năm 2005, các tỉnh Nam Trung bộ ni trên diện tích 333 ha, thu sản lượng
2,568 tấn (năng suất bình quân 7,7 tấn/ha).
Hiện nay, tôm Thẻ chân trắng được nhập vào nước ta từ nhiều quốc gia khác
như Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc. Do đó, khả năng phát triển ni tơm chân trắng
phụ thuộc nhiều vào nhà quản lý để đảm bảo tôm sạch bệnh và vật chất di truyền tốt
khi nhập về nước.

10


Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường trong đó 10 thị trường
đầu tiên chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,
Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canađa, Anh và Bỉ.
Theo thống kê, xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2010 đạt 240,985 tấn, trị
giá 2,106 tỷ USD, tăng 24,1% về giá trị và 13,4% về khối lượng so với năm 2009.
Sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt gần 470,000 tấn trên diện tích 639,115 ha, trong đó
tơm sú gần 333,200 tấn trên diện tích 613,718 ha, tơm thẻ chân trắng (TCT)
136,700 tấn trên diện tích 25,397 ha.
Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2010,
sản lượng tôm Thẻ chân trắng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long - khu vực nuôi
tôm quan trọng của Việt Nam - khoảng 250000 tấn, chiếm 26,3% sản lượng tơm
nước lợ, với diện tích ni là 2148ha.
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng ni tơm thẻ chân trắng ở nước ta thời gian qua
Năm

2000

2007


2008

2009

2010

Diện tích (ha)

1710

4000

8000

14500

25300

Sản lượng (tấn)

10000

30000

50000

89500

135000


(Tổng cục thống kê. 2010)
Hình thức ni cũng khá đa dạng. Việc lựa chọn hình thức ni cịn dựa vào
tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất cũng như tập quán
sản xuất của mỗi khu vực. Nhưng nhìn chung, có 3 hình thức nuôi phổ biến hiện
nay là quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
1.2. 3. Các hình thức ni tơm
Hình thức nuôi tôm quảng canh: Người nuôi chọn địa điểm ao nuôi, rồi tiến
hành đắp đê, làm cống và nguồn nước được lấy vào thông qua thủy triều mang theo
cả con giống và thức ăn. Người nuôi tôm không cần bổ sung thức ăn và con giống
nên không quản lý được mật độ ao nuôi và tốc độ tăng trưởng của tơm, giống khơng
đồng đều kích cỡ, nhiều cá tạp …

11


Hình thức ni quảng canh cải tiến giống hình thức nuôi quảng canh nhưng
người nuôi bổ sung thêm con giống và thức ăn.
Hình thức bán thâm canh: hình thức này khá phổ biến. Con người chủ động
thức ăn và con giống.
Hình thức ni thâm canh: là hình thức ni tiến bộ nhất. Người ni tạo
mơi trường hồn tồn nhân tạo phù hợp nhất với sự sinh trưởng, phát triển của con
tơm. Thức ăn con giống hồn tồn chủ động. Tồn bộ quy trình ni được áp dụng
kỹ thuật cao và quản lý mật độ chặt chẽ, diện tích ao nhỏ nhưng mật độ ni tơm
lớn 20-50con/m2 thậm chí 60-70con/m2 (với tơm sú (P.monodon), với tơm chân
trắng có thể ni với mật độ 150-200 con/m2.
Theo báo cáo của Bộ Thủy sản, 2005 các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu
Long Phương thức nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh yêu cầu đầu tư cao, năm
1999 với diện tích 7,367 ha đã tăng lên 67,616 ha năm 2005 (chiếm 11,2%). Các
tỉnh ven biển Nam Trung bộ do diện tích ni tơm khơng lớn có điều kiện đầu tư nên
chủ yếu theo phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh với 11,432 ha trên tổng

số 14,391ha diện tích ni tơm tồn khu vực (chiếm 79,4%). Công nghệ nuôi đã áp
dụng phương thức ni ít thay nước, có sử dụng hệ thống lọc, lắng và xử lý nước
trước khi đưa vào nuôi tôm. Phần diện tích dành cho ao chứa, lắng chiếm khoảng 1520% diện tích ni.
1.2.3. Tình hình ni tơm Thẻ chân trắng địa bàn Bình Thuận
Tơm thẻ chân trắng tuy là đối tượng mới được đưa vào ni ở Bình Thuận
trong vài năm trở lại đây nhưng hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã phát
triển chiếm trên 70% diện tích ni tơm ở Bình Thuận. Với những lợi thế hơn so
với tôm sú như: Thời gian nuôi ngắn, chi phí sản xuất thấp, dễ tiêu thụ đã hấp dẫn
người ni tơm đầu tư phát triển ni lồi tơm này. Tuy nhiên việc đầu tư phát triển
quá nhanh cùng với giải pháp kỹ thuật chưa phù hợp đã dẫn đến hậu quả không
mong đợi. Từ năm 2006 đến nay dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Cụ thể như đầu
năm 2010, diện tích thả tơm ni tồn tỉnh là 323,3ha, diện tích thiệt hại do tơm
bệnh chết là 117,44ha (chiếm 54,9% tổng diện tích thả ni). Tơm chết nhiều vào
giai đoạn 30-50 ngày tuổi. Hầu hết tôm chết với dấu hiệu cong thân, đỏ thân, bệnh
đốm trắng cũng xuất hiện nhiều tại đây. Nguyên nhân chính được đánh giá là do thả
nuôi trái vụ trong điều kiện điều kiện thời tiết không thuận lợi (nhiệt độ giảm thấp
12


vào ban đêm và nắng nóng vào ban ngày kéo dài), chất lượng tôm giống kém, thả
nuôi mật độ quá cao trên 200 con/m2, cơ sở hạ tầng một số vùng ni chưa đảm
bảo, một số hộ ni chưa có ao lắng và xử lý nước thải, tính cộng đồng vùng nuôi
và ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi kém làm dịch bệnh lây lan nhanh.

13


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tôm Thẻ chân trắng (Penaeus vannamei,Boone 1931) giai đoạn giống PL10.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
 Ao thí nghiệm:
Bảng 2.1. Đặc điểm của ao thí nghiệm
Đặc điểm

Các chỉ số

Diện tích(m2)

5000

Hình dạng

Vng

Chất đáy

Phủ bạt

Chiều rộng bờ ao(m)

3

Độ sâu cao nhất (m)

2

Hệ số mái


1 x 1,5

 Các thiết bị chuyên dùng trong sản xuất
Cân đĩa, cân tiểu ly, chài, thước đo (giấy ô ly), sàng ăn, sổ ghi chép.
 Thức ăn
Thức ăn tổng hợp dạng viên Nuri và Laone của công ty Uni_President
 Thuốc và các loại hố chất
Các chất xử lý mơi trường nước, xử lý đáy ao.
Men tiêu hố, thuốc phịng và trị bệnh
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
 Thời gian: Từ 01/02/2012 đến ngày 1/05/2012
 Địa điểm nghiên cứu: Tại xí nghiệp nuôi tôm công nghiệp Núi Tào, Xã
Phước Thể - Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường trong ao nuôi.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của
tôm Thẻ chân trắng thương phẩm.
14


- So sánh FCR và hiệu quả kinh tế của mơ hình ni tơm Thẻ chân trắng
thương phẩm ở các mật độ nuôi khác nhau.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
 Kiểu bố trí thí nghiệm :
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hồn tồn một nhân
tố trong 9 ao gồm 3 cơng thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần.
+ Công thức thí nghiệm 1(CT1): thả ni với mật độ 140 con/m2 tại các ao
ni A1, A2, A3

+ Cơng thức thí nghiệm 2(CT2): thả nuôi với mật độ 160 con/m2 tại các ao
ni A4, A5, A6.
+ Cơng thức thí nghiệm 3(CT3): thả nuôi với mật độ 180con/m2 tại các ao
A7, A8, A9.
 Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ
lệ sống của tôm Thẻ chân trắng (Penaeus vannmei)

CT2

CT1
A1

A2

A3

A4

A5

CT3
A6

A7

 Theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi.
 Xác định tốc độ tăng trưởng định kỳ.
 Xác định tỷ lệ sống của tơm.
 Tính FCR cả vụ nuôi.


Kết luận và kiến nghị
15

A8

A9


2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
 Các thiết bị kiểm tra môi trường:
Bảng 2.2.Các thiết bị đo thông số môi trường
STT

Yếu tố

1

Nhiệt độ (oC)

2

pH
Độ kiềm

3

Thời gian đo


Dụng cụ

6h, 14h

Nhiệt kế thủy ngân (±1oC)

6h, 14h

pH test kit (phương pháp so
màu ±0,3)

6h, 14h

(mgCaCo3/L)

Aqua Base (phương pháp so
màu ±20)

4

Độ mặn(‰)

6h, 14h

Khúc xạ kế (±1)

5

DO(mgO2/L)


6h, 14h

Máy đo O2 (±0,1)

6

Độ trong(cm)

7 ngày

Đĩa Secchi (±1)

2.3.2.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng
 Từ ngày nuôi thứ 30 trở đi dùng sàng ăn (vó) kết hợp với chài để kiểm tra
tơm. Định kỳ 7 ngày chài tôm kiểm tra 1 lần, khối lượng trung bình của tơm được
xác định bằng tổng khối lượng thu được chia cho tổng số tôm thu và cân với độ
chính xác 0,1g.
 Xác định chiều dài tồn thân bằng thước nhựa có chia vạch với độ chính
xác 1mm.
* Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về kích thước và khối lượng (ADG) (Average
daily growth).
W2- W1
ADG =

(g,cm/ngày)
t2 – t1

* Tốc độ tăng trưởng tương đối SGR ( Special growth rate)
(ln(W2) – ln(W1)) x 100
SGR =


(%/ngày)
t2 – t1

Trong đó: W1 và W2 là khối lượng, chiều dài tôm trước và sau thí nghiệm

16


2.3.2.3. Phương pháp xác định tỉ lệ sống
Xác định số lượng tôm giống thả nuôi và số lượng tôm thu hoạch, từ đó tính
tỉ lệ sống.
* Xác định tỷ lệ sống
m
T%

=

* 100%
M

Trong đó:

T % là tỉ lệ sống của tơm
m là tổng số tôm khi thu hoạch
M là số tôm thả ni ban đầu

* Hạch tốn giá trị kinh tế
Doanh thu = Tổng sản lượng thu hoach * Đơn giá
Lợi nhuận = Tổng thu - tổng chi

Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận =
Vốn
* Hệ số chuyển đổi thức ăn
Tổng khối lượng thức ăn sử dụng
FCR =
Tổng khối lượng tôm tăng lên
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
 Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua trực tiếp bố trí thí nghiệm, quan sát
theo dõi.
 Thu thập số liệu thứ cấp: Sách báo và internet, và các tạo chí khoa học.
Tồn bộ số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê sinh học trên phần mềm
Microsoft Ecxel 2003 và phần mềm SPSS (phiên bản 16,0). Sử dụng LSD0,05 Post
Hoc trong phân tích một một nhân tố (ANOVA) để xác định sự sai khác có ý nghĩa
giữa các cơng thức thí nghiệm (mức ý nghĩa α=0,05).

17


×