Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước đầu thử nghiệm kỹ thuật sản xuất ương giốn cua đồng (somanniathelphusa) trong điều kiện nhân tạo tại hưng nguyên nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.99 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

TRẦN THÀNH ĐỒNG

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH
SẢN VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM KỸ THUẬT
SẢN XUẤT ƯƠNG GIỐNG CUA ĐỒNG
(Somanniathelphusa sinensis) TRONG ĐIỀU KIỆN
NHÂN TẠO TẠI HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN

Người thực hiện:
Lớp:
Người hướng dẫn:

VINH-2012

Trần Thành Đông
49K2 - NTTS
KS. Nguyễn Thị Hồng Thắm


i

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này ngồi sự nỗ lực của bản thân,


tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, đơn vị và tổ chức.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cơ giáo hướng dẫn
của mình là giảng viên KS. Nguyễn Thị Hồng Thắm, người đã định hướng, tận
tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Tiếp đến tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô là cán bộ giảng dạy
trong khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã truyền giảng cho tôi
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong hơn 4 năm qua.
Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ công tác trên Trại Thực nghiệm NTTS
nước ngọt tại Hưng Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất
cũng như hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh, các chị, bạn bè,
những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian đã qua.
Xin chân thành cảm ơn !


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. Hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của cua đồng
(Somanithelphusa sinensis) ....................................................................................... 3
1.1.1.Hệ thống phân loại ................................................................................................. 3
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của cua đồng ............................................................ 3
1.1.2.1. Đặc điểm phân bố và tập tính sống ................................................................... 3
1.1.2.2. Đặc điểm hình thái .............................................................................................. 4
1.1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................... 6
1.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng, lột xác và tái sinh ......................................................7
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác và sinh trưởng của cua
đồng (Somanithelphusa sinensis) .................................................................................. 8

1.2.1. Nhiệt độ ................................................................................................................... 8
1.2.2. pH ............................................................................................................................. 8
1.2.4. Thay nước ............................................................................................................... 9
1.3. Tình hình sản xuất cua đồng trên thế giới và ở Việt Nam .............................. 9
1.3.1. Tình hình sản xuất cua đồng trên thế giới ..................................................... 9
1.4.2. Tình hình sản xuất cua đồng ở Việt Nam...................................................................10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................12
2.2. Vật liệu nghiên cứu ...............................................................................................12
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................12
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................13
2.4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cua đồng ........................13
2.4.2. Thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống cua đồng......................................... 13
2.4.3. Thử nghiệm kỹ thuật ương giống cua đồng .................................................13
2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................................15
2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 17
2.5.3.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cua đồng ........................... 17


iii

2.5.3.2. Thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống cua đồng ................................................ 17
2.5.3.3. Thử nghiệm kỹ thuật ương giống cua đồng ...................................................... 18
2.5.4. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................................... 18
2.5.5. Phương pháp xử lí số liệu ...................................................................................... 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 20
3.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cua đồng ............................ 20
3.1.2. Xác định mùa vụ sinh sản ............................................................................... 20
3.1.3. Sức sinh sản của cua đồng ................................................................................ 21

3.2. Kỹ thuật sản xuất giống cua đồng trong điều kiện nhân tạo ......................... 21
3.2.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong thùng ni thí nghiệm ..................... 21
3.2.1.1.Nhiệt độ ................................................................................................................. 21
3.2.1.2. pH .......................................................................................................................... 23
3.2.2. Kỹ thuật cho cua đẻ ............................................................................................... 23
3.2.3.Các chỉ tiêu sinh sản .............................................................................................. 25
3.2.3.1.Sức sinh sản của cua đồng phụ thuộc vào kích thước của cua cái. Ngồi ra
sức sinh sản của cua đồng còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. ......................... 25
3.2.3.1. Tỷ lệ cua ôm trứng ......................................................................................... 26
3.3. Kỹ thuật ương giống cua đồng ............................................................................... 26
3.3.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong thùng ni thí nghiệm ..................... 26
3.3.1.1.Nhiệt độ .......................................................................................................... 26
3.3.2.Xác định tốc độ tăng trưởng của cua đồng ........................................................ 28
3.3.2.1.Tăng trưởng khối lượng ..................................................................................... 28
3.3.2.1.1.Tăng trưởng trung bình về khối lượng (g) trong 4 tuần ương ................. 28
3.3.2.2.Tăng trưởng về chiều dài thân .......................................................................... 29
3.3.2.2.1.Tăng trưởng trung bình về chiều dài (mm) trong 4 tuần ương .................... 29
3.3.2.2.Tăng trưởng về chiều rộng thân ....................................................................... 32
3.3.2.2.2.Tăng trưởng trung bình về chiều rộng thân trong 4 tuần ương (mm) ........ 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 36
Kết Luận ............................................................................................................................ 36
Kiến nghị: ......................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 37


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Cua đồng (Somaniathelphusa sinensis) .......................................................... 3
Hình 1.2. Cấu tạo ngồi của cua đồng ............................................................................ 5

Hình 1.2 Cua đang bắt mồi ............................................................................................... 7
Hình 1.3. Cua đang lột xác......................................................................................8
Hình 1.4. Xác lột của cua ................................................................................................8
Hình 1.5. Ni cua ở Ninh Bình............................................................................10
Hình 1.6. Ni cua ở Quốc Oai – Hà Nội ...................................................................10
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu........................................................ .14
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................15
Hình 2.3. Cua con mới nở .............................................................................................16
Hình 2.4. Trùn chỉ...........................................................................................................17
Hình 2.5. Thức ăn chế biến Hình 2.6.Khoai mì giã nhuyễn ......................................... 17
Bảng 3.1. Tỷ lệ giới tính của cua đồng qua 4 đợt thu mẫu .......................................... 20
Bảng 3.2. Tỷ lệ thành thục sinh dục của cua đồng qua 4 đợt thu mẫu ....................... 21
Bảng 3.3. Nhiệt độ trong quá trình sản xuất giống cua đồng ....................................... 22
Bảng 3.4. pH trong quá trình sản xuất giống cua đồng ................................................ 23
Bảng 3.5.So sánh cua sinh sản do kích thích nhân tạo và cua ..................................... 24
Bảng 3.6. So sánh sức sinh sản của cua đồng ngoài tự nhiên và trong điều kiện
nhân tạo ............................................................................................................................... 25
Bảng 3.7.Nhiệt độ trong quá trình ương giống .............................................................. 26
Bảng 3.8. pH trong quá trình ương nuôi cua đồng ..................................................... 27
Bảng 3.9. Tăng trưởng trung bình về khối lượng (g) trong 4 tuần ương .................... 28
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng trung bình về khối lượng (g) trong 4 tuần ương ................ 28
Bảng 3.10.Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng ADG ........................... 29
Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng ADG trong 4 tuần
ương ............................................................................................................................ 29
Bảng 3.11. Tăng trưởng chiều dài trung bình thân ........................................................ 30
Hình 3.3. Tăng trưởng trung bình về chiều dài thân ..................................................... 30


v


Bảng

3.12. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài thân

ADG(cm/ngày) .................................................................................................................. 31
Biểu đồ 3.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài trong 4 tuần ương .... 31
Bảng 3.13. Tăng trưởng trung bình về chiều rộng thân trong 4 tuần ương (mm) .... 32
Biểu đồ 3.5. Tăng trưởng trung bình về chiều rộng thân ............................................. 32
Bảng 3.14. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều rộng thân ADG ................ 33
Biểu đồ 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều rộng trong 4 tuần ương ... 33
Bảng 3.15. Tỷ lệ sống (%) của cua đồng sau 4 tuần ương ........................................... 34
Biểu đồ 3.7 : Tỷ lệ sống của cua đồng sau 4 tuần ương. .............................................. 35


1

MỞ ĐẦU
Cua đồng (Somanithelphusa sinensis) là loài thuỷ sản nội đồng rất phong
phú trên đồng ruộng Việt Nam. Theo ước tính sơ bộ thì sản lượng cua đồng tự
nhiên trong nước lên đến hàng vạn tấn. Cua thường phân bố ở các thuỷ vực trung
du, miền núi, đồng bằng ở các quốc gia như: Lào, Trung Quốc, Campuchia, Việt
Nam… Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự phát triển của xã hội, do các
biện pháp canh tác mới trong nông nghiệp cũng như sự phát triển của các làng
nghề và lợi nhuận từ việc bắt cua đồng mang lại đã làm cho ngoài tự nhiên ngày
càng cạn kiệt.
Cua đồng được biết đến với rất nhiều công dụng nên được người dân khai
thác nhiều. Vào mùa hè, sau những vụ lúa Đơng – Xn, những món ăn dân dã
và bổ dưỡng được chế biến từ cua đồng không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của
người dân Việt Nam. Ngoài ra, cua đồng còn được dùng để làm thuốc rất hiệu
nghiệm, xưa kia Tuệ Tĩnh đã từng đưa cua đồng vào các bài thuốc chữa bệnh về

lở loét, còi xương, mụt nhọt, khó ngủ… Ngồi ra nó cịn dùng làm thức ăn trong
chăn ni rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, lợi nhuận kinh tế từ cua đồng mang lại cho người dân khơng
phải là nhỏ. Vào mùa cua sinh sản chính, giá cua đồng trung bình từ 30.000 –
50.000 VNĐ/kg. Vào mùa khan hiếm, đã có lúc giá cua lên đến 50.000 – 80.000
VNĐ/kg, thậm chí có thể lên đến 100.000 VNĐ/kg.
Gần đây nhiều người dân đã nắm bắt được những nhu cầu thiết yếu mà
cua đồng mang lại nên đã chủ động nuôi cua đồng. Bắt nguồn từ việc thu thập
cua đồng từ những thời điểm cua nhiều và nuôi đến lúc cua ngồi tự nhiên khan
hiếm thì đem bán. Nhiều mơ hình ni cua đã hình thành như mơ hình nuôi cua
kết hợp trong ruộng lúa, nuôi cua trong ao… bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh
tế đáng kể. Có nhiều địa phương đã hình thành nghề mới là nghề nuôi cua đồng
như: Cao Lãnh- Đồng Tháp, Quốc Oai- Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc… lợi nhuận từ việc nuôi cua mang lại khá cao nhưng đầu tư lại ít tốn kém
mà mau thu hoạch nên nghề mới này đang dần được nhân rộng ở nhiều nơi.


2

Tuy nhiên, nghề ni cua mới hình thành và bột phát nên chưa có tài liệu
hướng dẫn về kỹ thuật ni có hiệu quả. Hơn thế nữa, khi ni cua thương
phẩm, nguồn giống hoàn toàn được khai thác ngoài tự nhiên làm cho mùa vụ
nuôi bị động. Hiện tại, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về kỹ thuật sản xuất
cua giống được cơng bố chính thức. Đây chính là tồn tại và trăn trở của nhiều nhà
khoa học trong cả nước.
Đứng trước những vấn đề đó, được sự cho phép của khoa Nông – Lâm –
Ngư và sự chỉ dẫn của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Thắm, tơi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước
đầu thử nghiệm kỹ thuật sản xuất cua đồng , ương giống cua đồng
(Somanithelphusa sinensis) trong điều kiện nhân tạo”.

 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định các đặc điểm sinh sản của cua đồng và thử
nghiệm kỹ thuật sản xuất cua đồng giống trong điều kiện thực nghiệm, trên cơ sở
các kết quả thu được góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống cua ngày càng
hồn thiện.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của cua đồng
(Somanithelphusa sinensis)
1.1.1.

Hệ thống phân loại
Ngành: Artheropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Phụ bộ: Reptantia
Nhóm: Brachiura
Họ: Parathelphusiadea
Giống: Somaniathelphusa
Lồi: Somaniathelphusa sinensis

Hình 1.1 Cua đồng (Somaniathelphusa sinensis)
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của cua đồng
1.1.2.1. Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Cua đồng thuộc bộ mười chân, ở nước ta cua đồng thường gặp ở các thuỷ
vực nước ngọt: Ao hồ, đồng ruộng, sông suối, kênh rạch, ở cả đồng bằng, trung

du, miền núi… Cua đồng thường hay đào hang ở các bờ ruộng, bờ sông, ao,
mương. Hang cua khác với hang rắn, hang chuột, hang ếch và các loại động vật


4

đào hang khác nhờ vết chân để lại trước cửa hang. Chúng còn sống ở các thuỷ
vực nước nhiều nhưng có nhiều vật bám (Theo kỹ thuật ni cua đồng, 4/2010,
niên giám nông nghiệp).
Cua đồng phân bố nhiều ở các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Hoa
Nam- Trung Quốc, nhất là Việt Nam có rất nhiều lồi này. Cua đồng có rất nhiều
lồi tuỳ thuộc vào điều kiện sống mà phân bố ở những nơi khác nhau, chúng
được tìm thấy nhiều ở các thuỷ vực nước ngọt có điều kiện sống sạch khơng bị ơ
nhiễm, ở các thuỷ vực có nhiều vật bám như : Bèo, cỏ nước, rong… Tuy vậy, cua
thích sống ở những vùng nước nơng và có nhiều vật trú.
Vòng đời của cua đồng ở mỗi giai đoạn có tập tính cách cư trú khác nhau.
Ở các khu vực khác nhau, mơi trường sống khác nhau thì cua cũng có tập tính và
cách phân bố khác nhau.
Cua có tập tính sống ẩn nấp vào ban ngày, kiếm ăn vào buổi trưa và ban
đêm, đặc biệt chúng có tập tính đào hang và chui rúc. Cua đồng thích sống ở
những thuỷ vực có mơi trường sạch, chúng thích nghi với phổ pH rộng từ 5,6-8,
nhiệt độ từ 10-310C, nhưng thích hợp nhất là 15-28 0C. Nó thích nghi mạnh với
sự thay đổi đột ngột của môi trường sống, có khả năng bị trên cạn nhanh và lâu
(Ni cua đồng 2009, Sở khoa học và công nghệ_ kiến thức nơng thơn 2009).
Ở cua con thì cua sống trơi nổi trong các thuỷ vực, ăn những thực vật phù
du, động vật phù du, rong… Chúng có thể bám vào các giá thể như bèo, cành
cây, cỏ nước… Cua con sau giai đoạn sống trơi nổi có khả năng bị đáy cũng như
bơi trong nước, chúng cũng sống bám vào giá thể.
1.1.2.2. Đặc điểm hình thái
Cua thuộc bộ giáp xác mười chân nối, có hai chân lớn hơn rõ rệt gọi là

móng vuốt nắm (gọi là càng hoặc chelipeds). Càng được sử dụng để thực hiện,
đào, kẹp vở vỏ và đe doạ hay tấn cơng kẻ thù.
Cua đồng có một bộ xương ngồi (cịn gọi là mai) và một lớp vỏ bên
ngoài. Cả hai bảo vệ cho cua khỏi các kẻ thù. Mai là bìa cứng hoặc bộ xương
ngồi để bảo vệ các cơ quan nội tạng của ngực, đầu và mang.


5

Mặt dưới của cua có một phần miệng và phần bụng. Chúng là những cấu
trúc mềm theo bên của mai. Đôi mắt nằm trên phần đỉnh nhô của mai. Mắt của
cua có cuống nên có thể phát hiện kẻ thù từ mọi phía.
Cua có mắt kép bao gồm vài nghìn đơn vị quang học. Đơi mắt nằm trên
cuống mắt có thể được hạ xuống để bảo vệ vào ổ cắm trên mai Trên mắt có cặp
râu được xem như đơi anten. Cua phát hiện kẻ thù rất tốt. Cua cũng có thể nghe
và sản xuất một loạt âm thanh. Chúng thu hút sự chú ý của con cái bằng cách đập
đôi càng của chúng trên mặt đất hoặc rung chân đi bộ của chúng. Cua có các lơng
tơ được xem như các thụ thể cảm ứng . Các lông mọc khắp cơ thể, nhưng nhiều
nhất được tìm thấy trong khối trên chân đi bộ. Cua có thể tìm kiếm thức ăn bằng
cách sử dụng các kích thích hóa học. Râu có "máy dị mùi" phát hiện hóa chất
kích thích tìm kiếm thức ăn. Khi máy dò tương tự trên các chân tiếp xúc con mồi
thì càng nhanh chóng nắm lấy đối tượng và chuyển nó vào miệng. Miệng có một
loạt các cặp răng ngắn, dùng để thao tác và nhai thức ăn. Miệng cua có các thụ
thể tiếp tục nhạy cảm với hóa chất cụ thể . Cua dựa trên sự kết hợp của các giác
quan để tìm thức ăn và bạn tình và chạy trốn kẻ săn mồi.

Hình 1.2. Cấu tạo ngoài của cua đồng
Cheliped: Càng, Carapace: Mai, Eye: Mắt,
Walking legs: Chân đi bộ, Abdomen: Bụng



6

Cua có thân hình dẹt theo hướng lưng bụng, tồi bộ cơ thể được bao bọc
trong vỏ kitin, cơ thể được chia làm hai phần:
Phần đầu ngực: Là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới
mai, do ranh giới của các đốt khơng rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa
vào phụ bộ trên các đốt. Đầu gồm: mắt, anten, phần phụ miệng. mai cua to, phía
trước có nhiều răng cưa. Trước mai có hốc mắt có cuống và hai cặp râu. Mặt
bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa
phần bụng gập lại. Cua đồng có đơi mắt kép rất phát triển, có khả năng phát hiện
mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh mẽ về ban đêm.
Khứu giác cũng rất phát triển giúp chúng phát hiện mồi từ xa.
Phần bụng: Phần bụng của cua gập lại ở phần đầu ngực, phần bụng phân
đốt và tuỳ vào giới tính, hình dạng của sự phân đốt cũng khơng giống nhau, con
cái trước kì thành thục sinh dục yếm có hình hơi vng, khi thành thục yếm trở
nên phình to và rộng. Con đực có yếm hình chữ V, đi có một đốt nhỏ nằm ở
tận cùng của phần bụng với một lỗ là đầu sau của ống tiêu hố.
1.1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Tính ăn của cua thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn
ấu trùng cua ăn thực vật, động vật phù du. Cua càng lớn càng chuyển sang ăn tạp.
Giai đoạn cua con chúng ăn những thức ăn như rong, tảo, giáp xác, nhuyễn thể,
cá, hay ngay cả xác chết động vật. Tập tính dinh dưỡng và sự khéo léo của miệng
làm cho cua đồng có thể ăn tạp, tập tính này thay đổi theo tuổi. Cua ăn tạp thiên
về động vật có khi cịn ăn thịt lẫn nhau nhất là những con vừa mới lột xác dễ bị
ăn thịt nhất.
Cua có tập tính kiếm ăn vào ban đêm và buổi trưa và ẩn nấp vào ban
ngày. Nhu cầu thức ăn của cua đồng là khá lớn, lượng thức ăn của chúng ăn một
ngày có thể lên đến 20% khối lượng cơ thể. Tuy nhiên chúng lại có khả năng
nhịn đói rất lâu 10-15 ngày (Kỹ thuật nuôi cua đồng, 4/2009, báo nông nghiệp và

phát triển nông thôn)
Trong tự nhiên, tỷ lệ tử vong của cua rất cao và xảy ra suốt chu kì sống. Ở
cua con thì tỷ lệ tử vong cao là vì chưa có khả năng tự vệ, lại sống bám ở các giá


7

thể, vật bám trong thuỷ vực. Tỷ lệ tử vong của cua trưởng thành cao là vì cua có
tập tính ăn thịt lẫn nhau cùng với sự tác động của mơi trường sống.
Cua đồng đặc biệt rất thích ăn nhuyễn thể.

Hình 1.2 Cua đang bắt mồi

1.1.2.4.

Đặc điểm sinh trưởng, lột xác và tái sinh

Quá trình lột xác của cua đồng trải qua nhiều giai đoạn, chúng lớn lên nhờ
nhiều lần lột xác và biến thái. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi qua từng
giai đoạn. Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2-5 ngày/lần. Cua càng lớn quá
trình lột xác càng chậm hơn từ 6-10 ngày/lần.
Sự lột xác của cua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Nhiệt độ, môi trường
nước, dinh dưỡng và yếu tố cực kì quan trọng là pH… Trong những lần lột xác
cua có thể tái sinh lại những phụ bộ đã bị thương hay bị mất. Khi cua bị thương
thì cua có khuynh hướng lột xác mau hơn để bù đắp lại những phần bị thương.
Qua mỗi lần lột xác tuỳ vào chế độ dinh dưỡng và môi trường sống mà cua có thể
tăng trưởng lên từ 20-50% khối lượng cơ thể.
Tuổi thọ trung bình của cua đồng kéo dài 1-2 năm. Cua có tính hung dữ
và có khả năng tự vệ: Cua có đơi mắt kếp rất phát triển, có khả năng phát hiện kẻ
thù từ rất xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang, khi phát hiện ra kẻ thù thì cua lẩn

trốn hay tự vệ bằng đơi càng to khoẻ. Ngồi ra nó cịn có khả năng tự vệ bằng
cách tự đứt rời các phụ bộ như chân, càng của mình để chạy trốn, ngược lại
chúng có thể tái sinh qua mỗi lần lột xác.


8

Hình 1.3. Cua đang lột xác

Hình 1.4. Xác lột của cua

1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác và sinh trưởng của cua
đồng (Somanithelphusa sinensis)
1.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến bất kỳ sinh vật nào,
nó khơng những tác động trực tiếp lên sinh vật mà nó cịn có những ảnh hưởng
gián tiếp đến sức khoẻ cũng như sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Ở loài cua đồng nhiệt độ ảnh hưởng lớn lao đến quá trình lột xác. Ở tất cả
các giai đoạn, quá trình lột xác của cua chịu cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong.
Trong tự nhiên khi nhiệt độ tăng lên thích hợp với điểm cực thuận của cua thì
quá trình lột xác sẽ được rút ngắn kéo theo tần số lột xác tăng lên.
Ngồi ra nhân tố nhiệt độ cịn tác động đến đến hoạ động trao đổi chất
của cua đồng. Cua đồng có giới hạn nhiệt khá rộng từ 10-350C, tuy nhiên ở
ngưỡng nhiệt độ 25-310C là ngưỡng cực thuận cho sự lột xác và biến thái của cua
đồng. Nếu nhiệt độ duy trì ở mức thích hợp cộng với chế độ dinh dưỡng và mơi
trường sống hợp lý thì quá trình lột xác sẽ rút ngắn được rất nhiều (Niên giám –
nông nghiệp).
1.2.2. pH
pH là yếu tố đặc biệt quan trọng trong thuỷ sản, nhất là các loài giáp xác.
Đối với cua đồng pH có ý nghĩa to lớn vì cua là một trong những loại vật thích

sống trong mơi trường có độ kiềm cao. Nếu sống trong mơi trường có độ kiềm
thấp q mức cho phép thì cua không thể nào lột xác được, chậm lớn, cua mắc


9

bệnh, và gây chết nhiều. Giới hạn pH của cua đồng khá cao. cua đồng sống thích
hợp trong mơi trường có độ pH là 5,5-8,5. Vì vậy, trong q trình nuôi ở điều
kiện nhân tạo, trước khi thả cua người nuôi nên chú ý đến độ pH của ao nuôi, cần
thường xun bón vơi để nâng pH cho ao ni để giúp cua có thể phát triển bình
thường.
Ở nước ta, cường độ chiếu sáng của mặt trời khá mạnh, rất thích hợp cho
sự kích thích lột xác của cua đồng. Tuy nhiên, ánh sáng khơng kích thích trực
tiếp lên thị lực của cua đồng mà nó ảnh hưởng đến men tiêu hố của cua. Vì vậy
nó kích thích cho sự tiêu hoá của cua nhanh hơn, tác động gián tiếp đến sự sinh
trưởng của cua.
1.2.4. Thay nước
Trong tự nhiên cua đồng sinh trưởng và sinh sản tuỳ vào mùa nước, trong
sản xuất nhân tạo thì việc thay nước là khơng thể thiếu. Thay nước được xem là
yếu tố quan trọng kích thích sự lột xác và sinh sản của cua đồng. Ngồi tác dụng
làm giảm sự tích luỹ các sản phẩm của q trình trao đổi chất thì cịn loại bỏ
những thức ăn dư thừa.
1.3. Tình hình sản xuất cua đồng trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất cua đồng trên thế giới
Cua đồng là loài chỉ xuất hiện ở một số vùng lân cận Việt Nam như Lào,
Hoa Nam – Trung Quốc, Campuchia… ở nước khác khơng có cua đồng. Do ẩm
thực của mỗi nước khác nhau nên cua đồng cũng được khai thác ở mức độ khác
nhau. Nghề nuôi cua đồng là nghề nuôi mới mẻ, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến
vấn đề này và cũng chưa chưa có nhiều người quan tâm . Cua đồng đa số được
khai thác dưới hình thức tự nhiên, việc ni lồi thuỷ sản nội đồng này còn rất

hạn chế. Cua đồng còn được người ta vận chuyển qua biên giới từ nguồn cua ở
Việt Nam (Kỹ thuật nuôi cua đồng, 9/2010, ViệtLinh.com.vn).
Gần đây, ở một số vùng đã có một số mơ hình ni cua đơn giản. Xuất
phát từ việc dự trữ cua khi ngoài tự nhiên nhiều, đến khi thị trường khan hiếm thì
đem đi bán thu lợi nhuận. Tuy nhiên, các mơ hình này còn nhỏ lẻ và chưa nhiều.


10

1.4.2. Tình hình sản xuất cua đồng ở Việt Nam
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, do các biện pháp
mới trong sản xuất nông nghiệp, cũng như sự phát triển của các làng nghề, ô
nhiễm mơi trường ngày một nghiêm trọng đã làm cho lồi cua đồng ngày càng
cạn kiệt. Trước đây cua đồng là lồi thuỷ sản nội đồng rất giàu có trong tự nhiên
nhưng giờ đây việc khai thác cua cũng trở nên khó khăn. Việc khai thác khơng
đủ cung cấp cho thị trường trong nước, có những thời điểm cua đồng trở thành
những cơn sốt. Ví dụ như mùa hè năm 2012, ở Nghệ An, một số huyện như
Thanh Chương, Nghi lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Diễn Châu… tình hình
khan hiếm làm cho giá cua nhảy vọt có lúc lên tới 60-80 ngàn/kg, làm cho người
dân ở đây đổ xô đi bắt cua giữa trời nắng nóng (24h.com.vn)
Nắm được tình hình như thế, nhiều hộ nông dân đã tận dụng ruộng lúa và
cải tạo ruộng hoang để nuôi cua. Bước đầu chưa có qui trình ni, chưa có tài
liệu và người hướng dẫn thì cơng việc này cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
qua tìm tịi từ thực tế và việc ni cua bước đầu đã mang lại những thành cơng
nhất định.

Hình 1.5. Ni cua ở Ninh Bình

Hình 1.6. Ni cua ở Quốc Oai – Hà Nội


Hiện nay, để giúp đỡ người dân trong nghề mới này, một số sở nông
nghiệp và bộ nơng nghiệp đã đưa ra một số mơ hình đơn giản được lấy từ kinh
nghiệm của một số hộ dân đi trước. Nuôi cua đồng kết hợp ruộng lúa được ứng
dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao.


11

Ngồi ra có rất nhiều địa phương có mơ hình cua đồng thành cơng là: Hải
Phịng, Quốc Oai- Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Cao Lãnh
– Đồng Tháp…với nguồn cua giống được thu gom hoàn toàn ngồi tự nhiên.
Các mơ hình ni cua đồng được bắt nguồn và tập trung nhiều ở đồng
bằng Sông Cửu Long. Nơi đây đồng ruộng chiêm trũng quanh năm, dồi dào về
nguồn giống, bên cạnh đó lại được sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông và sự hỗ
trợ của dự án “ khuyến nông đồng bằng Sông Cửu Long” nên việc phát triển mơ
hình ni cua đồng ngày càng được nhân rộng. Nhiều hộ gia đình đã triển khai và
thu lãi cao.


12

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cua đồng (Somaniathelphusa sinensis)
 Cua đồng kích cỡ 65 - 110 con/kg
 Cua đồng bố mẹ kích cỡ 65 - 80 con/kg
 Cua đồng tiền sinh sản kích cỡ 80 - 110 con/kg
 Trứng cua
 Cua con mới nở

2.2. Vật liệu nghiên cứu
 Cơng trình ni
 Hộp xốp: Thể tích 80cm x 60cm x 50cm, số lượng 10 hộp
 Chậu nhựa: Thể tích 5 lít, số lượng 2 chậu
 Khay nhựa: Kích cỡ 10cm x 5cm, số lượng 2 khay
 Xô nhựa: Thể tích 5 lít, số lượng 1 cái
 Ca nhựa: Thể tích 300ml, số lượng 1 cái
 Dụng cụ đo mơi trường
 Dụng cụ đo pH: Sử dụng test đo pH do Thái Lan sản xuất.
 Dụng cụ đo nhiệt độ: Nhiệt kế thuỷ ngân với độ chính xác 10C
 Dụng cụ kiểm tra độ tăng trưởng
 Dụng cụ đo khối lượng: Sử dụng cân điện tử với độ chính xác 0,001g
 Dụng cụ đo kích thước: Sử dụng thước kẹp palme có độ chính xác 1mm
 Một số thiết bị và dụng cụ khác: Một cuộn băng dính: loại to 5cm, kính
hiển vi điện tử, máy ảnh, đèn pin.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ 23/3/2011 đến ngày
30/6/2011
Địa điểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt,
khoa Nông - Lâm - Ngư, Đại học Vinh, Hưng Nguyên,Nghệ An.


13

2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cua đồng
 Xác định cơ cấu giới tính
 Xác định mùa vụ sinh sản



Theo dõi tập tính cặp đơi và sinh sản của cua đồng

 Xác định sức sinh sản tương đối, tuyệt đối
2.4.2. Thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống cua đồng
 Chuẩn bị thùng nuôi
 Thu thập và lựa chọn cua bố mẹ
 Kỹ thuật nuôi thuần dưỡng cua đồng bố mẹ
 Chăm sóc và quản lý
 Kỹ thuật cho đẻ
2.4.3. Thử nghiệm kỹ thuật ương giống cua đồng
 Chuẩn bị thùng nuôi
 Thu thập và lựa chọn cua con giống
 Kỹ thuật ương giống cua đồng
 Chăm sóc và quản lý


14

Tên đề tài

Tìm hiểu đặc điểm sinh học
sinh sản của cua đồng

cấu về
giới
tính
của
cua
đồng


Mùa
vụ
sinh
sản
của
cua
đồng

Kỹ Thuật sản xuất
giống cua đồng

Sức
sinh
sản
của
cua
đồng

Chuẩn
bị
thùng
ni
cua
đồng

Thu
thập
và lựa
chọn
cua bố

mẹ

Kỹ
thuật
ni
thuần
dưỡng
cua bố
mẹ

Thử nghiệm kỹ thuật ương giống cua bố mẹ

Chuẩn bị
thùng
nuôi
cua đồng

Thu thập

lựa chọn
cua con

Kỹ thuật
ương
giống
cua đồng

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và kiến nghị


Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Chăm
Sóc

quản lý

Chăm
sóc

quản

cua


15

2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Cua đồng

Thí nghiệm 1 (TN1)
Thử nghiệm kỹ thuật sản xuất
giống cua đồng

TN1-1

TN-2

TN1-3


Thí nghiệm 2 (TN2)
Thử nghiệm kỹ thuật sản xuất
ương giống cua đồng

TN2-1

TN2-2

TN2-3

Thu thập số liệu

Xử lý số liệu

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Đề tài có 2 thí nghiệm được tiến hành song song với nhau. Mỗi thí nghiệm
được lặp lại 3 lần. Tất cả các thí nghiệm đều được bố trí trong hộp xốp.
Thí nghiệm thứ 1: Được tiến hành nhằm mục đích thử nghiệm sản xuất
giống cua đồng (Somanithelphusa sinensis).
Cua được thu thập và chọn lọc là những con khoẻ mạnh, đầy đủ phụ bộ,
khơng bị đóng rêu. Cua được chọn phải là cua có kích cỡ lớn từ 7gr trở lên để
nuôi thuần dưỡng và cho sinh sản.
 Chăm sóc và quản lý
 Chăm sóc


Loại thức ăn: - Thức ăn từ động vật: Cá tạp, ốc bươu vàng, phế phẩm lò

mổ, phế phẩm từ thức ăn còn sống (ruột cá, thịt mỡ, da heo).



16

- Thức ăn từ thực vật: Cám gạo, cám ngô, rau muống, chồi
non của lúa, cỏ, rau muống.


- VitaminC
Phương pháp cho ăn: Cho ăn ngày 2 lần sáng sớm và chiều muộn, buổi

chiều lượng thức ăn nhiều hơn buổi sáng. Tổng lượng thức ăn bằng 7-15% khối
lượng cơ thể cua, cho ăn điều chỉnh theo lượng thức ăn dư thừa trong thùng xốp.
Lượng thức ăn cho ăn vào buổi sáng khoảng 10-15% khối lượng thức ăn cần cho,
buổi chiều 85-90% khối lượng thức ăn.
 Quản lí: Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH nước. Mỗi ngày
tiến hành đo 2 lần vào 7 giờ sáng và 14 giờ buổi chiều. Hai ngày thay nước 1 lần
vào chiều tối.
Tiến hành theo dõi các yếu tố môi trường thường xuyên để kịp thời xử lý.
 Thí nghiệm thứ 2: Được tiến hành mục đích thử nghiệm ương giống cua đồng
(Somanithelphusa sinensis) cua con được thu thập con cua khỏe mạnh
Lấy cua con của những cua mẹ ở bố trí ở thí nghiệm TN1 để bố trí ương
giai đoạn cua con tách từ cua mẹ trong 4 tuần tuổi khoảng thời gian tách chênh
lệch trong cua mẹ trong 1 ngày, sau khi tách cua con nuôi chung chúng trong 1
ngày, sau đó chọn những con nhanh nhẹn, khỏe mạnh có kích cỡ tương đương
nhau để bố trí thí nghiệm mối thùng bố trí 100 con chiều dài và chiều rộng của
mai la 2mm/con và trọng lượng trung bình là 0,004/con

Hình 2.3. Cua con mới nở



17

 Chăm sóc và quản lý
 Chăm sóc ương cua đồng
 Loại thức ăn : trong suốt thời gian thí nghiệm sử dụng 3 loại thức ăn cho
cua như sau
 Công thức 1: Trùn chỉ rửa sạch rồi cho cua ăn
 Công thức 2: thức ăn chế biến gồm 50% cá tạp băm nhỏ + 25% cám gạo và
cám ngô trộn chung và nấu chín bảo quản trong 3 ngày để cua ăn dần sau
đó làm thức ăn mới
 Cơng thức 3: Khoai mì khơ ngâm nước rữa sạch dùng máy sinh tố xay
nhuyễn

Hình 2.4. Trùn chỉ

Hình 2.5. Thức ăn chế biến

Hình 2.6.Khoai mì giã nhuyễn

Phương pháp cho ăn : cho cua ăn 2 lần/ ngày, sáng 7h-8h, chiều 16h-17h
lượng ăn tối đa, đối thức ăn khoai mì và chế biến, lấy toàn bộ thức ăn cũ ra và
thay thức ăn mới, thay nước 1 lần/ ngày, mỗi lần thay 50-70% nước cũ vào buổi
chiều, trước khi cho cua ăn và nâng mực nước khoảng 1-3cm
2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.3.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cua đồng
- Tỷ lệ giới tính
- Tỷ lệ thành thục
2.5.3.2. Thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống cua đồng
- Diễn biến các yếu tố môi trường trong thùng thí nghiệm

- Các chỉ tiêu sinh sản


18

- Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cua đồng
- Tỷ lệ cua ôm trứng
2.5.3.3. Thử nghiệm kỹ thuật ương giống cua đồng
- Diễn biến các yếu tố mơi trường trong thùng thí nghiệm
- Xác định tốc độ tăng trưởng của cua đồng
- Tỷ lệ sống của cua đồng giống
2.53.3.1.Xác định Các chỉ tiêu sinh sản
Thường xuyên kiểm tra cua bố mẹ, khi thấy dấu hiệu bắt cặp và giao vỹ hay là
ơm trứng thì tiến hành quan sát và theo dõi để
Xác định chỉ tiêu sinh sản
- Sức sinh sản của cua mẹ : Xác định số lượng trứng/cá thể: Thu các cá thể mẹ
mang trứng và đếm thủ công bằng cách tách riêng từng trứng bằng kim.
- Sức sinh sản tuyệt đối : Là số lượng trứng thu được của một cá thể trong
một lần đẻ
- Sức sinh sản tương đối : Là số lượng trứng thu được trên một đơn vị khối
lượng cơ thể cua mẹ (Trứng/g khối lượng cơ thể cua).
- Tỷ lệ cua ôm trứng
- Tỷ lệ sống của cua đồng giống :
2.5.4. Phương pháp xử lí số liệu
 Số liệu được tổng hợp, phân tích và xử lí bằng phần mềm Excel.
 Cơng thức tính giá trị trung bình:

1 n
x
xi


n i 1
x : Giá trị trung bình
x i : Giá trị mẫu thứ i
n: Tổng số mẫu được xác định
* Tốc độ tăng trưởng
 Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Average daily growth)


19

W2 - W1
ADG

=

(g,cm/ngày)
Thời gian ni (T)

Trong đó: W1 và W2 là khối lượng, chiều dài, chiều rộng thân cua tại thời
điểm trước và thời điểm sau.
* Tỷ lệ sống
T2
TLS

=

* 100%
T1


Trong đó:

T2: Số lượng cua thu hoạch
T1: Số lượng cua thả

2.5.5. Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và
phần mềm SPSS v16.0.


×