Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện nam đàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

TRƯƠNG THỊ THÀNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
CẮT TỈA CÀNH ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT
AMATA 765 TRONG ĐIỀU KIỆN XUÂN VỤ XUÂN
2012 TẠI HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NƠNG HỌC

NGHỆ AN - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
-------------

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
CẮT TỈA CÀNH ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT
AMATA 765 TRONG ĐIỀU KIỆN XUÂN VỤ XUÂN
2012 TẠI HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NƠNG HỌC


Người thực hiện :
Lớp
:
Người hướng dẫn :

Trương Thị Thành
49K2 - Nông học
ThS. Nguyễn Văn Hoàn

NGHỆ AN - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian giúp sinh viên có điều kiện rèn luyện tính
tự lập, sáng tạo, bổ sung những kiến thức mới từ thực tiễn áp dụng cho công việc
sau khi ra trường.
Tôi xin cam đoan trong q trình nghiên cứu, bản thân ln nhiệt tình với
cơng việc.Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nghệ An, tháng 5 năm 2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này ngồi sự phấn đấu của bản thân.
Tơi cịn nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của hai thầy giáo là Th.s
Nguyễn Văn Hoàn và Th.s Nguyễn Tài Toàn người đã giúp đỡ tôi trong thời
gian thưc hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm - Ngư đã sắp xếp bố trí và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian

làm đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động
viên tôi trong thời gian thực tập cũng như trong suốt khóa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trương Thị Thành

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CT

Công thức

KLTB

Khối lượng trung bình

NSCT

Năng suất cá thể

NSTT


Năng suất thực thu

LSD0,05

Sai khác nhỏ nhất giữa các công thức

CV%

Độ biến động giữa các lần lặp

ĐC

Đối chứng

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1


2.

Mục đích, yêu cầu ..................................................................................... 2

3.

Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài. ........................................ 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4

1.1.1.

Cơ sở khoa học .......................................................................................... 4

1.1.2.

Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 8

1.1.3.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ........................................................... 8

1.2.

Tình hình nghiên cứu cây dưa chuột trên thế giới .................................... 9

1.2.1.


Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của cây dưa chuột .............................. 9

1.2.2.

Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới ........................................... 9

1.3.

Tình hình nghiên cứu cây dưa chuột ở Việt Nam ................................... 11

1.3.1.

Nghiên cứu phục tráng giống dưa chuột ................................................. 11

1.3.2.

Nghiên cứu về biện pháp canh tác cây dưa chuột ................................... 11

1.3.3.

Nghiên cứu về phân bón cho cây dưa chuột ........................................... 13

1.4.

Tình hình sản xuất dưa chuột .................................................................. 14

1.4.1.

Tình hình sản xuất dưa chuột Trên thế giới ............................................ 14


1.4.2.

hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam ....................................................... 15

1.4.3.

Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ....................................................... 16

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19
2.1.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 19

iv


2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 19

2.3.

Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 19

2.4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 19

2.4.1.


Công thức thí nghiệm .............................................................................. 19

2.4.2.

Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 20

2.4.3. Các quy trình kỹ thuật áp dụng ................................................................... 20
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 23

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
3.1.

Tỷ lệ mọc mầm và thời gian gieo đến mọc của cây dưa chuột .............. 24

3.2.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột ................... 25

3.3.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa chuột ..... 28

3.4.

Động thái ra lá và của dưa chuột qua các công thức ............................... 33

3.5.


Khả năng phân cành của dưa chuột qua các công thức ........................... 36

3.6.

Tình hình sâu bệnh hại dưa chuột trên các cơng thức thí nghiệm ........... 38

3.6.1.

Tình hình sâu hại ..................................................................................... 39

3.6.2.

Tình hình bệnh hại: ................................................................................. 40

3.7.

Đặc điểm giới tính của các cơng thức thí nghiệm ................................... 41

3.8.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa chuột ....................... 45

3.9.

Các chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả ............................................ 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................ Error! Bookmark not defined.
1.


Kết luận ................................................... Error! Bookmark not defined.

2.

Kiến nghị ................................................. Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 52
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 53

v


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột ở một số nước trên thế giới từ
năm 2008-2010 .................................................................................. 14
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004 ......... 16
Bảng 1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn nghiên cứu tại vùng nghiên cứu ............ 18
Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian gieo đến mọc của cây dưa chuột ........ 24
Bảng 3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột ............. 24
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các cơng thức ........ 29
Bảng 3.4. Động thái ra lá của dưa chuột qua các công thức .............................. 34
Bảng 3.5. Khả năng phân cành của dưa chuột qua các công thức ..................... 37
Bảng 3.6. Tình hình sâu, bệnh hại dưa chuột trên các cơng thức thí nghiệm ........ 38
Bảng 3.7. Biểu hiện giới tính và khả năng ra hoa đậu quả của các công thức......... 42
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất dưa chuột ở các công thức .............. 45
Bảng 3.9. Các chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả ....................................... 49

vi



DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các cơng thức ........ 30

Hình 3.2.

Động thái ra lá của dưa chuột qua các cơng thức ............................. 35

Hình 3.3.

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dưa chuột qua
các công thức ..................................................................................... 47

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng và là thực phẩm cần thiết
không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Đặc biệt khi lương thực và các loại thức
ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Ngành sản xuất
rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các loại cây rau hằng năm, hai năm là
một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây rau truyền
thống, nó được trồng lâu đời trên thế giới cũng như ở Việt Nam và trở thành thực
phẩm thông dụng hiện nay. Trước đây dưa chuột được dùng như một loại quả

tươi để giải khát là chủ yếu. Khi thị trường trong nước và thế giới được mở rộng,
nhu cầu của người tiêu dung ngày càng phong phú thì việc đa dạng hoá cách sử
dụng là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn thường
nhật dưới dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua, đóng hộp...Dưa chuột
cịn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất,
dưa chuột có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, thải độc, lợi tiểu và giảm cân.
Ngoài ra, dưa chuột cũng được xem như một loại “thần dược” của phái
đẹp. Nhiều hãng mỹ phẩm hiện nay đã sử dụng chiết xuất từ dưa chuột để làm
mát và tái tạo da, đặc biệt đối với da đầu. Nước dưa chuột có thể được coi là loại
nước tonic tuyệt hảo và giúp se khít lỗ chân lông. Không những vậy trong thành
phần dưa chuột dưa chuột có chứa tới 96% là nước, chứa axit ascorbic một dạng
của vitmin C và axit caffeic, chất xơ, kèm theo rất nhiều các loại khoáng chất
khác như silica, kẽm, magiê. Giá trị dinh dưỡng trong 100g: Đạm 0,6g, đường
1,2g, chất béo 0,1g, chất xơ 0,7g, nước 95g, năng lượng 10kcal, các vitamin và
khoáng chất, kali (150mg/100g), phốt pho (23mg/100g), canxi (19mg/100g),
natri (13mg/100g), sắt (1mg/100g), vitamin B, C, tiền vitamin A (có trong vỏ
dưa), vitamin E (có trong vỏ dưa).[10]

1


Dưa chuột (Cucumis sativus L.) có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng và
khơng địi hỏi nhiều kỹ thuật mà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Song trong thời
gian qua, các giống dưa chuột trồng ở Việt Nam đang bộc lộ một số khuyết điểm
như dễ mắc phải một số loại sâu bệnh hại, chất lượng quả không cao. Đặc biệt so
với các nước trên thế giới thì năng suất dưa chuột nước ta đang còn thấp chỉ đạt
20-50 tấn/ ha trong khi đó các nước phát triển như Pháp, Israel, Nhật Bản … đạt
tới 110-180 tấn/ ha.Vì vậy vấn đề tăng năng suất dưa chuột đang là vấn đề cần
thiết ở nước ta[25]. Mặc dù ở nước ta đã có những nghiên cứu nhằm tăng năng
suất dưa chuột như nghiên cứu về phân bón, nghiên cứu về biện pháp phòng trừ

sâu bệnh hại, chọn giống.. Nhưng nghiên cứu về phương pháp cắt tỉa cành dưa
chuột đang ít được quan tâm ở nước ta.
Kỹ thuật cắt tỉa cành dưa chuột là kỹ thuật cắt cành cấp 1, cấp 2... chỉ giữ
lại một số cành để tạo các dạng thân chính cho cây nhằm ưu tiên sự phát triển của
thân chính từ đó tăng tỷ lệ đậu quả và giảm thiểu được mức độ sâu bệnh hại, kéo
dài thời gian thu hoạch cho cây dưa chuột từ đó tăng năng suất cho cây dưa
chuột. Vì vậy phương pháp cắt cành dưa chuột đang là hướng nghiên cứu mới
cho việc góp phần tăng năng suất và giảm thiểu sâu bệnh hại cho dưa chuột. Xuất
phát từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng phát triển và năng suất
của giống dưa chuột Amata 765 trong điều kiện xuân vụ xuân 2012 tại huyện
Nam Đàn - tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích, yêu cầu
* Mục đích
- Thí nghiệm nhằm xác định biện pháp cắt tỉa cành phù hợp với sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của dưa chuột tại huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ
An.
- Góp phần hồn thiện quy trình canh tác dưa chuột cho năng suất cao phù
hợp với điều kiện sinh thái tại Nam Đàn - Nghệ An.
* Yêu cầu

2


- Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến sinh trưởng và phát
triển của dưa chuột.
- Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến mức độ sâu bệnh hại
của dưa chuột.
- Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành đến năng suất và yếu tố
cấu thành năng suất cũng như phẩm chất của dưa chuột.

3. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của đề tài.
* Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thêm bước chăm sóc mới trong quy trình trồng cây dưa chuột
khi sản xuất ở điều kiện của địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về sinh
trưởng, phát triển của cây dưa chuột trên địa bàn huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ
An làm cơ sở cho việc thâm canh để tăng năng suất, phẩm chất của dưa chuột.
- Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên
cứu, giảng dạy cho các nhà định hướng chiến lược phát triển cây rau, các nhà
khoa học, các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên, nơng dân... về
đặc tính nơng sinh học, kỹ thuật thâm canh cây dưa chuột.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài bổ sung một số giải pháp kỹ thuật mới trong thâm canh cây dưa
chuột như biện pháp cắt tỉa, góp phần hồn thiện quy trình sản xuất dưa chuột
theo hướng tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng dưa chuột.
- Qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng việc cắt tỉa cành đến khả năng
sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm bệnh và năng suất của dưa chuột, từ đó tìm
ra được phương pháp cắt tỉa phù hợp để đưa ra khuyến cáo cho người dân địa
phương, góp phần đề xuất hướng tác động giúp vùng chuyên canh trồng dưa
chuột đạt năng suất cao. Đồng thời có thể tiếp tục nghiên cứu để mở rộng cho các
vùng trồng dưa chuột khác có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Trong hệ thống các biện pháp canh tác, sử dụng giống tốt là yếu tố hàng

đầu quyết định tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Giống là tư liệu sản
xuất không thể thiếu được, chọn giống tốt sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón,
thuỷ lợi và đảm bảo sản lượng trong những điều kiện bất thuận như: Ngập úng,
hạn hán, sâu bệnh, phèn, mặn,… vì vậy giống được xem là tư liệu sản xuất, là
tiền đề cho việc nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao trong sản xuất nơng nghiệp.
Tất cả các khâu của q trình sản xuất giống cây trồng đều nhằm mục đích
cuối cùng là tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng
chống chịu với các điều kiện bất thuận cũng như các đối tượng sâu bệnh hại.
Trong các khâu của quá trình sản xuất thì giống là một yếu tố hết sức quan
trọng, là yếu tố đầu tư ít tốn kém, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên,
nhiều loại cây trồng lại mang tính khu vực hố cao, mọi tính trạng và đặc tính
đều biểu hiện trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định như: đất đai, khí hậu,
thời tiết và các biện pháp kỹ thuật.
Thực tế cho thấy một số giống tốt được đưa vào sản xuất qua một số
năm đã trở nên thoái hoá giữa tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như:
thời tiết, khí hậu và trình độ thâm canh của người dân làm cho năng suất,
phẩm chất giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, việc chọn
tạo thử nghiệm và so sánh, khảo nghiệm, đánh giá một số đặc điểm nông học
để tạo ra các giống ưu việt nhất, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với từng vùng
sinh thái và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại chính đang là vấn đề đáng
quan tâm hiện nay của các nhà chọn giống.
Không chỉ giống mà yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trị khơng kém phần
quan trọng, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như thế nào là vấn đề không

4


thể xem nhẹ bởi trong quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất thì
yêu cầu các mức đầu tư khác nhau. Nếu áp dụng không hợp lý không những
mang lại hiệu quả khơng cao mà cịn ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, khả

năng kháng và lây lan dịch bệnh.
1.1.1.1. Vai trò của việc cắt tỉa cành đối với cây trồng
Sự phát triển thân, cành, lá là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng sinh
trưởng, phát triển và hình thành năng suất của cây trồng. Tuy nhiên, cây sinh
trưởng quá mạnh, thân lá tăng nhanh, chất dinh dưỡng phải phân bố để phát triển
thân lá khó tập trung để ni quả do đó làm giảm năng suất.
Kỹ thuật cắt tỉa là một trong những kỹ thuật có vai trị quan trọng giúp cây
trồng có bộ tán thích hợp, phục hồi nhanh, các cành lộc sau này khỏe thuận lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển sau này.
- Cắt tỉa cành, lá làm thơng thống, hạn chế sâu bệnh trú ngụ và phá hại đặc
biệt là bệnh thán thư gây thối quả.
- Cắt tỉa cành, lá giúp tăng cường hiệu quả của việc bón phân và thuốc bảo
vệ thực vật.
- Cắt tỉa cành lá giúp loại bỏ những cành lá già, cành vô hiệu tập trung chất
dinh dưỡng vào sản phẩm cuối cùng là quả, mang lại chất lượng thơm ngon.[16]
1.1.1.2. Đặc điểm của cây dưa chuột
. Đặc điểm thực vật học
* Bộ rễ: Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt vì vậy bộ rễ
phát triển yếu hơn các cây khác trong họ như bí ngơ, dưa hấu, dưa thơm. Bộ rễ
dưa chuột ưa ẩm, không chịu khô hạn cũng không chịu ngập úng. Rễ phân bố ở
tầng đất 0-30 cm nhưng hầu hết tập trung ở tầng đất 15-20 cm. Thời kỳ cây còn
nhỏ rễ phát triển yếu khả năng sinh trưởng cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ,
độ ẩm đất và thời gian bảo quản hạt giống.
* Thân: Thân cây dưa chuột thuộc loại leo bò, thân mảnh, nhỏ. Chiều
dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường
chỉ dài từ 0,5 - 2,5 m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao

5



có thể thành lập nhiều rễ bất định. Thân trịn hay có góc cạnh, có lơng ít nhiều
tùy giống. Thân là nơi kết nối giữa bộ rễ và lá, vận chuyển chất khoáng do bộ rễ
hút lên và chất hữu cơ do bộ lá tổng hợp nuôi cây. Ở thời kỳ 2-5 lá thân cây
phát triển kém nhưng sau khi cây đạt cao nhất về sinh khối, thân vống rất nhanh
và ra hoa
* Lá: Lá dưa chuột gồm có 2 loại: lá mầm và lá thật: Lá mầm có hình
trứng, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây.
Lá thật có 5 cánh chia thuỳ nhọn, trên lá có lơng cứng, ngắn. Màu sắc là thay đổi
theo giống, xanh vàng hoặc xanh sẫm. Lá làm nhiệm vụ chủ yếu là tổng hợp chất
hữu cơ nuôi cây.
* Hoa: Trên cây dưa chuột thông thường có 2 loại: hoa đực và hoa cái.
Hoa đực mọc thành chùm ở nách lá, hoa đực ra trước hoa cái ra sau. Hoa cái
thường mọc đơn, cuống ngắn và mập hơn hoa đực. Hoa có màu vàng và thụ phấn
nhờ côn trùng(ong mật). Trong điều kiện nhiệt độ thấp, trời âm u, gió lớn bầu
nỗn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở.
* Quả: Lúc cịn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi.Trái từ khi
hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, khi chín trái chuyển
sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo
giống, có thể thu trái từ 8 - 10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái không chỉ tùy
thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc vào độ
chắc của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái. Trái chứa hạt màu trắng
ngà trung bình có từ 200 - 500 hạt/ trái.[2]
* Đặc điểm sinh thái
* Độ ẩm đất và khơng khí: u cầu về độ ẩm của cây dưa chuột là rất lớn
85 - 95% và độ ẩm khơng khí là 90-95% đứng đầu họ bầu bí do rễ dưa chuột chỉ
phát triển ở tầng đất mặt nên yêu cầu nước rất cao, nhất là thời kỳ ra hoa, tạo quả.
Tuy nhiên ẩm độ khơng khí cao lại giúp cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.
* Nước: Dưa chuột ở các thời kỳ khác nhau: hạt nảy mầm yêu cầu lượng
nước 50% trọng lượng hạt. Thời kỳ cây con thân lá và bộ rễ phát triển còn yếu


6


lượng nước tiêu hao ít nên u cầu nước có mức độ ( 70 - 80% ), thời kỳ ra hoa
đến thu quả yêu cầu nước lớn nhất ( 80 - 90% ). Dưa chịu hạn rất yếu, thiếu nước
cây sinh trưởng kém và tích luỹ lượng cucurbitaxina là chất gây đắng trong quả.
Đất thiếu nước, khô hạn làm cho hạt mọc chậm, thân lá sinh trưởng kém, cây còi
cọc. Dưa chịu hạn rất yếu thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy lượng
cucurbitaxina là chất gây đắng trong quả [19]
* Nhiệt độ: Dưa chuột giống như các cây trong họ bầu bí là rất mẫn cảm
với sương giá, đặc biệt khi nhiệt độ thấp dưới 00C, trời có tuyết, nhiệt độ ban
đêm khoảng 3 -40C. Vì vậy dưa chuột và các loại bí ngơ u cầu khí hậu ấm áp,
ơn hồ và khơ ráo để sản xuất lớn. Dưa chuột thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ
thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuôt là 20 - 300 C, nhiệt độ
cao hơn sẽ làm nhừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ 35 - 400 C cây sẽ chết.
Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống, thông thường ngày
ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thời tiết vùng đồng bằng cho
phép dưa chuột ra hoa trái quanh năm.
* Ánh sáng: Dưa chuột ưa ánh sáng ngày ngắn, cây thích hợp cho sinh
trưởng và phát dục ở độ dài chiếu sáng 10 - 12 giờ / ngày, cường độ ánh sáng
trong phạm vi 15,000 - 17,000 lux [15]. Nếu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng
dài thì hoa đực nhiều, hoa cái ít và muộn. Phản ứng của dưa chuột đối với ánh
sáng thay đổi theo giống và thời vụ gieo trồng. Ánh sáng yếu và thiếu, trời âm u
làm cây sinh trưởng kém, hoa cái ra muộn, máu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa dễ bị
rụng. Nếu thiếu ánh sáng nghiêm trọng thì năng suất thấp, chất lượng giảm,
hương vị kém.
* Đất trồng: Đất trồng dưa chuột có yêu cầu nghiêm khắc do bộ rễ phát
triển yếu, sức hấp thụ của rễ lại kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân
cao dễ làm bộ rễ dưa vàng khơ thâm đen. Vì thế đất trồng phải có thành phần cơ
giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ pH từ 5,5 - 6,8, thích hợp

nhất là 6,5. Dưa chuột cũng có thể sinh trưởng trong đất hơi kiềm ( độ pH = 7,5 ).
Đất trồng dưa chuột cần phải luân cạnh triệt để, luân canh với cây trồng khác họ
trồng phải xa nơi bị ô nhiễm.

7


1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột. Như đối với các vùng nam bộ thì
dưa chuột có thể trồng quanh năm. Gieo trồng cây dưa chuột đã trở thành tập
qn lâu đời của người nơng dân Việt Nam nói chung và người nơng dân Nghệ
An nói riêng, nhưng trình độ sản xuất còn rất thấp, chủ yếu dựa vào những lợi
thế và điều kiện tự nhiên về khí hậu đất đai. Sản xuất còn quảng canh nên việc
đầu tư không được quan tâm, kỹ thuật canh tác vẫn theo phương thức truyền
thống, chưa có những hướng dẫn mang tính hệ thống khoa học như những cây
trồng khác.
Tại Nghệ An, diện tích trồng dưa chuột được trồng hầu hết các huyện
nhưng điển hình nhất là huyện Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Anh Sơn…
Tuy nhiên qua nhiều năm gieo trồng giống đã bộc lộ một số nhược điểm như
mẫn cảm với một số loại sâu bệnh, sản lượng không ổn định, chất lượng quả
giảm. Sự tiếp thu khoa học của người dân về các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc
cịn nhiều hạn chế, không áp dụng các kỹ thuật trồng kiểu mới như phương pháp
thủy canh, kỹ thuật cắt tỉa…hay áp dụng không hợp lý cho từng giống dưa chuột.
Sản xuất nhỏ lẻ, ít đầu tư làm năng suất của cây dưa chuột giảm mạnh và năng
suất đang còn thua xa các nước đang phát triển.
Cây dưa chuột là loại cây là loại cây thân leo khả năng sinh trưởng mạnh,
tốc độ ra lá, phân nhánh nhanh. Do đó, với các kỹ thuật tác động thích hợp góp
phần cân bằng sự sinh trưởng, loại bỏ cành vô hiệu tập trung dinh dưỡng cho
những cành hữu hiệu để tạo hoa, tạo quả là hết sức cần thiết.

1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Thời gian sinh trưởng của dưa chuột biến động từ 60 - 80 ngày. Thời gian
sinh trưởng dinh dưỡng của dưa chuột kéo dài 30 - 40 ngày tùy thuộc vào giống
và điều kiện ngoại cảnh. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý
quan trong nhất của dưa chuột là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và
sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trưởng phát triển đặc trưng là sự ra hoa, thụ
phấn và hình thành quả.

8


Dưa chuột ra hoa trong khoảng thời gian 28-45 ngày tùy vào điều kiện tự
nhiên. Tốc độ tăng trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 8
ngày sau khi nở hoa, và thời gian kéo dài thu hoạch thường 22 -35 ngày.
1.2. Tình hình nghiên cứu cây dưa chuột trên thế giới
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của cây dưa chuột
Dưa chuột có nguồn gốc ở Ấn Độ giữa vịnh Bengal và dãy Hymalayas
cách nay hơn 3.000 năm và giống dưa này được mang đi dọc theo hướng Tây
Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu (Seankeo, 1994). Vào thế kỷ 16, dưa
chuột được mang tới Trung Quốc (Keopraparl, 1997)Tatlioglu (1993) cho rằng
Trung Quốc là trung tâm khởi nguyên thứ hai của dưa chuột. Dưa chuột được
trồng ở Trung Quốc khoảng 100 năm trước công nguyên Moshorov E, (1968) với
việc phát hiện ra dạng cây 100 hoa cái trong tập đoàn giống nhập từ Trung Quốc
cũng cho rằng dưa chuột đã được trồng ở Trung Quốc từ lâu đời.[23]
Phân loại khoa học Cucumis sativus L.
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo )

: Cucurbitales


Họ (familia) : Cucurbitaceae
Chi (genus) : Cucumis
Lồi (species): C. sativus

1.2.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới
Các nghiên cứu về dưa chuột trên thế giới chủ yếu là về công tác giống và
cơng nghệ canh tác có ứng dụng kỹ thuật cao. Hiện có hơn 80% diện tích được
trồng là giống lai (F1). Đây cũng là nguyên nhân tác động đến việc tăng diện tích,
sản lượng dưa leo đáng kể. Đối với công tác nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật cao
trong canh tác đang tập trung nhiều vào các kỹ thuật trồng dưa chuột trong nhà
kính, nhà có mái che, nhà lưới và cơng nghệ sản xuất dưa chuột an tồn (rau sạch).
1.2.2.1. Nghiên cứu về giống dưa chuột
Năm 2005, Naseem Amhmad và cộng sự (Phịng thí nghiệm ni cấy mơ
thực vật trường Đại học Aligarh Muslim, Ấn độ) đã nuôi cấy sinh khối của

9


Cucumis sativus L. từ các đoạn mắt. Thêm vào chất thủy phân casein đến tín hiệu
cảm ứng chồi (MS+BA) làm tăng số lượng chồi. Thế hệ chồi tốt nhất được quan
sát trên môi trường MS trung gian chứa 1,0 μM 6-benzyladenine (BA) và 200
mg/l chất thủy phân casein, Rễ phân lập mọc chồi nhỏ đã cho kết quả với 1,0 μM
α- NAA trong MS½, Cây con nhờ đó được tạo thành. [17]
Các nhà nghiên cứu (Jafar Mohammadi và cộng sự, 2007) Trường Đại
học,Cao đẳng Nông nghiệp Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nhân giống vơ tính Cucumis
sativus L.từ mơ chồi ngọn, kết quả thu được có ích lợi cho việc làm giảm giá
thành sản xuất lai tạo giống. Cây con dần dần thích nghi mơi trường bên ngồi
ống nghiệm và phát triển dưới điều kiện nhà kính[3].
1.2.2.2. Nghiên cứu về biện pháp canh tác cây dưa chuột
Nhóm các nhà nghiên cứu (M.H. R. Paramanik và cộng sự, 2000) thuộc

trường đại học Shimane (Nhật Bản) nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ và ánh sáng
trên sự tiết độc tố của rễ dưa leo trong nuôi trồng thủy canh. Một loại dưa leo
Nhật Bản được trồng trong buồng tăng trưởng dưới sự điều khiển của nhiệt độ và
ánh sáng có thêm than hoạt tính (AC) vào dung dịch dinh dưỡng. Kết quả thu
được là tỷ lệ dịch tiết từ rễ cây trong giai đoạn sinh trưởng và sinh sản tăng theo
nhiệt độ và quang kỳ dài.[3]
Ban Khoa học về đất và cây trồng nhiệt đới Trường Đại học Hawai (B.A.
Kratky, 2003) trồng dưa chuột trong chậu nhựa, dùng phương pháp thủy canh
đơn giản để trồng dưa chuột. Qua nghiên cứu đã đưa ra nhận xét phương pháp
này là phương pháp thủy canh không hồi lưu, không cần bơm và nguồn điện.[1]
1.2.2.3. Nghiên cứu về cắt tỉa cành cây dưa chuột
Michele Hébert tại Đại học Alaska Fairbanks nghiên cứu quy trình trồng
dưa chuột trong nhà kính trong đó có kỹ thuật cắt tỉa, tạo cành cho cây dưa chuột.
Ông dựa trên cơ sở:
- Nên tỉa bớt cành, chồi, lá, hoa và trái của dưa chuột để cây duy trì một sự
cân bằng thích hợp giữa sinh trưởng và phát triển.Tỉa hoa, quả để tối đa hóa trong
sản xuất. Tận dụng tối đa khả năng sử dụng ánh sáng của cây trồng để có được
năng lượng mặt trời cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển.

10


- Nếu tán lá dày đặc làm cho diện tích bị che bóng lớn dẫn đến khả năng
quang hợp của cây kém. Số hoa sản xuất phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của
nách lá nên khi cắt tỉa cành, lá giúp cây phát triển thêm chồi nách.
- Nếu trái trên cây được hình thành tại một thời điểm quá nhiều thì cây
khơng cung cấp đủ dinh dưỡng để ni quả dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp.
Qua đó ơng đưa ra kỹ thuật cắt tỉa cành như sau:
+ Buộc dây làm trụ đỡ cho dưa chuột từ trên thanh ngang của nhà kính
theo 2 hàng dọc (A)

+ Sauk hi trồng cung cấp đầy dinh dưỡng cho cây dưa chuột phát triển
+ Cắt bỏ các ngọn của cành cấp 1 khi cây phân cành chừa lại 2 mắt (B)
+ Để lại hai mắt mọc ra cành cấp 1(C). Khi trái cây trên cành cấp đầu tiên
đã được thu hoạch thì tiến hành cắt bỏ (D). Lặp lại quá trìn này cho các cành cấp
1 tiếp theo (E)
+ Đổi mới theo quy trình này sẽ duy trì năng suất cho cây dưa chuột.
(Các ký tự A,B… là các bước hướng dẫn theo hình minh họa ở tài liệu [14])
1.3. Tình hình nghiên cứu cây dưa chuột ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu phục tráng giống dưa chuột
Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Phạm Văn Dũng: Nghiên cứu phục tráng
giống dưa chuột Phú Thịnh cho thấy giống dưa chuột Phú Thịnh đã được phục
tráng đạt được các chỉ tiêu đề ra dựa trên những đặc điểm của giống dưa chuột
gốc ban đầu; Giống dưa chuột đã phục tráng có độ đồng đều cao hơn so với
giống dưa chuột ngồi sản xuất. Với cơng thức bón phân cho 1 ha là: 120 N và
90 K2O và khoảng cách 30 x 60 cm cả hai vụ xuân Hè và Đông, cây dưa chuột
Phú Thịnh sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.[16]
1.3.2. Nghiên cứu về biện pháp canh tác cây dưa chuột
Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Phạm Văn Dũng: Nghiên cứu phục tráng
giống dưa chuột Phú Thịnh cho thấy giống dưa chuột Phú Thịnh kết quả cho thấy:
- Giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất dưa chuột là hỗn hợp giá thể
than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1.

11


- Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa chuột trên giá thể là
132kg N - 121kg P2O5 - 198kg K2O cho một ha.
- Bón phân hữu cơ cho năng suất khơng thua kém so với bón phân vô cơ
nhưng lại cho hàm lượng nitrate trong quả thấp hơn. Phân NPK Realstrong
cho năng suất dưa chuột cao và phẩm chất tốt hơn 3 loại phân cịn lại.

- Bón phân cho dưa chuột theo chu kỳ 8lần/ ngày thích hợp nhất

- Để giảm hàm lượng nitrate trong quả thì khơng nên thu họach quả
vào ngày thứ 5 sau bón phân (chu kỳ bón phân 8 ngày/ lần).[21]
Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh: Nghiên cứu sản xuất dưa
chuột an toàn và chất lượng cao. Tác giả đã đề xuất quy trình sản xuất mà người
nơng dân tại các vùng chuyên canh dưa chuột áp dụng trước đây chưa phù hợp
với đặc tính sinh trưởng, phát triển của giống cũng như yêu cầu về vệ sinh an
toàn thực phẩm. Áp dụng theo quy trình sản xuất dưa chuột an toàn chất lượng
tốt, năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, hơn nữa chất
lượng sản phẩm hồn tồn đảm bảo khơng chỉ cho người tiêu dùng mà cho cả
người sản xuất cũng như môi trường canh tác. Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa
chuột an tồn chất lượng cao áp dụng cho các mơ hình trình diễn là phù hợp với
trình độ thâm canh của nơng dân vùng mơ hình cũng như đặc tính sinh trưởng
phát triển của các giống sử dụng. Mơ hình sản xuất dưa chuột an toàn chất lượng
cao tại các địa phương đã khẳng định được nông dân vùng chuyên canh dưa
chuột hồn tồn có thể tiếp thu và sản xuất dưa chuột an tồn theo quy trình cụ
thể. Tuy nhiên để có được sự khác nhau giữa dưa chuột sản xuất theo quy trình
an tồn và theo quy trình bình thường của nơng dân thì cần có chính sách tiêu thụ
sản phẩm. Về giải pháp tổ chức sản xuất dưa chuột an tồn: Tổ chức theo mơ
hình nhóm hộ hoặc tập thể trên cùng một địa bàn dưới hình thức cổ phần sản xuất
và tiêu thụ dưa chuột an tồn có nhãn mác và bao bì ghi địa chỉ sản xuất với giá
cao hơn 50 - 100% so với giá thơng thường. Về chính sách phát triển sản xuất và
tiêu thụ dưa chuột an toàn, chất lượng cao: Cần có chính sách khuyến khích sản
xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm này đáp ứng “tam giác” lợi ích người

12


sản xuất, người kinh doanh cũng như người sử dụng sản phẩm dưa chuột an tồn

nói riêng và các sản phẩm nơng nghiệp an tồn khác nói chung.[22]
1.3.3. Nghiên cứu về phân bón cho cây dưa chuột
Châu Thị Minh Ngọc năm 2009 - 2010 tại Huế khảo sát ảnh hưởng của N
và K khi kết hợp trong môi trường thủy canh kết quả cho thấy Dưa chuột phát
triển tốt trong môi trường dinh dưỡng của nghiệm thức N5 không sử dụng
NH4NO3, được bổ sung 50ppm canxi (Ca) và được bổ sung thêm 43,47 ppm N
và giảm 38,52 ppm K. Tổng nồng độ N trong nghiệm thức N5 là 201,25 ppm và
K là 352,69 ppm cho năng suất (g/cây) cao nhất: Mùa mưa (2210,25 ±76,00) và
mùa khô (2625,56 ± 83,00).[3]
Năm 2009 Trần Thị Lệ, Nguyễn Thị Hồng Phương Đại học Nông Lâm
Huế nghiên cứu khả năng thay thế một phần đạm vô cơ bằng một số chế phẩm
(phân) sinh học cho cây dưa chuột.Kết quả cho rằng Đạm có vai trị quan trọng
trong quá trình sinh thưởng và phát triển của cây dưa chuột Amata 765 khi giảm
lượng đạm xuống 50 % thì hầu hết các chỉ tiêu như số quả hữu hiệu trên cây,
trọng lượng trung bình quả, tỷ lệ đậu quả, năng suất lý thuyết và năng suất thực
thu thấp hơn so với sưr dụng 100% lượng đạm theo khuyến cáo. Sử dụng lượng
đạm như khuyến cáo (70kg N/ ha) thì vẫn đảm bảo được về dư lượng nitrat trong
sản phẩm rau quả theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới.[23]
Theo Tạ Thị Thu Cúc, 1979 để đạt năng suất khoảng 30 tấn/ha yêu cầu
lượng phân nguyên chất N-P 2O -5 K 2O l à 170 kg với tỉ lệ (51+41+78). Tuy
nhiên đối với các giống lai cho năng suất cao hiện nay thì yêu cầu phân bón cũng
cao hơn. Về hiệu suất sử dụng phân, dưa leo cần nhất là kali đến đạm, sau cùng
là lân. Dưa chuột có đặc điểm là phản ứng nhanh chóng với dinh dưỡng trong đất
nhưng lại không chịu được nồng độ phân cao. Vì vậy lượng phân bón được thúc
nhiều lần thay vì bón tập trung trong vụ.Trung bình 1 tấn dưa lấy đi của đất
2,75kg N; 1,46kg P 2O 5; 4,42kg K 2O và 33kg CaO. Ở giai đoạn đầu của sự
sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác, đến khi dưa phân nhánh
và kết trái dưa hấp thụ mạnh kali (IFA. 1992). [20]

13



1.4. Tình hình sản xuất dưa chuột
1.4.1. Tình hình sản xuất dưa chuột Trên thế giới
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2010 diện tích trồng dưa chuột trên thế giới
khoảng 2.903,90 ha, năng suất đạt 30,230 tấn/ha, sản lượng đạt 57.559,83 nghìn
tấn. Số liệu từ bảng thống kê cho thấy Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa
chuột lớn nhất thế giới. Về sản lượng Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu với 40.709
nghìn tấn. Sau Trung Quốc là Nhật Bản với sản lượng 587,8 nghìn tấn. [9]
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột ở một số nước trên thế giới
từ năm 2008-2010
Diện tích
(nghìn ha)

Quốc gia

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2008

2009

2010

2008


2009

2010

2008

2009

2010

Thế giới

2.631,
7

2.699,
9

2.903,
9

16,7

14,6

30,2
3

44.073,
0


39.320,
7

57.559,8
3

Trung
Quốc

1.702,
8

1.752,
8

1.988,
5

16,6

13,3

41.1
8

28.247,
4

23.247,

4

40.709,5
6

Nhật Bản

12,5

12,4

12,1

50,2

50,0

48,5
8

627,4

620,2

587,8

Indonesia

52,9


53,0

53,4

10,2

10,9

10,2
5

540,1

576,0

547,4

Mexico

17,1

17,1

16,5

27,4

27,4

28,9

9

475,4

475,4

477,37

Thái Lan

28,0

28,0

23,5

7,9

7,9

10,1

222,0

222,0

236,95

Canada


2,1

2,3

2,3

101,
4

23,5

22,7
3

212,4

54,2

52,07

Cuba

16,8

11,4

9,66

8,3


9,7

9,6

139,3

110,4

92,7

Israel

1,0

1,0

1,4

107,
7

116,
9

82.7
3

107,7

116,9


115,82

Pháp

0,6

0,7

1,85

184,
8

184,
6

74,9
6

116,6

120,0

138,75

Ấn Độ

18,0


18,0

23,9

6,7

6,7

6,35

120,0

120,0

151,7

Hungary

1,0

1,2

0,99

56,6

45,0

38,7
6


55,4

51,7

37,99

Italya

2,1

2,1

2,3

34,6

35,2

28,6

71,5

74,0

63,84

14



8
Malaysia

3,1

3,1

3,13

18,6

18,6

19,0

57,6

57,6

59,47

Banglades
h

7,3

7,3

7,67


5,1

5,1

7,19

36,7

36,7

55,15

Australia

0,4

0,5

0,49

38,9

26,1

24,6
9

15,9

11,9


12,1

Philippines

1,8

1,8

1,82

6,5

6,7

6,29

11,4

12,0

7,3

Pakistan

1,3

1,3

1,2


59,7

59,7

6,08

7,5

7,5

8,4

(Ng̀n: FAO.org)
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của các nước trên
thế giới đều tăng qua các năm. Do nhu cầu về rau xanh nói chung và dưa chuột
nói riêng của người tiêu dùng ngày càng cao khi lương thực và các loại thức ăn
giàu đạm được đảm bảo. Đặc biệt là ở các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật
Bản, Anh, Canada, Đức...
Số liệu thống kê từ Fruit-Inform (cơ quan thông tin về rau quả) cho thấy,
giá trái cây và rau tại khu vực EU tăng từ 0,3 đến 2,3 lần so với cùng thời kỳ năm
2009. Tăng trưởng của chỉ số giá rau quả chủ yếu bị ảnh hưởng bởi giá của hai
loại rau được tiêu dùng phổ biến là dưa chuột và cà chua, với mức giá trung bình
tăng tương ứng là 3,2 là 3,0 lần so với cùng kỳ năm trước.[5]
1.4.2. hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Diện tích trồng rau cả năm 2006 là 644,0 (nghìn ha) tăng 29,5% so với
năm 2000 (452,9 nghìn ha), năng suất đạt 149,9 tạ/ha. Tổng sản lượng rau cả
nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt giá trị 144,000 tỷ đồng (tương đương 900 triệu USD),
chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam, trong khi diện tích chỉ chiếm 6%.
Như vậy bình qn sản lượng rau sản xuất trên đầu người đạt 115 kg/ người/

năm, tương đương mức bình qn tồn thế giới và gấp đơi trung bình của các
nước ASEAN (57 kg/ người/ năm). Kim ngạch xuất khẩu rau, quả và hoa cây
cảnh trong 5 năm (2000 - 2004) đạt 1,222 triệu USD, trong đó khoảng 60% kim
ngạch xuất khẩu rau. Dưa chuột là một trong những loại rau chủ lực, có diện tích
19,874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 33,537 tấn chỉ đứng sau cà chua.[8]

15


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004
Loại rau

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Cà chua

20,648

17,34

357,210

Dưa chuột

19,874


16,88

33,537

Dưa hấu

18,140

17,82

322,890

Đậu rau

7,681

6,87

52,760

Cải các loại

26,184

22,64

592,805
(Nguồn: GSO.org.vn)

Các vùng trồng dưa chuột lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc

thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP.Hồ Chí
Minh, đồng bằng sông Cữu Long như Tân Hiệp-Tiền Giang, Châu Thành-Cần
Thơ, Vĩnh Châu-Sóc Trăng, Tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt,
Đơn Dương, Đức Trọng và vùng Duyên hải Nam Trung bộ (Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú n). Diện tích trồng dưa chuột chiếm 19,874 ha, năng suất đạt 16,88
tấn/ ha và sản lượng đạt 33,537 tấn chỉ đứng sau cà chua, Rau quả nước ta tuy đa
dạng, phong phú và có diện tích lớn. Nhưng sự phát triển chưa theo yêu cầu của
thị trường, quy trình canh tác chưa đồng đều, nhiều nơi còn lạc hậu. Mặc dù sản
xuất rau phân bố đều trong cả nước, nhưng đa số phát triển với diện tích manh
mún, nhỏ lẻ. Phần lớn rau không đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chất
lượng, kích thước, hình dạng, số lượng nên khơđủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.4.3. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
Vị trí địa lý
Nam đàn là một huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi. Diện tích tự nhiên là
29382,02 ha, rộng 10 km từ Tây sang Đông, dài 30 km từ Bắc xuống Nam.
Trung tâm huyện cách thành phố vinh 20km. Đi qua huyện có 2 trục giao thơng
lớn là quốc lộ 46 và quốc lộ 15A, cả huyện có 23 xã và 1 thị trấn và có 159,433
người dân sinh sống,

16


×