Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc từ lá đu đủ, lá cỏ siam và hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
------------

LÊ THỊ NGA

KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ THUỐC THẢO MỘC TỪ LÁ ĐU ĐỦ, LÁ CỎ
SIAM VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU XANH BƯỚM TRĂNG
(Pieris rapae Linnaeus) HẠI RAU HỌ HOA THẬP TỰ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

VINH – 5/2012


2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khố luận này là
hồn tồn trung thực và do bản thân thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2012 –
5/2012 tại phịng thí nghiệm Sinh thái côn trùng Nông nghiệp và Trại thực nghiệm
Nông học, Trung tâm thực hành thí nghiệm Trường Đại học Vinh dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh và các kỹ thuật viên phụ trách phịng thí nghiệm.
Và tơi xin chịu trách nhiệm trước Tổ Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Lâm
Ngư và Trường Đại học Vinh về đề tài nghiên cứu này.
Nghệ An, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Nga


LỜI CẢM ƠN


3

Trong suốt q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của thầy cô giáo Khoa Nơng Lâm Ngư, chính quyền địa phương nơi nghiên cứu, gia
đình và bạn bè.
Nhân dịp này, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến
TS. Nguyễn Thị Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi
thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin gửi đến ThS. Phan Thị Giang, ThS. Hà Thị
Thanh Hải, KS. Đinh Bạt Dũng đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
tơi thực hiện đề tài trong phịng thí nghiệm và Trại thực nghiệm Nông học lời cảm
ơn chân thành.
Xin cảm ơn chính quyền địa phương và bà con nơng dân xã Hưng Đông,
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong việc
điều tra và thu thập mẫu vật.
Và đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên và
tạo điều kiện giúp đỡ tôi về kinh phí cũng như tinh thần cho tơi có thể hồn thành
khố luận này.
Nghệ An, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Lê Thị Nga


4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài ............................................................ 9

2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 11
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 11
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 12
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 12
1.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 12
1.1.1.1. Biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại ........................................................ 12
1.1.1.2. Thuốc thảo mộc ......................................................................................... 12
1.1.1.3. Cơ chế tác động của thuốc thảo mộc lên cơ thể sâu hại .............................. 13
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 14
1.2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ hoa Thập tự ở Việt Nam và trên thế giới
................................................................................................................................... 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu SXBT hại rau họ hoa Thập tự ở trên thế giới .............. 16
1.2.3. Tình hình nghiên cứu SXBT hại rau họ hoa thập tự ở Việt Nam ................... 17
1.2.4. Tình hình nghiên cứu thuốc thảo mộc ............................................................ 18
1.2.4.1. Tình hình nghiên cứu thuốc thảo mộc trên thế giới ..................................... 18
1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu thuốc thảo mộc ở Việt Nam ...................................... 19
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 20
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 20
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 20
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu sâu hại và thiên địch trên rau họ HTT ................ 21
2.3.3. Phương pháp thử nghiệm sử dụng thuốc thảo mộc phịng trừ SXBT trong
phịng thí nghiệm....................................................................................................... 22


5

2.3.4. Phương pháp thử nghiệm sử dụng thuốc thảo mộc phịng trừ SXBT ngồi
đồng ruộng ................................................................................................................ 22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 24
3.1. Thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ HTT ở trại thực nghiệm Nông học
năm 2012 ................................................................................................................... 24
3.2. Kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ siam phòng trừ
SXBT ......................................................................................................................... 28
3.3. Hiệu lực phịng trừ SXBT hại rau họ HTT trong phịng thí nghiệm .................. 35
3.4. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ Thập tự ngoài đồng ruộng
................................................................................................................................... 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 43
1. Kết luận ................................................................................................................. 43
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 47


6

DANH MỤC CÁC CHỮCÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

CP


Chế phẩm

HTT

Hoa thập tự

P. rapae

Pieris rapae

SXBT

Sâu xanh bướm trắng


7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự ở trại thực nghiệm Nông học, năm
2012 ........................................................................................................................... 24
Bảng 3.2. Thành phần thiên địch trên rau họ HTT ở trại thực nghiệm Nông học,
năm 2012 ................................................................................................................... 26
Bảng 3.3. Hiệu lực phịng trừ SXBT trong phịng thí nghiệm bằng thuốc thảo mộc
chiết xuất từ lá đu đủ (Chế phẩm I – CPI) ................................................................ 35
Bảng 3.4. Hiệu lực phòng trừ SXBT trong phịng thí nghiệm bằng thuốc thảo mộc
chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ Siam (Chế phẩm II – CPII) ....................................... 37
Bảng 3.5. Hiệu lực phòng trừ SXBT ngoài đồng ruộng bằng thuốc thảo mộc chiết
xuất từ lá đu đủ (Chế phẩm I – CPI) ......................................................................... 39
Bảng 3.6. Hiệu lực phịng trừ SXBT ngồi đồng ruộng bằng thuốc thảo mộc chiết
xuất từ lá đu đủ và lá cỏ Siam (Chế phẩm II – CPII) ................................................ 41



8

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ (CPI).................... 28
Hình 3.2. Cây đu đủ và lá đu đủ .................................................................................. 28
Hình 3.3. Kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ vá lá cỏ siam ......... 31
Hình 3.4. Cây cỏ siam ................................................................................................. 32
Hình 3.5. cây đu đủ ..................................................................................................... 32
Hình 3.6. Hiệu lực phịng trừ SXBT của CPI với các nồng độ khác nhau trong
phịng

thí

nghiệm…………………………………………………………………..26
Hình 3.7. Hiệu lực phịng trừ SXBT của CPII với các nồng độ khác nhau trong …29
Hình 3.8. Hiệu lực phịng trừ SXBT của CPI với các nồng độ khác nhau ngồi
đồng ruộng ................................................................................................................ 39
Hình 3.9.Hiệu lực phòng trừ SXBT của CPII với các nồng độ khác nhau ngồi
đồng ruộng ................................................................................................................ 41
Hình 3.10. Một số hình ảnh về đề tài ........................................................................ 46


9
MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Nơng nghiệp đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong sản
xuất nông nghiệp, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn
nhất là kiểm sốt các lồi sâu hại cây trồng. Theo thống kê của tổ chức nông lương

thế giới (FAO) cho thấy: các loại cây trồng trên đồng ruộng hiện nay phải chống đỡ
với hơn 100.000 loài sâu hại khác nhau, 10.000 loài nấm, 200 loài vi khuẩn, 600
loài tuyến trùng và 600 loài virus gây bệnh. Hằng năm có khoảng 20% sản lượng
lương thực thực phẩm trên thế giới bị mất trắng (Trần Thị Thanh, 2003) [12].
Để khắc phục tình trạng trên, con người đã tích cực tìm kiếm các biện pháp
phòng chống các tác nhân gây hại, nhiều biện pháp khác nhau đã được sử dụng,
trong đó có biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chúng đóng một vai trò quan
trọng trong hệ thống canh tác nông nghiệp trong một thời gian dài và mang lại hiệu
quả cao ở phạm vi sử dụng rộng lớn. Có thể nói, không một biện pháp bảo vệ mùa
màng nào hiệu quả hơn biện pháp hóa học về mặt qui mô và hiệu quả.
Nhưng các biện pháp hóa học đã bộc lộ ngày càng nhiều những khuyết điểm
của nó, sau khi dùng chất diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu hóa học, môi trường bị ô
nhiễm, con người bị ngộ độc và cả khu hệ sinh vật đi kèm cũng bị ảnh hưởng làm
mất cân bằng sinh thái. Điều nghiêm trọng hơn là tình trạng gia tăng liều lượng và
thời gian phun thuốc hóa học chống sâu bệnh đã tạo nên dư lượng thuốc không cho
phép trên rau màu và lương thực, là nguyên nhân gây nhiễm độc cho khoảng 1,5
triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 25 nghìn người bị tử
vong (WHO, 1998), (dẫn theo Nguyễn Công Thuật, 2012) [15].
Trước thực trạng này, các nhà khoa học nông nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra
phương pháp mới trong phịng trừ và tiêu diệt các lồi sâu hại cây trồng.
Một trong những phương pháp đó là kiểm soát sinh học: nghiên cứu sử dụng
nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh thiên địch, các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc thảo
mộc có khả năng phòng trừ, tiêu diệt sâu hại cây trồng hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn của con
người. Đặc biệt, yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại ngày càng gia tăng như


10
một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp
cho cơ thể những chất cần thiết như protein, axit hữu cơ, vitamin và các chất

khống. Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là làm tăng khả năng kích
thích tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn
nhiều protid, lipid, gluxit làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày, làm tăng khả năng
tiêu hoá (Viện dinh dưỡng Quốc gia, 2009) [21].
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng rau của người tiêu dùng ngày
càng cao. Để đảm bảo năng lượng lượng cần thiết thì một người phải dùng từ 250 –
300 (g) rau/ngày (Hồ Thị Xuân Hương, 2004) [7].
Về mặt kinh tế, rau đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Theo số
liệu thống kê, trong tháng 2 năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt
Nam đạt 41,13 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2010 (Thông tin thương
mại Việt Nam 2011) [14].
Về mặt xã hội, sản xuất rau góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tạo
công ăn việc làm cho người nơng dân. Để phịng chống dịch hại cây trồng, con
người đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) được coi là biện pháp chủ lực đã và đang phát huy vai trò phòng chống
nhiều loại dịch hại. Song việc lạm dụng thuốc hoá học BVTV đã gây nhiều hậu quả
như ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây ô nhiễm mơi trường, tăng tính chống
thuốc của dịch hại, tiêu diệt thiên địch, phá vỡ cân bằng sinh học gây ra nhiều vụ
“bùng nổ” sâu hại (Phạm Bình Quyền, 1994) [11].
Để hạn chế tác hại của thuốc hóa học và khống chế được sự phát triển của
dịch hại thì xu hướng chính trong BVTV là Quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng
(IPM) mà việc sử dụng biện pháp sinh học thay thế biện pháp hoá học là then
chốt. Đây đã, đang và sẽ là hướng đi đúng đắn nhằm mục đích tạo nên một nền
nơng nghiệp bền vững.
Rau xanh gồm nhiều họ khác nhau, trong đó rau họ hoa thập tự chiếm hơn
50% tổng sản lượng rau và xuất hiện hầu như quanh năm trên thị trường. Đây là loại
rau có giá trị dinh dưỡng và đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy mà các loại rau
này được rất nhiều người ưa thích và được trồng rộng rãi khắp cả nước. Tuy nhiên
do đặc điểm của nhóm rau này có thân, lá mềm yếu và chứa nhiều chất dinh dưỡng



11
kết hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, rau họ hoa Thập tự bị nhiều loài
sâu phá hại như sâu xanh bướm trắng, sâu tơ,… gây ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng rau (Phạm Thị Nhất, 1993) [9].
Trong tập đoàn sâu hại họ Thập tự thì sâu xanh bướm trắng là loại dịch hại nguy
hiểm ở nhiều vùng trồng rau trong cả nước. nó là lồi đa thực khơng chỉ gây hại trên họ
rau Thập tự và gây thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, tơi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc từ lá đu đủ, lá cỏ siam và hiệu lực
phòng trừ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus hại rau họ hoa thập tự”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và sử dụng thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ
siam để phòng trừ sâu xanh hại rau họ hoa thập tự góp phần hoàn thiện biện pháp quản
lý tổng hợp (IPM) sâu hại cây trồng, làm giảm thiệt hại do chúng gây ra mang lại hiệu
quả kinh tế cao đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ con người.
Xây dựng kỹ thuật điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ siam
đơn giản, dễ làm và hiệu quả phòng trừ sâu hại cao để khuyến cáo cho nông dân.
3. Nội dung nghiên cứu
(1) Xác định thành phần loài sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa Thập
tự ở Trại thực nghiệm Nông học.
(2) Kỹ thuật sản xuất điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ siam.
(3) Thử nghiệm hiệu lực của thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ siam
phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ hoa Thập tự trong phịng thí nghiệm.
(4) Thử nghiệm hiệu lực của thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ
siam phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ hoa Thập tự ngoài đồng ruộng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của thuốc thảo mộc chiết xuất từ
lá đu đủ và lá cỏ siam đối với sâu xanh hại rau họ hoa Thập tự để:
- Có thêm tài liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh bướm
trắng (P. rapae).

- Đóng góp dẫn liệu khoa học, góp phần làm cơ sở cho việc đư ra biện pháp
quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ
cho người sản xuất và tiêu dùng, góp phần tăng năng suất cây trồng.


12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1.1. Biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại
* Khái niệm về biện pháp sinh học (BPSH)
BPSH là thuật ngữ được Smith và Armitage đưa ra đầu tiên vào năm 1920.
Từ đó đến nay đã rất nhiều khái niệm về BPSH được các tác giả đưa ra và phát
triển. Tuy nhiên khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay là: “BPSH là việc
sử dụng các vi sinh vật hay các sản phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn
ngừa hay giảm bớt tác hại của các sinh vật gây ra” (Tổ chức đấu tranh sinh học thế
giới - IOBC, 1971) (Dẫn theo Trần Thị Thanh Hoa, 2009) [5].
Quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM và IPM-B) bao gồm nhiều biện
pháp trong đó BPSH được coi là biện pháp nền tảng và trọng tâm.
* Các kỹ thuật của biện pháp sinh học bao gồm:
- Bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loài thiên địch trong tự nhiên.
- Sử dụng đa dạng sinh học trong nông nghiệp.
- Nhân nuôi và lây thả thiên địch.
- Biện pháp di truyền.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ các nhóm vi sinh vật như
virus, vi khuẩn, nấm ký sinh côn trùng, tuyến trùng, động vật đơn bào.
Với các loại thuốc sinh học BVTV:
- Thuốc thảo mộc
- Dầu khống sinh học

- Pheromone
- Chất điều hịa sinh trưởng
- Chế phẩm từ VSV trừ sâu, bệnh
1.1.1.2. Thuốc thảo mộc
Thuốc thảo mộc là 1 trong những loại thuốc sinh học BVTV được điều
chế từ các 1 hay nhiều bộ phận của cây có chứa chất độc diệt sâu hại.


13
Trên thế giới có khoảng 2000 loài cây có thể diệt được sâu hại, trong đó
khoảng 10 – 12 cây được dùng phổ biến.
Ở Việt Nam có khoảng 160 – 180 loài cây chứa chất độc có khả năng chiết
xuất để diệt trừ được sâu hại.
Ưu điểm:
- Thuốc có tác động bằng con đường tiếp xúc, một số tác động xông hơi và
vị độc. Chất độc tác động chủ yếu làm tê liệt hệ thần kinh nên côn trùng bị chết rất
nhanh.
- Thuốc an toàn đối với cây, trong một số trường hợp cịn kích thích cây
trồng phát triển.
- Thuốc ít làm côn trùng kháng thuốc, phân huỷ nhanh và ít tích luỹ trong cơ
thể động vật máu nóng, ít ảnh hưởng đến sinh vật có ích và mơi trường.
- Ngồi trừ sâu thuốc cịn diệt được nhện đỏ.
- Dễ điều chế và sử dụng.
Nhược diểm:
- Phạm vi tác động hẹp chỉ diệt được một số loài nhất định.
- Mất thời gian dài để trồng trọt và thu hái do cây mọc rải rác khó thu hoạch,
cịn nếu trồng thì giá thành đắt.
- Dễ bị phân huỷ dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
(Nguyễn Thị Thúy - Bài giảng Thuốc BVTV, 2011) [16].
1.1.1.3. Cơ chế tác động của thuốc thảo mộc lên cơ thể sâu hại

Loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc này khơng tạo nên tính kháng của dịch hại,
không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác
động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của
côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản.
Quá trình xâm nhập, di chuyển và tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật
- Một số loại thuốc thảo mộc có mùi khó chịu với côn trùng gây hại có tác
dụng xua đuổi hoặc gây ngán ăn
- Một số loại chứa độc tố có tác dụng tiếp xúc, vị độc
- Một số loại độc tố tác dụng đến hoocmon sinh sản hoặc ngăn cản sự lột xác.


14
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, hướng nghiên cứu và sử dụng thuốc thảo mộc phòng trừ sâu hại cây
trồng đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan
tâm. Sử dụng thuốc thảo mộc phòng trừ sâu hại là một hướng nghiên cứu tuy đã từ
lâu và có rất nhiều thành công, bởi vì nó nhiều ưu điểm hơn các biện pháp khác như
không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không làm mất cân bằng sinh học, ít ảnh
hưởng đến các nhóm thiên địch, dễ điều chế,…
Trên thế giới, người ta cũng đã tập trung nghiên cứu về thuốc trừ sâu sinh học
BVTV vì nó hạn chế được nhiều nhược điểm của thuốc hóa học BVTV. Trên thế giới
có khoảng 2000 loài cây có thể diệt được sâu hại, trong đó khoảng 10 – 12 cây được
dùng phổ biến.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về sử dụng Ở Việt Nam có khoảng 160
– 180 loài cây chứa chất độc có khả năng chiết xuất để diệt trừ được sâu hại. Và đến
nay đã có được nhiều thành công với các cơng trình nghiên cứu, điều chế thuốc
BVTV có nguồn gốc thực vật.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ hoa Thập tự ở Việt Nam và trên thế
giới

Rau họ hoa thập tự là loại cây quan trọng và được trồng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới. Thành phần rau họ hoa Thập tự khá phong phú và được trồng
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, thành phần sâu hại ở từng khu vực
cũng khác nhau, có loài gây hại mạnh ở vùng này nhưng sang vùng khác lại gây hại
không đáng kể. Ở Jamaica có 14 loài gây hại, trong đó có 7 lồi sâu hại chính, riêng
sâu tơ Plutella xylostella Linnaus và sâu khoang Spodoptera litura Fabr. gây hại 74
– 100% năng suất của cây cải bắp (Alam, 1992) [22]. Kết quả nghiên cứu trong 2 năm
1993 – 1994 ở Canada cho thấy có 2 loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy quan trọng nhất là
Plutella xylostella và Pieris rapae. Ở Đơng Nam nước Mỹ có 2 lồi nguy hiểm nhất là
Plutella xylostella và Tricho Plusiani Hunbner (Cart Wringht B., 1990) [23]
Theo một số nghiên cứu ở châu Á về sâu hại rau họ Hoa Thập tự cho thấy, ở
Malayxia có 3 loài gây hại nghiêm trọng là sâu tơ (Plutella xytostella), sâu xanh


15
bướm trắng (P. rapae), sâu kéo màng (Hellula undalis), ở Indonexia có 2 lồi chính
là Plutella xytostella, Crocidolomia binotalis (Mohammad Imanet al, 1986) [26].
Ở Việt Nam, rau họ hoa Thập tự là cây trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả
nước, nhưng đồng thời thành phần các loài sâu hại cũng đa dạng và phát sinh gây
hại. Theo kết quả điều tra cơ bản cơn trùng các tỉnh phía Bắc 1967 – 1968 đã ghi
nhận được 23 loài thuộc 13 họ và 6 bộ, trong đó có 14 loài thường xuyên gây hại
(Trần Đăng Hòa, 2007) [6].
Theo kết quả điều tra năm 1995 của Lê Văn Trịnh ở đồng bằng sơng Hồng
ghi nhận được 31 lồi thuộc 16 họ và 7 bộ, trong đó có 12 loài gây hại rõ rệt là sâu
tơ (Plutella xytosstella), sâu khoang (Spordoptera litura Fabr.),... (Lê Văn Trịnh,
1999) [18].
Cho tới nay đã ghi nhận được trên 30 loài sâu hại rau họ Thập tự trong cả
nước, trong đó có 1 số loài gây hại thường xuyên ở các vùng trồng rau như: Sâu tơ
(Plutella xylostella), bọ nhảy (Phyllotreta striolata), rệp muội (Brevicoryne
barassicae L.), ngoài ra cịn có một số lồi gây hại nặng mang tính cục bộ như sâu

xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.).
Sâu hại xuất hiện phổ biến với mật độ tương đối cao trên rau họ hoa Thập tự
là sâu tơ, rệp xám hại cải, sâu khoang, bọ nhảy và sâu xanh bướm trắng. Trong đó,
sâu khoang, sâu xanh bướm trắng xuất hiện rải rác trong suốt vụ rau, chúng gây hại
nặng với mật độ cao trên bắp cải vụ muộn từ tháng 2 đến tháng 5 (Hồ Thị Thu
Giang, 2002) [2].
Ở Việt Nam có 5 loài sâu hại chủ yếu trên rau họ hoa Thập tự gồm: sâu tơ,
sâu khoang, bọ nhảy sọc cong, sâu xanh bướm trắng và rệp muội hại rau (Hồ Khắc
Tín và cộng sự, 1982) [13].
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thế
Nghiệp (2003) [10] về sâu hại rau họ hoa Thập tự tại xã Võ Cường – Bắc Ninh đã
phát hiện có 7 loài xuất hiện thường xuyên trên rau họ hoa Thập tự. Trong đó, bọ
nhảy, sâu khoang, sâu tơ là dịch hại phổ biến nhất còn các loài khác trong đó có sâu
xanh bướm trắng (Pieris rapae) xuất hiện ở mức ít phổ biến và gây hại không đáng
kể. Kết quả của Nguyễn Văn Đĩnh về “Sâu hại rau chủ yếu trồng trong nhà có mái
che ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai) và Đặng Xá (Gia Lâm) Hà Nội năm 2003 – 2004”


16
cho thấy có 6 loài gây hại phổ biến là sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ, bọ
nhảy, rệp cải và ruồi đục lá (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004) [1].
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy được sự phong phú và đa dạng về
thành phần và số lượng loài. Trong đó sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) là một
trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, xuất hiện phổ biến trên các vùng
sản xuất rau họ HTT. Nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) và các
biện pháp phòng trừ chúng là vấn đề đang được quan tâm ở các vùng trồng rau
trong cả nước và trên thế giới.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu SXBT hại rau họ hoa Thập tự ở trên thế giới
Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) thuộc họ bướm phấn Pieridae, bộ
cánh vảy Lepidoptera là một trong các loài sâu hại nghiêm trọng trên rau họ hoa

Thập tự hiện nay. Sâu xanh bướm trắng phân bố rộng hầu như khắp các nước trồng
rau trên thế giới, có phạm vi ký chủ rộng gần 35 loài thuộc 9 họ thực vật khác nhau
như họ Thập tự, họ bách hợp, họ cúc,... Trong đó, rau họ Thập tự bị sâu xanh bướm
trắng gây hại phổ biến.
Ở Trung Quốc, sâu xanh bướm trắng là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất
chỉ sau sâu tơ. Ở khu vực phía Bắc và Đơng Bắc có 3 – 4 lứa/năm nhưng ở phía
Nam và Tây Nam - Trung Quốc lên tới 7 - 8 lứa/năm. Sâu phát sinh gây hại nặng
thậm chí thành dịch từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng 9. Theo Liu,
Brough và Norton (1995) [25], nhiệt độ từ 24 0C – 30 0C và độ ẩm trong khoảng
82% - 90% là điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển số lượng quần thể sâu xanh
bướm trắng trên đồng ruộng.
Theo Liu và Wang (1994), có tới 19 loài ong ký sinh, 34 loài bắt mồi ăn thịt
là thiên địch của sâu xanh bướm trắng. Trong số các loài ong ký sinh, có tới 5 lồi
đóng vai trị quan trọng trong điều hòa số lượng quần thể sâu xanh bướm trắng trên
đồng ruộng là: Pteromalus sp., Apatales glomeratus, A. rubecula, P. puparum và
Phryxe vulgaris. Loài P. puparum phát sinh mạnh trong tháng 5 và tháng 6, tỷ lệ
nhộng bị ký sinh khoảng 60% ở Hàng Châu, khoảng 35% – 60% ở Quỳ Châu –
Trung Quốc và tới 70 – 80% ở An Huy. Loài A. glomeratus là ký sinh quan trọng ở
vùng thung lũng sông Trường Giang với tỷ lệ ký sinh lên tới 90% trong tháng 6 và


17
tháng 7. Loài P. vulgaris là ký sinh nhộng chủ yếu ở vùng Đông Bắc – Trung Quốc
với tỷ lệ ký sinh trên nhộng từ 40% - 60% (dẫn theo Hồng Thị Hường, 2009) [8].
Vùng phía Đơng Nam của Canada, Godin et al. (1998) qua 2 năm nghiên cứu
1993 – 1994 trên cây trồng vụ sớm đã phát hiện có 6 loài ký sinh sâu xanh bướm
trắng. Ở vụ muộn, sâu xanh bướm trắng có tỷ lệ bị ký sinh trên 43% (dẫn theo
Nguyễn Thị Hạnh, 2009) [4].
Nghiên cứu của Mecully et al. (1992), cho biết ở Mexico có 3 đỉnh cao của
sâu xanh bướm trắng vào các tháng 6, 9 và 11. Rau bắp cải thường bị sâu xanh

bướm trắng phá hại nhiều hơn rau súp lơ. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, côn trùng bắt
mồi ăn thịt có thể làm giảm mật độ trứng và sâu non sâu xanh bướm trắng gây hại
trên rau họ hoa thập tự 51% - 79% (dẫn theo Nguyễn Thị Hạnh, 2009) [4].
Từ các kết quả nghiên cứu sâu xanh bướm trắng ở các nước trên thế giới,
cho thấy sâu xanh bướm trắng là lồi có khả năng thích nghi ở nhiều vùng có điều
kiện sinh thái khác nhau.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu SXBT hại rau họ hoa thập tự ở Việt Nam
Hiện nay, sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) là đối tượng phát sinh gây
hại nghiêm trọng và phổ biến trên các vùng trồng trồng rau trong cả nước.
Theo kết quả nghiên cứu những năm 1997 – 1999 tại Viện Bảo vệ thực vật
thấy rằng ở điều kiện khí hậu vùng đồng bằng sơng Hồng thì thời gian mỗi lứa sâu
xanh bướm trắng chịu tác động chủ yếu của nhiệt độ khơng khí, cịn mật độ sâu tại
mỗi đỉnh cao lại chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa. Theo nghiên cứu của
Viện BVTV cho thấy tại đồng bằng sông Hồng mỗi năm có thể có 15 lứa sâu gối
tiếp nhau nhưng đỉnh cao mật độ dẫn đến gây hại chỉ vào tháng 2 và tháng 5 (Phạm
Văn Tuất, 1999) [17]
Một trong những yếu tố quan trọng hạn chế và điều hòa số lượng sâu xanh
bướm trắng trên đồng ruộng là kẻ thù tự nhiên của chúng. Việc xác định thành phần
và đánh giá vai trò của thiên địch là nền tảng cơ bản trong quản lý dịch hại cây
trồng. Thành phần thiên địch của sâu hại cũng khá phong phú bao gồm các loài ký
sinh, bắt mồi ăn thịt, nấm, vi khuẩn, virus. Lê Văn Trịnh (1999) cũng thu thập được
20 loài thiên địch sâu hại rau họ hoa Thập tự ở vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm
13 lồi cơn trùng và nhện bắt mồi, 3 lồi ong ký sinh và 4 tác nhân gây bệnh trong


18
đó cơn trùng bắt mồi ăn thịt đóng vai trị quan trọng trong việc hạn chế số lượng côn
trùng (Lê Văn Trịnh, 1999) [17].
Theo Thái Thị Ngọc Lam (2009) khi mật độ sâu non sâu xanh bướm trắng là
10 con/m2 chỉ cần thả 1 bọ xít nâu viền trắng/ 1m2 và mật độ sâu non là 20 con/m2

thả 2 con BXNVT là hoàn toàn khống chế được mật độ sau 12 ngày (Thái Thị Ngọc
Lam, 2009) [3].
Đại học Cần Thơ cũng đã nghiên cứu và đưa ra 2 chế phẩm sinh học Biobac
và Biosar có khả năng phòng trừ 2 bệnh thường gặp trên lúa là đốm vằn và cháy lá.
Chế phẩm Biobac được sản xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương, có khả
năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn. Còn chế phẩm
Biosar là sản phẩm được chiết xuất từ một số loài thực vật, có khả năng kích thích
tính kháng bệnh cháy lá lúa (đạo ơn) do nấm Pyricularia gây ra. Điều chế từ nấm có
sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học VIBAMEC với hoạt chất Abamectin được phân lập
từ quá trình lên men nấm Steptomyces avermitilis, diệt trừ được các lọai sâu như
sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn,...
Sử dụng vi sinh vật gây bệnh phòng trừ sâu xanh bướm trắng đã thu được
những thành công nhất định. Năm 2006, Lê Thùy Quyên đã ứng dụng chế phẩm
nấm Metarhizium anisopliae sorok để tiêu diệt sâu xanh bướm trắng hại su hào bắp
cải, sâu khoang hại cà chua,... cho kết quả trừ trên 70% (Lê Văn Trịnh, 1999) [17].
1.2.4. Tình hình nghiên cứu thuốc thảo mộc
1.2.4.1. Tình hình nghiên cứu thuốc thảo mộc trên thế giới
Phát hiện này được các nhà khoa học trình bày tại cuộc họp của Hội hố học
Mỹ (ACS) ở Washington cuối tuần vừa qua. Nhóm các nhà khoa học do Urray
Isman thuộc ĐH British Columbia ở Vancouver, Canada phụ trách đã mất 10 năm
nghiên cứu khả năng trừ sâu của cây hương thảo, húng tây, đinh hương và bạc hà.
Kết quả cho thấy, dung dịch pha loãng chất chiết xuất từ các loại thảo mộc trên có
thể diệt trừ hoặc xua đuổi sâu bọ.
Theo Isman (2009) [24], “thuốc trừ sâu tự nhiên” đã được nông dân sử dụng
và diệt trừ hiệu quả sâu bọ ở dâu tây và cà chua. Tuy nhiên, nó bốc hơi nhanh và
kéo dài chỉ trong vài giờ, thay vì vài ngày hay vài tháng như thuốc trừ sâu thông


19
thường. Vì thế nơng dân phải thường xun phun xịt. Hiện các nhà nghiên cứu tìm

cách khắc phục nhược điểm trên.
Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) vừa
tổ chức hội thảo đánh giá mơ hình sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01
trên diện tích 8 sào vải thiều tại thị trấn Chũ (Lục Ngạn). Đây là loại chế phẩm dạng
lỏng do Viện Nghiên cứu Đào tạo Khoa học - Công nghệ sản xuất bằng công nghệ
sinh học. Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH - 01 sử dụng trên vải thiều có ưu điểm:
khơng bị sâu đục quả, muỗi, bọ xít chích cuống, mẫu mã quả đẹp, phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng. Sử dụng Anisaf SH-01 còn giảm được 6 - 7 lần phun thuốc bảo vệ
thực vật so với cách chăm sóc truyền thống. Từ kết quả này, Trung tâm khuyến cáo
nông dân sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 cho vải thiều.
Các nhà khoa học Bangladesh đã chế tạo một loại thuốc trừ sâu giá rẻ và
thân thiện với môi trường. Loại thuốc trừ sâu này được làm từ các loại cây địa
phương như mọng, thuốc lá, Bish katali - một loại cây thảo dược.
1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu thuốc thảo mộc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc thảo mộc cũng đã được khuyến
khích sử dụng trong sản xuất cây trồng. Tuy nhiên, các sản phẩm vẫn chưa được sử
dụng rộng rãi. Hầu hết người nơng dân vẫn thích sử dụng thuốc hóa học vì nó có thể
diệt sâu hại chết ngay lập tức, trong khi đó giá của các loại thuốc này lại khá rẻ, rất
dễ mua. Thời gian bảo quản các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ngắn
nên dẫn tới khó khăn trong việc bảo quản, lưu thơng, phân phối và sử dụng.
Ví dụ nếu như độ ẩm cao, nhiệt độ phù hợp, thuốc mới phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, nếu sử dụng ở dạng thô, dạng bột, đôi khi cũng gặp sự cố là đóng cặn
trong bình phun hoặc một số chế phẩm ở dạng bột lại yêu cầu phải trộn thật đều với
phân chuồng,...
Một số nghiên cứu về thuốc BVTV có nguồn gốc thực vật ở Việt Nam như
Chiết xuất từ hạt củ đậu diệt sâu tơ; Chiết xuất từ hạt cây cam thảo dây trừ rầy nâu;
Chiết xuất từ cây nghể diệt sâu miệng nhai và chích hút,…
Hoạt chất Rotenone được chiết xuất từ hai giống cây họ đậu là Derris
elliptica và Derris trifoliata có thể sử dụng như một loại thuốc trừ sâu thảo mộc có
tác dụng diệt trừ sâu rầy trên lúa, ốc bươu vàng cũng như các loài cá dữ, cá tạp

trong ruộng nuôi tôm.


20
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Sâu xanh bướm trắng
Tên khoa học: Pieris rapae (Linnaeus, 1758)
Họ: Bướm phấn (Pieridae)
Bộ: Cánh Vảy (Lepidoptera).
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012.
- Địa điểm thực hiện đề tài:
+ Thu thập sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa Thập tự trong vụ Xuân năm
2011 được thực hiện ở Trại thực nghiệm Nơng học, Trung tâm thực hành thí
nghiệm, Trường Đại học Vinh.
+ Điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ siam tại được thực
hiện tại phịng thí nghiệm Sinh thái cơn trùng nơng nghiệp, Trung tâm thực hành thí
nghiệm, Trường Đại học Vinh.
+ Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) của thuốc
thảo mộc chiết xuất từ lá đu đủ và lá cỏ siam thực hiện tại tại phịng thí nghiệm Sinh
thái côn trùng nông nghiệp và trại thực nghiệm nông học, Trung tâm thực hành thí
nghiệm, Trường Đại học Vinh.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu
+ Rau họ hoa Thập tự: bắp cải.
+ Lá cây đu đủ và lá cỏ siam.
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ Cân điện tử

+ Hộp nhựa thí nghiệm
+ Máy chụp ảnh kỹ thuật số
+ Bình phun thuốc
+ Sổ ghi chép nhật ký thực tập


21
- Hoá chất: Cồn 700.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra, nghiên cứu côn trùng bắt mồi trên rau họ HTT tuân thủ theo
phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập I(Viện BVTV, 1997) [19], tập III
(Viện BVTV, 2000) [20].
2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu sâu hại và thiên địch trên rau họ HTT
Sử dụng vợt côn trùng có đường kính 40cm, chiều dài 1 - 1,2m hoặc tay thu
bắt tồn bộ các lồi cơn trùng bắt mồi xuất hiện trên sinh quần ruộng rau họ HTT và
khu vực lân cận (bờ mương, bờ cỏ xung quanh ruộng rau, khu vực trồng rau). Trong
số cá thể bắt mồi cùng loài thu được, ngâm một số cá thể trong cồn 700 để định loại,
lưu mẫu, số còn lại được theo dõi trong phịng thí nghiệm để xác định thành phần
vật mồi, sức ăn mồi của chúng.
Những lồi cơn trùng bắt mồi trên rau họ HTT quen thuộc đã được các tài
liệu khác công bố, chúng tôi chỉ cần căn cứ vào sự hiện diện của chúng trên địa
điểm điều tra để đưa tên chúng vào bảng danh lục sâu hai, thiên địch trên rau họ
HTT. Với các đối tượng mới phát hiện, chỉ ghi nhận chúng là thiên địch nếu thấy rõ
chúng tấn công ăn thịt vật mồi là sâu hại rau họ HTT.
Bảo quản mẫu sâu hại, thiên địch trên rau họ hoa thập tự trong cồn 700.
2.3.2. Phương pháp điều chế thuốc thảo mộc từ lá đu đủ và lá cỏ Siam
Chuẩn bị dụng cụ: Cân điện tử, Bếp từ, Lọ nhựa, Nồi nấu, Bình đựng chế
phẩm.
(1) Điều chế thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá cây đu đủ: CP I
Lá đu đủ tươi

Công thức 1 (CT 1): 3%

30g

Công thức 2 (CT 2): 5%

50g

Công thức 3 (CT 3): 7%

70g

(2) Điều chế hỗn hợp thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá cây đu đủ và lá cỏ siam:
CP II
Lá đu đủ tươi + lá cỏ siam khô
Công thức 1 (CT 1): 3%

30g lá đu đủ tươi + 30g lá cỏ siam khô


22
Công thức 2 (CT 2): 5%

50g lá đu đủ tươi + 50g lá cỏ siam khô

Công thức 3 (CT 3): 7%

70g lá đu đủ tươi + 70g lá cỏ siam khô

2.3.3. Phương pháp thử nghiệm sử dụng thuốc thảo mộc phịng trừ SXBT

trong phịng thí nghiệm
Sau khi điều chế thuốc thảo mộc, sử dung trong vòng 5-7 giờ trở lại tiến
hành phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ hoa Thập tự trong phịng thí
nghiệm. Sâu xanh khỏe mạnh không nhiễm thuốc trừ sâu, được nuôi trong hộp nhựa
10 cm x 15 cm x 10 cm và thay lá bắp cải hàng ngày, mỗi hộp 30 con SXBT.
Thí nghiệm 1: Sử dụng thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá cây đu đủ (CP I)
Bố trí thí nghiệm theo các công thức sau:
CT 1: Phun dịch chiết ở nồng độ 3%
CT 2: Phun dịch chiết ở nồng độ 5%
CT 3: Phun dịch chiết ở nồng độ 7%
Công thức đối chứng (ĐC) phun nước cất.
Thí nghiệm lặp lại 3 lần trong hộp nhựa 10 cm x 15 cm x 10 cm.
Thí nghiệm 2: Sử dụng hỗn hợp thuốc thảo mộc chiết xuất từ lá cây đu đủ và
lá cỏ siam.
Bố trí thí nghiệm theo các cơng thức sau:
CT 1: Phun hỗn hợp dịch chiết ở nồng độ 3%
CT 2: Phun hỗn hợp dịch chiết ở nồng độ 5%
CT 3: Phun hỗn hợp dịch chiết ở nồng độ 7%
Công thức đối chứng (ĐC) phun nước cất.
Thí nghiệm lặp lại 3 lần trong hộp nhựa 10 cm x 15 cm x 10 cm.
2.3.4. Phương pháp thử nghiệm sử dụng thuốc thảo mộc phòng trừ SXBT
ngoài đồng ruộng
Phun dịch chiết theo các nồng độ như ở phịng thí nghiệm, ơ đối chứng phun nước.
Diện tích mỗi ơ là 1,5m2, thả 15 con / ơ, thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Sau khi phun, hàng ngày theo dõi số sâu chết, số sâu sống.
* Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phần
mềm Statitix 9.0.



23
- Hiệu lực phịng trừ được tính theo cơng thức Abbott (1925).
H=

(Ca- Ta) x 100
Ca

Trong đó:
H là tỷ lệ chết của sâu hại
Ca là số lượng sâu hại sống sót ở công thức đối chứng không phun dịch
chiết
Ta là số lượng sâu sống sót ở cơng thức thí nghiệm.
- Thí nghiệm đồng ruộng: Chọn nồng độ có hiệu lực cao nhất từ thí nghiệm trong
phịng, để ứng dụng ra ngồi đồng.
Chọn ruộng thí nghiệm, có đối chứng, tuỳ loại cây trồng nên chọn diện tích
ruộng thích hợp, có nhắc lại.
Điều tra trước và sau phun khi phun thuốc 2, 4, 6, 8, 10,... ngày thí nghiệm.
* Hóa chất, thiết bị:
- Hóa chất: Cồn 700
- Thiết bị: máy ảnh, bếp từ
- Dụng cụ: chai nhựa plastic, đĩa petri, hộp nhựa plastic, ..


24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ HTT ở trại thực nghiệm
Nông học năm 2012
Bảng 3.1. Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự ở trại thực nghiệm Nông học, năm
2012
TT


1
2
3

4

5

6
7

8

9

Tên khoa học
1. Bộ Orthoptera
1. Họ Acrididae
Oxya velox Fabr.
Atractomorpha chinensis
I Boviar.
Quilta sp.

Tên Việt Nam
Bộ cánh thẳng
Họ châu chấu
Châu chấu lúa
Cào cào nhỏ


2. Bộ Coleoptera
2. Họ Chrysomelidae
Phyllotreta vittata F.
3. Bộ Hemiptera
3. Họ Pentatomidae
Cletas trigonus Thumb
4. Bộ Lepidoptera
4. Họ Pieridae
Peris rapae L.
5. Họ Noctuidae
Spodoptera litura Fabr.
Plutela maculipennis Curtis
6. Họ Geometridae
Bapta sp.
5. Bộ Homoptera
7. Họ Aphididae
Brevicoryne brasicae Linne.

Bộ cánh cứng
Họ bọ nhảy
Bọ nhảy
Bộ cánh nửa
Họ bọ xít râu 5 đốt
Bọ xít gai vai dài
Bộ cánh vảy
Họ bướm phấn
Sâu xanh bướm trắng
Họ ngài đêm
Sâu khoang
Sâu tơ

Họ sâu đo
Sâu đo nâu
Bộ cánh đều
Họ rệp muội
Rệp xám hại cải

Châu chấu lúa nhọn đầu

Ghi chú:
MĐPB

Mức độ phổ biến

+

Ít phổ biến (f ≤ 25%)

++

Phổ biến (25% < f ≤ 50%)

+++

Rất phổ biến: f > 50%

MĐPB

++
+++
+


++

+

+++
++
+
+

++


25
Nhận xét:
Sâu hại trên rau họ HTT có 8 loài thuộc 7 họ, 5 bộ, trong đó:
Bộ Orthoptera (bộ cánh thẳng) có 3 loài thuộc họ Acrididae (họ châu chấu),
chiếm 37,5% tổng số loài.
Bộ Coleoptera (bộ cánh cứng) có 1 loài thuộc họ Chrysomelidae (họ bọ
nhảy) chiếm 12,5% tổng số loài sâu hại.
Bộ Hemiptera (bộ cánh nửa) có 1 loài thuộc họ Pentatomidae (họ bọ xít râu 5
đốt) chiếm 12,5% tổng số lồi sâu hại.
Bộ Lepidoptera (bộ cánh vảy) có 1 loài thuộc họ Pieridae (họ bướm phấn)
chiếm 12,5% tổng số lồi sâu hại; có 2 lồi thuộc họ Noctuidae (họ ngài đêm)
chiếm 25% tổng số lồi sâu hại; có 1 loài thuộc họ Geometridae (họ sâu đo) chiếm
12,5% tổng số lồi sâu hại.
Bộ Homoptera (bộ cánh đều) có 1 loài thuộc họ Aphididae (họ rệp muội)
chiếm 12.5% tổng số loài sâu hại.



×