Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm em tỏi trong quy trình nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei) tại xí nghiệp nuôi tôm núi tào công ty tnhh thông thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------  ------

LÊ THỊ THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
EM TỎI TRONG QUY TRÌNH NI THƯƠNG PHẨM
TƠM HE CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
TẠI XÍ NGHIỆP NI TƠM NÚI TÀO
CƠNG TY TNHH THƠNG THUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------  ------

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
EM TỎI TRONG QUY TRÌNH NI THƯƠNG PHẨM
TƠM HE CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
TẠI XÍ NGHIỆP NI TƠM NÚI TÀO
CƠNG TY TNHH THƠNG THUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


Người thực hiện:

Lê Thị Thương

Lớp:

49K2 - NTTS

Người hướng dẫn:

TS. Trần Ngọc Hùng

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận này, cùng với
sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ q báu của các thầy cô trong
khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh, sự quan tâm động viên của gia đình và
bạn bè.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Ngọc Hùng, đã
tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài, hồn thành tốt khố luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ks. Nguyễn Thị Thuận và các anh chị công nhân
viên của Công ty TNHH Thông Thuận đã quan tâm tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian tại cơ sở.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, lãnh đạo trường Đại học
Vinh, Ban chủ nhệm khoa Nông Lâm Ngư, tổ bộ môn Nuôi trồng thuỷ sản đã cho tôi
những kiến thức, kinh nghiệm q báu để tơi có kết quả khố luận hơm nay.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, là những
người ln bên cạnh tơi, động viên, góp ý và giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.

Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lê Thị Thương

i


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1.

Một số đặc điểm sinh học của tôm He chân trắng .........................................3

1.1.1. Hệ thống phân loại .........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo ........................................................................3
1.1.3. Đặc điểm phân bố và tập tính sống ................................................................4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất của tôm He chân trắng .................6
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tôm He chân trắng ...........................9
1.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản của tôm He chân trắng.....................................11
1.2.

Tình hình ni tơm He chân trắng trên thế giới và Việt Nam .....................12

1.2.1. Trên thế giới .................................................................................................12
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................15
1.3.

Diễn biến dịch bệnh và cách phòng trị bệnh trên tơm ni tại Việt Nam ....18


1.4.

Tình hình nghiên cứu và sử dụng CPSH trong NTTS .................................21

1.4.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong NTTS .............21
1.4.2. Trên thế giới .................................................................................................23
1.4.3. Tại Việt Nam ................................................................................................25
1.5.

Chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản .....................................................29

1.5.1. Khái niệm về chế phẩm EM .........................................................................29
1.5.2.

Thành phần và quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong chế phẩm EM .......29

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........32
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................32

2.2.

Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................32

2.3.

Thiết bị, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu ....................................................32


2.4.

Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................33

2.4.1. Sơ đồ khối nghiên cứu..................................................................................33
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .....................................................................34

ii


2.4.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu nghiên cứu ......................................36
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................39

2.6.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu ....................................................................39

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................40
3.1.

Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường .......................................................40

3.1.1. Nhiệt độ nước ( 0C ). ....................................................................................40
3.1.2. Hàm lượng oxy hòa tan ................................................................................41
3.1.3. Diễn biến pH ................................................................................................42
3.1.4. Diễn biến độ kiềm ........................................................................................43
3.1.5. Hàm lượng NH3............................................................................................44
3.2.


Tỷ lệ sống .....................................................................................................45

3.3.

Tăng trưởng của tôm nuôi ............................................................................46

3.3.1. Tăng trưởng về chiều dài toàn thân ..............................................................46
3.3.2. Tăng trưởng về khối lượng...........................................................................49
3.4.

Kết quả về theo dõi bệnh tơm ni trong q trình thí nghiệm ...................52

3.4.1. Năng suất, sản lượng và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ...........................53
3.4.2. Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
PHỤ LỤC .................................................................................................................59

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

Bộ NN & PTNTT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


CT1

Công thức 1

CT2

Công thức 2

CT3

Công thức 3

CTV

Cộng tác viên

FAO

Food and Agriculture Organization

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

EM

Effective Microorganism

SD


Standard deviation (độ lệch chuẩn)

SPF/SPR

Sạch bệnh - kháng bệnh

TĂCN

Thức ăn công nghiệp

THCT

Tôm he Chân Trắng

TLS

Tỷ lệ sống

USD

United States Dolas

WSSV

White spot syndrome virus

XK

Xuất khẩu


XKTS

Xuất khẩu thủy sản

VSV

Vi sinh vật

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.

Điều kiện mơi trường thích hợp đối với tôm He chân trắng [1] ............5

Bảng 1.2.

Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây .....................15

Bảng 1.3.

Bảng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản ................................16

Bảng 1.4.

Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước .........................17


Bảng 1.5.

Các chế phẩm dẫn xuất của EM đang sử dụng hiện nay. .....................30

Bảng 2.1.

Các thiết bị và dụng cụ theo dõi các yếu tố môi trường .......................36

Bảng 3.1.

Diễn biến pH theo tuần nuôi.................................................................42

Bảng 3.2.

Tỷ lệ tôm mắc bệnh(%) ........................................................................52

Bảng 3.3.

Hệ số FCR của các nghiệm thức ..........................................................53

Bảng 3.4.

Bảng hạch tốn kinh tế bình qn của các nghiệm thức(x1000VNĐ).....55

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1.


Tơm He chân trắng trưởng thành ............................................................3

Hình 1.2.

Sản lượng tơm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Á .........12

Hình 1.3.

Sản lượng tơm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Mỹ ......14

Hình 2.1.

Sơ đồ khối nghiên cứu ..........................................................................33

Hình 2.2.

Sơ đồ khối thí nghiệm ...........................................................................35

Hình 3.1.

Diễn biến nhiệt độ nước ở các ao ni trong q trình thí nghiêm ......40

Hình 3.2.

Diễn biến oxy hịa tan ở các ao ni trong q trình thí nghiêm ..........41

Hình 3.3.

Diễn biến độ kiềm trong q trình thí nghiêm ......................................43


Hình 3.4.

Sự biến thiên của hàm lượng NH3 ........................................................44

Hình 3.5.

Tỷ lệ sống trung bình của tơm trong q trình ni thí nghiệm ...........45

Hình 3.6.

Sự tăng trưởng về chỉ số dài thân của tơm ............................................46

Hình 3.7.

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân tơm .............................47

Hình 3.8.

Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân tơm............................48

Hình 3.9.

Khối lượng trung bình của tơm ni trong q trình thí nghiêm .........49

Hình 3.10. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tơm ..................................50
Hình 3.11. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng tôm.................................51

vi



MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) có những
bước nhảy vọt cả về diện tích lẫn sản lượng và thực sự trở thành một trong những
ngành đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hai thập kỷ
qua NTTS đã đưa xuất khẩu thủy sản (XKTS) Việt Nam vào tốp 10 nước có trị giá
XKTS hàng đầu thế giới, và mục tiêu đến năm 2020 kim ngạch XKTS đạt 7 tỷ USD
[Dự thảo của Bộ NN & PTNTT, 2009].
Tôm He chân trắng (P.Vannamei) là đối tượng nuôi mới ở nước ta, bên cạnh
đối tượng truyền thống là tôm Sú. Tuy nhiên hiện nay nghề ni tơm sú đang gặp
nhiều khó khăn trong khi đó tơm He chân trắng (THCT) có nhiều ưu điểm hơn hẳn
với tôm sú do năng suất cao, sức đề kháng tốt và thời gian quay vòng nhanh, giá
tơm ngun liệu đang có chiều hướng tăng cao. Do đó diện tích ni đối tượng này
đang ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi tôm cũng nảy sinh nhiều vấn đề
như: sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường, sự bùng phát dịch bệnh và
khả năng kiểm soát dịch bệnh ngày càng khó khăn. Cùng với việc sử dụng, lạm dụng
các chất kháng sinh và hóa chất trong q trình ni tơm đã và đang gây nguy hiểm
cho người sử dụng sản phẩm thủy sản, thương hiệu của mặt hàng thủy sản Việt Nam.
Do vậy, phát triển công nghệ nuôi tôm thân thiện với mơi trường và có tính
bền vững là xu hướng chung của ngành ni trồng thủy sản nói chung cũng như
trong nghề nuôi tôm hiện nay .Một trong những hướng giải pháp công nghệ được
lựa chọn hiện nay là phát triển các hình thức ni sử dụng các chế phẩm sinh học để
quản lý mơi trường, kích thích và hỗ trợ tiêu hóa, nhằm hạn chế và thay thế dần việc
sử dụng các hóa chất và kháng sinh trong q trình ni tơm [14]. Một xu hướng
khác là nghiên cứu và sử dụng các hợp chất có nguồn gốc thảo dược như: tỏi, lá
xoan, lá ổi, hẹ, trầu không... có tác dụng phịng trị bệnh cho tơm ni [22].
Tỏi là một loại thực vật có tính kháng khuẩn mạnh. Trong tỏi có chứa chất
alliin, một axit amin hữu cơ khi bị đập dập chất này kết hợp với men Allicinase có


1


trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng,
khơng có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Chất allicin có có tác dụng
ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc
tetracycline [11].
Chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganism) là tập hợp các vi sinh vật
(VSV) hữu hiệu do giáo sư tiến sỹ Teruo Higa, sáng tạo và áp dụng thực tiến vào
đầu năm 1980.[18]
Trong nuôi tôm thương phẩm, chế phẩm EM đã được bào chế ở các dạng
khác nhau và sử dụng cho nhiều mục đích trong q trình ni. Trong các dạng bào
chế thì việc bổ sung tỏi vào chế phẩm EM đã được sử dụng và đưa lại hiệu quả nhất
định đặc biệt là giảm thiểu được bệnh ở tôm nuôi.
Nhận thức được điều đó hiện nay xí nghiệp ni tơm Núi Tào công ty TNHH
Thông Thuận đã sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học EM tỏi bước đầu đã mang
lại nhiều thành cơng trong q trình ni.
Trước thực tiễn đó, được sự đồng ý của khoa Nơng- Lâm- Ngư cùng với sự
giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty TNHH Thơng Thuận trong q trình thực tập tơi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM tỏi
trong quy trình ni thương phẩm tơm He chân trắng (Penaeus vannamei) tại xí
nghiệp ni tơm Núi Tào công ty TNHH Thông Thuận.”
* Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm EM tỏi trong ni tơm
thương phẩm góp phần nâng cao hiểu quả sản xuất, giảm thiểu dịch bệnh trên tôm
nuôi và tiến tới NTTS bền vững.
* Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng EM thông qua một số chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tơm trong q trình nghiên cứu
- Tỷ lệ tôm mắc bệnh.

- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm He chân trắng
1.1.1. Hệ thống phân loại
Tơm he chân trắng có hệ thống phân loại như sau:
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ 10 chân: Decapoda
Họ tơm he: Penaeidea Rafinesque, 1805
Giống tơm he: Penaeus (Fabricius, 1798)
Lồi: Penaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên khác: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên tiếng Việt: Tôm Thẻ chân trắng, tôm He chân trắng
Tên tiếng Anh: White leg shrimp
1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo

Hình 1.1. Tơm He chân trắng trưởng thành
Đặc điểm hình thái
Tơm có màu trắng đục, trên thân khơng có đốm vằn, vỏ tơm trắng mỏng,
nhìn vào cơ thể có thể thấy rõ đường ruột và các đốm nhỏ dày đặc từ lưng xuống
bụng. Các chân bị có màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng nhạt. Các vành chân
3


đi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu tơm có màu đỏ và chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài
thân. Tơm cái có Thelycum dạng hở. Chiều dài của những cá thể lớn có thể đạt tới

23 cm [1].
Đặc điểm cấu tạo
- Đặc điểm cấu tạo:
Cơ thể tôm chia làm 2 phần: đầu ngực (cephalothorax) và phần bụng (abdomen).
- Phần đầu ngực có 14 đơi phần phụ bao gồm:
+ 1 đơi mắt kép có cuống mắt.
+ 2 đơi râu: anten 1 (a1) và anten 2 (a2). a1 ngắn, đốt một lớn và có hốc mắt,
có hai nhánh ngắn. a2 có nhánh ngoài biến thành vẩy râu (antennal scale), nhánh
trong kéo dài. hai đôi râu này giữ nhận chức năng khứu giác và giữ thăng bằng.
+ 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2.
+ 3 đơi chân hàm (maxi lliped) có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ cho
hoạt động bơi lội của tơm.
+ 5 đơi chân bị hay chân ngực (pereiopods hoặc walking legs) giúp cho tơm
bị trên mặt đáy. tơm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum (cơ quan sinh dục
ngoài nơi nhận và giữ túi tinh từ con đực chuyển sang).
- Phần bụng (abdomen) có 7 đốt:
+ 5 đốt đầu mỗi đốt mang một chân bơi hay gọi là chân bụng (pleopods hoặc
walking legs). Mỗi chân bụng có 1 đốt chung bên trong, đốt ngồi chia làm hai nhánh:
nhánh trong và nhánh ngoài, đốt bụng thứ 7 biến thành tesson hợp với đôi chân đuôi
phân nhánh tạo thành đuôi, giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy.Ở tôm
đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành petasma và nhánh trong của đôi
chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực là các bộ phận sinh dục đực bên ngoài.
1.1.3. Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Đặc điểm phân bố
THCT là lồi phân bố tự nhiên, chúng xuất xứ từ Châu Mỹ, chủ yếu là ở ven
biển miền Tây Thái Bình Dương, từ vùng Sonora thuộc Mêhico, đến phía Bắc Pêru,
nhiều nhất ở Ecuado.

4



Đây là lồi có tính thích nghi rộng, khơng những phát triển rộng rãi ở Châu
Mỹ mà còn phát triển ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia,
Indonexia, Việt Nam... Chúng có thể sống được ở nước mặn, nước ngọt, nước lợ.
Trong tự nhiên, giai đoạn ấu trùng và ấu niên sống trôi nổi ở vùng của sông ven
biển, giai đoạn trưởng thành chúng chuyển sang sống đáy và di chuyển ra vùng biển
khơi [2].
Tập tính sống
Ấu trùng và tơm con của lồi tơm He chân trắng phân bố tập trung ở cửa
sông, ven bờ, nơi giàu sinh vật thức ăn, do tác động cơ học của thuỷ triều. Tơm
trưởng thành phân bố ngồi khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn. Ban ngày
tơm sống vùi trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn. THCT thích bơi thành hàng,
dọc theo bờ ao hoặc giữa ao. Về đêm nếu có động mạnh chúng sẽ đồng loạt búng
lên khỏi mặt nước. Ngồi ra cịn hay khui đáy ao và bờ ao để tìm mồi, làm cho nước
thường hay bị đục [3].
Bảng 1.1. Điều kiện môi trường thích hợp đối với tơm He chân trắng [1]
Thứ tự

Yếu tố mơi trường

Chỉ số thích hợp

khoảng thích ứng nhất

1

Nhiệt độ(0C)

18- 37


25- 32

2

Độ mặn (S‰)

5- 45

28 -34

3

pH

7.0- 9.0

7.5- 8.5

4

Oxy hoà tan

4- 8 mg/l

< 4mg/l

5

Độ kiềm


100- 250mg/l

100- 150mg/l

6

Độ trong

30- 50 cm

30- 40cm

7

NH4

0.4

8

NH3

<0.1mg/l

9

H2 S

< 0.00 2mg/l


10

BOD

5- 30mg/l

11

COD

<6mg/l

12

Màu nước

xanh lục, xanh chuối

5

vỏ đậu. màu mận chín


Tơm he chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của
môi trường sống. Chúng chịu đựng được ngưỡng oxy thấp (thấp nhất là 1,2mg/l);
thích nghi tốt với thay đổi độ mặn (tốt nhất ở 28 - 34‰); có giới hạn nhiệt độ rộng
(150C - 350C). Ni trong phịng thí nghiệm rất ít thấy chúng ăn thịt lẫn nhau [1].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất của tôm He chân trắng
a, Đặc điểm dinh dưỡng
Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và

có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy. Tôm He chân trắng là
động vật ăn tạp.
+ Giai đoạn Nauplius
Tơm dinh dưỡng bằng nỗn hồng dự trữ, chưa ăn thức ăn ngồi. Đến cuối
N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu động.
+ Giai đoạn Zoea
Ấu trùng Zoea thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ
yếu là tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros, Cossinodiscus, Nitzschia,
Rhizosolena... Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không
ngắt quảng, đuôi phân dài cho nên mật độ thức ăn trong môi trường nước phải đạt
mật độ đủ cho Zoea có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn này. Mật độ thức ăn tăng
dần từ Z1 đến Z3. Ngồi hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng cịn
có khả năng bắt mồi chủ động. Khả năng này tăng dần từ Z1 đến Z3 đặc biệt là cuối
Z3 trở đi.
+ Giai đoạn Mysis
Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu
trùng Nauplius Copepoda, Nauplius artemia, ấu trùng động vật thân mềm... Tuy
nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu trùng Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic.
+ Giai đoạn Postlarvae
Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như: Artemia,
Copepoda, ấu trùng của giáp xác, ấu trùng của động vật thân mềm,... Cần chú ý ở

6


giai đoạn này, tơm thích ăn mồi sống nên trong sản xuất nếu cho ăn thiếu NArtemia, Postlarvae sẽ ăn thịt lẫn nhau.
+ Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành
Từ thời kỳ ấu niên, tôm He chân trắng thể hiện tính ăn của lồi (ăn tạp, thiên
về ăn động vật). Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân
mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ.

Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng tôm He chân trắng còn được cho ăn
các loại thức ăn nhân tạo tự chế biến như lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, thịt tôm, thịt
hầu và các loại thức ăn nhân tạo sản xuất công nghiệp thường gọi là thức ăn tổng
hợp.[8]
So với tơm sú thì Tơm He chân trắng có nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn. trong
đó Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm, là nguyên
liệu tạo các mô và các sản phẩm khác trong cơ thể và còn là chất xúc tác, thực hiện
chức năng vận chuyển, bảo vệ…Nhu cầu protein thay đổi tùy theo giai đoạn phát
triển của tôm, Postlarvae yêu cầu tỉ lệ 40% protein trong thức ăn, cao hơn các giai
đoạn sau.
Tơm He chân trắng khơng cần khẩu phần ăn có lượng protein cao như tôm
sú. Theo nghiên cứu của Colvin and Brand (1977) là 30%, Kureshy and Davis
(2002) là 32%. Trong đó, thức ăn có lượng protein 35% được coi như là thích hợp
hơn cả, trong đó khẩu phần ăn có thêm mực tươi rất được tơm ưa chuộng.
Men tiêu hố protein của tơm chủ yếu ở dạng trypsine, khơng có pepsine
(Vonk, 1970). Ngồi ra trong dạ dày tơm có 85% số vi khuẩn tạo thành chitinase.
Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, quan trọng nhất là giúp tơm có khả năng tiêu hoá
chitinase một phức hợp của protein. [7]
+ Hydratcacbon.
Hydratcacbon là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (khoảng
60% năng lượng cho hoạt động sống của động vật). Tuy khả năng sản sinh ra nhiệt
lượng của hydratcacbon kém hơn so với lipid, song hydratcacbon lại có ưu thế hồ
tan được, vì vậy q trình tiêu hố hấp thu dễ dàng.

7


Ở giáp xác có nhiều men tiêu hố hydratcacbon như: amylaza, maltaza,
kitinaza, cellulaza (Kooiman, 1964), nhờ đó giáp xác có thể tiêu hố một thành
phần cellulose nên chúng có thể ăn thực vật và rong tảo.

Thức ăn nhiều xơ sẽ đưa kết quả xấu vì cơ quan ruột, dạ dày của tơm ngắn,
thức ăn nhanh chóng đi qua và thời gian tiêu hố bị hạn chế. Nhưng chất xơ đóng
vai trị là chất nền cho q trình lên men của vi sinh vật sống trong ống tiêu hố, vì
vậy trong thức ăn tôm người ta thường bổ sung khoảng 5% bột cỏ hoặc rong biển.
Ngồi vai trị là chất nền trong chất xơ tồn tại một lượng nước nhất định, chính
lượng nước này có tác dụng duy trì dịch ruột làm tăng quá trình hấp thu chất dinh
dưỡng.[7]
+ Lipid
Cùng với Hydratcacbon thì chất béo tạo ra năng lượng. Nếu năng lượng của
thức ăn q thấp thì tơm sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ các dưỡng chất khác, như
protein để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, làm nâng cao chi phí thức ăn. Nếu năng
lượng trong thức ăn quá cao thì sẽ làm giảm sự hấp thu thức ăn và chất đạm tiêu hố
khơng đủ để tơm phát triển.
Thành phần lipid có trong thức ăn tơm khoảng 6% - 7,5% không nên quá
10%. Với hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng,
tăng tỉ lệ tử vong.[7]
+ Vitamin
Vitamin là nhóm chất hữu cơ mà động vật yêu cầu số lượng rất ít so với các
chất dinh dưỡng khác nhưng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường
của cơ thể và duy trì cuộc sống của nó, cơ thể động vật có nhu cầu một lượng nhỏ
trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường.
Nhu cầu vitamin ở tơm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh trưởng, điều
kiện dinh dưỡng, nhu cầu từng loại vitamin thực tế cho từng lồi tơm, cho từng giai
đoạn vẫn chưa được biết nhiều. Vì thế trong thức ăn, lượng vitamin bổ sung thường
vượt qua nhu cầu thực tế của tơm nhằm bù đắp lượng mất đi do hịa tan trong nước,
do phân hủy trong quá trình sản xuất thức ăn và bảo quản.

8



Vitamin nhóm B, C và E được cho là cần thiết phải cho vào thức ăn. Vitamin
D, C khi dùng với số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh
thừa vitamin. Trong thành phần các premix vitamin dùng cho tơm ln có vitamin
A và K.[7]
+ Chất khống
Giống như các động vật thủy sinh khác, tơm có thể hấp thụ và bài tiết chất
khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, nhu
cầu chất khống ở tơm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khống có trong mơi
truờng tơm đang sống.[7]
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tôm He chân trắng
Tôm He chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng
trưởng 3g với mật độ 100con/m2, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại,
khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tơm đực.
Sự tăng trưởng về kích thước của tơm He chân trắng có dạng bậc thang, thể
hiện sự sinh trưởng khơng liên tục. Kích thước giữa hai lần lột xác hầu như không
tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi đó sự
tăng trưởng về trọng lượng có tính liên tục hơn. Tơm He chân trắng có tốc độ tăng
trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng lồi, từng giai đoạn
phát triển, giới tính và điều kiên môi trường, dinh dưỡng...
Từ ấu trùng đến đầu thời kỳ thiếu niên, khơng có sự khác biệt về tốc độ tăng
trưởng giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con
cái lớn nhanh hơn con đực.[1]
+ Sự tăng trưởng từ thời kỳ hậu ấu trùng đến trưởng thành
Tôm ấu niên tăng trưởng CL 1-2mm/tuần, tương đương với TL 0,8mm/ngày.
Trong tuần đầu tôm tăng khối lượng thân gấp 6 lần. Khi vào trong cửa sông 6-7
tuần, tốc độ tăng trưởng giảm, chỉ còn gấp 2 lần/ 2 tuần. Khi đạt CL ≈ 10mm, tốc độ
tăng trưởng bắt đầu có sự khác biệt giữa hai giới.
Trong thực tế sản xuất, P10 có chiều dài thân từ 9- 11mm sau 7- 10 ngày
ương đạt cỡ 1-2 cm (TL), sau 15- 20 ngày đạt cỡ 2- 3cm, sau 20- 25 ngày đạt cỡ 3-


9


5 cm và sau 25- 30 ngày đạt cỡ 4- 6 cm. Nếu thả nuôi trong ao từ P15 sau 1 tháng
nuôi đạt khoảng 1-2 g/con. Tôm nuôi 4 tháng đạt kích cỡ thương phẩm, đa sỗ loại 3
(30- 40 con/kg), một số loại 2 (20- 30 con/kg). Ở những ao nuôi điều kiện tốt (độ
mặn 10- 25‰) tôm tăng trưởng nhanh có thể thu hoạch đạt loại 3, loại 2 sau 2,5 – 3
tháng nuôi.[1]
 Sự lột xác
+ Cơ chế sinh học của quá trình lột xác
Để sinh trưởng được, tôm cũng như tất cả các động vật chân khớp khác phải
tiến hành lột xác. Sự lột xác chỉ là kết quả cuối cùng của 1 quá trình phức tạp, trải
qua nhiều giai đoạn, được chuẩn bị từ nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước đó. Q
trình chuẩn bị diễn ra ở tất cả các mơ có liên quan thơng qua hoạt động như: huy
động nguồn lipid dự trữ ở gan, tụy, sự phân bào gia tăng và các ARN thơng tin được
tạo thành và tiếp theo là q trình sinh tổng hợp các protein mới. Trong thời gian
này trạng thái của tôm cũng thay đổi.[3]
Sự lột xác trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn sau lột xác
+ Giai đoạn giữa lột xác
+ Giai đoạn trước lột xác
+ Giai đoạn lột xác.[3]
Cũng có tác giả chia sự lột xác làm 5 giai đoạn: A- Ngay sau lột xác, B- Sau
lột xác, C- Giữa lột xác, D- Trước lột xác, E- Lột xác. Theo sự phân chia này thì
giai đoạn D (trước lột xác) là dài nhất. Mỗi giai đoạn được phân chia thành nhiều
giai đoạn phụ, căn cứ trên các biến đổi về hình thái rất chi tiết và phức tạp.[3]
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác
+ Ánh sáng: cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến
quá trình lột xác. Khi han chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế thời gian lột xác của
tôm, ngược lại nếu kéo dài thời gian chiếu sáng hơn bình thường sẽ rút ngắn thời

gian lột xác.

10


+ Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác.
Nhiệt độ thấp hơn 14- 18ºC, sự lột xác bị ức chế. Nhiệt độ cao trong khoảng thích
hợp, tơm tăng cường hoạt động trao đổi chất, tích lũy dinh dưỡng, chuẩn bị đầy đủ
cho quá trình lột xác xảy ra.
+ Độ mặn: ở độ mặn thấp trong khoảng thích hợp tơm sẽ tăng cường lột xác,
sinh trưởng nhanh hơn.
+ Các yếu tố, điều kiện môi trường khác: pH, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4-,
độ cứng đều có sự ảnh hưởng đến sự lột xác. Việc bón vơi thường xun ở các ao
ni ít thay nước sẽ làm tăng độ cứng của nước làm cản trở sự lột xác của tơm.
+ Chu kỳ lột xác có liên quan đến chu kỳ thủy triều, thông thường đầu chu
kỳ thủy triều tôm mới lột xác rộ.[3]
1.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản của tôm He chân trắng
* Mùa vụ sinh sản: ở biển, trong phân bố tự nhiên đều bắt được tôm mẹ ấp
trứng. Ở Bắc Ecuado mùa đẻ rộ vào tháng 4 - 5. Ở Peru mùa tôm đẻ chủ yếu từ
tháng 12 đến tháng 4. Tôm He chân trắng thuộc loại có túi chứa tinh mở (Open
thelycum) khác với loại hình túi chứa tinh kín (Closed thelycum) như của tơm Sú và
tơm he Nhật Bản. Trình tự của loại hình có túi chứa tinh mở là: (tôm mẹ) lột xác 
thành thục  giao phối (thụ tinh)  đẻ trứng  ấp nở [1].
* Giao phối: tơm đực và tơm cái tìm nhau giao phối, sau khi mặt trời lặn. Tơm đực
phóng các chùm tinh từ cơ quan giao cấu petasma, cho dính vào chân bị thứ 3, thứ
5 của con cái, có khi dính lên cả thân con cái. Trong điều kiện nuôi tỷ lệ tơm giao
phối tự nhiên có kết quả rất thấp [1].
* Sức sinh sản và đẻ trứng: Buồng trứng tôm cái thành thục có màu hồng. Trứng
sau khi đẻ có màu vỏ đậu xanh. Tơm mẹ dài cỡ 14 cm có sức sinh sản tuyệt đối 10 15 vạn trứng. Sau mỗi lần đẻ trứng, buồng trứng tôm lại phát dục tiếp, thời gian
giữa hai lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày (đầu vụ chỉ khoảng 50 giờ). Tôm cái đẻ trứng

chủ yếu vào thời gian từ 1 - 3 giờ sáng. Thời gian từ lúc bắt đầu đẻ đến lúc đẻ xong
chỉ độ 1 - 2 phút. Các chùm tinh của con đực được dùng sinh sản nhiều lần. Tôm cái

11


trứng đã thành thục nhưng không được thụ tinh, vẫn có thể đẻ trứng bình thường
nhưng ấp khơng nở [1].
1.2. Tình hình ni tơm He chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Trong nhưng năm gần đây nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều thành tựu trong
các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và thương mại. Trong các lồi tơm được ni hiện
nay thì THCT (P.vannamei) là đối tượng được nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới,
đối tượng này được nuôi nhiều nhất ở châu Mỹ La Tinh và đạt 191.000 tấn(1998)
và đạt 200.000 tấn vào năm(1999).

Nguồn: FAO, 2005-2009; GOAL Survey, 2010-2013. (Số liệu của Trung Quốc bao
gồm sản lượng tôm thẻ chân trắng nước ngọt và nước mặn).
Hình 1.2. Sản lượng tơm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Á
Ở Châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tơm Sú chỉ duy trì với một sản
lượng nhất định, thì THCT nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (2006) và đạt 1,8 triệu tấn
(2009). Đặc biệt việc gia tăng sản lượng THCT là do các nước đã sản xuất được
tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng
suất, chất lượng tôm.
Trung Quốc: Trung Quốc là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới với 37%
sản lượng trong khi đó Thái Lan chỉ chiếm 16%, Việt Nam: 11%.

12



Sản lượng tơm ni của Trung Quốc tăng nhanh chóng, đặc biệt là năm 2007
sản lượng tôm chân trắng đã tăng 8 lần, tôm sú tăng 1,2 lần. Tổng sản lượng tơm
ước tính đạt khoảng 1,265 triệu tấn.
Trong giai đoạn 1995 - 2004, sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc đã
tăng từ 15% lên tới 57% nhưng sản lượng tôm sú của nước này lại giảm mạnh từ
62% xuống còn 29%.(Theo FAO)
Trong 3 năm 2008- 2010 sản lượng của Trung Quốc có phần giảm nhẹ và
chững lại, năm 2008 là 1,286 triệu tấn, 2009 là 1,18 triệu và 2010 là 899,6 nghìn
tấn. Song hiện đang có một dấu hiệu đáng mừng là, theo diều tra của Tổ chức nuôi
trồng thủy sản và thực phẩm thuộc Liên Hợp Quốc thì sản lượng tôm nuôi tại Trung
Quốc trong năm 2012 được dự báo là 1048.000 tấn.
Thái lan: Xuất khẩu tôm của Thái Lan tăng ít nhất 8% trong năm 2010, do
sản lượng tơm của Braxin và Inđơnêxia giảm mạnh vì dịch bệnh, trong lúc lượng
tôm cá đánh bắt ở Mỹ thấp hơn dự báo do ảnh hưởng của sự cố tràn dầu ở Vịnh
Mêhicơ. Lượng tơm năm 2011 ước tính đạt khoảng 553.200 tấn, tăng 0,8% so với
năm trước đó. Tổ chức dự báo lượng tôm của nước này trong năm kế tiếp là
591.500 tấn.
Năm 2011 giá tôm trên thế giới có thể tăng 10% sau thảm họa sóng thần. Báo
Wall Street Journal (Mỹ) ngày 11-1 đăng bài viết nhận định rằng ngành nuôi tôm
của Thái Lan và Ấn Độ, hai nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của đợt sóng thần vừa qua. Nhiều trại ươm giống và nuôi ấu trùng
tôm ở ven biển hai nước này bị phá huỷ hoàn toàn.
Chủ tịch Hiệp hội tôm của Thái Lan Somsak Paneetassayasai cho rằng phải
mất 6 tháng các trại nuôi ấu trùng tôm ở nước này mới có thể hoạt động bình
thường trở lại. Điều đó có nghĩa là sản lượng tơm của Thái Lan và Ấn Độ sẽ bị
giảm sút trong thời gian tới và giá tơm xuất khẩu sẽ tăng.
Theo dự đốn của ơng Somsak, giá tôm xuất khẩu sẽ tăng khoảng 10%, trong
khi một chuyên gia khác về tôm cũng cho rằng mức tăng này có thể là 15%.

13



Giá tôm tăng sẽ tác động mạnh nhất tới thị trường Mỹ, nơi trung bình mỗi
người dân trong năm 2003 tiêu thụ tới 2 kg tôm và cua, trong khi ngành tôm nội địa
của Mỹ đang bị suy yếu nghiêm trọng với lượng cung cấp mỗi năm vào khoảng
100.000 tấn, chỉ đáp ứng chưa đầy 15% nhu cầu của thị trường (Theo FAO)

Nguồn: FAO, 2005-2009; GOAL Survey, 2010-2013.
Hình 1.3. Sản lượng tôm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Mỹ
Trên thế giới sản lượng THCT đứng thứ 2 sau tôm Sú nhưng ở Châu Mỹ sản
lượng THCT đứng đầu. Ecuado coi THCT là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm
nuôi chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực Châu Mỹ. Một số nước như: Mexico,
Panama, Peru…cũng có tình hình ni tương tự Ecuado. Sau khi nhiều nước Châu
Mỹ ni thành cơng và có hiệu quả cao, THCT được di giống sang Hawaii. Từ đây
THCT lan sang các nước Châu Á, Đông Nam Á. Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập
THCT về nuôi như Philipin, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam…với hi vọng đa dạng
hóa các sản phẩm tơm XK để nhằm tránh tình trạng chỉ trơng cậy phần lớn vào tôm
Sú hiện nay. Hiện nay, nghề nuôi TTCT được phát triển mạnh ở khu vực châu Á
(chiếm 87% sản lượng tôm nuôi trên thế giới), đứng đầu là Trung Quốc.
Tôm He chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba lồi tơm he ni
có nhiều ưu điểm, có thể ni theo nhiều hình thức như bán thâm canh, thâm canh
và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ.

14


1.2.2. Tại Việt Nam
Tơm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du
nhập vào Việt Nam vào khoảng các năm 1997-2000. Đến năm 2002 được đưa vào
ni thử nghiệm. Năm 2008, Bộ NN&PTNT có chủ trương cho phát triển nuôi tôm

thẻ chân trắng với một số ưu điểm sau:
+ Chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng.
+ Dễ ni ở mật độ cao.
+ Địi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú.
+ Chịu được nhiệt độ thấp.
+ Chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú.
Bảng 1.2. Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây
Năm

Sản lượng (triệu tấn)

2004
2005

281,800
327,200

2006
2007
2008

354,500
388,400
413,100

2009
2010

302,400
357,700

Nguồn: Tổng Cục thống kê 2011

Qua bảng 1.2 ta thấy được trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản Việt
Nam đang có những tiến bộ vượt bậc. Sản lượng năm sau ln cao hơn năm trước.
Góp phần lớn vào tổng thu nhập quốc doanh của đất nước.
Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tơm vào 82 thị trường trong đó 10 thị
trường đầu tiên chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ,
Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canađa, Anh và Bỉ.
Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu. Tuy
nhiên, tôm thẻ chân trắng ngày càng chiếm tỉ trọng cao, đạt xấp xỉ 50.000 tấn với
kim ngạch cả năm dự kiến đạt 300 triệu USD.

15


Bảng 1.3. Bảng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản
Tiêu chí

2004

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2405

2650

3364

3674

4100

4248

4940

1268

1352

1490

1532

1613

1678.7

2014.5


52.7

51.0

44.3

41.7

39.3

39.5

40.8

3075

3432.8

3695.5

3823

4300

4846

5157.6

887.5


959.9

1050

1075

1092

1103

1108

Giá trị xuất khẩu
thuỷ sản (triệu
USD)
Giá trị xuất khẩu
tôm đông lạnh
(triệu USD)
XK tôm/
XK thuỷ sản (%)
Sản lượng thuỷ
sản (1000 tấn)
Diện tích ni
trồng thủy sản
(1000ha)
Nguồn: Tổng Cục thống kê 2011
Qua bảng chúng ta thấy diện tích ni trồng cũng như sản lượng thủy sản liên
tục tăng qua các năm. Sản lượng tôm nuôi năm 2010 mức cao đạt bình qn 7-8 tấn/ha,
bên cạnh đó trên thế gới tơm nguyên liệu trở nên khan hiếm đối với các nhà máy sản
xuất chế biến, đơng lạnh. Điều đó đã dẩn đến nhiều thuận lợi cho người nuôi khi giá

tôm liên tục tăng và ở mức cao: giá tôm thẻ đạt 120.000-150.000/1kg/40con, 90.000110.000/1kg/50-60con. Theo đó tính ra chỉ trong lĩnh vực ni tơm thẻ chân trăng bình
qn sau khi trừ mọi chi phí người ni lãi rịng từ 19.000-20000/1kg tơm. Từ những
quân trắc trước sự biến động của tình hình thế giới và khu vực trong 4 tháng đầu năm
Ngành nuôi tôm Việt Nam dự báo sẽ cho ra sản lượng 403.600 tấn trong năm 2011,
tăng 12,8% và năm 2012 tăng trưởng hơn 10%.
16


Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước
2006
Vùng

DT
(nghìn
ha)

2007
SL

(tấn)

DT
(nghìn
ha)

2008
SL

(tấn)


DT
(nghìn
ha)

2009
SL

(tấn)

DT
(nghìn
ha)

SL
(tấn)

Trung du
miên núi

33.8

266415

36.2

304200

37.9

322146


40.0

363384

77.6

42526

78.9

48849

77.9

50162

79.6

55374

8.5

121561

9.3

141245

10.7


155316

11.1

174238

52.3

11483

53.4

13017

52.7

15020

51.5

16122

691.2

85099

723.8

89412


752.5

84337

737.6

91308

phía Bắc
BTB và
dun
hải miền
Trung
Tây
Ngun
Đơng
Nam Bộ
ĐBSCL

Cả nước 976,5 1166775 1018,8 1526557 1052,6 1838638 1044.7 1869484
Nguồn: Tổng Cục thống kê 2011
Qua bảng trên cho thấy diện tích và sản lượng cũng tăng nhanh theo từng
năm và phân bố không đồng đều giữa các vùng. ĐBSCL tập trung nhiều diện tích
nhất và sản lượng cũng cao nhất so với các vùng khác trong nước. Sau đó là Bắc
Trung Bộ và Dun hải miền Trung, vùng Đơng Nam Bộ có diện tích ni trồng và
sản lượng ít hơn. Vùng Tây Ngun có diện tích và sản lượng ít nhất do điều kiện
địa lý khơng thích hợp cho ngành ni trồng thuỷ sản.

17



×