Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh em thứ cấp trong ao nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng thương phẩm (penaeus vannamei) tại khu b công ty cp quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------

NGUYỄN VIẾT TAO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH
EM THỨ CẤP TRONG AO NUÔI CÔNG NGHIỆP TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM (Penaeus vanamei)
TẠI KHU B - CÔNG TY CP QUẢNG BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
-----------

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH
EM THỨ CẤP TRONG AO NUÔI CÔNG NGHIỆP TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM (Penaeus vanamei)
TẠI KHU B - CƠNG TY CP QUẢNG BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Viết Tao

Lớp:

49K1 - NTTS

Giáo viên hướng dẫn:

1. KS. Hoàng Thị Mai
2. ThS. Nguyễn Thị Thanh

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Chương trình thực tập tốt nghiệp tại cơng ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam – Chi nhánh Quảng Bình là kết quả của việc vận dụng kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn qua bốn năm học trên giảng đường đại học. Tuy nhiên để
thực hiện và hoàn thành tốt đợt thực tập này ngoài sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các tổ chức và cá nhân.
Qua đây cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Cơ giáo Hồng Thị Mai, Th.s Nguyễn Thị Thanh là những người đã
chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Dưới sự hướng dẫn
tận tình của các cơ đã giúp em thốt khỏi những bỡ ngỡ, những khó khăn ban
đầu khi tiếp xúc với thực tế và nghiên cứu khoa học.
- Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường đại học Vinh; khoa
Nông – Lâm – Ngư cùng các thầy cơ giáo đã tham gia giảng dạy, dìu dắt và
nâng đỡ em trong suốt quá trình học tập của mình.
- Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các Anh chị
kỹ sư, công nhân tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam – Chi nhánh

Quảng Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như chia sẽ kinh nghiệm để
em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới bạn bè và những
người thân trong gia đình ln là nguồn che chở, cổ vũ và động viên em trong
suốt quá trình học tập để em có được như ngày hơm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Viết Tao

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 0
MỤC LỤC .........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIÊU .............................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3

1.1.

Đặc điểm sin h học của Tôm thẻ Chân Trắng .................................... 3

1.1.1.


Phân loại ............................................................................................. 3

1.1.2.

Phân bố ............................................................................................... 3

1.1.3.

Cấu tạo và đặc điểm sinh thái ............................................................. 4

1.1.4.

Đặc điểm dinh dưỡng ......................................................................... 5

1.1.5.

Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................... 6

1.1.6.

Sinh sản ............................................................................................... 6

1.2.

Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự sinh trưởng và
phát triển của tôm. .............................................................................. 7

1.2.1.


Ảnh hưởng của nhiệt độ..................................................................... 7

1.2.2.

Ảnh hưởng của độ mặn ....................................................................... 8

1.2.3.

Ảnh hưởng của oxy hoà tan (DO) ...................................................... 9

1.2.4.

Ảnh hưởng của pH ............................................................................ 10

1.2.5.

Ả nh hưởng của độ kiềm................................................................... 10

1.2.6.

Ảnh hưởng của độ trong ................................................................... 10

1.2.7.

Ảnh hưởng của NH3.......................................................................... 11

1.3.

Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế
giới và tại Việt Nam.......................................................................... 11

ii


1.3.1.

Tình hình ni tơm chân trắng trên thế giới ..................................... 11

1.3.2.

Tình hình nghiên cứu và ni tơm thẻ chân trắng tại Việt
Nam. .................................................................................................. 13

1.3.3.

Tình hình ni tơm thẻ chân trắng ở Quảng Bình ............................ 14

1.4.

Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học trong
nuôi trồng thuỷ sản ........................................................................... 15

1.4.1.

Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh
học trên thế giới. ............................................................................... 15

1.4.2.

Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh
học tại Việt Nam. .............................................................................. 17


1.5.

Phân loại chế phẩm sinh học ............................................................ 19

1.6.

Chế phẩm EM ................................................................................... 20

1.6.1.

Nguyên lý của công nghệ EM .......................................................... 21

1.6.2.

Các dạng E.M ................................................................................... 21

1.6.3.

Quy trình sản xuất chế phẩm EM dạng nước ................................... 22

Chương 2.. ĐỐI ƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 23
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 23

2.2.

Vật liệu và thiết bị nghiên cứu .......................................................... 23


2.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 23

2.4.

Thời gian và địa điểm ngiên cứu ...................................................... 24

2.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 24

2.6.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ................................ 26

2.6.1.

Phương pháp xác định tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của
tôm .................................................................................................... 26

2.6.2.

Phương pháp theo dõi một số yếu tố môi trường trong ao
ni thí nghiệm ................................................................................. 27
iii


2.6.3.


Phương pháp xác định hệ số chuyển đổi thức ăn: ............................ 27

2.6.4.

Hoạch toán kinh tế: ........................................................................... 27

2.6.5.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 30
3.1.

Diễn biến một số yếu tố môi trường ao nuôi .................................... 30

3.1.1.

Nhiệt độ nước (oC) ............................................................................ 30

3.1.3.

Oxy hòa tan (DO) ............................................................................. 34

3.1.4.

Độ kiềm (mg/l). ................................................................................ 36

3.1.5.


Amoniac (NH3) (mg/l) ..................................................................... 38

3.2.

Tỉ lệ sống: ......................................................................................... 39

3.3.

Tốc độ tăng tăng trưởng của tôm nuôi : ........................................... 40

3.3. 1:

Tăng trưởng về khối lượng ............................................................... 40

3.3. 2:

Tăng trưởng về chiều dài .................................................................. 44

3.4.

Hiệu quả kinh tế trong các ao nuôi thực nghiệm: ............................. 47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 50

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP


Charoen pokphan

CPSH

Chế phẩm sinh học

CT

Công thức

Do

Dissolve oxygene

EM

Effective Microganissms

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

VSV

Vi sinh vật


v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Tơm thẻ Chân Trắng (Penaeus vannamei) ................................... 3

Hình1.2.

Vịng đời của tơm Thẻ Chân Trắng. ............................................ 4

Hình 3.1:

Biến động nhiệt độ trong các ao thí nghiệm .............................. 32

Hình 3.2.

Biến động hàm lượng Do (mg/l) vào buổi sáng ở các
cơng thức .................................................................................... 35

Hình 3.3.

Biến động hàm lượng Do (mg/l) vào buổi chiều ở các
cơng thức .................................................................................... 35

Hình 3.4:


Biến động độ kiềm (mg/l) ở các cơng thức thí nghiệm ............ 37

Hình 3.5:

Biến động NH3 ở các cơng thức thí nghiệm ............................ 38

Hình 3.6:

Tỉ lệ sống của tơm ni ở các cơng thức thí nghiệm ................. 39

Hình 3.7:

Tăng trưởng trung bình về khối lượng của tơm ở các
cơng thức TN.............................................................................. 41

Hình 3.8:

Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày ADG(g/con/ngày) ............ 43

Hình 3.9:

Tăng trưởng trung bình về chiều dài .......................................... 45

Hình 4.1.

Tốc đơ tăng trưởng trung bình ngày AGL (cm/con/ngày) ......... 46

vi



DANH MỤCBẢNG BIỂU

Bảng 1.1.

Khả năng thích nghi của tơm he chân trắng với một số
yếu tố môi trường ......................................................................... 5

Bảng 1.2.

Diện tích và sản lương tơm thẻ chân trắng năm 2006 ............... 14

Bảng 2.1.

Các bước chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng .......................... 25

Bảng 2.2.

Phương pháp theo dõi một số yếu tố mơi trường trong ao
ni thí nghiệm .......................................................................... 27

Bảng 3.1.1. Diễn biến nhiệt độ trong q trình thí nghiệm (oC) ................... 31
Bảng 3.1.2. Sự biến động pH trong các cơng thức thí nghiệm ..................... 33
Bảng 3.1.3. Sự biến động oxi hồ tan trong các ao thí nghiệm (mg/l).......... 34
Bảng 3.1.4. Sự biến động độ kiềm trong các ao nuôi ở các công thức
thực nghiệm (mg/l) ..................................................................... 36
Bảng 3.2.

Tỉ lệ sống của tơm ở các cơng thức thí nghiệm (%) .................. 39

Bảng 3.3..


Tăng trưởng trung bình về khối lượng ....................................... 40

Bảng 3.4:

Tăng trưởng về khối lượng bình quân

ngày

ADG

(g/con/ngày) ............................................................................... 42
Bảng 3.5.

Tăng trưởng trung bình về chiều dài .......................................... 44

Bảng 3.6.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài AGL
(cm/con/ngày)............................................................................. 45

Bảng 3.4.1. Năng suất các ao ni thí nghiệm .............................................. 47
Bảng 3.4.2. Hạch toán kinh tế ....................................................................... 48

vii


MỞ ĐẦU
Việt Nam có 3260km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa
sông lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống kênh ngòi

chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nước ta một tiềm
năng lớn về nuôi trồng thủy sản. Với 1.700.000 ha diện tích mặt nước, ngành
nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trên
đối tượng tôm thẻ chân trắng.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt
Nam 11 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm
2010. Trong các đối tượng ni có giá trị cao thì tôm vẫn là đối tượng nuôi
chủ yếu do những giá trị to lớn mà nó mang lại. Tính đến ngày 15/11/2011,
giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,049 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2010
và đứng đầu trong số ba sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam.
Với những kết quả thu được Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia dẫn đầu về sản
xuất tôm (báo cáo Nuôi trồng thủy sản thế giới 2010).
Cùng với xu thế phát triển ngày càng cao thì tình trạng ô nhiễm môi
trường cũng đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thuỷ sản do các chất
hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân, các rác thải khác và các hóa chất sử dụng
trong ni trồng . . . đọng lại nơi đáy ao ni. Đó là ngun nhân của việc
hình thành lớp bùn đáy tạo mơi trường sống rất tốt cho các vi sinh vật gây
thối cũng như các vi khuẩn, vi rút gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli,
Pseudomonas, staphylococcus…, nhiều loại nấm, nguyên sinh động vật.
Phần lớn các vi sinh vật kể trên đều là một phần của hệ sinh vật bình
thường trong mơi trường nước (biển, ao hồ, sông…). Chúng được xem là các
tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc gây bệnh cơ hội. Một khi sự cân bằng của hệ
vi sinh vật trong môi trường ni bị phá vỡ các vi sinh vật có hại sẽ phát triển
ồ ạt và sớm cộng hưởng với các yếu tố có hại khác để gây bệnh.
1


Ứng dụng công nghệ vi sinh trong ao nuôi thủy sản được xem như là một
trong những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước,
làm sạch bùn đáy, khống chế vi sinh vật có hại, tăng cường sức đề kháng cho tôm

nuôi, hạn chế được việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh.
EM (Effective Microorganisms) là một loại chế phẩm sinh học có tác
dụng rất tốt ở nhiều lĩnh vực của đời sống và trong sản xuất. Nhiều nhà khoa
học cho rằng EM với tính năng đa dạng, hiệu quả cao, an tồn với mơi trường
và giá thành rẻ nó có thể làm nên một cuộc cách mạng lớn về lương thực,
thực phẩm và cải tạo môi sinh.
Để khẳng định được vai trị và tác dụng của chế phẩm EM trong ao
ni tôm thẻ chân trắng công nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh EM thứ cấp trong ao nuôi
công nghiệp tôm thẻ Chân trắng thương phẩm (Penaeus vanamei) tại khu
B – Cơng ty CP Quảng Bình”


Mục tiêu của đề tài:

Tìm hiểu quy trình chế tạo chế phẩm vi sinh thứ cấp, cách sử dụng và
bảo quản
Xác định được hiệu quả sử dụng của chế phẩm vi sinh EM thứ cấp, từ
đó đưa ra khuyến cáo đến người ni, góp phần hồn thiện quy trình ni tơm
thẻ Chân trắng cơng nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất và giảm
thiểu những tác động xấu tới môi trường nuôi.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của Tơm thẻ Chân Trắng
1.1.1. Phân loại
Ngành:


Arthropoda

Lớp:

Crustacea

Bộ :

Decapoda

Họ :

Penaeidea

Giống :

Penaeus

Lồi :
Tên khoa học :
Tên tiếng Anh :

P.vannamei

Penaeus vannamei Boone, 1931.
Pacific White/ Whitelegs prawn.

Hình 1.1. Tơm thẻ Chân Trắng (Penaeus vannamei)
1.1.2. Phân bớ

Tơm Thẻ Chân Trắng là lồi phân bố rộng. Chúng xuất xứ từ
Châu Mỹ bên bờ Thái Bình Dương thuộc vịnh Mexico. Là lồi tơm có đặc
tính thích nghi tốt trong môi trường khắc nghiệt hơn một số loại tôm khác, dễ
nuôi, không những phát triển rộng rãi ở Châu Mỹ mà còn phát triển ở Trung

3


Quốc, Đài Loan, Malaixia, Indonexia và Thái Lan (sổ tay kỹ thuật nuôi tôm
thẻ chân trắng, CP-GROUP ).
Ở Việt nam tơm Thẻ Chân Trắng là lồi mới di nhập vào và được
nuôi chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long.
Trong tự nhiên, giai đoạn ấu trùng và ấu niên sống trôi nổi ở
vùng cửa sông ven biển, giai đoạn trưởng thành chuyển xuống sống đáy và di
chuyển ra vùng biển khơi.

Hình1.2. Vịng đời của tơm Thẻ Chân Trắng.
1.1.3. Cấu tạo và đặc điểm sinh thái
* Cấu tạo
Cơ thể đươc chia làm hai phần :
- Phần đầu ngực (cephalo thorax): Gồm 13 đốt và 13 đơi phần phụ dính
liền thành một khối bên ngồi. Có một lớp vỏ bao bọc gọi là vỏ đầu. Ngực
(carapace), mép trước hình thành chuỷ đầu, gai trên dạ dày, gai gan, rảnh sau
chuỷ đầu, gờ gan...
+ Hai đôi râu Anten1(A1) và Anten 2 (A2)
+ Ba đôi chân hàm : Một đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ và đôi hàm 2
4


- Phần bụng (Abdomem): Chia làm 7 đốt, mỗi vỏ (Segment), có 5 đơi

chân bơi (Swimming feet), có 2 nhánh trong và ngoài. Đốt bụng thứ 7 biến
thành tesol hợp với đôi chân đuôi phần nhánh tạo thành bánh lái giúp tôm
chuyển động lên xuống và búng nhảy,hai nhánh trong của đôi chân bụng 2
biến thành petesma và hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành phụ bộ
đực bên ngồi của tơm.
* Đặc điểm sinh thái
Bảng 1.1. Khả năng thích nghi của tơm he chân trắng với một số yếu tố
mơi trường
Khoảng thích ứng

TT

Chỉ tiêu

Khả năng thích ứng

1

Nhiệt độ (oC)

17 – 37

25 – 32

2

Độ mặn (‰)

0,5 – 45


18 – 22

3

pH

7,0 – 9,0

7,5– 8.5

4

Oxy hoà tan (mg/l)

4–8

≥4

5

Độ kiềm (g/ml)

100 – 250

80 – 150

6

Độ trong (cm)


30 – 50

25 – 40

7

NH3 (mg/L)

nhất

< 0,1

Tơm Chân Trắng là lồi rộng muối 0,5 – 450/00, thích hợp 10 - 300/00.
Tơm Chân Trắng có thể chịu đựng nhiệt độ từ 17 – 37 0C, thích hợp 25 320C. pH từ 7,0 – 9,0, thích hợp 7,5 – 8,8. Hàm lượng DO > 4,0 mg/l.
Đáy cát, đáy bùn, đáy cứng sẽ rất thuận lợi cho tôm phát triển.
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tơm Chân Trắng là lồi ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn
gốc từ động vật, thực vật. Trong nuôi nhân tạo có thể sử dụng các loại thức ăn
cơng nghiệp chun dùng. Tơm thẻ Chân Trắng có nhu cầu chất đạm thấp hơn
(20% - 35%) so với tôm Sú (38% - 40%), hệ số thức ăn thấp khoảng 1,2.
5


Thức ăn thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cá thể.
• Giai đoạn Nauplius: Dinh dưỡng bằng nỗn hồng.
• Giai đoạn Zoea: Hình thức ăn lọc. Thức ăn chủ yếu là tảo tươi, trong
sản xuất giống nhân tạo người ta cịn sử dụng thêm thức ăn tổng hợp.
• Giai đoạn Mysis và Postlarvae bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là
Nauplius của Actemia và thức ăn tổng hợp.
• Giai đoạn trưởng thành ăn tạp, thức ăn ưa thích là: động vật phù du,

các mảnh vụn hữu cơ,...trong q trình ni có thể cho ăn thêm thức ăn chế
biến và thức ăn tổng hợp.
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 – 2 ngày. Tốc độ lớn thời
gian đầu 3g/tuần, Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nuôi 60 ngày có
thể đạt cỡ thương phẩm (23cm).
Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 - 320C, độ mặn 20
- 40‰ từ tôm bột đến tôm thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tơm thu hoạch trung
bình 40g chiều dài từ 4cm tăng lên tới 14cm. Tuổi thọ trung bình của tơm
chân trắng ít nhất trên 32 tháng.
1.1.6. Sinh sản
Tơm Chân Trắng là loại thụ tinh ngồi, chúng có thể thành thục và đẻ
trứng quanh năm, có 4 giai đoạn ấu trùng: Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae.
Các giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn ấu trùng Nauplius:
Trải qua 6 giai đoạn : 36 - 51 giờ. Nau bơi từng giai đoạn ngắn rồi lột
vỏ 5 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng nỗn hồng khơng cần cho ăn.
- Giai đoạn Zoea:
3 giai đoạn, 105 - 120 giờ, các Zoae bơi lội liên tục gần mặt nước, lột
vỏ 5 lần mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh.
6


- Giai đoạn Mysis
Có 3 giai đoạn, 72 giờ, các mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước,
đầu đi sau.
- Giai đoạn Postlarvae
Sau khoảng 12 - 14 ngày phát triển, ấu trùng biến thái thành postlavae
(hay tơm bột), hình dạng giống tôm trưởng thành. Ở ngày tuổi 1 - 5 tương
đương P1 - P5, tơm bột có tập tính sống nổi hoặc bám thành bể hay giá thể ở

từng mặt. Sau giai đoạn này, tôm sẽ xuống sống ở từng đáy và tập tính sống,
dinh dưỡng...gần giống tơm trưởng thành.
Trong điều kiện nhân tạo tơm thẻ Chân Trắng cũng có thể thành thục
và đẻ trứng.
1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự sinh trưởng và phát
triển của tơm.
Mơi trường đóng một vai trị hết sức quan trọng tới sinh trưởng và phát
triển của tôm nuôi. Các yếu tố vô sinh, yếu tố hữu sinh, yếu tố con người có
mối quan hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng tương tác lẫn nhau tạo thành hệ sinh
thái ao ni. Vì thế, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường
khơng nằm ngồi mục đích quản lý tốt môi trường ao nuôi nhằm đạt tốc độ
sinh trưởng tối đa, tăng năng suất và hiệu quả ao nuôi.
1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng tới nhiều
phương diện trong đời sống của tôm: Hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức
ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng (Vũ Thế Trụ, 2003)
Có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ sinh trưởng và
tỷ lệ sống của tôm nuôi. Theo nghiên cứu của Chanratchakool et al., 1994 khi
nhiệt độ cao hơn 32-33oC khả năng bắt mồi của tơm giảm 20-50%. Tơm Sú
có khả năng chịu được ngưỡng nhiệt độ cao tới 37,5 oC, khi nhiệt độ thấp dưới
7


12oC tôm sẽ chết (Trần Văn Vỹ và ctv, 1993) . Tạ Khắc Thường (1994) khi
tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của tôm Sú đã kết luận: ở
nhiệt độ 35oC sinh trưởng tương đối của tôm giảm.
Tôm Sú sống ở 28oC sinh trưởng tương đối chậm, trên 30oC tôm lớn
nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus)
hiện tượng này đã được chứng minh ở Đài Loan. Năm 1987 các trại nuôi tôm
ở Đài Loan đã đưa nhiệt độ nước lên 33oC để tôm lớn nhanh hơn, kết quả thu

được tốc độ sinh trưởng của tôm lớn nhanh hơn nhưng ngay sau đó tơm đã bị
bệnh rất trầm trọng và chết rất nhiều đến nỗi chính phủ Đài Loan phải ra luật
cấm nuôi tôm với nhiệt độ lớn hơn 30oC (Vũ Thế Trụ, 2003). Các thí nghiệm
ở Hawaii cho thấy tơm P. vannamei sẽ chết nếu môi trường nước thấp hơn
15oC hoặc cao hơn 33oC trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa, tôm sẽ ngạt nếu nhiệt
độ 15- 22oC và 30 - 33oC (Vũ Thế Trụ, 2003)
Khi nhiệt độ thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ ảnh hưởng đến
quá trình chuyển hố vật chất bên trong cơ thể, tơm ngừng bắt mồi. Nếu nhiệt
độ thấp kéo dài, tôm sẽ chết. Khi nhiệt độ cao kéo dài tôm sẽ bị rối loạn sinh
lý: Tơm ít hoạt động, ngừng ăn, tăng cường hô hấp và chết (Đại học Cần Thơ,
1994). Theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nho (2002) nhiệt độ nước thích
hợp cho tơm Sú ở vùng nhiệt đới là 28 - 30oC.
1.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn
Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp lên sự điều hoà áp suất thẩm thấu của tơm
đồng thời cịn ảnh hưởng tới tính đệm của pH.
Tơm Sú có thể chịu được sự biến thiên độ mặn từ 3 – 4%0, nhưng độ
mặn lý tưởng cho tôm Sú là 18 - 20%0 (Vũ Thế Trụ, 2003). Khi độ mặn thay
đổi đột ngột, tôm sẽ bị sốc và giảm khả năng đề kháng, tôm dễ bị nhiễm bệnh.
Độ mặn quá thấp tôm dễ bị các bệnh mềm vỏ, chất lượng thịt kém. Độ mặn <

8


5%0 sẽ ảnh hưởng tới tăng trọng tôm sau 3 tháng ni cịn độ mặn > 40% 0 sẽ
ảnh hưởng tới tăng trọng tôm sau 1,5 tháng đầu (Tưởng Phi Lai, 2003) .
Nguyễn Khắc Hường (1991) đã tiến hành nuôi tôm trên ruộng muối và
nhận xét rằng: Tôm sinh trưởng chậm và năng suất thấp khi nuôi tôm với độ
mặn cao, nhưng theo nghiên cứu của Tạ Khắc Thường (1996) khi phân tích
tương quan hồi quy giữa độ mặn và năng suất tôm nuôi cho rằng, độ mặn và
năng suất tơm ni có quan hệ lỏng lẻo với nhau.

1.2.3. Ảnh hưởng của oxy hồ tan (DO)
Hàm lượng oxy thích hợp là điều kiện cần thiết cho một ao nuôi tốt.
Tác hại do hàm lượng oxy thấp tuỳ thuộc vào thời gian và hàm lượng oxy có
trong ao, số lần mà tơm phải chịu đựng trong đó. Hàm lượng oxy thấp có thể
chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn trong ngày nhưng cũng có khả năng làm
ảnh hưởng kéo dài cho tơm sau khi oxy đã trở lại bình thường và hậu quả
thường làm cho tôm chậm lớn (Nguyễn Anh Tuấn, 2002). Hàm lượng oxy
thấp làm cho tôm chậm lớn có khi chết hàng loạt.
Chanratchakool et al., 1994 cho rằng hàm lượng oxy nhỏ hơn 4 mg/l
tôm sử dụng thức ăn kém và dễ nhiễm bệnh. Chiu (1990) đánh giá hàm lượng
oxy < 3,5 mg/l tơm sẽ bị chết cịn Lawreca cho biết, tôm Sú bị sốc và chết khi
hàm lượng oxy ở mức 2,0 mg/l. Hàm lượng oxy nhỏ hơn 2 - 3 mg/l tôm sẽ
ngừng bắt mồi và yếu đi nhiều và có thể làm cho tơm chết ngạt (Nguyễn Anh
Tuấn, 2002) .
Nguyễn Trọng Nho (1994) khi nghiên cứu ở miền Trung Việt Nam cho
rằng, khi hàm lượng oxy ở khoảng 2 mg/l tôm nổi đầu thành đàn xung quanh
bờ nhưng không thấy hiện tượng tôm bị chết.
Hàm lượng oxy hồ tan thích hợp cho tơm sinh trưởng và phát triển tốt
trong khoảng 4-7 mg/l (Vũ Thế Trụ, 2003) .

9


1.2.4. Ảnh hưởng của pH
pH của nước ao rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
tơm nuôi và nhiều sinh vật. Khi pH thấp thường làm tổn thương phụ bộ và
mang cũng như gây trở ngại cho việc lột xác và làm tôm bị mềm vỏ, đồng
thời nó làm tăng độc tính của H2S ở trong ao.
Ví dụ: mặt nước có pH = 5 thì có độ axit gấp 10 lần mặt nước có pH =
6 (Vũ Thế Trụ, 2003) .

Nếu pH quá cao (>9) sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô của tơm
bị phá huỷ đồng thời làm tăng tính độc hại của amoniac
Mặt nước có pH = 9 hàm lượng NH3 gấp 10 lần mặt nước có pH = 8
(Tưởng Phi Lai, 2003).
Theo nghiên cứu của Vũ Thế Trụ (2003), pH được coi là thích hợp
trong ao ni tơm khoảng 7,5 - 8,5
1.2.5. Ả nh hưởng của độ kiềm
Độ kiềm của nước là số đo tổng của carbonate và bicarbonate, chúng có tác
dụng quan trọng trong nước thơng qua khả năng làm giảm sự biến động của pH.
Độ kiềm quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi cho tôm. Nếu độ
kiềm thấp (< 60mg/l) làm cho pH biến động lớn, gây ra hiện tượng mềm vỏ
kéo dài. Nếu độ kiềm quá cao (> 200 mg/l) làm cho tôm khó lột vỏ, chậm lớn
độ kiềm khoảng 80 - 150mg/l là thích hợp nhất đối với ao ni tơm (Nguyễn
Trọng Nho, 2002) .
1.2.6. Ảnh hưởng của độ trong
Đây là chỉ tiêu tương đối đơn giản, thông qua độ trong người ta có thể
đánh giá được tình trạng ao ni để có biện pháp xử lý thích hợp. Khi độ
trong thấp hơn 25 cm thì nước ao q đục, cịn khi độ trong > 50 cm thì nước
lại quá trong đồng nghĩa với nước quá nghèo dinh dưỡng (Vũ Thế Trụ, 2003).

10


Nếu ao đục do các chất lơ lửng trong nước thì năng suất ao ni sẽ
khơng cao. Sự hiện diện của các vật chất lơ lửng này sẽ hạn chế sự xâm nhập
của ánh sáng (làm giảm khả năng phát triển của tảo) tạo điều kiện cho sự phát
triển khá tốt của các nhóm vi sinh vật gây hại và tiêu thụ một lượng lớn oxy.
Độ trong của nước ao ni được duy trì ở 30 - 40 cm là tốt nhất (Tưởng Phi
Lai, 2003).
1.2.7. Ảnh hưởng của NH3

Amoni - Nitrogen trong nước ở dạng tự do (NH3) rất độc hại cho tơm
cá, dạng ion NH4+ ít độc hại hơn. Hàm lượng amoni nitrogen cao nhất thường
là sau khi thực vật phù du nở hoa và tàn lụi. Theo nghiên cứu Cheng and Lee
(1995) thí nghiệm trên tơm Sú (Penaus monodon) ở các cỡ khác nhau: 0,26 0,51g, 3,35 - 4,45 cm với nồng độ tương ứng là 20 và 40 mg ammonia/l cho
thấy ở hàm lượng 40 mg amonia /l, tỷ lệ sống của tôm giảm 73,3% và 40%
sau 120 giờ.
1.3. Tình hình nghiên cứu và ni tơm thẻ chân trắng trên thế giới và tại
Việt Nam.
1.3.1. Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới
Trên thế giới, sản lượng tôm chân trắng đứng hàng thứ hai sau tôm sú nhưng
ở châu Mỹ sản lượng tôm chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn (1990),
132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm 1999.
Ecuador coi nuôi tôm chân trắng là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm
nuôi chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực châu Mỹ, năm 1991 là 103.000
tấn. Năm 1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus)
sản lượng giảm còn 1/3, sau 2-3 năm khôi phục lại đạt 120.000 tấn (1998),
130.000 tấn (1999) rồi lại gặp đại dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000).
Một số nước như Mexico, Panama, Eelize, Peru, Colombia… cũng có
tình hình phát triển tương tự Ecuador. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ
11


ni nhân tạo thành cơng và có hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống
sang Hawaii . Từ đây tôm chân trắng lan sang Châu Á, Đông Nam Á. Nhiều
nước Đông Nam Á đã nhập tôm chân trắng để nuôi như: Philippin, Inđônêsia,
Malaixia, Thái Lan, Việt Nam... với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tơm xuất
khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trơng cậy phần lớn vào tôm sú hiện nay.
Tôm chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á v́ người ta nhận thấy một
số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năng suất thấp, mức độ
tăng trưởng chậm và có khả năng mang bệnh. Việc khoanh vùng ni tơm chân

trắng khép kín và sự phát triển của các dịng giống tơm chân trắng chọn lọc và
thuần hóa đã đưa tơm chân trắng trở thành đối tượng quan tâm lớn của ngành
nuôi tôm thời kỳ hiện nay.
Trên phạm vi tồn cầu, tơm chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản
lượng tơm ni tồn thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tơm sú
chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tơm chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6
triệu tấn (năm 2006) và đạt 1,8 triệu tấn (năm 2009). Đặc biệt, việc gia tăng
nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ
sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất,
chất lượng tôm.
Ỏ Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm chân trắng đã đạt tới
300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp
xỉ 80%. Khảo sát tại Thái Lan cho thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm
chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh. Người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành
công tôm chân trắng cỡ lớn (vượt tơm sú), có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt
25-30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần so với tôm sú. Sản lượng
tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn, gồm 160.000 tấn tôm sú và
373.000 tấn tôm chân trắng.

12


Tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập
khẩu và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho
thấy việc nuôi tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa mơi trường, góp
phần đa dạng sinh học. Tơm chân trắng được thế giới cơng nhận là một trong
ba lồi tơm he ni có nhiều ưu điểm, có thể ni theo nhiều hình thức bán
thâm canh, thâm canh và ni cơng nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và ni tơm thẻ chân trắng tại Việt Nam.
Ở nước ta tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm năm 2002.

Đến năm 2008, Bộ NN&PTNT có chủ trương cho phát triển ni tơm thẻ
chân trắng. Hiện nay, diện tích, sản lượng tơm thẻ chân trắng ở Việt Nam tăng
lên một cách nhanh chóng.
Theo đó, với các tỉnh Nam bộ phải có quy hoạch vùng ni và có hệ
thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho ni thâm canh. Năm 2002, diện
tích ni tơm thẻ chân trắng của cả nước là 1.710 ha, sản lượng 10.000 tấn.
Năm 2007 diện tích ni đạt 4.000 ha, sản lượng đạt 30.000 tấn. Năm 2008,
diện tích ni khoảng 8.000 ha; năm 2009 tăng lên 14.500 ha và đến năm
2010 đã tăng lên trên 25.300 ha. Miền Trung và miền Bắc chiếm 17.960 ha,
bằng 72% diện tích ni tơm thẻ chân trắng của cả nước.
Năm 2010, diện tích ni tôm thẻ chân trắng đạt gần 25.000 héc ta,
tăng 30% so với 2009, sản lượng đạt 135.000 tấn (tăng 50% so với năm 2009
là 89.500 tấn). Xuất khẩu tôm chân trắng cả năm 2010 đạt 62.400 tấn, trị giá
gần 414,6 triệu đô la, chiếm gần 20% tổng giá trị xuất khẩu tôm).

13


Bảng 1.2. Diện tích và sản lương tơm thẻ chân trắng năm 2006
Hà Tĩnh

Quảng
Bình

TT Huế

Quảng

Khánh


Ninh

Bình

Nam

Hịa

Thuận

Thuận

500 ha

250 ha

120 ha

150 ha

30 ha

30 ha

20 ha

900 tấn

150 tấn


100 tấn

100 tấn

2000 tấn 1500 tấn 700 tấn

1.3.3. Tình hình ni tơm thẻ chân trắng ở Quảng Bình
Là một trong những tỉnh có tiềm năng về ni trồng thủy sản lớn ở khu
vực miền Trung, kể từ ngày tái lập tỉnh đến nay Quảng Bình đã khơng ngừng
tận dụng tiềm năng đó để phát triển ngành Ni trồng Thủy sản góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, tham gia xố đói giảm
nghèo và cải thiện đời sống của cư dân ven biển.
Tổng diện tích ni trồng tồn tỉnh năm 1989 chỉ đạt 130 ha thì năm 2001
diện tích ni trồng đã đạt 1.649 ha; đến năm 2005 diện tích đạt 2.550 ha và năm
2006 lên đến 3..580 ha, tăng lên 2.420 ha trong đó ni tơm chiếm 1.160 ha.
Sản lượng NTTS năm 1989 chỉ đạt 73,5 tấn, giá trị sản xuất thủy sản
năm 2001 - 2005 tăng bình quân 7.36% và năm 2006 đã đạt 5200 tấn trong đó
sản lượng tơm ni đạt 1650 tấn.
Năm 2006 tôm chân trắng mới du nhập và được ni thử nghiệm đầu tiên
với diện tích tồn tỉnh là 50 ha. Đến năm 2008, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh
Quảng Bình đã thành cơng trong việc triển khai mơ hình ni tơm thẻ chân trắng
trên cát và trong ao đất tại xã Nhân Trạch - huyện Bố Trạch. Sau thời gian nuôi
thử nghiệm thấy đối tượng tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao lại
hợp với khí hậu tỉnh mình, trung tâm đã tiếp tục mở rộng mơ hình ni tơm thẻ
chân trắng trên khắp 5 huyện, thành phố ven biển. Tôm thẻ chân trắng lúc đầu chủ
yếu ni theo hình thức thâm canh, bán thâm canh, cịn hiện nay mơ hình ni
14


tôm công nghiệp được xây dựng rất nhiều nơi. Đặc biệt là xã Nhân Trạch (Bố

Trạch), xã Quảng Phong (Quảng Trạch), xã Bảo Ninh, Quang Phú (Đồng Hới),
Hải Ninh (Quảng Ninh), Ngư Thủy Trung (Lệ Thủy).
Đến 2009, diện tích ni trồng toàn tỉnh đã lên đến 4.637 ha, sản lượng
đạt 8.200 tấn, trong đó sản lượng tơm sú giảm xuống 424 tấn cịn tơm thẻ
chân trắng tăng 2.426 tấn, tăng 1000 tấn so với 2008. Trong đó diện tích thả
tơm chân trắng tăng 638 ha, tăng 427 ha (nuôi trên cát 238 ha tăng 76 ha; nuôi
ao đất 400 ha tăng 350 ha) so với 2008.
Với nhưng ưu thế do tôm thẻ chân trắng mang lại, sở NN  PTNT tỉnh
đã chỉ đạo cho các cơ sở sản xuất liên doanh với cơng ty sản xuất tơm giống
có uy tín ở miền Nam để luôn cung ứng đủ giống cho người nuôi; khôi phục
các vùng nuôi bị bỏ hoang do dịch bệnh hoặc nuôi tôm sú kém hiệu quả sang
nuôi tơm chân trắng; chỉ đạo chính quyền địa phương hướng dẫn cho người
dân thời vụ thả, công tác chuẩn bị ao, kiểm sốt chất lượng giống, dịch
bệnh...nhằm có mơ hình ni tơm thẻ đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng
cao sản lượng NTTS đưa đối tượng tôm này làm đối tượng ni chủ lực của
tỉnh nhà
1.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng
thuỷ sản
1.4.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học trên
thế giới.
Từ những năm 1960 trở lại đây, ngành công nghệ sinh học hiện đại
phát triển mạnh mẽ và phân ra làm nhiều ngành khác nhau: Công nghệ sinh
học môi trường, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học enzim, ...
(Nguyễn Quang Thạch, 2005).
Chế phẩm sinh học lần đầu tiên được Fuller (1989) định nghĩa như sau:
Là thành phần thức ăn có cấu tạo từ vi khuẩn sống, có tác động hữu ích lên
15


vật chủ qua việc làm cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó. Từ

chế phẩm sinh học (Probiotics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm 2 từ
Pro có nghĩa là dành cho và Biosis có nghĩa là sự sống.
Theo Verschuere và cộng sự (2000) Probiotics là thành phần bổ sung
có nguồn gốc sinh vật sống, có ảnh hưởng có lợi đối với vật chủ bằng cách cải
thiện quần thể VSV sống xung quanh hay liên kết với vật chủ. Tăng khả năng
sử dụng thức ăn hay tăng chất lượng dinh dưỡng của thức ăn, tăng cường khả
năng chống lại mầm bệnh hay cải thiện chất lượng môi trường xung quanh.
Các chế phẩm vi sinh đang được sử dụng nhiều trên thế giới, thành phần
chính của các loại chế phẩm này là các chủng vi khuẩn có lợi như: Nitrobacter
sp, Pseudomonas, Enterobacter, Cenllulomonas, Rhodospeudomonas và các vi
khuẩn quang hợp cũng đang được sử dụng như các vi khuẩn có lợi (Boyd,
1990). Các vi khuẩn này tham gia vào q trình chuyển hố vật chất trong ao
ni, làm sạch ao nuôi tạo môi trường thuận lợi cho đối tượng nuôi sinh trưởng
và phát triển. Nhờ khả năng sinh sản và phát triển nhanh chóng mà chúng sẽ
cạnh tranh thức ăn và chỗ ở làm hạn chế các sinh vật có hại trong ao ni.
Ngồi ra một số chế phẩm sinh học có thể được sử dụng làm thức ăn bổ
sung cho tơm ni có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
đường ruột, với thành phần là những enzyme giúp tơm tiêu hố thức ăn tốt
nâng cao khả năng sử dụng thức ăn, tăng hiệu quả sản xuất.
Trong các chủng vi khuẩn có lợi thì chủng Bacillus được ứng dụng
nhiều nhất. Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về hiệu
quả của việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thuỷ sản được thực
hiện. Rengpipat et al.,1998 khi ngiên cứu sử dụng Bacillus S11 để làm sạch
môi trường ao nuôi thấy rằng hàm lượng NH4+ trong ao ni chỉ khoảng 0,5
mg/l trong khi đó ao khơng xử lý NH4+ đạt 1,67 mg/l.

16



×