Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giangThi tim hieu Nguyen Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.6 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐOÀN TN - TỔ NGỮ VĂN
<b>TRƯỜNG THPT CAN LỘC</b>


***
Số: 86/KH – LN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<i>Can Lộc, ngày 09 tháng 9 năm 2015</i>
<b>KẾ HOẠCH </b>


<b>Tổ chức Cuộc thi </b><i><b>“Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm</b></i>
<i><b>Truyện Kiều”</b></i>


Thực hiện Kế hoạch số 83-KH/ĐTN ngày 04/6/2015 của Huyện đoàn Can Lộc về việc tổ
chức Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện
<i>Kiều”, thiết thực lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh và vinh danh Danh</i>
nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du, được sự đồng ý và cho phép của Đảng ủy, Ban
Giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường và Tổ Ngữ Văn trường THPT Can Lộc
thống nhất kế hoạch tổ chức cuộc thi với nội dung cụ thể như sau:


<b>I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA</b>


1. Tun truyền sâu rộng trong đồn viên, thanh niên, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa,
tầm quan trọng của việc Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới
- Đại thi hào Nguyễn Du.


2. Thông qua Cuộc thi nhằm tăng cường công tác giáo dục truyền thống, nâng cao lịng tự
hào dân tộc, tình u q hương, đất nước cho thế hệ trẻ; vận động đoàn viên thanh niên và các
tầng lớp nhân dân tích cực tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm


Truyện Kiều qua đó góp phần bảo tồn, khai thác giá trị di sản của Truyện Kiều; phát huy vai
trị, trách nhiệm của đồn viên thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc.


3. Cuộc thi phải được triển khai sâu rộng đến đơng đảo đồn viên, thanh niên trong tồn
trường, đảm bảo tính nghiêm túc, tiết kiệm, hiệu quả.


<b>II. NỘI DUNG CÂU HỎI CUỘC THI</b>


<i><b>Câu 1.</b></i> Nêu những nét chính về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Các yếu tố quê
hương, gia đình, thời đại đã ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?


<i><b>Câu 2.</b></i> Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều trong khoảng 500 từ. Hãy trình bày gắn gọn những
giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của kiệt tác này?


<i><b>Câu 3.</b></i> Ngoài kiệt tác Truyện Kiều, hãy nêu tên và nội dung một số tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Du mà bạn biết?


<i><b>Câu 4.</b></i> Hãy cho biết sức lan tỏa của Truyện Kiều trong đời sống xã hội từ trước đến nay.


<i><b>Câu 5.</b></i> Cảm nhận của bạn về cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du
<i>và tác phẩm Truyện Kiều”, cũng như việc kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du.</i>
<b>III. THỂ LỆ CUỘC THI</b>


<b>1. Tên cuộc thi: </b><i><b>“Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm</b></i>
<i><b>Truyện Kiều”</b></i>


<b>2. Đối tượng dự thi: </b>


- Là học sinh hiện đang học tập tại trường THPT Can Lộc.


<b>3. Hình thức và điều kiện dự thi</b>


- Bài dự thi viết tay trên khổ giấy A4, không dùng bản sao, không giới hạn số trang, hình
ảnh minh họa; mỗi học sinh chỉ được gửi tham gia 1 bài dự thi.


- Tất cả học sinh đang học tại trường phải tham gia cuộc thi (Đây là tiêu chí đánh giá thi
đua đối với các lớp).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Bài dự thi phải ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại, lớp đang
theo học và tên cuộc thi trên trang đầu bài dự thi.


- Bài dự thi phải trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi. Bài dự thi là bản photocopy; bài dự thi
không trả lời đầy đủ 5 câu hỏi; bài dự thi viết bằng nhiều màu mực và nhiều chữ viết khác
nhau; các câu hỏi nhất là câu 4,5 có nội dung văn từ giống nhau sẽ xem là bài không hợp lệ.


<b>4. Yêu cầu bài thi điểm: Ngoài số lượng bài thi đại trà,</b> mỗi Chi đồn chọn 05 bài có
<b>chất lượng tốt nhất cả về nội dung và hình thức để tham gia chấm trao giải.</b>


<b>5. Căn cứ xếp loại</b>
- Đối với cá nhân:


+ Điểm bài thi là tổng điểm của cả 5 câu hỏi. Kết quả điểm của mỗi bài thi là điểm trung
bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo chấm.


+ Ban Tổ chức lựa chọn bài có điểm từ cao xuống thấp để trao giải: Nhất, Nhì, Ba và
Khuyến khích. Trong trường hợp có các thí sinh bằng điểm nhau, Ban Giám khảo và Ban Tổ
chức sẽ họp để quyết định.


- Đối với tập thể:



+ Căn cứ tỉ lệ bài dự thi trên số lượng học sinh và chất lượng bài thi của các lớp, Ban Tổ
chức sẽ chọn các giải tập thể.


<b>IV. GIẢI THƯỞNG</b>
<b>1. Giải cá nhân: </b>


- 1 giải nhất: 100.000 đồng


- 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 70.000 đồng
- 3 giải ba: mỗi giải trị giá 50.000 đồng


- 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 30.000 đồng
<b>2. Giải tập thể: </b>


- Giải nhất: 200.000 đồng


- Giải nhì: mỗi giải trị giá 150.000 đồng
- Giải ba: mỗi giải trị giá 100.000 đồng
<b>V. THỜI GIAN VÀ NƠI NHẬN BÀI DỰ THI</b>


- Thời gian nhận bài dự thi kể từ ngày ra thông báo phát động cuộc thi đến hết ngày 12
tháng 9 năm 2015.


- Nơi nhận bài thi: Lớp trưởng các lớp tập hợp bài và nộp lại cho Ban tổ chức (Trực tiếp là
đồng chí Phan Văn Nghĩa).


<b>TM. BCH ĐỒN TRƯỜNG</b>
BÍ THƯ


<i>(Đã ký)</i>


<b>Trần Đình Dương</b>


<b>TM. TỔ NGỮ VĂN </b>
TỔ TRƯỞNG


<i>(Đã ký)</i>
<b>Trần Lệ Hoa</b>
<b>Ý KIẾN CỦA ĐẢNG ỦY, BAN GIÁM HIỆU</b>


HIỆU TRƯỞNG
<i>(Đã ký)</i>
<b>Đinh Sỹ Cổn</b>
<b>Nơi nhận: - BTV Huyện đoàn (để báo cáo)</b>


<i>- Đảng ủy, Ban Giám hiệu (để báo cáo)</i>
<i>- Tổ Ngữ văn (để phối hợp)</i>


<i>- GVCN (để phối hợp)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×