Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Dịch cúm A và thai phụ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.57 KB, 6 trang )

Dịch cúm A và thai phụ

Khả năng chống đỡ với bệnh tật ở phụ nữ có thai giảm nên dễ mắc cúm hơn
người khác.
Kể từ khi WHO tuyên bố dịch cúm A (H1N1) chuyển từ cấp độ 4 sang
cấp độ 5, đã có nhiều lo lắng cho rằng, loài người có thể đang đứng trước một
đại dịch lây lan ra toàn cầu một cách nhanh chóng. Vậy bản chất của virut
H1N1 là gì và ảnh hưởng đến thai nghén như thế nào?
Bệnh dịch cúm A (H1N1) bắt đầu bằng một nam giới ở Mexico bị viêm
phổi cấp với các triệu chứng ho, sốt khó thở và bệnh nhanh chóng lây nhiễm cho
những người khác rồi nhanh chóng tràn sang Mỹ với ca tử vong đầu tiên ở bang
Texas (Hoa Kỳ) là một em bé 23 tháng tuổi, người Mexico, rồi bệnh vượt biên
giới 2 nước này gây dịch cho thế giới. Tổng Giám đốc WHO, bà Margaret Chan
đã khuyến cáo: "Loài người đang thực sự phải đối mặt với đại dịch, mọi biện pháp
được tiến hành khẩn cấp". WHO đã đặt mức độ báo động cấp số 5, và đang xem
xét chuẩn bị công bố báo động cấp 6, cấp cao nhất của dịch bệnh nghĩa là mức độ
nguy hiểm cao nhất vì bệnh phát tán nhanh, rộng mang tính toàn cầu và mức độ
gây bệnh nặng nề, khó điều trị, nguy cơ tử vong cao. Ban đầu các nhà nghiên cứu
thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã thấy loại virut này nằm
trong gia đình virut H5N1, là sự tổng hợp của các loại virut gây bệnh ở người, lợn,
gia cầm và chim nên gọi ngắn gọn là bệnh "cúm lợn". Trung tâm này cũng khẳng
định rằng: virut không có nguy cơ lây nhiễm từ việc ăn thịt lợn nhưng có khả
năng truyền từ người sang người. Như vậy, bản chất virut mà tính chất gây bệnh
cũng tương tự như bệnh SARS (gây viêm đường hô hấp cấp như vài năm trước
đây). Bệnh cũng lây nhiễm trực tiếp người sang người, nhưng ban đầu người ta gọi
là virut cúm lợn gây sự hiểu nhầm cho rằng lợn là vật chủ trực tiếp gây bệnh nên
đã không ăn thịt lợn thậm chí dẫn tới cực đoan như Ai Cập đã tiêu hủy 300.000
con lợn để ngăn ngừa dịch. Tuy nhiên người ta cũng nhấn mạnh rằng khi ăn thịt
lợn đã qua xử lý với nhiệt độ trên 70oC thì đảm bảo an toàn. Theo PGS.TS.
Nguyễn Trần Hiển, Giám đốc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đây là loại virut
hoàn toàn mới, có 4 vật liệu di truyền bao gồm các yếu tố di truyền của cúm lợn ở


Bắc Hoa Kỳ, của cúm lợn ở châu Á, cúm gia cầm và cúm người. Hiện nay loại
virut này gọi là cúm A (H1N1).
Khoa học đã khẳng định rằng, virut cúm liên tục biến đổi cấu trúc theo
thuyết "trôi dạt kháng nguyên" để tồn tại. Đó là sự biến đổi một cách từ từ về cấu
trúc gen để tồn tại và thích nghi với môi trường mới cũng như kháng lại các hoá
chất hoặc kháng sinh. Một điều quan ngại nhất cho khoa học là hiện tượng biến
đổi kháng nguyên xảy ra khi có sự kết hợp ít nhất 2 hoặc nhiều chủng cúm khác
nhau cùng xâm nhập vào một tế bào của cơ thể, tạo thành một loại virut mới (sub
type) có chung những đặc điểm của virut cúm mà loài người đã biết nhưng lại xuất
hiện những đặc điểm mới, gây bệnh nặng nề, nguy hiểm hơn và mức độ kháng
thuốc cao hơn so với các loại virut cúm cũ làm khó khăn hơn trong quá trình phát
hiện, điều trị cũng như sản xuất kháng sinh đặc hiệu và vaccin dự phòng. Hiện
nay, người ta cũng đang nghi ngờ loại virut H1N1 đang lưu hành mang yếu tố gây
bệnh cho người, lợn và gia cầm này có lẽ bắt nguồn từ một biến đổi kháng nguyên
như đã nói ở trên và như vậy thực sự là một lo ngại cho y học và cộng đồng về
điều trị và dự phòng. Một điều lo ngại nữa là đối với các loại virut cúm khác
thường gây tử vong cho những người già yếu và trẻ nhỏ thì loại virut H1N1 lại gây
tử vong cho nhiều trường hợp là thanh niên khỏe mạnh, những người có khả năng
kháng lại bệnh tật cao và nếu đúng như vậy thì khó khăn về điều trị và phòng bệnh
lại càng khó khăn hơn và đương nhiên tỷ lệ tử vong do bệnh cũng tăng cao. Người
ta cũng đang lo ngại nếu có sự kết hợp giữa virut HIV với virut cúm A (H1N1) sẽ
tạo ra một chủng virut mới thì nhân loại không thể tưởng tượng được mức độ tác
hại đến nhường nào.
Triệu chứng lâm sàng khi bị bệnh là hội chứng viêm đường hô hấp bao gồm
sốt trên 38oC, viêm long đường hô hấp, đau họng, ho khan hoặc có đờm. Ngoài ra,
có thể có các triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí suy hô hấp cấp và suy đa
tạng. Hiện nay có thể sử dụng tamiflu và rerenza để điều trị khi bị bệnh.
Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là những người có tiếp xúc với
nguồn bệnh đã được xác định, xét nghiệm dương tính với cúm A nhưng không xác

định được týp nào. Khi đó được xác định là mắc cúm A (H1N1), bệnh nhân phải
được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng, dùng thuốc kháng
virut đơn độc hoặc kết hợp càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp nghi ngờ. Tất
cả người bệnh, người nghi ngờ mắc đều phải mang khẩu trang y tế ở trong buồng
và bên ngoài buồng bệnh. Hiện nay chưa có vaccin đặc hiệu vì vậy các biện pháp
phòng ngừa thông thường:
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khẩu trang, khăn tay hoặc tay áo.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và tránh
chạm tay vào mặt. Giặt quần áo bằng xà phòng hoặc nước sôi, dung dịch tẩy trùng
nhẹ.
- Tránh xa những người bị bệnh.
- Đi khám nếu bạn sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, ớn lạnh và mệt
mỏi.
- Tránh tiếp xúc với đám đông và tránh tụ họp đông người khi đã có dịch,
mang khẩu trang thường xuyên.
Đối với những người có thai càng cần phải chú ý nhiều hơn vì bản thân khi
có thai, người phụ nữ bị giảm miễn dịch, khả năng chống đỡ với bệnh tật bị giảm
nên dễ mắc bệnh hơn, nếu bị nhiễm virut cúm A (H1N1) thì càng nguy hiểm hơn,
vì bệnh nặng hơn, khó điều trị và không chỉ ảnh hưởng đơn thuần đến thai phụ mà
còn dẫn đến kết quả xấu cho thai nhi như sốt cao là dễ sảy thai, đẻ non; khó thở do
viêm phổi, thiếu ôxy làm cho thai nhi bị suy trong tử cung dẫn đến thai chết lưu,
trẻ đẻ non, thiếu tháng, nhẹ cân, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật.
Hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện bệnh nhân bị nhiễm virut cúm A
(H1N1), tuy nhiên nếu không cần thiết, thai phụ tránh tiếp xúc với người đang
hoặc nghi ngờ bị cúm, thường xuyên mang khẩu trang. Nếu có dấu hiệu cúm, cần
phải mang khẩu trang, đến khám tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản hoặc
khoa truyền nhiễm để được khám và tư vấn cũng như có biện pháp can thiệp thích
hợp vừa hạn chế ảnh hưởng cho thai phụ và thai nhi cũng như cho cộng đồng.
Không phải kỳ thị nhưng mọi người cần phải có ý thức tự giác và trách nhiệm bản
thân với cộng đồng để dự phòng và khắc phục hậu quả nếu như có dịch cúm H1N1

xảy ra.

×