Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu một số điều kiện để xác định lượng vết selen bằng phương pháp von ampe hòa tan catot xung vi phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.26 KB, 72 trang )

Tr-ờng đại học vinh
khoa HO HC
=== ===

INH TH Lí

KHóA LUậN tốt nghiệp
Đề tà i :

NGHIấN CU MT S IU KIỆN ĐỂ XÁC ĐỊNH
LƯỢNG VẾT SELEN BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE
HOÀ TAN CATOT XUNG VI PHÂN

NGÀNH: HỐ PHÂN TÍCH
Lớp: 49B – Hoỏ

Ging viờn hng dn: ThS. Vừ Th Ho

Vinh, năm 2012

1


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hồn thành tại phịng máy, phịng thí nghiệm
Hố phân tích, Trung tâm thí nghiệm trường Đại học Vinh.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
Giảng viên ThS. Võ Thị Hoà, người đã giao đề tài và tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thiện
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn cơ giáo Đinh Thị Trường Giang đã có


những ý kiến đóng góp q báu giúp em hồn thành tốt đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cơ, anh chị cán bộ tổ bộ mơn
Hố trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời
gian làm khoá luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn các Thầy Cô giáo, các anh chị
và bạn bè đã ln động viên em hồn thành đề tài khố luận tốt nghiệp
của mình.
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Đinh Thị Lý

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ......................................................................... 8
I.1. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT VỀ
SELEN ............................................................................................................ 8
I.1.1. Trạng thái tự nhiên ............................................................................... 8
I.1.2. Tính chất vật lý của selen ..................................................................... 9
I.1.3. Tính chất hóa học của selen .................................................................. 9
I.1.4. Tính chất sinh hóa của selen ............................................................... 11
I.1.5. Tính chất điện hóa của selen .............................................................. 14
I.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁCH SELEN ................................................ 17
I.3. ỨNG DỤNG CỦA SELEN .................................................................... 18
I.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH SELEN............ 19
I.4.1. Các phương pháp phân tích cổ điển .................................................... 19
I.4.1.1. Phương pháp phân tích khối lượng ................................................. 19
I.4.1.2. Phương pháp phân tích thể tích ........................................................ 19

I.4.2. Các phương pháp phân tích cơng cụ ................................................... 20
I.4.2.1. Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử ............................................... 20
I.4.2.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ..................................... 21
I.4.2.3. Phương pháp sắc kí .......................................................................... 22
I.4.2.4. Phương pháp huỳnh quang Rơghen ................................................. 23
I.4.2.5. Phương pháp phân tích trắc quang ................................................... 23
I.4.2.6. Phương pháp phân tích điện hóa ..................................................... 24
I.5. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP CỰC PHỞ VÀ PHƯƠNG
PHÁP VON - AMPE HỊA TAN ................................................................. 25
I.5.1. Phương pháp cực phổ ........................................................................ 25
I.5.2. Phương pháp Von - Ampe hòa tan ...................................................... 34
I.5.2.1. Nguyên tắc của phương pháp Von - Ampe hòa tan ......................... 34


1.5.2.2. Điện cực dùng trong phân tích Von - Ampe hồ tan ....................... 36
I.5.2.3. Các q trình phản ứng xảy ra trên điện cực khi xác định
selen .............................................................................................................. 36
CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM ................................................................ 37
II.1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT .............................................. 37
II.1.1. Thiết bị và dụng cụ ............................................................................. 37
II.1.2. Hóa chất.............................................................................................. 38
II.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 40
II.3. NỢI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 40
II.3.1 Khảo sát tìm các điều kiện tối ưu ........................................................ 40
II.3.2. Khảo sát độ lặp lại, xác định giới hạn phát hiện, giới hạn định
lượng, xác định vùng tuyến tính, định lượng selen trong mẫu tự tạo ........... 40
II.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ............................................................ 40
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................... 42
III.1. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU XÁC ĐỊNH SELEN ................... 42
III.1.1. Khảo sát sự xuất hiện pic .................................................................. 42

III.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của mơi trường phân tích ................................. 42
III.1.2.1. Khảo sát chọn nờng độ Cu(II) tối ưu ............................................. 42
III.1.2.2. Khảo sát chọn pH tối ưu ................................................................ 44
III.1.3. khảo sát các điều kiện kĩ thuật tối ưu ............................................... 45
III.1.3.1. Khảo sát thế điện phân làm giàu .................................................... 45
III.1.3.2 Khảo sát biên độ xung .................................................................... 46
III.1.3.3. Khảo sát tốc độ quét thế ................................................................. 48
III.1.3.4. Kết quả khảo sát các điều kiện tối ưu cho phép định lượng
Selen .............................................................................................................. 50
III.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố và ion ............................ 50
III.1.4.1. Khảo sát ảnh hưởng của Fe(III) ..................................................... 50
III.1.4.2. Khảo sát ảnh hưởng của Zn(II) ...................................................... 52


III.1.4.3. Khảo sát ảnh hưởng của As(V) ...................................................... 54
III.1.4.4. Khảo sát ảnh hưởng của EDTA ..................................................... 56
III.1.4.5. Khảo sát sự che của EDTA đối với Fe(III), As(V), Zn(II). ........... 58
III.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ LẶP LẠI, GIỚI HẠN PHÁT HIỆN (LOD)
VÀ GIỚI HẠN ĐỊNH LƯỢNG (LOQ), XÁC ĐỊNH VÙNG TUYẾN
TÍNH CỦA PHÉP ĐO, ĐỊNH LƯỢNG SE(IV) TRONG MẪU TỰ
TẠO .............................................................................................................. 60
III.2.1. Đánh giá độ lặp lại ............................................................................ 60
III.2.2. Giới hạn phát hiện (LOD) ................................................................. 61
III.2.3. Giới hạn định lượng (LOQ) .............................................................. 62
III.2.4. Xác định vùng tuyến tính của phép đo ............................................. 62
III.2.5. Định lượng selen trong mẫu tự tạo ................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 69



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thế bán sóng (E1/2) của Se(IV) trong một số nền ........................ 16
Bảng 3.1: Các thông số đo khảo sát sự xuất hiện pic ................................... 42
Bảng 3.2: Kết quả đo khảo sát chọn nồng độ Cu(II) tối ưu .......................... 43
Bảng 3.3: Kết quả đo khảo sát pH tối ưu ...................................................... 44
Bảng 3.4. Kết quả đo khảo sát chọn thế điện phân tối ưu ............................ 46
Bảng 3.5: Kết quả đo khảo sát biên độ xung ............................................... 47
Bảng 3.6: Kết quả đo khảo sát tốc độ quét thế ............................................. 49
Bảng 3.7: Các điều kiện tối ưu cho phép định lượng selen .......................... 50
Bảng 3.8: Kết quả đo khảo sát ảnh hưởng của Fe(III) .................................. 51
Bảng 3.9: Kết quả đo khảo sát ảnh của Zn(II) .............................................. 53
Bảng 3.10: Kết quả đo khảo sát ảnh hưởng của As(V) ................................ 55
Bảng 3.11: Kết quả đo khảo sát ảnh hưởng của EDTA ................................ 57
Bảng 3.12: Kết quả đo khảo sát sự che của EDTA đối với Fe(III),
Zn(II), As(V) ................................................................................................. 59
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá độ lặp lại của phép đo ................................... 60
Bảng 3.14. Kết quả đo khảo sát vùng tuyến tính của phép xác định
Se(IV) trong khoảng nồng độ 0,3 - 0,9 ppb .................................................. 63
Bảng 3.15. Kết quả đo khảo sát vùng tuyến tính của phép xác định
Selen trong khoảng nờng độ 1 - 8ppb ........................................................... 64
Bảng 3.16. Kết quả đo khảo sát vùng tuyến tính của phép xác định Se
trong khoảng nồng độ 10 - 240 ppb .............................................................. 65


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sự phụ thuộc của Ipic vào nờng độ Cu(II) ..................................... 43
Hình 3.2: Sự phụ thuộc của Ipic vào pH của dung dịch ................................. 45
Hình 3.3. Đường DP - CSV khảo sát chọn thế điện phân tối ưu .................. 46
Hình 3.4: Đường DP - CSV khảo sát chọn biên độ xung tối ưu .................. 47
Hình 3.5: Sự phụ thuộc của Ipic vào biên độ xung ........................................ 48

Hình 3.6: Đường DP - CSV khảo sát chọn tốc độ quét thế .......................... 49
Hình 3.7: Sự phụ thuộc của Ipic vào tốc độ quét thế ..................................... 49
Hình 3.8: Đường DP - CSV khảo sát ảnh hưởng của Fe(III) ....................... 51
Hình 3.9: Sự phụ thuộc của Ipic vào nồng độ Fe(III) .................................... 52
Hình 3.10: Đường DP-CSV khảo sát ảnh hưởng của Zn(II) ........................ 53
Hình 3.11: Sự phụ thuộc của Ipic vào nờng độ Zn(II) ................................... 54
Hình 3.12: Đường DP-CSV khảo sát ảnh hưởng của As(V) ........................ 55
Hình 3.13: Sự phụ thuộc của Ipic vào nờng độ của As(V) ............................ 56
Hình 3.14: Đường DP-CSV khảo sát ảnh hưởng của EDTA ....................... 57
Hình 3.15: Sự phụ thuộc của Ipic vào nồng độ EDTA .................................. 58
Hình 3.16: Đường DP-CSV khảo sát sự che của EDTA đối với
Fe(III), Zn(II), As(V) .................................................................................... 59
Hình 3.17. Đường DP-CSV đánh giá độ lặp lại ........................................... 61
Hình 3.18. Đường chuẩn thêm chuẩn xác định selen trong khoảng
nồng độ 0,3 - 0,9ppb ..................................................................................... 63
Hình 3.19. Pic Se(IV) trong khoảng nờng độ 1-8 ppb .................................. 64
Hình3.20. Đường chuẩn thêm chuẩn xác định Se(IV) trong khoảng
nờng độ 1 - 8 ppb .......................................................................................... 64
Hình 3.21. Pic Se(IV) trong khoảng nồng độ 10 - 240 ppb.......................... 65
Hình 3.22.Đường chuẩn thêm chuẩn xác định selen trong khoảng
nờng độ 10 - 240 ppb .................................................................................... 66
Hình 3.23. Kết quả xác định mẫu tự tạo ....................................................... 67


MỞ ĐẦU
Selen được Jons Jakob berrzelius phát hiện năm 1817 và ông nhận
thấy nguyên tố này gắn liền với Telua (đặt tên theo trái đất) nên selen theo
tiếng Hilap có nghĩa là mặt trăng.
Trong công nghiệp, selen được ứng dụng rộng rải trong pha trộn cao
su tạo hợp kim thép, trong sản xuất thuỷ tinh, trong hoá chất và dùng làm

thí nghiệm…
Trong cuộc sống, selen là nguyên tố hai mặt. Một mặt, selen là một trong
những nguyên tố vi dưỡng thiết yếu cho động vật, thực vật và con người.
Một số lồi thực vật có thể tích luỹ selen như là việc phòng chống lại
việc động vật tiêu diệt chúng, nhưng các loại thưc vật khác lại cần selen. Sự
tăng trưởng của chúng chỉ ra sự hiện diện của selen trong đất.
Ở người, selen là chất dinh dưỡng vi lượng. Trong đời sống hằng ngày,
selen được xem là nguyên tố thiết yếu có mặt trong thực phẩm, selen chính là
coenzym của glutathion perroxydase, là một chất chống oxy hoá, giữ vai trò
chủ chốt bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do lão hoá.
Hằng ngày, cơ thể chúng ta cần 0,005 - 0,1 mg selen, nó được hấp thụ ở
ruột non và thải trừ qua phân, nước tiểu, mờ hơi. Selen có trong thành phần
của iodothyronin deiodenase có liên quan đến tổng hợp hc mơn
triiodothyronin từ thyroxin là chất có tác dụng hoạt hố hc mơn tuyến giáp.
Selen cịn có tác dụng làm giảm độc tính của các kim loại nặng, vì
selen kết hợp với các kim loại như thuỷ ngân, chì, asen, cadmium…Cùng
với một loại protein đặc biệt là metallaproxein làm mất tác dụng của các
kim loại độc và tăng cường đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) tính tốn, hàm lượng selen trong máu
người phải đạt trên 0,15µg/l thì mới đủ lượng cần thiết cho cơ thể. Thiếu
hụt selen có thể dẫn tới bệnh keshan, là bệnh có tiềm năng gây tử vong với
triệu chứng chính là chết hoại cơ tim.


Mặt khác, ở nờng độ lớn thì selen lại gây nguy hiểm tới sức khoẻ,
thậm chí cả tính mạng của con người. Việc sử dụng vượt quá giới hạn, theo
khuyến cáo là 400µg/ngày có thể dẫn tới ngộ độc selen. Các triệu chứng
ngộ độc selen gồm mùi hôi của tỏi trong hơi thở, các rối loạn tiêu hố, rụng
tóc, bong, tróc móng tay, chân, mệt mỏi kích thích và tổn thương thần kinh.
Các trường hợp nghiêm trọng của ngộ độc selen có thể gây ra bệnh xơ gan,

phù phổi và dẫn đến tử vong.
Vì những ảnh hưởng và vai trị của nó tới sự sống nên selen ngày
càng được quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu khoa học ngày nay hướng
tới các phương pháp xác định tổng hàm lượng siêu vết và hàm lượng các
dạng selen một cách nhanh nhất, nhạy nhất và chính xác nhất.
Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để xác định lượng vết selen,
trong số các phương pháp phân tích như phương pháp sắc kí, huỳnh quang
Rơghen, động học xác tác, kích hoạt nơtron….Thì phương pháp Von Ampe hoà tan với độ nhạy, độ chọn lọc và độ chính xác cao đã và đang
được sử dụng rộng rải trong phân tích lượng vết các kim loại nặng.
Chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số điều kiện để xác định
lượng vết selen bằng phương pháp Von - Ampe hoà tan catot xung vi
phân” nhằm hoàn thiện quy trình phân tích định lượng selen bằng phương
pháp cực phổ.
Để giải quyết được các vấn đề của đề tài, chúng tôi đưa ra nhiệm vụ:
-

Khảo sát một số điều kiện để xác định selen bằng phương pháp Von-

Ampe hoà tan catot xung vi phân: Khảo sát pH tối ưu, nồng độ Cu(II) tối
ưu, thế điện phân, biên độ xung, tốc độ quét thế
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của Fe(III), Zn(II), As(V) đến phép định lượng

selen và khả năng dùng EDTA để che các ion cản trở trên
-

Đánh giá độ lặp lại, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, xác định

vùng tuyến tính của phép đo, định lượng selen trong mẫu tự tạo



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I.1. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT VỀ SELEN
I.1.1. Trạng thái tự nhiên [4]
Trữ lượng selen trong vỏ trái đất khoảng 10-5 %. Trong tự nhiên,
selen thường tồn tại cùng với các kim loại như đờng, thủy ngân, chì, bạc,
vàng…Những khống vật riêng của selen rất ít gặp mà thường ở lẫn với
những khống vật của lưu huỳnh.
Selen ở dạng tinh khiết là những tinh thể kim loại màu xám hoặc đen,
thường được gọi là bụi selen hay selen nguyên tố. Bụi selen được tạo ra
trong q trình tinh chế đờng. Selen ngun tố khơng tờn tại trong mơi
trường, nó thường kết hợp với các chất khác. Phần lớn, selen trong đất
thường kết hợp với các khống của bạc, đờng, chì và niken. Selen cũng kết
hợp với oxy tạo thành tinh thể không màu, một vài hợp chất của selen tồn
tại ở trạng thái khí.
Ngồi ra, selen có mặt trong tự nhiên ở một số dạng hợp chất vô cơ như
selenua, selenat và selenit. Trong đất, selen thường xuất hiện các dạng hòa tan
như selenat và bị thẩm thấu rất dễ dàng vào các con sông do nước chảy.
Trong các hợp chất sinh học, selen tồn tại ở các dạng hợp chất hữu
cơ như dymetyl selenua, selenomethionin, methylselenocystein và
selenocystein. Trong các hợp chất này thì selen có vai trị tương tự như
ngun tố lưu huỳnh.
Selen được sản xuất phổ biến nhất từ selenua hoặc nhiều loại quặng
sunfat, như từ các khống vật của đờng, bạc hay chì. Nó thu được dưới dạng
phụ phẩm của quá trình chế biến các loại quặng này, từ bùn anot hay trong
tinh lọc đồng và bùn từ các buồng chì trong các nhà máy sản xuất axit
sunfuric.



Các nguồn tự nhiên chứa selen bao gồm các loại đất giàu selen và
selen được tích lũy sinh học bởi một số thực vật có độc như lồi cây họ đậu
trong các chi Oxytropis hay Astragalus. Các nguồn chứa selen do con người
tạo ra có việc đốt cháy than cũng như khai thác và nung chảy quặng sunfat.
I.1.2. Tính chất vật lý của selen [10]
Selen có nguyên tử khối bằng 78,96 đvC, nằm ở phân nhóm chính
VIA, chu kì 4 bảng tuần hồn hóa học. Tương tự lưu huỳnh, selen có một số
dạng thù hình: Selen vơ định hình (chất bột màu đỏ nâu), selen tinh thể
(giòn màu xám kim).
Selen tinh thể có độ dẫn điện tăng mạnh khi được chiếu sáng, do vậy
thường được dùng để chế tạo chỉnh lưu, tế bào quang điện, chất phát quang
và làm một chất bán dẫn điển hình.
Một số thơng số vật lí của selen:
- Tỉ trọng: 4,8g /cm3
- Bán kính nguyên tử: 0,117 nm
- Độ âm điện: 2,4
- Nhiệt độ nóng chảy: 2170C
- Nhiệt độ sôi: 687,90C
I.1.3. Tính chất hóa học của selen [11]
Mức oxi hố chính của Se: -2, +4, +6. Se là một nguyên tố nằm giữa
tính chất kim loại và phi kim.
Giống như lưu huỳnh, Se tác dụng với nhiều kim loại tạo ra các
selenua tương tự như muối sunfua. Với hidro, selen tác dụng ở nhiệt độ cao.
Selen tác dụng với Flo và Clo ở nhiệt độ cao và với Oxit khi đun nóng.
Selen tan được trong dung dịch kiềm tương tự lưu huỳnh:
3Se + 6 KOH = K2SeO3 + 2K2Se + 3H2O
Trong dung dịch HNO3 loãng, selen tác dụng tạo ra selenit:
3Se + 4HNO3 + H2O = 3H2SeO3 + 4NO



Khi cho selen tác dụng với dung dịch axit loãng có thể thu được
hidroselenua (H2Se). Khi hồ tan H2Se vào nước thì dung dịch của nó sẽ có
tính axit yếu. Dưới tác dụng của oxy khơng khí, selenua sẽ tạo thành sản
phẩm màu đỏ có cấu tạo như polysunfua là poliselenua. H2Se tác dụng với
oxi khơng khí tạo ra SeO2. SeO2 là tính thể màu trắng, tan tốt trong nước tạo
axit selenơ H2SeO3 (K1=2.10-3,K2=5.10-9). Khác với SO2, SeO2 là chất oxi
hoá mạnh dễ dàng bị khử đến Se theo phản ứng:
SeO2 + 2SO2 = Se + 2SO3
H2SeO3 tồn tại ở dạng những tinh thể lục phương không màu, chảy
rữa khi để trong khơng khí ẩm nhưng tự vụn dần trong khơng khí khơ.
H2SeO3 mất nước tạo thành SeO2. Axit selenơ và muối của nó là chất oxi
hố khá mạnh. Người ta điều chế nó bằng cách hồ tan selen bột trong
HNO3 loãng.
Axit selenic rất giống H2SO4 về khả năng tạo hidrat mạnh, độ mạnh của
axit và tính chất của muối. Khi kết tinh từ dung dịch, nó có thể tách ra ở dạng
hidrat H2SeO4.H2O, ngoài ra người ta cũng thấy tồn tại các dạng hidrat sau:
H2SeO4.2H2O, H2SeO4.4H2O, H2SeO4.6H2O, Axit selenic cho 2 loại muối
HSeO4- và SeO42- . H2SeO4 là chất oxi hoá mạnh nhưng thường xảy ra chậm:
SeO42- + 4H+ +2e = H2SeO3 + H2O
Axit selenic khan có thể hồ tan khơng những bạc mà cả vàng nữa. Nó
có thể tác dụng với dung dịch axit clohidric đậm đặc theo phản ứng:
H2SeO4 + 2HCl = H2SeO3 + Cl2 + H2O
Do vậy hỗn hợp H2SeO4 và HCl có tính oxi hố rất mạnh. Hợp chất
halogenua của selen có thể thu được bằng cách cho các halogen tác dụng
với selen nguyên tố. Người ta đã thu được các hợp chất SeF6, SeF4, SeCl4,
SeCl2, SeBr4, SeBr2. Ngoài ra, hợp chất halogen của selen có khả năng tạo
phức kiểu như SeBr6. Các oxi halogen dạng SeOX2 cũng đã được điều chế.


I.1.4. Tính chất sinh hóa của selen [1, 13]

Selen là nguyên tố hai mặt trong cuộc sống.
Ở người, selen là chất dinh dưỡng dấu vết với chức năng của phụ
phối tử cho việc khử các enzyme chống oxi hóa như các glutathione
peroxidaza và một vài dạng nhất định của thioredoxin reductaza.
Glutathione peroxidaz (GSH-Px) xúc tác cho một số phản ứng nhất
định trong đó loại bỏ các dạng oxi hoạt hóa như peroxit:
2GSH + H2O2 ---------- GSH- Px → GSSG + 2H2O2
Selen cũng đóng vai trị trong chức năng của tuyến giáp bằng cách
tham dự như là phụ phối tử cho ba hc mơn tuyến giáp đã biết là các
deiodinaza.
Khơng những thế, selen cịn có khả năng khử độc đối với kim loại
nguy hiểm như thủy ngân (Hg), đờng(Cu), chì (Pb), photpho (P) hoặc cùng
tham gia vào các phản ứng miễn dịch.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều tác dụng khác của selen:
Những người tiêu thụ 54 - 90 µg selen hàng ngày sẽ giảm nguy cơ
mắc hen (suyễn) xuống một nửa so với những người tiêu thụ 23 - 30 µg.
Một loại protein chứa selen tránh cho tinh trùng bị đứt ra từng đoạn,
một phần giải thích cho nguyên nhân vơ sinh trên động vật giống đực và có
thể cả ở người.
Selen có tác dụng làm ức chế khối u gây ung thư tuyến tiền liệt
tuyến. Tăng cường khả năng chống phóng xạ và tia tử ngoại. Ngưỡng có
lợi của selen trong khoảng 50 - 200 µg/ngày cho mỗi người. Lượng selen
nam giới nên dùng hằng ngày là 70 - 200 µg.
Selen cho dinh dưỡng đến từ các lồi quả hạch, củ họ hành, tỏi, ngũ
cốc, thịt, cá và trứng. Ngồi ra cịn có nhiều loại thực phẩm khác cung cấp
nhiều selen như các loài hải sản: Thân cua, tôm hùm…


Tổ chức y tế thế giới (WHO) tính tốn, hàm lượng selen trong máu
người trung bình phải đạt trên 0,15 µg/ml thì mới đủ lượng cần thiết cho

cơ thể.
Những kết quả nghiên cứu của WHO khẳng định nguyên tố selen có
vai trị sinh học rất lớn đối với sức khỏe con người. Điều tra dịch tễ học tại
Mỹ và Bắc Âu cho thấy sự liên hệ giữa thiếu hụt selen và sự gia tăng mắc
bệnh tim mạch, huyết áp cao, não dẫn đến tử vong đối với con người. Thiếu
hụt selen có thể dẫn tới bệnh Keshan, là bệnh có tiềm năng gây tử vong với
triệu chứng chính là chết hoại cơ tim, dẫn tới sự suy yếu của tim. Sự thiếu
hụt selen cũng đóng góp (cùng thiếu hụt iot) vào bệnh Kashin-Beck, là loại
bệnh tạo ra sự teo dần, thối hóa và chết hoại của các mơ chất sụn.
Selen cũng cần thiết để chủn hóa hc mơn tuyến giáp thyroxin thành
dạng hoạt hóa hơn là triiodothyronin vì vậy nếu thiếu hụt selen có thể sinh ra
các triệu chứng của giảm hoạt động tuyến giáp, bao gồm sự mệt mỏi, trì độn
tinh thần, bướu cổ, chứng ngu độn và sảy thai. Tuy vậy việc thiếu hụt selen là
tương đối hiếm ở các cá nhân với chức năng ruột bị tổn thương nghiêm trọng
hay ở những người phải qua chế độ dinh dưỡng ngoài ruột.
Selen nguyên tố và phần lớn các selenua kim loại có độc tính tương
đối thấp do hiệu lực sinh học thấp của chúng. Ngược lại các selennat và
selenit lại cực độc hại và có tác động như của asen. Các hợp chất hữu cơ
chứa methylslenocystein, tất cả các chất này đều có hiệu lực sinh học cao và
độc hại khi có liều lượng lớn.
Ngộ độc selen từ các hệ thống cung cấp nước có thể xảy ra khi các
dòng chảy của hệ thống cung cấp nước chảy qua vùng đất khơ cằn và kém
phát triển. Q trình này làm thẩm thấu các hợp chất selen tự nhiên và có
khả năng hịa tan trong nước (như các selenat), sau đó tích lũy đậm đặc hơn
trong các vùng ẩm ướt mới khi nước bắt đầu bay hơi đi. Nồng độ selen cao


sinh ra theo kiểu này đã được tìm thấy như là nguyên nhân gây ra một số rối
loạn bẩm sinh nhất định ở chim sống trong các vùng ẩm ướt.
Các hiệu ứng sức khỏe mâu thuẫn

* Ung thư
Một vài nghiên cứu cho rằng có liên quan giữa ung thư và thiếu hụt
selen. Một nghiên cứu được thực hiện về hiệu ứng bổ trợ selen đối với sự
tái phát của ung thư có tần suất tái giảm của sự tái phát ung thư da, nhưng
thể hiện sự xảy ra suy giảm đáng kể của ung thư tổng thể. Selen dinh dưỡng
ngăn ngừa kích thích về mặt hóa học cho các tác nhân gây ung thư trong
nhiều nghiên cứu về động vật gặm nhấm. Trong nghiên cứu này, các hợp
chất hữu cơ chứa selen có hiệu lực cao hơn và ít độc hại hơn so với các
muối selen. Selen có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách gia tăng hoạt
động miễn dịch. Không phải mọi nghiên cứu đều đồng ý về tác động chống
ung thư của selen. Một nghiên cứu về mức selen có trong tự nhiên trên
60.000 người đờng ý tham gia đã không chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa
các mức này với ung thư. Nghiên cứu SU.VI.MAX kết luận rằng sự bổ sung
liều thấp (100 µg Selen) tạo ra sự sụt giảm 31% trong tỉ lệ bị ung thư và sự
sụt giảm 37% trong mọi nguyên nhân gây tử vong ở đàn ông, nhưng lại
không tạo kết quả đáng kể nào ở phụ nữ. Selen đã được chứng minh là có
hỗ trợ hóa học trị liệu. Ngăn ngừa sức đề kháng của cơ thể với thuốc. Một
trong các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ trong vòng 72 giờ thì hiệu lực của điều
trị bằng các loại thuốc như Taxol và Adriamycin cùng với selen là cao hơn
đáng kể so với điều trị chỉ dùng mỗi thuốc. Kết quả thu được thể hiện trong
nhiều tế bào ung thư (vú, phổi, ruột non, ruột già, gan).
* HIV/AIDS
Một vài nghiên cứu chỉ ra có liên quan về mặt địa lí giữa các khu vực
có đất thiếu hụt selen với tỉ lệ cao của khả năng nhiễm HIV/AIDS. Ví dụ
phần lớn các khu vực châu phi có đất chứa tỉ lệ selen thấp, tuy nhiên selenat


lại khơng thế và cũng có mức thấp hơn đáng kể trong tỉ lệ nhiễm AIDS so
với phần còn lại của châu lục này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hụt
selen có liên quan mạnh tới tiến triển của bệnh và rủi ro tử vong. Bổ trợ

selen có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của AIDS và giảm rủi ro tử vong.
Cần lưu ý rằng chứng cứ cho tới nay khơng gợi ý rằng selen có thể giảm rủi
ro nhiễm hay tần suất lây nhiễm của AIDS, mà chỉ có thể điều trị các triệu
chứng của những người đã nhiễm HIV
* Tiểu đường
Một nghiên cứu được kiểm soát tốt chỉ rằng selen có liên quan tích
cực với rủi ro phát hiện bệnh đái đường tip II. Do mức selen cao trong
huyết thanh có liên quan tích cực với sự phát triển của bệnh đái đường và
do thiếu hụt selen là khá hiếm nên việc bổ trợ không được khuyến cáo cho
những người có dinh dưỡng đầy đủ.
Chính vì những ưu điểm của selen và ranh giới giữa tác dụng tích
cực và tiêu cực của selen có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe con người, do
đó việc tìm ra phương pháp xác định chính xác với độ nhạy và độ chọn lọc
cao là rất cần thiết.
I.1.5. Tính chất điện hóa của selen [4]
Cực phổ của selen được nghiên cứu từ rất lâu. Lần đầu tiên được
nghiên cứu bởi Schwaer và Suchy, sau đó đến Lingane và Niedrach.
Schwaer và Suchy nghiên cứu cực phổ Se(IV) trong nền HCl 1M.
các tác giả đã xác định được 3 sóng khử ứng với các q trình khử Se(IV)
đến các mức oxy hóa +2, 0, -2. Trong dung dịch rất lỗng hai sóng đầu chập
làm một. Các tác giả này cũng phát hiện ra một sóng đơn ứng với bước khử
của Se(IV) đến Se(0) trong nền amoni.
Lingane và Niedrach nhận thấy SeO32- cho một sóng khuếch tán trên
điện cực thủy ngân giống như của SeO32-. Theo các tác giả này sóng khử
của SeO32- trong môi trường amoni ứng với bước khử Se(+4) về Se(-2).


Speranskaya cũng ghi nhận hai sóng khử của Se(IV) trong mơi
trường axit. Sóng thứ nhất ứng với sự khử selen về nguyên tố, sóng thứ hai
ứng với bước sóng khử từ selen nguyên tố đến Se(-2). Sóng thứ hai đi kèm

với sóng khử của H+.
Bykow.I.E và cộng sự thơng báo về sóng khử 6 electron của Se(IV)
trong mơi trường đệm amoni pH = 9 có chứa 0,1M Na2SO3.
Toropova khi nghiên cứu sự khử cực của ion Selenosunphit SeSO32trên điện cực giọt thủy ngân trong nền NaOH (pH = 10) đã quan sát được
một sóng đơn, có thế bán sóng E1/2 = -1,06 V (so với điện cực SCV)
Deshmukh và Asthana quan sát được 2 sóng khử của Se (IV) trong
mơi trường amoni axetat tương ứng với quá trình khử Se(IV) về Se2- và Se0.
Gary.D.Christan và cộng sự cũng đã có nhiều nghiên cứu cực phổ
của Se(IV) trong môi trường khác nhau: Trong mơi trường H2SO4 quan sát
được hai sóng khử. Sóng thứ nhất kéo dài là sóng khuếch tán khơng thuận
nghịch, sóng thứ hai rõ nét, là sóng khử thuận nghịch. Khi tăng nờng độ
H2SO4 thế bán sóng thứ nhất dịch chủn về phía âm hơn (-0,268 V ÷ -0,18
V); cịn sóng thứ hai có E1/2 dịch chủn về phía dương hơn
(-0,92 ÷ -0,79V) trong mơi trường axit HCl, HNO3, HClO4, KNO3. Kết quả
hoàn toàn tương tự như trong nền H2SO4, tuy nhiên trong nền HCl sóng thứ
nhất trộn lẫn với sóng hịa tan Hg do đó gây khó khăn khi đo.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sóng cực phổ Se(IV) sử dụng
đệm ortho-photphat 0,2M thì trong mơi trường axit hai sóng đầu quan sát
được là tương tự như các trường hợp trên. Tuy nhiên ở khoảng pH = 3 x́t
hiện sóng thứ 3 khơng thuận nghịch với E1/2 = -1,2V (so với SCE). Dịng
khuếch tán của sóng thứ nhất đạt giá trị cực đại trong dung dịch axit có pH
< 2,9. Ở các giá trị pH lớn hơn thì dịng khuếch tán giảm tuyến tính với sự
tăng của pH, tuy nhiên khi nờng độ Se(IV) lớn thì dòng khuếch tán bắt đầu
giảm ở giá trị pH thấp hơn.


Bảng 1.1: Thế bán sóng (E1/2) của Se(IV) trong một số nền
Dung dịch nền điện ly

E1/2 (1)


E1/2 (2)

Điện cực so sánh

0,1 M HNO3

+0,083

-0,501

SCE

1M HNO3

+0,021

-0,411

SCE

2M HNO3

- 0,340

-0,850

Anot đáy Hg

1M KNO3


-0,185

-0,681

SCE

0,1M HCl

-0,011

-0,541

SCE

0,1M HClO4

-0,059

-0,541

SCE

Quan hệ giữa cường độ của các sóng thứ nhất và sóng thứ hai với
nờng độ Se(IV) được nghiên cứu ở pH = 2,5. Cực phổ được ghi với nồng độ
Se(IV) từ 0,001đến 6mM. Trong dung dịch loãng (0,126mM Se) sóng thứ
nhất có hình dạng bình thường, dịng khuếch tán đo được dễ dàng, tuy nhiên
khi nồng độ Se(IV) vượt q 0,5mM thì sóng thứ nhất bị chia làm bốn sóng
nhỏ và xuất hiện một cực đại. Cực đại này khơng bị giảm bởi gelatin mặc
dù sóng thứ nhất bị biến dạng mạnh, tổng chiều cao các sóng vẫn tỉ lệ với

nờng độ của selen khi nó lớn hơn 6mM. Sóng thứ 3 xuất hiện ở pH = 3 khi
có mặt gelatin ở nồng độ 0,001%. Tuy nhiên chiều cao của sóng phụ thuộc
vào pH và ở pH > 6,5 sóng thứ ba trộn với sóng của đường nền.
Trong đệm amoni axeat pH = 6,5, khi nồng độ của Se = 0,25mM thì chỉ
quan sát được sóng thứ ba. Khi nờng độ Se(IV) tăng đến 1mM thì quan sát được
cả ba sóng tuy nhiên sóng thứ nhất rất nhỏ, ở pH này Deshmukh chỉ quan sát
được sóng thứ hai và sóng thứ ba. Cũng theo tác giả này, số điện tử trao đổi
trong phản ứng điện cực ở sóng thứ hai và sóng thứ ba đều bằng 2
Tóm lại, Se(IV) cho ba sóng cực phổ tùy thuộc vào pH của dung
dịch. Dịng giới hạn của tất cả các sóng đều là khuếch tán nhưng chỉ có
sóng thứ hai là thuận nghịch.


Sóng thứ nhất tương ứng với bước khử trao đổi 4e của Se(IV) để tạo
thành selenit thủy ngân HgSe:
H2SeO3 + Hg + 4H+ +4e → HgSe + 3H2O
Sóng thứ hai là sóng khử 2e của HgSe để tạo H2Se:
HgSe + 2e + 2H+ → Hg + H2Se
Trong môi trường kiềm, sóng thứ ba tương ứng với bước khử 6e:
SeO32- + 6e + 6H+ → Se2- + 3H2O
I.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁCH SELEN [10]
- Phương pháp kinh điển nhất là chưng cất Se dưới dạng SeBr4 theo
phản ứng:
H2SeO3 + 4 HBr = SeBr + 3H2O
Phương pháp này tách được Se ra khỏi các nhân tố ảnh hưởng đi
kèm nhưng cùng với SeBr4 cịn có thể có Br2, HBr, SeBr2 và một số kim
loại khác (As, Sb, Te, Sn, Ge) đi kèm theo
- Phương pháp chưng cất khô hợp chất selen trong ống làm bằng
thạch anh đặc biệt, selen thu được trong phần cất được chuyển về Se
nguyên tố bằng cách dùng chất khử như hydrazin clorua hoặc

hydroxilamin clorua trong HCl 8N. Tuy nhiên khi hàm lượng Se nhỏ hơn
0,01mg/ml thì sử dụng SnCl2 tốt hơn
- Phương pháp sử dụng một số chất khử để tách Se khỏi Te như:
Khử bằng SO2 trong môi trường HCl 9N, khử bằng thioure, KI và
NH2O (Te bị khử ở pH = 10).
Để tách Se khỏi Te các tác giả sử dụng phương pháp chiết với
etylaxetat ở [HCl] = 5M, khi đó Se4+ ở lại pha nước còn Te4+ được chuyển
vào pha hữu cơ.
- Khi hàm lượng Se rất nhỏ thì sử dụng nhựa trao đổi ion là thuận
lợi hơn cả.


Trên nhựa trao đổi cation Zeokarb 225 và Amberlite IR 120 (H) Se 4+
được tách hoàn toàn khỏi Cu2+ ở pH = 3,5 ÷ 4,5
- Trong dung dịch HCl 0,05M Se4+ và Te4+ cùng được giữ lại trên
cột Amberlite IR 120(H). Sau đó giải hấp Se4+ bằng 80ml HCl 0,05M và
Te4+ bằng 150ml HCl 0,3M. Theo phương pháp này hiệu suất thu hồi Se là
91 đến 100%.
Trên nhựa KU -2 trong 10-5 - 10-2M HCl, Se4+ được chuyển qua còn
Te4+ được giữ lại trên cột.
Selen có thể tách hồn tồn khỏi các ion kim loại bằng cách sử dụng
nhựa ionit vịng càng chelex 100 dạng amoni. Mẫu có thể được làm sạch sơ
bộ với C18 Sep-paks nếu cần thiết các tác giả đã sử dụng loại nhựa này để
tách Se khỏi các nguyên tố ảnh hưởng như Cu2+, Fe3+, Pb2+..
I.3. ỨNG DỤNG CỦA SELEN
Ứng dụng lớn nhất của selen trên toàn thế giới là sản xuất thủy tinh
và vật liệu gốm, trong đó nó được dùng để tạo màu đỏ cho thủy tinh, men
thủy tinh và men gốm cũng như để loại bỏ màu từ thủy tinh bằng cách trung
hòa sắc xanh lục do các tạp chất sắt II tạo ra. Selen được sử dụng cùng với
bitmut trong hàn chì trong đờng thau để thay thế cho chì độc hại hơn. Nó

cũng được dùng trong việc cải thiện sức kháng mài mịn của cao su lưu hóa.
Selen là chất xúc tác trong nhiều phản ứng hóa học và được sử dụng
trong nhiều phản ứng tổng hợp hóa học ở phịng thí nghiệm lẫn trong cơng
nghiệp. Nó cũng được sử dụng rộng rải trong việc xác định cấu trúc của các
protein hay axit nucleoic bằng tinh thể học tia X.
SeS2 thực tế là disunfua selen hay sunfua selen (IV) là thành phần
hoạt hóa trong một vài loại dầu gội đầu chống gàu. Hiệu ứng của thành
phần hoạt hóa giết chết nấm da đầu Malassezia. Thành phần hoạt hóa này
cũng được dùng cho mĩ phẩm cho da để điều trị nấm da Tinea do nhiễm
các loại nấm Malassezie.


Selen và các hợp chất của nó là rất quan trọng cho động vật và con
người, nó có thể gây ra bệnh tật nếu thiếu hụt selen trong cơ thể. Nhưng nếu
con người tiếp xúc nhiều và thường xuyên sẽ bị ngộ độc cấp tính hoặc gây
nên các rối loạn nội tạng có thể dẫn đến tử vong.
I.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH SELEN.
I.4.1. Các phương pháp phân tích cổ điển
I.4.1.1. Phương pháp phân tích khối lượng
Đặc điểm của nhóm phương pháp này là ảnh hưởng của một số ion
kim loại có thể gây nhiễm bẩn, gây sai số đáng kể. Ngày nay phương pháp
phân tích trọng lượng ít được sử dụng, nó được thay thế bằng các phương
pháp cơng cụ cho độ chính xác cao và đơn giản hơn.
Người ta có thể tạo nhiều dạng kết tủa như Se, SeO2, piazoSeol...
Tuy vậy đối với phương pháp trọng lượng, việc kết tủa tách ra ở dạng Se
nguyên tố là đáng tin cậy nhất. Để làm kết tủa Se người ta thường dùng các
chất như SO2, hydrazin, hydroxylamin, hypophotphit, Na, SnCl 2,... Để xác
định vi lượng Se trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển nó về dạng selenit,
bằng cách phân huỷ chất khảo sát trong bom vạn năng chứa Na 2O2, sau đó
khử selenit và cân nó dưới dạng Se kim loại. Phương pháp điện phân định

lượng Se cũng đã được bắt đầu chú ý nghiên cứu vào đầu những năm 1960,
nhờ sử dụng cặp điện cực Cu - Pt. Khi đó Se được tách ra dạng Cu2Se là
dạng không bị hút ẩm và không bị thay đổi khi nung đến nhiệt độ 13000C.
Sai số của phương pháp này là 0,3%. Phương pháp này được ứng dụng để
xác định SeO2 trong kĩ thuật.
I.4.1.2. Phương pháp phân tích thể tích
Phương pháp chuẩn độ cơ bản được sử dụng để xác định Se4+ là
chuẩn độ iot. Do phương pháp nhạy, cần tách triệt để các nguyên tố ảnh
hưởng đến phép xác định.


Chỉ thị dùng cho phép chuẩn độ có thể là chỉ thị hoá học hoặc chỉ thị
điện hoá. Phép chuẩn độ dựa trên việc dùng KI để khử H2SeO3:
SeO22- + 6 H+ + 4 I- Se + 2 I2 + 3 H2O
I2 sinh ra được chuẩn độ bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột
2 Na2S2O3 + I2 Na2S4O2 + 2 NaI
Phương pháp này xác định được đến 50 mg Se.
I.4.2. Các phương pháp phân tích công cụ
I.4.2.1. Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử [6, 13]
Khi nguyên tử ở trạng thái hơi, nhờ một ng̀n năng lượng thích hợp
như nhiệt, điện... Để kích thích đám hơi nguyên tử tự do đó phát ra, sau đó
thu phân li tồn bộ phổ phát xạ để đánh giá thành phần mẫu phân tích. Có
thể dùng phổ phát xạ để phân tích định tính, định lượng. Đây là phương
pháp hiện đại cho độ nhạy và độ chính xác rất cao nó tuỳ thuộc vào các loại
thiết bị khác nhau, cho phép xác định lượng vết nguyên tố mà không cần
làm giàu và một ưu điểm đặc trưng của phương pháp đó là cho phép phân
tích hàng loạt các nguyên tố. Đặc biệt phương pháp ICP - AES ra đời tăng
độ nhạy lên rất nhiều, lúc này năng lượng nhiệt của ng̀n kích thích được
quyết định bởi dòng điện cảm ứng trong cuộn tự cảm, năng lượng cao tần
của máy phát HF. Vì vậy nhiệt độ ở plasma rất ổn định dẫn đến phép đo có

độ ổn định cao hơn rất nhiều so với nguồn hồ quang điện hay tia lửa điện.
Việc xác định lượng Se bằng AES dựa trên ba vạch đặc trưng của Se
là 196,1nm, 204nm và 206,3 nm. Khi dùng các nguồn năng lượng là ngọn
lửa hồ quang hoặc tia điện độ nhạy phép xác định chỉ đạt cỡ mg/l. Khi dùng
nguồn năng lượng là plasma cao tần cảm ứng ICP giới hạn phát hiện đạt
được 0,14 mg/l. Gần đây kĩ thuật tạo hợp chất hidrua được sử dụng rộng rãi
khi phân tích các hợp chất dễ tạo hợp chất hidrua như As, Se, Hg….
Nguyên tắc của phương pháp là sử dụng các chất khử mạnh trong môi


trường axit để khử các hợp chất phân tích thành các hidrua sau đó phân li
chúng thành nguyên tử tự do và dẫn vào buồng đo phổ.
Khi sử dụng kĩ thuật này đối với máy AES, Pretorius và cộng sự đạt
được giới hạn phát hiện 3 g/ml và Pruzkowska 0,3 g/ml. Mặc dù giới hạn
này là khá nhỏ nhưng để hạ thấp hơn giới hạn phát hiện thì quá trình làm
giàu trước là cần thiết.
Thomson và cộng sự làm giàu bằng phản ứng đờng kết tủa với
lantanhidroxit khi đó giới hạn phát hiện là 0,06 g/ml, Wang sử dụng kĩ
thuật bay hơi cho giới hạn phát hiện là 0,5 g/ml.
I.4.2.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử [8, 12]
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng hấp thụ chọn lọc
các bức xạ cộng hưởng của nguyên tử ở trạng thái tự do. Vì vậy nếu chiếu
vào một luồng hơi nguyên tử một chùm bức xạ điện từ có tần số cộng
hưởng, các nguyên tử tự do có thể hấp thụ các bức xạ cộng hưởng này và
làm giảm cường độ của chùm bức xạ điện từ.
Phương pháp phổ hấp thụ AAS phát triển từ những năm 1960.
Người đầu tiên mô tả việc xác định selen bằng phổ hấp thụ nguyên tử là
Allan. Độ nhạy của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng
lượng nguyên tử hóa mẫu và kích thích phổ. Có thể ngun tử hóa mẫu
bằng kĩ thuật ngọn lửa hoặc khơng dùng ngọn lửa. Khi ng̀n năng lượng là

hidro - khơng khí thì độ nhạy đạt được là 1 g/ml sử dụng vạch 196,1 nm.
Khi sử dụng ngọn lửa khơng khí - axetilen, độ nhạy tăng cỡ 1,6 lần. Khi
nguồn năng lượng là ống phóng catot, Se(IV) có nờng độ giới hạn phát hiện
là 0,25 g/ml, theo vạch 196,1 nm. Khi sử dụng kĩ thuật ngun tử hóa hơi
khơng ngọn lửa xác định selen trong máu và trong huyết thanh, giới hạn
phát hiện là 0,8g/ml. Gần đây rất nhiều cơng trình xác định selen sử dụng
kĩ thuật tạo hiđrua ghép nối với AAS (HG-AAS). Nguyễn Thị Phương Thảo
và Phạm Thúy Nga đã xác định Se trong mẫu máu và nước tiểu bằng


phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kĩ thuật hidrua hóa, đã xác
định được giới hạn phát hiện của Se là 0,41 ng/ml. Ondrej Hegedus và cộng
sự đã xác định hàm lượng Se trong rau bằng phương pháp ET-AAS và
HG - AAS, với phương pháp HG -AAS, dùng bước sóng 196,0 nm, cường
độ dịng điện 10mA, chất khử là NaBH4 0,6% / NaOH 0,5% thu được kết
quả là 0,001 - 0,034 mg/kg trong mẫu rau tươi, với giới hạn phát hiện là
0,49 g/l. Rau nhiều đường và tinh bột thì chứa ít Se, khoai tây và cà rốt
chứa nhiều Se (0,034 mg/kg và 0,02 mg/kg). Magda A Akl và cộng sự đã
xác định được selen trong một số mẫu thức ăn như: Sữa trâu tươi 0,053
g/ml. Knen Y Chion và cộng sự xác định selen trong khơng khí, nguyên tử
bằng kĩ thuật lò graphit, giới hạn phát hiện là 1 ng/ml. Araz Bidari và cộng
sự đã xác định selen trong mẫu nước bằng phương pháp GF - AAS, thu
được giới hạn phát hiện là 2 g/l. Poliana A Aleixo đã xác định trực tiếp
selen trong sữa bò bằng phương pháp GF – AAS, cho thấy nồng độ selen
thay đổi lớn, từ 2 – 1270 µg/l, phụ thuộc vào vùng địa lí. Denise Bohrer và
các cộng sự đã so sánh hai kĩ thuật GF – AAS và HG – AAS trong việc xác
định selen trong thịt gà. Kết quả cho thấy, giới hạn phát hiện của selen trong
phương pháp GF – AAS là 1 µg/l, trong phương pháp HG – AAS là 0,6
µg/l. Q trình hidua hóa chỉ thực hiện được với Se(IV) nên việc chuyển tới
Se(VI) về Se(IV) là rất cần thiết. Q trình chủn hóa được thực hiện bằng

cách đun mẫu HCl 4 - 6 M hoặc sử dụng lị vi sóng. William R. Mindak và
Scott P. Dolan đã xác định tổng hàm lượng asen và selen trong các mẫu
thức ăn. Các mẫu thức ăn gồm: Thịt bị, bánh mì, ngũ cốc, trứng, sữa, hoa
quả, nước chanh, lạc và lê. Nồng độ giới hạn phát hiện của selen là 0,09
ng/g, giới hạn định lượng là 0,02 mg/kg.
I.4.2.3. Phương pháp sắc kí [13]
K.W. Michell xác định Se4+ trong nước biển bằng phương pháp sắc
kí khí (GC) sử dụng detector cộng kết điện tử (ECD). Se được kết tủa cùng


với Fe(OH)3 ở pH = 5, sau đó kết tủa được hoà tan bằng HCl và chuyển Se
về dạng 5- nitropiazoSeol, phức này được chiết bằng toluene sau đó dẫn vào
cột sắc kí. Giới hạn phát hiện là 5 mg/l. Độ chính xác 6% ở mức 0,025 g/l.
Donald Creamer xác định Se trong vật liệu sinh học bằng sắc kí khối phổ sử
dụng detector cặp ion sau khi chuyển Se về dạng 5-nitropiazoSeol (đồng
phân 80Se và 82Se).
I.4.2.4. Phương pháp huỳnh quang Rơghen
Phương pháp huỳnh quang Rơnghen xác định theo vạch K. Khi tiến
hành xác định trên máy Philips với ống W & Mo và LiF, chất chuẩn ngoại là
keo Cu - Se. Độ nhạy phép xác định đạt 0,3 g/5g mẫu. Để tăng độ nhạy, Se
được tách ra dạng nguyên tố dùng chất khử là 4,5 diamin-tiopyrramidin trong
etanol hay 5N HCl và NaI. Nguyên tố Se sau đó được kết tủa trên một màng
lọc, giới hạn phát hiện đạt được là 140 ng/g mẫu.
Se cũng đã được xác định trực tiếp khi có mặt Sb, Zn, As, Ge, Cu
trên máy đo phổ huỳnh quang với anot W (20mA, 50kV) và tinh thể LiF.
Độ nhạy phép xác định là 1g.
I.4.2.5. Phương pháp phân tích trắc quang
Nguyên tắc của phương pháp là dựa trên khả năng tạo phức màu của
chất phân tích với một thuốc thử nào đó. Đo độ hấp thụ quang của phức
màu ta sẽ biết được nồng độ chất phân tích.

Phương pháp thơng dụng để xác định Se4+ dựa trên phản ứng tạo mẫu
của Se4+ với các o-diamin thơm. Thuốc thử hay được sử dụng nhất là
3,3’diaminobenzidin. Trong môi trường axit thuốc thử này được tạo với Se
phức piazoseol có màu vàng. Đo độ hấp thụ trong pha nước ở 490nm (hay
sau khi chiết bằng toluene 420nm). Khoảng tuân theo định luật LamberBeer là 0,25 g/ml đến 2,5 g/ml.
Cũng có thể xác định Se bằng phản ứng tạo phức của Se4+ với
2,3-diaminonaphtalen ở pH = 1, sau đó phức được chiết vào dung môi


×