Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thể thơ, vần thơ trong tập ánh sáng và phù sa của chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.59 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ
--------------

ĐÀO THỊ THỦY

THỂ THƠ, VẦN THƠ TRONG TẬP ÁNH SÁNG VÀ PHÙ
SA CỦA CHẾ LAN VIÊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: NGƠN NGỮ

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đăng Lưu


Nghệ an - 2012

1


Lời cảm ơn
Khố luận này được hồn thành nhờ sự hướng dẫn tận tâm, chu đáo
của thầy giáo, Tiến sĩ Đặng Lưu, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cơ giáo, bạn
bè đồng môn trong khoa Ngữ văn, Đại học Vinh. Nhân dịp này, cho phép tơi
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn và xin gửi tới các
thầy, cô giáo, các bạn lời cảm ơn chân thành nhất.
Do trình độ bản thân cịn hạn chế, hơn nữa đây là lần đầu tiên tham
gia nghiên cứu khoa học nên khố luận này của chúng tơi khơng tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp từ q thầy cơ và các
bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Vinh, ngày 08 tháng 5 năm 2012


Tác giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Cấu trúc khóa luận ...................................................................................... 5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ......................... 6
1.1. Chế Lan Viên và tập thơ Ánh sáng và phù sa .......................................... 6
1.1.1. Chế Lan Viên tác gia và tác phẩm ........................................................ 6
1.1.2. Ánh sáng và phù sa - Con đường từ ‘‘thung lũng đau thương’’ ra
‘‘cánh đồng vui’’ ........................................................................................... 10
1.2. Vấn đề thể thơ ........................................................................................ 13
1.2.1. Thể thơ là gì ? ..................................................................................... 13
1.2.2. Các thể thơ được sử dụng chủ yếu của thơ ca Việt Nam hiện đại ...... 16
1.2.3. Vai trò của thể thơ trong việc tổ chức một văn bản thơ ..................... 24
1.3. Vấn đề vần thơ ....................................................................................... 26
1.3.1. Vần thơ là gì? ...................................................................................... 26
1.3.2. Cách phân loại vần thơ và các loại vần trong thơ Việt Nam .............. 27
1.3.3. Vai trò, chức năng của vần trong thơ .................................................. 32
Chương 2. THỂ THƠ TRONG TẬP ÁNH SÁNG VÀ PHÙ SA CỦA CHẾ
LAN VIÊN .................................................................................................... 35
2.1. Thể thơ trong tập Ánh sáng và phù sa - kết quả thống kê phân loại ......... 35
2.2. Các thể thơ được sử dụng trong tập Ánh sáng và phù sa....................... 36
2.2.1. Thể thơ tứ tuyệt ................................................................................... 36
2.2.2. Thể tự do ............................................................................................. 43

2.2.3. Thể thơ lục bát .................................................................................... 47


2.2.4. Thể song thất lục bát ........................................................................... 50
2.2.5. Thể thơ bốn chữ .................................................................................. 51
2.2.6. Thể thơ năm chữ ................................................................................. 53
2.2.7. Thể thơ sáu chữ ................................................................................... 54
2.2.8. Thể thơ bảy chữ .................................................................................. 55
2.3. Đặc sắc về sử dụng thể thơ trong tập Ánh sáng và phù sa của Chế Lan
Viên ............................................................................................................... 56
Chương 3. VẦN THƠ TRONG TẬP ÁNH SÁNG VÀ PHÙ SA CỦA CHẾ
LAN VIÊN .................................................................................................... 61
3.1. Vần thơ trong tập Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên - Kết quả
thống kê phân loại ......................................................................................... 61
3.2. Vần thơ trong tập Ánh sáng và phù sa xét theo vị trí hiệp vần.............. 62
3.2.1. Vần chân ............................................................................................. 62
3.2.2. Vần lưng .............................................................................................. 68
3.3. Vần thơ trong tập Ánh sáng và phù sa xét theo mức độ hồ âm ........... 73
3.3.1. Vần chính ............................................................................................ 73
3.3.2. Vần thông ............................................................................................ 76
3.3.3. Vần ép ................................................................................................. 78
3.4. Đặc sắc trong việc hiệp vần thơ của Chế Lan Viên trong tập thơ Ánh
sáng và phù sa ............................................................................................... 79
Kết luận ......................................................................................................... 82
Tài liệu tham khảo......................................................................................... 85


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, nhà hoạt động văn học có

vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong hành trình hơn
nửa thế kỉ cầm bút, Chế Lan Viên đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ
trên nhiều thể loại khác nhau: trên 10 tập thơ, hàng chục tập bút kí, tiểu luận,
phê bình đã xuất bản, hàng ngàn trang Di cảo mới được tập hợp buổi đầu in
thành 3 tập Di cảo. Và ở bất cứ một lĩnh vực nào Chế Lan Viên cũng có
những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên nhắc đến Chế
Lan Viên người ta vẫn nhắc đến ông nhiều nhất trong tư cách nhà thơ, bởi lẽ
ở lĩnh vực này ông đã ghi tên mình vào danh sách những nhà thơ hàng đầu
của nề văn học dân tộc với những đóng góp lớn cho việc phát triển nền thơ
Việt Nam.
1.2. Vấn đề thể thơ, nhịp thơ là những vấn đề cơ bản của việc nghiên
cứu thơ ca từ xưa đến nay, bởi đây là những yếu tố đặc trưng, yếu tố mang
tính truyền thống và thậm chí có phần khn mẫu của thơ ca. Bất cứ nhà thơ
nào khi sáng tác thơ ca đều ít hay nhiều bị chi phối bởi việc tuân thủ quy tắc
của các thể thơ và vần thơ. Nói như vậy khơng có nghĩa là coi việc làm thơ
chỉ đơn thuần là việc bắt chước theo khuôn mẫu, mà ngược lại cịn cho thấy
sự khó khăn của tác giả khi phải sáng tạo vượt lên trên khuôn mẫu để tạo
nên cái riêng của mình trong thơ. Chế Lan Viên là một nhà thơ như vậy.
Ơng sáng tạo khơng ngừng, khơng bằng lịng với những gì có sẵn. Chính
yếu tố đó trong con người ông đã thôi thúc ông liên tục tìm tịi, cách tân
hình thức thơ ca Việt Nam. Và Chế Lan Viên đã thành công. Việc vận dụng
các yếu tố hình thức trong các sáng tác của ơng khá linh hoạt và sáng tạo.
Điều này được thể hiện trong tất cả 15 tập thơ lớn nhỏ trong sự nghiệp sáng
tác của ơng. Trong số đó phải nhắc đến sự cách tân, sáng tạo trong việc sử
dụng thể thơ, vần thơ trong tập Ánh sáng và phù sa - tập thơ đánh dấu sự
1


trưởng thành về tư tuởng cũng như nghệ thuật trên con đường sáng tác của
tác giả.

Vì những lí do trên, ở khố luận này, chúng tơi lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Thể thơ, vần thơ trong tập Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên”. Với
đề tài này, chúng tơi hi vọng sẽ góp phần làm rõ hơn những cái mới, những
cách tân, những sáng tạo của Chế Lan Viên trong hai lĩnh vực thể thơ và vần
thơ. Qua đó khẳng định thêm một lần nữa cơng lao của Chế Lan Viên trong
việc phát triển nền thơ ca dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những tác giả hàng đầu, có những đóng góp lớn lao cho
nền văn học Việt Nam hiện đại, do vậy Chế Lan Viên cùng sự nghiệp sáng
tác của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều đề tài khoa học
lớn nhỏ. Theo thống kê chưa đầy đủ của cuốn Chế Lan Viên tác gia và tác
phẩm từ trước Cách mạng đến nay, đã có 165 cơng trình nghiên cứu về Chế
Lan Viên và thơ ca ông. Trong phạm vi đề tài này chúng tơi chỉ điểm qua
một số cơng trình, bài viết tiêu biểu về thơ của Chế Lan Viên.
Trước Cách mạng có thể xem bài viết của Hồi Thanh về thơ Chế Lan
Viên trong cuốn Thi nhân Việt Nam là bài viết tiêu biểu nhất. Trong bài viết
này Hoài Thanh đưa ra những đặc sắc về thơ của Chế Lan Viên và vị thế của
ông trong phong trào thơ mới. Hồi Thanh dự báo tầm vóc của Chế Lan
Viên: “Con người này quả là con người của trời đất, của bốn phương, khơng
thể lấy kích thước thường mà hịng đo được” [17; 224].
Sau Cách mạng thơ Chế Lan Viên liên tục được bạn đọc, các nhà phê
bình quan tâm và trở đối tượng thảo luận trong rất nhiều Hội thảo khoa học.
Tháng 12 năm 1995, Phong Lan đã biên soạn sưu tầm các bài viết, các cơng
trình nghiên cứu có giá trị về thơ Chế Lan Viên và in thành tập sách Chế
Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu. Cơng trình này đã đánh giá khá tồn
diện về Chế Lan Viên trong việc cách tân hình thức thơ ca dân tộc từ thể
thơ, thi tứ, đề tài cho đến vần và nhịp thơ. Tuy nhiên, cơng trình mới chỉ
2



đánh giá ở mặt tổng thể, mặt lớn, chứ chưa đi sâu vào khảo sát một cách tỉ
mỉ trong từng tác phẩm cụ thể.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành cuốn sách Chế Lan Viên
về tác gia và tác phẩm. Đây là cơng trình tham khảo hệ thống nhất về tác giả
Chế Lan Viên, có giá trị thâu tóm đầy đủ những nhận định về văn học trong
thế kỉ XX, sát thềm thế kỉ XXI về sự nghiệp Chế Lan Viên. Cuốn sách tập
trung khá đầy đủ các bài nghiên cứu phê bình, các ý kiến chuyên sâu về
nhiều phương diện khác nhau trong thơ Chế Lan Viên.
Nguyễn Lộc trong bài viết Chế Lan Viên và những tìm tòi trong nghệ
thuật thơ cũng đã cố gắng đi sâu khai thác những yếu tố đặc sắc, điển hình
trong thơ Chế Lan Viên như: tính triết lí trong thơ, hình ảnh thơ, cảm xúc
thơ... Tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu những tìm tịi của Chế Lan Viên
trên phương diện nội dung.
Trong việc nghiên cứu phong cách thơ Chế Lan Viên, từ trước đến
nay, chúng ta cũng đã có rất nhiều cơng trình lớn nhỏ đề cập đến vấn đề này.
Tiêu biểu nhất phải kể đến cuốn sách Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy
tưởng của tác giả Nguyễn Bá Thành (1999). Có thể xem đây là một cơng
trình đã đem đến cái nhìn tồn diện, chun sâu về một vấn đề nổi bật, đặc
sắc trong sự nghiệp thơ Chế Lan Viên - phong cách suy tưởng.
Ngoài các cơng trình kể trên cịn có hàng trăm cơng trình nghiên cứu
khác về Chế Lan Viên và thơ ông mà trong phạm vi khố luận này chúng tơi
chưa thể khảo sát hết.
Về tập Ánh sáng và phù sa - tác phẩm được Chế Lan Viên hoàn
thành và cho ra mắt vào năm 1960, ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã nhận
được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, và ngay lập tức trở thành đối tượng
nghiên cứu của rất nhiều các đề tài khoa học.
Xuân Diệu là một trong những tác giả đầu tiên đưa ra những ý kiến
phê bình về tập thơ này. Trong bài viết Đọc Ánh sáng và phù sa, ông đã đưa
ra những ý kiến của mình về ưu, nhược điểm của tập thơ trên tinh thần
3



khách quan, qua đó khẳng định vị trí của Chế Lan Viên và vị thế của Ánh
sáng và phù sa trên thi đàn thi ca bấy giờ.
Lê Đình Kỵ trong bài viết Một phong cách thơ: Ánh sáng và phù sa
đã tập trung nghiên cứu, làm rõ chất trữ tình của tập thơ. Tác giả đã giúp
người đọc khám phá thế giới thơ với trí tưởng tượng bay bổng của Chế Lan
Viên qua tập thơ Ánh sáng và phù sa.
Bài viết Ánh sáng và phù sa - sự kết hợp những rung cảm tế nhị với ý
tưởng trong thơ của tác giả Hà Minh Đức đi sâu nghiên cứu những cung bậc
cảm xúc, tâm trạng của Chế Lan Viên biểu hiện qua tập thơ. Tác giả bài viết
cũng đã đề cập đến một số vấn đề hình thức độc đáo trong tập thơ cũng như
việc sử dụng tứ thơ, những hình ảnh thơ đẹp, những ý thơ độc đáo.
Rất nhiều luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp đại học của các
tác giả khác nhau đi sâu vào một khía cạnh nào đó trong tập Ánh sáng và
phù sa.
Về phương diện thể thơ, vần thơ trong sáng tác thơ của Chế Lan Viên,
từ trước đến nay cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập ở những mức
độ khác nhau, có khi nghiên cứu thành hệ thống hoặc có khi chỉ điểm qua.
Tác giả Trần Thị Hằng đã nghiên cứu một cách hệ thống 1 thể thơ được Chế
Lan Viên sử dụng nhiều trong sáng tác - thể thơ tứ tuyệt - trong cơng trình
Thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên. Đề tài khảo sát thơ tứ tuyệt được Chế Lan Viên
sử dụng trong 15 tập thơ của mình. Tuy nhiên, đề tài chỉ khảo sát một thể
trong rất nhiều thể thơ của Chế Lan Viên sử dụng và trên phạm vi rộng chứ
không dừng lại ở một tác phẩm cụ thể.
Như vậy có thể thấy, bằng cách này hay cách khác, các tác giả khác
nhau khi nghiên cứu về Chế Lan Viên đã cố gắng làm rõ những thành công,
những điểm đặc sắc trong thơ Chế Lan Viên, góp phần khẳng định vị thế
của ông trong nền văn học dân tộc. Nhưng cho đến nay, chưa có một cơng
trình nào đi sâu tìm hiểu về phương diện thể thơ, vần thơ trong một tác

phẩm cụ thể của Chế Lan Viên. Vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài này hi
4


vọng sẽ góp phần mình vào việc là rõ thêm những thành công của Chế Lan
Viên trong việc sử dụng thể thơ, vần thơ khi sáng tác thơ ca.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát thể thơ và vần thơ trong tập Ánh sáng và phù sa của
Chế Lan Viên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thể thơ và vần thơ trong tập Ánh sáng và phù
sa của Chế Lan Viên. Qua đó làm rõ một số vấn đề:
- Về vấn đề thể thơ và các thể thơ chủ yếu được sử dụng trong nền thơ
ca Việt Nam hiện đại.
- Vấn đề vần và vai trò của vần trong thơ ca.
- Thể thơ, vần thơ trong tập Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, và
đóng góp của ơng cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam trong hai lĩnh vực thể
thơ, vần thơ qua tác phẩm này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra, ở khoá luận này chúng tôi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp phân tích miêu tả
- Phương pháp khái quát tổng hợp
6. Cấu trúc khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khoá
luận gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan
Chương 2: Thể thơ trong tập Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên
Chương 3: Vần thơ trong tập Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên


5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1. Chế Lan Viên và tập thơ Ánh sáng và phù sa
1.1.1. Chế Lan Viên tác gia và tác phẩm
1.1.1.1. Chế Lan Viên và những chặng đường thơ
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan sinh ngày 14 tháng 1 năm
1920 trong một gia đình viên chức nhỏ, quê ở Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị, nhưng suốt thời trẻ lại sống ở Bình Định. Quy Nhơn (Bình Định)
được coi như quê hương thứ hai của nhà thơ. Chế Lan Viên học ở Quy
Nhơn, rồi Hà Nội, sau đó đi dạy học tư và làm báo ở các tỉnh miền Trung và
Sài Gòn.
Trong những năm học trung học, sống ở Quy Nhơn, trong bối cảnh
đen tối ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, Chế Lan Viên lâm
vào khủng hoảng bế tắc như bao tri thức trẻ đương thời. Chế Lan Viên tìm
đến các triết học duy tâm siêu hình và các tơn giáo khác mong một lối thốt
“Nỗi buồn ghê gớm ấy, những hư vô sâu thẳm nhất để lại cho tơi, chính do
cái nền tơn giáo. Mở đầu tơi u Chúa rồi tơi u Phật. Tơi tìm Chúa qua
các giáo lý của đạo Cơ Đốc, của Tin lành. Và tơi tìm Phật nơi bàn phật của
cha tơi, ở kinh các chùa, và ở ngoài chùa nữa” ( Chế Lan Viên- Mất nỗi đau
riêng, được niềm vui chung, Báo văn nghệ- số 39, 1976).
Cách mạng tháng 8 thành cơng đã xóa tan bức màn ngột ngạt của xã
hội, khai thông sự bế tắc tù túng cho nhiều văn nghệ sĩ trong đó có Chế Lan
Viên. Chế Lan Viên hăng hái tham gia phong trào Việt Minh ở Thị xã Quy
Nhơn, rồi ra Huế làm báo Quyết Thắng của Việt Minh Trung Bộ. Suốt cuộc
kháng chiến chống Pháp Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ và làm báo ở
liên khu 4, là thường vụ Chi hội Văn nghệ liên khu IV. Ơng đã có hai

chuyến đi vào chiến trường Bình Trị - Thiên ác liệt, tại đó năm 1949 ông đã
được kết nạp vào Đảng cộng sản sau chuyến đi cùng bộ đội sau một chuyến
6


dịch. Sau 1951, Chế Lan Viên ra Hà Nội, làm biên tập viên báo văn học,
công tác ở Hội nhà văn, tham gia ban chấp hành và ban thường vụ Hội. Từ
năm 1938 ơng là uỷ viên ban thư kí của ban chấp hành Hội nhà văn khoá III.
Chế Lan Viên cịn là nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông là đại biểu quốc hội
từ khoá III đến khoá VII, tham gia các uỷ ban văn hoá đối ngoại, có mặt ở
nhiều diễn đàn văn hố quốc tế, nhất là trong những năm chống Mĩ cứu
nước.
Chế Lan Viên mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5
năm Kỷ Tỵ) tại bệnh viện Thống Nhất, lễ truy điệu và hoả táng được tổ chức
vào ngày 26 tháng 6 năm 1989.
Tiến trình sáng tác thơ ca của Chế Lan Viên phản ánh tiến trình vận
động chung của thơ ca Cách mạng đương thời. Con đường thơ của Chế Lan
Viên trải qua nhiều biến động, thăng trầm với những trăn trở, tìm tịi, sáng
tạo khơng ngừng.
Trước Cách mạng, Chế Lan Viên cho ra đời tập Điêu tàn. Tập thơ
được viết khi nhà thơ mới 17 tuổi, và lập tức gây một tiếng vang lớn trên thi
đàn thơ Việt Nam đương thời, khi phong trào thơ mới đang ở giai đoạn cực
thịnh với nhiều tài năng kiệt xuất. Tập thơ “đã đột ngột xuất hiện giữa làng
thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân
Việt Nam). Trong Điêu tàn Chế Lan Viên đã thể hiện cái chán nản gay gắt
của người thanh niên tri thức với hiện tại:
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả khơng ngồi nghĩa khổ đau
(Xn)
Cách mạng tháng Tám thành công, Chế Lan Viên chia tay với những

niềm kinh dị, với khơng khí u uất của những bóng ma Hời để đón chào Cách
mạng và sống gắn bó với đời sống kháng chiến, đời sống nhân dân. Chế Lan
Viên lần lượt cho ra đời các tập ghi lại những giai đoạn khác nhau trong
hành trình sáng tạo, hành trình phục vụ Cách mạng. phục vụ nhân dân của
7


mình. Đó là: Gửi các anh (1955) trong kháng chiến chống Pháp, đó là: Ánh
sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài
thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1975), Ngày vĩ đại (1975) trong kháng
chiến chống Mĩ. Nhìn chung, thơ Chế Lan Viên trong giai đoạn này đã kịp
thời phản ánh đời sống kháng chiến của nhân dân, giải quyết tốt các nhiệm
vụ mà nước nhà đặt ra trong thời chiến tranh.
Sau 1975, thơ Chế Lan Viên tiếp tục phương hướng đã mở ra trong
giai đoạn chống Mĩ, lúc này thơ ơng có phần lắng xuống hướng về những
vấn đề lịch sử hàng ngày. Cụ thể như những tập: Hoa trước lăng Người
(1976), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá 1 (1984), Ta gửi cho người
(1986), Hoa trên đá 2 (1988) và đáng kể nhất là 3 tập Di cảo thơ 1, 2, 3
(1992, 1993, 1996) với khoảng 600 bài thơ và gần 800 trang sách được xuất
bản sau khi Chế Lan Viên qua đời. Và theo nhận định của Đoàn Trọng Huy
“Nếu trước 1975, thế giới của Chế Lan Viên hiện ra với không gian của
chiến trường, của những chiến luỹ, chiến hào, những trận tuyến, thì Chế Lan
Viên sau 1975 lại nhường chỗ cho không gian đời thường. Giờ đây, Chế Lan
Viên chuyển sang khuynh hướng khai thác chính con người với những diễn
biến trong cuộc sống đời thường. Trước đây nét nổi bật trong thơ Chế Lan
Viên là nét chính luận thì dần dà nó chuyển thành chính luận - triết luận”
(Chế Lan Viên - một ngọn cờ cách tân thơ ca, văn nghệ số 25). Giọng điệu
thơ ông cũng đổi mới, giọng xưa kia hợp với những trường ca, những khúc
bi hùng, những khẩu lệnh thấm đượm chất sử thi anh hùng, thì giờ đây ơng
lại hát ca với tiếng thơ sâu lắng hơn:

Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm
Tiếng hát lẫn vào im lìm của đất.
(Giọng trầm, Di cảo thơ 1)
Có thể nói, Chế Lan Viên sau chiến tranh đã kịp thời chuyển ngịi bút,
tìm tòi hướng đi mới cho thơ, phục vụ những vấn đề bức thiết của xã hội.

8


Đó là bước chuyển của con người thực sự có lương tâm, trách nhiệm của
người cầm bút.
Khơng bằng lịng với những gì đã có, liên tục tìm tịi sáng tạo, đó
chính là con người, con đường thơ của Chế Lan Viên. Nhờ vậy thơ ông cho
đến ngày nay và mãi mai sau vẫn chứa đựng những giá trị lớn lao khơng thể
mai một.
1.1.1.2. Các tác phẩm chính
Hơn nửa thế kỉ cầm bút, Chế Lan Viên đã để lại 15 tập thơ, 7 tập văn
xi, 8 tập tiểu luận phê bình. Cụ thể:
Về thơ:
1/ Điêu tàn (1937)
2/ Gửi các anh, NXB Hội nhà văn, 1955.
3/ Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, 1960.
4/ Hoa ngày thường - Chim báo bão, NXB Văn học
1967.
5/ Những bài thơ đánh giặc, NXB Thanh niên, 1972.
6/ Đối thoại mới, NXB Văn học, 1973.
7/ Ngày vĩ đại, NXB Văn học giải phóng, 19767.
8/ Hoa trước lăng Người, NXB Thanh niên, 1976.
9/ Hái theo mùa,NXB Tác phẩm mới, 1977.
10/ Hoa trên đá 1, NXB Văn học, 1984.

11/ Ta gửi cho mình, NXB Tác phẩm mới, 1986.
12/ Hoa trên đá 2, NXB Văn học, 1988
13/ Di cảo thơ Chế Lan Viên, Tập 1, NXB Thuận Hoá
1992.
14/ Di cảo thơ Chế Lan Viên, Tập 2, NXB Thuận Hoá
1993.
15/ Di cảo thơ Chế Lan Viên, Tập 3, NXB Thuận Hoá
1996.
9


Về văn xuôi :
1/ Vàng sao, 1942.
2/ Thăm Trung Quốc (Bút kí), NXB Văn học, 1963.
3/ Những ngày nổi giận (Bút kí), NXB Văn học, 1966.
4/ Bác về quê ta (Tạp văn), NXB Nghệ An, 1972.
5/ Bay theo đường dân tộc đang bay, NXB Văn nghệ giải
phóng 1976.
6/ Giờ của số thành (Bút kí), NXB Lao động, 1977.
7/ Nàng tiên trên mặt đất, NXB Kim Đồng 1985.
Về tiểu luận phê bình:
1/ Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, NXB Thép mới, 1952.
2/ Nói chuyện thơ văn (Làng văn), NXB Văn học, 1960.
3/ Vào nghề (Chàng văn), NXB Văn học, 1962.
4/ Phê bình văn học, NXB Văn học, 1962.
5/ Suy nghĩ và bình luận, NXB Văn học, 1971.
6/ Nghĩ cạnh dịng thơ, NXB Văn học, 1981.
7/ Từ gác Khuê văn đến quán trung tâm, NXB Tác phẩm mới,
1981.
8/ Ngoại vi thơ, NXB Thuận Hoá, 1987.

Chế Lan Viên là nhà thơ tài năng, nhà văn hố đã có những đóng góp
to lớn cho nền thơ văn Việt Nam và văn hoá Việt Nam. Ông được nhà nước
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 (Đợt 1).
1.1.2. Ánh sáng và phù sa - Con đường từ ‘‘thung lũng đau thương’’ ra
‘‘cánh đồng vui’’
Ánh sáng và phù sa được Chế Lan Viên sáng tác vào giai đoạn từ
1955 - 1960, giai đoạn mà cả nước đang ở trong tư thế làm chủ, hăng hái
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở
miền Nam. Tập thơ ra đời lập tức trở thành một hiện tượng văn học. Nó
được in với số lượng lớn nhất vào lúc bấy giờ bán hết trong vòng hai tháng.
10


Tác phẩm này được xem là đỉnh cao thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của
Chế Lan Viên sau Điêu tàn.
Ánh sáng và phù sa ghi lại những cố gắng, những phấn đấu trong tâm
hồn và tư tưởng nhà thơ để ‘‘vượt qua những nỗi đau riêng, hoà niềm vui
chung’’. Hành trình đó quả thật khơng hề đơn giản, nó khơng tiến nhanh mà
chầm chậm từng bước một, nó địi hỏi sự kiên trì và lịng quyết tâm của con
người :
Ta lấn từng nỗi đau như mùa chim lấn vành đai trắng
Lấn bệnh tật mà đi, màu đỏ lấn da xanh
Bốn bức tường vơi chận lấy đời mình
Ta cùng lấn. Nụ tầm xuân ra ánh sáng.
(Nhật kí một người chữa bệnh)
Bằng sự quyết tâm của mình, bằng sự nâng đỡ của niềm tin vào lí
tưởng cộng sản, vào nhân dân, nhà thơ đã thành cơng trong việc vượt thốt
ra khỏi sự ám ảnh của ‘‘cái sầu vạn cổ’’ trước Cách mạng để hồ mình vào
dịng chảy cuộc đời lành mạnh đầy sức sống của nhân dân, của Cách mạng.
Qua Ánh sáng và phù sa Chế Lan Viên đã thực sự ‘‘từ chân trời của một

người đến chân trời của mọi người’’, hay nói đúng hơn đó là sự vượt thốt,
sự chiến thắng của sự sống chiến thắng bệnh tật, chiến thắng cái chết :
Nhìn nước mắt tạnh màu nước mắt
Nhìn tay gân xanh bay mất
Nhìn bắp chân thịt căng rồi
Nhìn mặt đỏ hồng như da mặt
Soi gương hồng cả gương soi
(Ngoảnh lại mùa đơng)
Vượt qua nỗi đau riêng, tìm đến niềm vui chung, tập thơ thấm nhuần
niềm tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với nhân dân,
với đất nước và Đảng. Tâm hồn nhà thơ mở rộng đón lấy cái tha thiết của
tình người, của tình đời và nhà thơ đã thật gắn bó máu thịt với nhân dân :
11


Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ, đói lịng gặp sữa
Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu)
Khép lại thế giới đau thương, cô đơn, bi luỵ trước Cách mạng, bây giờ
nơi đâu Chế Lan Viên cũng thấy đó là quê hương, đó là đồng bào, đó là ruột
thịt :
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn.
(Tiếng hát con tàu)
Ánh sáng và phù sa không chỉ đặc sắc về nội dung tư tưởng mà còn
ghi nhận những bước tiến vững vàng của Chế Lan Viên về nghệ thuật thơ.
Nếu Gửi các anh còn để lại ấn tượng về một sự cố gắng đổi mới nhưng chưa
đạt đến độ chắc chắn, thì ở Ánh sáng và phù sa những đổi mới về nội dung

đã đi liền với một nghệ thuật biểu hiện đa dạng và nhuần nhuyễn. Bút pháp
Chế Lan Viên đến đây đã đạt đến sự linh hoạt, biến hố đa dạng. Có những
bài dạt dào cảm xúc như Kết nạp Đảng trên quê mẹ, Tiếng hát con tàu... Có
những bài có giọng trầm tư chứa chất những suy ngẫm triết lí rút ra từ cuộc
đấu tranh nội tâm thầm lặng mà quyết liệt : Nhật kí người chữa bệnh, Nay
đã phù sa, Ngoảnh lại mùa đông... Có những tình ca : Tình ca ban mai, Hoa
đào nở sớm... Lại có những vần thơ đả kích kẻ thù một cách sâu cay : Ngô
thuốc độc ngợi ca máy chém, Tiếng hát thằng điên trong dinh độc lập... Hồn
thơ ấy có khi cơ đọng, hàm súc trong khn khổ ngắn gọn của thơ tứ tuyệt,
có khi lại bay bổng phóng khống, thả sức tưởng tượng qua những bài thơ tư
do với những câu thơ mở rộng : Cành phong lan bể, Tàu đến, Tàu đi... Qua
Ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên đã thực sự vượt khỏi bóng tối dày đặc
của quá khứ trong tâm tưởng của mình để đón nhận ánh sáng lí tưởng của
cách mạng và bồi đắp bằng phù sa của nhân dân.
12


Như vậy, một Chế Lan Viên ở Ánh sáng và phù sa nhiệt tình sơi nổi
đã khác với một Chế Lan Viên cô đơn tù túng ở Điêu tàn. Như Lê Đình Kị
đã đánh giá ‘‘Trước kia anh viết về những chiêm nương, bóng tháp, thì ngày
nay anh viết về Đảng, về lãnh tụ… Trước kia chủ nghĩa siêu hình trùm lên
thơ anh, thì nay anh viết về những chủ đề thời đại...’’ (Một phong cách thơ :
Ánh sáng và phù sa ). Nếu Điêu tàn là u uất đau khổ, thì Ánh sáng và phù sa
là hạnh phúc hoan ca. Nếu Điêu tàn là cái chết, là thế giới của những bóng
ma, thì Ánh sáng và phù sa là sự sống, là thế giới của những người yêu lao
động hăng say chiến đấu. Cái khác đó là cái khác của sự thay đổi, của sự
tiến lên của con người được ánh sáng của lí tưởng chiếu soi. Và theo nhà
nghiên cứu Ngơ Văn Phú thì ‘‘Ánh sáng và phù sa đã trở thành niềm sửng
sốt thứ hai mà Chế Lan Viên đem lại cho thi đàn Việt Nam. Có thể xem đây
là tập thơ hay nhất của ông. Sự thành công này đã đưa Chế Lan Viên đứng

ngang hàng với những nhà thơ cùng thế hệ như Huy Cận với Trời mỗi ngày
lại sáng, Xuân Diệu với Mũi Cà Mau, Tế Hanh với Gửi Miền Bắc’’ (Từ
Điêu tàn đến Hoa trên đá, văn nghệ số 15). Ánh sáng và phù sa chính là một
bước đi, một nấc thang mới của hồn thơ Chế Lan Viên.
1.2. Vấn đề thể thơ
1.2.1. Thể thơ là gì ?
Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn cuả các yếu tố đề tài, chủ
đề, tư tưởng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn, là sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức. Trong đó tương ứng với mỗi một nội dung nhất định có
một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh
thể. Trên thực tế, số lượng tác phẩm văn học mà con người có được từ trước
đến nay là vô cùng đồ sộ và khó có thể định lượng. Cùng với sự đồ sộ về
khối lượng ấy là sự phức tạp, mn hình vạn trạng của các yếu tố nội dung
cũng như hình thức của các tác phẩm văn học.
Đứng trước sự đa dạng, phức tạp của các sáng tác văn học, để thưởng
thức, nghiên cứu, phê bình, nắm bắt các quy luật của văn học, người ta nảy
13


sinh nhu cầu phân loại các tác phẩm văn học, tìm điểm chung giữa các sáng
tác văn học khác nhau. Từ đó, đề xuất các cách tiếp cận, phương hướng tiếp
cận hiệu quả.
Nhu cầu phân loại tác phẩm nảy sinh cùng lúc với việc sáng tác
chúng. Do vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều cách phân loại tác phẩm văn
học khác nhau được đưa ra. Giáo trình Lí luận văn học của nhà xuất bản Đại
học sư phạm do giáo sư Trần Đình Sử chủ biên đã đưa ra ba hướng phân
loại tác phẩm văn học tiêu biểu từ trước đến nay :
Hướng thứ nhất là cách chia ba truyền thống của văn học phương
Tây. Theo đó các tác phẩm văn học được chia thành 3 loại : tự sự, trữ tình,
kịch. Cách chia này chú trọng yếu tố của chủ thể và đặc trưng nội dung của

thể loại.
Hướng thứ hai là cách chia các tác phẩm văn học thành 4 loại : thơ ca,
văn xuôi, tiểu thuyết, và kịch của các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc.
Cách chia này kết hợp các tiêu chí nội dung và tiêu chí hình thức khi phân
loại. Chính vì lẽ đó mà nhiều kết quả phân loại khơng thuyết phục.
Hướng thứ ba là cách phân loại tác phẩm văn học của Việt Nam. Giáo
sư Hà Minh Đức trong cơng trình lí luận của mình vào những năm 60 đã
chia tác phẩm văn học thành 4 loại : thi ca, tiểu thuyết, kịch, kí.
Ngồi ba cách phân loại tiêu biểu trên, giáo trình này con đề cập đến
nhiều cách chia đáng chú ý khác. Các cách phân loại đều chứa đựng những
ưu và nhược điểm, nhìn chung là đều có tính chất tương đối.
Trên cơ sở tiếp thu kế thừa những thành tựu đã đạt được trước đó
trong việc phân loại tác phẩm văn học, các tác giả của giáo trình đã đề xuất
cách chia văn học thành 5 loại : thơ ca, kịch, kí và văn chính luận. Cách
phân loại này dựa vào thể thức cấu tạo của văn bản. Đây là cách phân loại
đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu giảng dạy văn học ở các khoa Ngữ văn.
Trong khố luận này chúng tơi đồng ý với cách phân loại đó.

14


Ở trên là sự phân loại sáng tác văn học thành các ‘‘loại’’ lớn. Đây là
bước đầu tiên để nhận diện thể loại tác phẩm văn học chứ chưa phải là tất
cả. Trong mỗi ‘‘loại’’ lớn ấy, để tiếp cận được với hình thức thể loại tác
phẩm văn học cần tiến hành thêm một bước nữa đó là phân loại thành các
‘‘thể loại’’ nhỏ hơn của các ‘‘loại’’ lớn, tức là phân chia ở mức độ nhỏ hơn
nữa. Thực tế văn học cho thấy, cùng một ‘‘loại’’ văn học nhưng các thể văn
học lại khác nhau rất sâu sắc. Trong phạm vi đề tài này chúng tơi tìm hiểu
cách phân chia ‘‘loại’’ thơ thành các thể loại khác nhau.
Nếu sáng tác văn học nói chung mn hình vạn trạng thì thơ ca cũng

phức tạp và phong phú không kém. Bởi so với các ‘‘loại’’ còn lại của sáng
tác văn học, thơ ca là loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất và cho đến nay
đây vẫn là loại hình được chú ý, quan tâm nhiều nhất. Do đó, trong việc tiến
hành phân loại thơ cũng đã có rất nhiều các ý kiến khác nhau. Dựa vào
những tiêu chí khơng giống nhau. Mỗi tiêu chí đưa ra để phân loại thơ đều
nhận được một kết quả phù hợp.
Nếu dựa vào tiêu chí nội dung thì ta có thể phân chia thơ thành các
loại : thơ tình, thơ phong cảnh, thơ vịnh sử, thơ điền viên.
Nếu dựa vào tiêu chí phương thức phản ánh thì có thể chia thơ ra
làm : thơ tự sự, thơ trữ tình.
Nếu dựa vào tiêu chí cách luật thì có thể chia thơ thành các loại : thơ
tự do và thơ cách luật
Nếu dựa vào tiêu chí vần có thể chia thơ thành : thơ gieo vần và thơ
khơng vần.
Cũng có khi người ta phân loại thơ theo thời đại như : thơ Đường, thơ
Tống, thơ Lý - Trần...
Và dừng ở tiêu chí hình thức lời văn thì xuất hiện việc phân chia thơ
thành các ‘‘thể thơ’’. Mỗi thể thơ có một cách tổ chức ngơn ngữ nhất định.
Như vậy có thể hiểu ‘‘thể thơ’’ chính là kết quả của việc phân chia ‘‘loại’’
thơ thành các loại nhỏ hơn dựa trên tiêu chí cách thức tổ chức lời văn. Đúng
15


như các tác giả của Giáo trình lí luận văn học nhận định : ‘‘Khi nói đến thể
thơ : như hai chữ, ba chữ, bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, thể
lục bát, song thất lục bát, hát nói, thơ tự do... là nói đến phương diện thể văn
của thể thơ đó’’ [16; 246].
1.2.2. Các thể thơ được sử dụng chủ yếu của thơ ca Việt Nam hiện đại
Từ rất sớm, văn học Việt Nam đã hình thành và phát triển nhiều hình
thức, nhiều thể thơ rất độc đáo do vậy các thể thơ được vận dụng sáng tác

nhìn chung rất đa dạng. Khơng có điều kiện đi sâu vào tất cả các thể thơ của
văn học Việt Nam từ trước đến nay, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một số thể
được sử dụng nhiều trong giai đoạn thơ ca Việt Nam hiện đại (được tính từ
phong trào Thơ mới).
1.2.2.2. Thể tứ tuyệt
Trong văn học trung đại, tứ tuyệt là một thể thơ vay mượn từ Trung
Quốc. Khi vận dụng thể thơ này vào trong sáng tác, các tác giả Việt Nam đã
tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc được đặt ra như ở Trung Quốc. Sang nền
văn học hiện đại thể thơ tứ tuyệt tiếp tục được sử dụng với nhiều cách tân
mới mẻ khiến cho thể loại này có hình thức tồn tại đa dạng hơn rất nhiều so
với trung đại. Chính sự đa dạng này của thơ tứ tuyệt hiện đại đã dẫn đến rất
nhiều quan niệm khác nhau về nó.
Quan niệm thứ nhất cho rằng thơ tứ tuyệt cắt lấy bốn câu trong bát cú
mà tạo thành. Giáo sư Dương Quảng Hàm trong Văn học Việt Nam sử yếu
cho rằng : ‘‘tứ có nghĩa là bốn, tuyệt có nghĩa là đứt, ngắt. Lối này gọi thế vì
‘‘thơ tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong bát cú mà thành’’. Ý kiến này được
giáo sư Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên tán thành và cịn giải thích thêm
‘‘tuyệt là cắt đứt, nhưng là đứt câu, dừng bút để trọn một ý bài thơ, sau khi
viết câu thứ bốn. Bởi vì, một câu chưa thành thơ, hai câu mới thành một vế
đối liên, ít nhất bốn câu mới có vần, khi đó mới thành bài thơ’’ [5 ;178].
Các tác giả cuốn Từ điển văn học cũng có ý kiến định nghĩa thơ tứ
tuyệt về cơ bản cũng trên tinh thần trên, tức là cho rằng thơ tứ tuyệt phải cố
16


định số chữ trong mỗi dòng thơ. Các tác giả cho rằng : tứ tuyệt ‘‘là những
bài thơ bốn câu, mỗi câu có năm hoặc bảy chữ. Loại câu năm chữ cịn gọi là
‘‘ngũ ngơn tứ tuyệt’’ hay ‘‘ngũ tuyệt’’. Loại bảy chữ cịn gọi là ‘‘thất ngơn
tuyệt cú’’ hay ‘‘thất tuyệt’’. Theo nghĩa hẹp là một dạng của thơ Đường
luật... loại này cũng còn gọi ‘‘luật tuyệt’’. Luật tuỵêt (cịn gọi là tuyệt ngơn

luật thi) là do luật của bài bát cú quy định, giống như được ‘‘cắt’’ từ bài bát
cú mà ra’’ [7; 318].
Theo như các cách định nghĩa trên thì thơ tứ tuyệt phải đảm bảo số
chữ cố định trong một dòng thơ.
Quan niệm thứ hai về thơ tứ tuyệt là qua niệm cho rằng thơ tứ tưyệt là
thơ bốn câu, cịn số chữ trong câu thì khơng quan trọng, có thể tự do. Trần
Trọng Kim trong cuốn Đường thi cho rằng : ‘‘tứ tuyệt là một khái niệm khá
co dãn, bao hàm nhiều nghĩa,chỉ được nhiều hiện tượng, miễn là bài thơ có 4
câu luật tuyệt, cổ tuyệt. Tứ tuyệt về vần có thể bằng hoặc trắc ,về số chữ
trong mỗi câu có thể là 5,6,7 hoặc có thể là tạp ngơn’’. Nguyễn Sĩ Đại trong
Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường cho rằng : ‘‘Tứ
tuyệt trước hết là một bài thơ bốn câu, không nhất thiết là ngũ ngôn hay thất
ngôn, không nhất thiết là niêm luật chặt chẽ, nhưng phải vận dụng tối đa các
thủ pháp nghệ thuật, phát huy thế mạnh của âm vận, đặc biệt là cách tổ chức
hình ảnh để vừa tạo một cấu trúc đa chiều vừa mang tính khái quát cao...’’.
Quan niệm ba, giáo trình lí luận văn học của nhà xuất bản Đại học sư
phạm do giáo sư Trần Đình Sử chủ biên đã phân biệt tứ tuyệt trong văn học
Trung Quốc và tứ tuyệt theo quan niệm của Việt Nam. Theo đó thì thơ tứ
tuyệt Trung Quốc có ‘‘hai loại : cổ tuyệt là thể tứ tuyệt không theo theo luật
và luật tuyệt là tuân theo luật. Thơ tứ tuyệt Đường luật nhỏ gọn, xinh xắn và
cũng thể hiện các yêu cầu về luật như bài thất luật (thất ngôn bát cú)’’. Còn
ở Việt Nam ‘‘người ta thường hiểu thơ tứ tuyệt theo cái nghĩa là thơ bốn câu
ngắn gọn, ít lời nhiều ý’’. Quan niệm này mang tính chất trung gian giữa hai
quan niệm trên về thơ tứ tuyệt.
17


Trong đề tài này, để khảo sát thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên sử dụng trong
tập Ánh sáng và phù sa chúng tôi quan niệm thơ tứ tuyệt là :
- Những bài thơ có bốn dịng thơ.

- Vần gieo có thể bằng hoặc trắc, số chữ trong dịng thơ có thể ít hoặc
nhiều.
- Khơng có quy định về niêm luật nhưng phải súc tích, ‘‘tổ chức hợp
lí các hình ảnh để tạo một cấu trúc đa chiều mang tính khái quát cao’’.
Ví dụ bài Canh cá tràu của Chế Lan Viên :
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một chút rau thơm
Ừ mới thế mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà nước mắt xuống mâm cơm.
Thơ tứ tuyệt thường gieo vần chân . Có khi vần được gieo vào chữ
cuối của câu thứ 1,2,4 như thơ tứ tuyệt truyền thống.Ví dụ :
Từ buổi chiều đưa khách thuận dằm
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Kiêng nhớ tình xưa ghé đến thăm.
(Tình xưa - Qch Tấn)
Có khi vần được theo kiểu ôm nhau:
Ngã xuống ở Mường Pồn anh đâu biết có mùa cam
Anh chỉ thấy dây thép gai đồn giặc
Tơi u những người chửa hình dung ra hạnh phúc
Lúc đồng đội cần dẫu chết chẳng từ nan.
(Nhớ Bế Văn Đàn - Chế Lan Viên)
1.2.2.2. Thơ lục bát
Lục bát là thể thơ thuần dân tộc, không vay mượn từ nước ngoài. Thể
lục bát đã được các tác giả sử dụng rộng rãi xưa nay, đạt đến đỉnh cao là kiệt
18


tác Truyện Kiều. Trong nền thơ ca hiện đại thể lục bát tiếp tục được các tác
giả ‘‘tin dùng’’ trong các sáng tác của mình. Nếu định nghĩa về thơ tứ tuyệt

có nhiều ý kiến khác nhau thì định nghĩa vè thơ lục bát các ý kiến lại khá
thống nhất. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa về thể thơ lục bát: “Một
thể câu thơ cách luật mà các thể thức được tập trung thể hiện trong một khổ
gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (câu lục) và dòng tám
tiếng (câu bát)”[7; 190, 191]
Lục bát kết hợp gieo cả vần chân và vần lưng, đó là những vần bằng,
vần được gieo giữa tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6, thứ 8 của câu bát.
Theo Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên thì ‘‘Sự kết hợp giữa hai loại vần
chân và vần lưng và thường được gieo ở số từ chẵn đã tạo cho thể lục bát
một âm hưởng và một nhịp điệu riêng, đặc biệt là vần chân cũng như vần
lưng bao giờ cũng hiệp vần với thanh bằng nên nhịp điệu chung của câu thơ
lục bát thường nhẹ nhàng, uyển chuyển và ngân vang’’ [5; 315 ]. Ví dụ:
Sầu thu lên vút song song
Với cây hiu quạnh với lòng quạnh hiu
Non xanh ngày cả buồn chiều
Nhân gian nghe cũng tiêu điều dưới kia
(Huy Cận)
Nhịp điệu lục bát cơ bản là mơ hình 2/2/2; 2/2/2/2. Nhưng cũng có thể
có những cách biến hố bất ngờ với các cách ngắt nhịp 3/3; 5/1; 1/5; 4/4,
cho nên hồn tồn có thể diễn tả được mọi hoạt động tinh vi của đời sống.
Nói chung lục bát là một thể thơ có khả năng phản ánh mọi trạng thái
khác nhau trong đời sống của con người. Khả năng tự sự và khả năng trữ
tình của thể thơ lục bát đều hoàn hảo.
1.2.2.3. Thể song thất lục bát
Giống như lục bát, song thất lục bát là thể thơ dân tộc. Nó có những
đặc điểm sau:

19



- Mỗi khổ thơ gồm bốn câu. Hai câu đầu bảy tiếng, câu thứ ba sáu
tiếng, câu thứ tư tám tiếng. Ví dụ:
Chốn Hàm Dương chàng cịn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hằng trơng sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách bến Tiêu Tương mấy trùng.
(Chinh phụ ngâm - Đồn Thị Điểm )
- Song thất lục bát có vần lưng kết hợp với vần chân: chữ thứ 5 của câu 2
vần với chữ thứ 7 của câu 1 (vần lưng), chữ thứ 7 của câu 2 vần với chữ thứ 6 của
câu 3 (vần chân), chữ thứ 6 của câu 3 vần cới chữ thứ 6 của câu 4 (vần lưng).
- Nhịp điệu: Hai câu bảy chữ thường có nhịp 3/4 hoặc 3/2/2
Câu sáu chữ có nhịp 3/3 hoặc 2/2/2
Câu tám chữ thường nhịp 4/4 hoặc 2/2/2/2.
Song thất lục bát thích hợp nhất với việc diễn tả tâm trạng lặp đi lặp
lại của con người. Đây là thể loại mà văn học hiện đại ít sử dụng. Tuy nhiên
cũng có nhiều tác giả thành cơng với việc vận dụng nó vào trong sáng tác.
1.2.2.4. Thể bốn chữ
Là thể thơ mà mỗi dịng thơ gồm bốn chữ, khơng quy định chặt chẽ về
số lượng dòng thơ trong một bài. Trong thơ ca dân gian thể bốn chữ thường
được sử dụng trong vè dưới hình thức nói lối, kể chuyện. Thơ bốn chữ trong
nền thơ hiện đại không dùng vần lưng hoặc gieo vần nối đi nhau của thể
nói lối mà dùng vần chân hoặc gián cách, hoặc liên tiếp, hoặc ôm nhau theo
những cách hiệp vần phổ biến của thơ mới.Ví dụ:
Xn gợi tràn đầy
Giữa lịng hoan lạc
Trên mình hoa cây...
Nắng vàng lạt lạt
Ngày đi chầy chầy..
(Chiều xuân - Huy Cận)
20



×