Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm, ý chí trong tập thơ từ ấy của tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.49 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NGỮ VĂN
-----o0o-----

NGUYỄN THỊ VANG

TRƯỜNG TỪ VỰNG CHỈ TRẠNG THÁI TÂM LÝ,
TÌNH CẢM, Ý CHÍ TRONG TẬP THƠ “TỪ ẤY”
CỦA TỐ HỮU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ

Vinh - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NGỮ VĂN
-----o0o-----

TRƯỜNG TỪ VỰNG CHỈ TRẠNG THÁI TÂM LÝ,
TÌNH CẢM, Ý CHÍ TRONG TẬP THƠ “TỪ ẤY”
CỦA TỐ HỮU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUN NGÀNH: NGƠN NGỮ

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mssv



: PGS.TS. HOÀNG TRỌNG CANH
: NGUYỄN THỊ VANG
: 49B1 – Ngữ Văn
: 0856045617

Vinh - 2012


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Lời cảm ơn
Sau một thời gian nghiên cứu, được sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo,
của gia đình và bạn bè, ngày hơm nay tơi đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu
sắc tới :
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ đã
tạo điều kiện cho tơi thực hiện khóa luận này. Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm
ơn thầy giáo- PGS.TS Hồng Trọng Canh, người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ
và em trai tôi; xin cảm ơn những người bạn thân thiết- những người luôn
ủng hộ, động viên và dành mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Đây là lần đầu tiên tôi làm quen với công việc nghiên cứu nên khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự quan
tâm, góp ý của mọi người để tơi có thể thực hiện tốt hơn nữa trong các
cơng trình nghiên cứu sau này.

Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Vang

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh
MỤC LỤC
Trang

A.MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3
1.Lí do chọn đề tài : .........................................................................................................3
1.1.Cơ sở lí luận: ..............................................................................................................3
1.2.Cơ sở thực tiễn:..........................................................................................................4
1.3. Các lý do khác...........................................................................................................4
2.Lịch sử vấn đề :.............................................................................................................4
2.1 Những cơng trình nghiên cứu về tập “Từ ấy”. ........................................................4
2.2 Những cơng trình nghiên cứu về trường từ vựng:...................................................5
3.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu : ..................................................................................6
3.1 Đối tượng: ..................................................................................................................6
3.2 Phạm vi nghiên cứu :.................................................................................................6
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu : ............................................................................6
5.Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................6
6. Cấu trúc khóa luận : .....................................................................................................6
Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............7
1.1. Trường từ vựng :.......................................................................................................7
1.1.1.Khái niệm trường từ vựng: ....................................................................................7

1.1.2.Phân loại trường từ vựng. ......................................................................................8
1.1.2.1.Trường nghĩa dọc ................................................................................................8
1.1.2.2.Trường tuyến tính:............................................................................................ 10
1.1.2.3.Trường nghĩa liên tưởng: ................................................................................. 10
1.1.3 Trường từ vựng trong tác phẩm nghệ thuật. ...................................................... 11
1.1.4.Trường từ vựng trong thơ Tố Hữu. .................................................................... 13
1.2.Tố Hữu. ................................................................................................................... 15
1.2.1.Cuộc đời và thơ Tố Hữu. .................................................................................... 15
1.2.2 Tập “Từ ấy”. ........................................................................................................ 18

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-1-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Chương 2 BIỂU HIỆN CỦA TRƯỜNG TỪ VỰNG CHỈ TRẠNG THÁI
TÂM LÍ,TÌNH CẢM, Ý CHÍ TRONG TẬP TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU ................... 20
2.1.Kết quả thống kê trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí trong
tập “Từ ấy” của Tố Hữu. ............................................................................................. 20
2.2.Nhận xét. ................................................................................................................. 28
2.3.Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu của các từ thuộc
trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí. ................................................. 28
2.3.1.Vị ngữ................................................................................................................... 29
2.3.2.Bổ ngữ. ................................................................................................................. 29

2.4. Tiều kết chương 2:................................................................................................. 30
Chương 3 VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG TỪ VỰNG CHỈ TRẠNG THÁI TÂM
LÍ, TÌNH CẢM, Ý CHÍ TRONG TẬP TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU. ........................ 31
3.1.Vai trò của trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý............................... 31
3.1.1.Thể hiện tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị hắt hủi, đày đọa
của những người lao động nghèo khổ. ........................................................................ 31
3.1.2.Thể hiện sự say mê lí tưởng; niềm căm phẫn, ý chí chiến đấu, sẵn sàng
hy sinh cho lí tưởng; niềm tin vào một ngày mai tươi sáng của người thanh
niên Tố Hữu. ................................................................................................................. 34
3.2. Vai trò của trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí với việc
tạo dấu ấn cho phong cách thơ Tố Hữu. ..................................................................... 40
3.2.1.Giọng điệu............................................................................................................ 40
3.2.1.1.Giọng thơ tâm tình. .......................................................................................... 41
3.2.1.2.Giọng quyền uy. ............................................................................................... 43
3.2.2.Ngơn ngữ và hình ảnh thơ .................................................................................. 45
3.2.2.1.Ngơn ngữ giản dị, quen thuộc ......................................................................... 45
3.2.2.2.Hình ảnh thơ. .................................................................................................... 47
3.3.Tiểu kết :................................................................................................................. 51
TỔNG KẾT .................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 54
SVTH: Nguyễn Thị Vang

-2-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

A. MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài :
1.1.Cơ sở lí luận:
Khi nói đến Tố Hữu, khơng ai có thể phủ nhận vai trị của ông với nền
văn học nước nhà, đặc biệt với thơ ca cách mạng. Trong lịch sử văn học Việt
Nam hiếm có nhà thơ nào mà con đường thơ lại gắn liền với con đường phát
triển của lịch sử dân tộc như nhà thơ. Chứng kiến bao đau đớn, tủi hờn của
một dân tộc nô lệ ; chứng kiến bao niềm vui từ những ngày tháng Tám, rồi
thắng lợi của hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và kỉ nguyên độc
lập, tự do và chủ nghĩa xã hội trên đất nước, người chiến sĩ cách mạng Tố
Hữu đã nguyện trung thành với lí tưởng cách mạng, khơng ngừng đấu tranh
cho sự nghiệp cách mạng . Bằng trái tim nhạy cảm của nhà thơ, mọi vấn đề,
mọi sự kiện nóng hổi của cách mạng đều trở thành đề tài, cảm hứng nghệ
thuật thực sự. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, ln
hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trị chuyện, kêu gọi, nhắn
nhủ. Thơ ông hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm
say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người
cách mạng. Bởi vậy đọc thơ Tố Hữu chúng ta có thể thấy, ngồi việc sử dụng
thể thơ dân tộc, sử dụng nhiều lớp từ địa phương…., nhà thơ còn sử dụng rất
nhiều những từ chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí để tác động đến tình cảm,
cảm xúc của người đọc.
Tâm lí, tình cảm, ý chí của con người vốn dĩ vô cùng phong phú, đa
dạng và phức tạp ngày càng bộc lộ ở nhiều trạng thái khác nhau. Những trạng
thái tâm lí, tình cảm, ý chí đó đã được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên
cứu cùng với sự hình thành và phát triển của nhân loại. Đến nay, đây vẫn là
đề tài thú vị thu hút sự quan tâm của nhiều người, các công trình nghiên cứu
về lĩnh vực này vẫn khơng ngừng phát triển, ngày càng đóng vai trị quan
trọng trong các ngành khoa học nghiên cứu về con người.
SVTH: Nguyễn Thị Vang


-3-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Với những tiền đề đó, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Trường từ
vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu”
cho tiểu luận của mình. Bởi, thiết nghĩ dù một thời đại cách mạng đã đi qua,
Tố Hữu đã trở thành “nhà thơ cổ điển trong nền văn học Việt Nam hiện
đại”[5, 670] nhưng đề tài này của chúng tôi sẽ giúp độc giả thấy được đằng
sau những trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí của “nhà thơ cổ điển” ấy là những
tư tưởng, những tình cảm đẹp đẽ khơng bao giờ “cổ” với mọi thế hệ của mọi
thời đại.
1.2.Cơ sở thực tiễn:
Cũng có thể khẳng định, ít có nhà văn, nhà thơ nào mà các tác phẩm
được đem vào giảng dạy ở hầu hết các cấp học từ Tiểu học đến Đại học và
cao hơn nữa như thơ Tố Hữu. Bởi vậy khóa luận của chúng tơi với đề tài “
Trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí trong tập thơ Từ ấy của
Tố Hữu” sẽ góp phần vào việc tìm hiểu sâu hơn thơ Tố Hữu ở một khía cạnh
mới.
1.3. Ngồi hai lí do trên, việc lựa chọn đề tài này cũng là lời tri ân của tôi tới
nhà thơ quá cố Tố Hữu- người mà tôi ngưỡng mộ những vần thơ của ơng
ngay từ khi cịn nhỏ. Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều nhưng cơng trình nghiên
cứu về thơ Tố Hữu để thế hệ sau thấy được lí tưởng của tuổi trẻ, thấy được
tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam anh hùng qua thơ ông.

2.Lịch sử vấn đề :
2.1 Những công trình nghiên cứu về tập “Từ ấy”.
Trong suốt thời gian qua, thơ Tố Hữu đã trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngồi nước. Xuất
phát từ nhiều góc độ khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất
chung trong một điểm đó là cơng nhận Tố Hữu là một phong cách lớn trong
sự phát triển của nền văn học dân tộc. Thơ ông không chỉ đặc sắc ở nội dung

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-4-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

tư tưởng mà cịn có giá trị đặc sắc về nghệ thuật trên các phương diện phong
cách và ngôn ngữ thơ. Cho nên đã có rất nhiều cơng trình biên khảo về thơ Tố
Hữu. Riêng về tập Từ ấy, có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như:
Cuộc thảo luận ( 1959-1960) về tập “ Từ ấy”.
“Từ ấy, tác phẩm và lời bình”, Lê Thảo Miên ( biên soạn), NXBVH,
H.2005)
2.2 Những cơng trình nghiên cứu về trường từ vựng:
Ở Việt Nam số lượng các cơng trình nghiên cứu về trường từ vựng
chưa nhiều. Đáng kể nhất vẫn là các cơng trình của GS Đỗ Hữu Châu mà có
thể kể đến là các cơng trình của các năm 1973, 1975 :
1973, Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa

1975, Ơng trình bày cụ thể về khái niệm trường và việc nghiên cứu từ
vựng…
Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau
về trường từ vựng ở Việt Nam:
1988, Nguyễn Đức Tồn bảo vệ Luận án TS “Trường từ vựng tên gọi
bộ phận cơ thể người”
1999, Nguyễn Thúy Khanh hoàn thành Luận án TS, “Cấu trúc ngữ
nghĩa của vị từ thuộc trường thực vật”
2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản cơng trình “Tìm hiểu đặc trưng văn
hóa –dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt”(trong so sánh với các
dân tộc khác)
2007, Phan Thị Thúy Hằng (Đại học Vinh), bảo vệ luận văn ThS
“Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao Việt Nam”….
Như vậy có thể nói, các cơng trình ngiên cứu về tập “Từ ấy” cũng như
nghiên cứu về trường từ vựng cũng nhiều nhưng chưa có cơng trình nào đi

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-5-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

sâu nghiên cứu về trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí trong
tập Từ ấy của Tố Hữu. Bởi vậy đây là một đề tài rất mới mẻ, chứa đựng nhiều
khó khăn nhưng cũng khơng kém phần thú vị và ý nghĩa.

3.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu :
3.1 Đối tượng:
Các đơn vị từ vựng thuộc trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí.
3.2 Phạm vi nghiên cứu :
Tập thơ Từ ấy của Tố Hữu.
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
- Khảo sát trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí trong tập Từ ấy.
- . Chỉ ra đặc điểm cấu tạo của trường.
- Chỉ ra vai trò của trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm,ý chí
với việc thể hiện tư tưởng của tập thơ.
5.Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp thống kê - phân loại.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
6. Cấu trúc khóa luận :
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận của chún tơi gồm có ba chương:
Chương 1: Những giới thuyết chung liên quan đến đề tài.
Chương 2: Biểu hiện của trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình
cảm, ý chí trong tập Từ ấy.
Chương 3: Vai trò của trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý
chí trong việc thể hiện tư tưởng của tập thơ Từ ấy .

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-6-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học Vinh

Chương 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Trường từ vựng :
1.1.1.Khái niệm trường từ vựng:
Trường là một khái niệm được dùng nhiều nghĩa. Ngồi các nghĩa
thơng dụng như: khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng làm nơi tiền hành một
loại họat động nhất định có nhiều người tham gia ( trường đua, trường bắn,
quảng trường…), hay chỉ nơi diễn ra các hoạt động xã hội, chính trị sơi nổi
(trường quốc tế, trường ngơn luận, …), cịn có nghĩa các nghĩa chun mơn
trong tốn học, sinh học, vật lí học, ngơn ngữ học…..
Trong ngơn ngữ học, lí thuyết về trường được khởi xướng bởi
W.V.Humbol và được đưa ra từ những năm 20, 30 của thế kỉ XX bởi một số
nhà ngôn ngữ học người Đức và Thụy Sĩ. Sau này nhà ngôn ngữ học người
Thụy Sĩ F.de.Sausure cùng một số nhà ngôn ngữ học người Đức khác như
Tvier và L.Weisgerbeg đã đưa ra những luận điểm quan trọng thúc đẩy việc
hình thành lí thuyết về trường và làm cở sở cho việc nghiên cứu lí thuyết này.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi của
“trường”. Trong ngơn ngữ học vẫn còn tồn tại ba thuật ngữ : trường ,trường từ
vựng, trường từ vựng ngữ nghĩa để cùng chung chỉ một khái niệm.
Trong đề tài này, chúng tôi chọn quan niệm của GS Đỗ Hữu Châu
trong cuốn “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” làm cở sở lí thuyết .Khi nói về
khái niệm trường từ vựng, ơng cho rằng “ Do quá lớn và quá phức tạp, những
liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không hiện ra một cách trực tiếp mà giữa các
từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên…Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ
sẽ hiện ra khi đặt được các từ (nói cho đúng là ý nghĩa giữa các từ) vào
những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác tính hệ thống về ngữ nghĩa của

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-7-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

các từ vựng thể hiện qua các tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và
quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu
hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng”. Từ đó tác giả đưa ra định nghĩa : “Mỗi tiểu
hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp từ đồng nhất
với nhau về ngữ nghĩa”.

[1,170-171]

Theo chúng tôi, ở đây khái niệm trường nghĩa thống nhất với khái niệm
trường từ vựng. Trường từ vựng ( trường nghĩa) là tập hợp của một loạt các
từ được liên kết lại nhờ sự đồng nhất của một nét nghĩa. Mỗi tiểu hệ thống
ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp những từ đồng nhất
với nhau một nét nào đó về nghĩa. Theo đó có thể coi trường từ vựng là tập
hợp các từ như: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các từ phái sinh cùng một
gốc…Và càng có nhiều nét nghĩa chung, trường từ vựng càng hẹp.
1.1.2.Phân loại trường từ vựng.
Theo F.de.Saussure trong “ Giáo trình ngơn ngữ học đại cương”, trong
ngơn ngữ có hai dạng quan hệ là : quan hệ ngang (hình tuyến, tuyến tính, ngữ
đoạn) và quan hệ dọc (trực tuyến, hệ hình). Theo đó GS Đỗ Hữu Châu cho

rằng hai dạng quan hệ trên có thể phân ra thành hai loại trường nghĩa :
- Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính).
- Trường nghĩa dọc (Trường nghĩa trực tuyến). Trong trường nghĩa dọc
có trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.
Ngồi ra cịn có một trường nghĩa nữa mà theo GS Đỗ Hữu Châu,
trường nghĩa này có tác động sâu sắc tới việc sử dụng từ ngữ. Đó là trường
liên tưởng.
1.1.2.1.Trường nghĩa dọc
a. .Trường nghĩa biểu vật
Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật nào đó.

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-8-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Để xác lập một trường biểu vật, chúng ta có thể chọn một danh từ làm
gốc. Các danh từ này phải có tính khái quát cao và là tên gọi các nét nghĩa có
tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là các nét nghĩa cụ thể, thu
hẹp ý nghĩa của từ. Trên cơ sở từ gốc đó để tìm ra tất cả các danh từ, động từ,
tính từ cùng chung ý nghĩa biểu vật của từ đó xếp vào một trường biểu vật.
Ví dụ: trường nghĩa biểu vật chỉ người :
Người nói chung về giới : phụ nữ, đàn ơng, đàn bà, nam giơí, nữ giới….
Người nói chung về nghề nghiệp : Học sinh, sinh viên, giáo viên, bác

sĩ, y tá, bộ đội, công nhân, biên tập viên, …
Bộ phận cơ thể người : chân, tay, tai, tóc mắt, mũi, miệng, tim, óc,
não, tủy….
Hoạt động của người: viết, vẽ, chạy, nhảy, nói cười, đọc, hát ,nghiên
cứu, gặt, hái, lượm….
Tính cách của con người: hiền lành, độc ác, hung dữ, nhu
nhược, gan dạ, quả cảm, hèn nhát, lười nhác, cần cù,….
b .Trường nghĩa biểu niệm.
Trường biểu niệm là tập hợp những từ có chung cấu trúc biểu niệm.
Ví dụ: Trường biểu niệm thuộc phạm trù tính chất:
Tính chất tốt hay xấu xét về mặt đạo đức hay pháp lí: vị tha, nhân hậu,
trung thực, thẳng thắn, lương thiện,…ích kỉ, bất lương, du cơn, trục lợi…,
Tính chất tốt hay xấu của hành động, sự kiện: ấp úng, chua
ngoa, ngọt ngào, hấp tấp, bộp chộp, láu táu, tỉ tê...; ân cần, nồngnhiệt, thiết
tha, mặn nồng,...; dễ, dễ dàng, suôn sẻ, thuận lợi, khó khăn, vấp váp….
Như vậy, để phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu
niệm, chúng ta dựa vào sự phân biệt hai thành phần nghĩa trong từ. Nhờ có sự

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-9-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

phân lập thành càng trường, nhờ sự định vị được từng từ trong một trường

thích hợp, chúng ta khơng chỉ hiểu được sâu sắc ý nghĩa của các từ mà còn
hiểu được những quy tắc chi phối sự vận động của từ trong lịch sử và trong
hoạt động thực hiện các chức năng.
1.1.2.2.Trường tuyến tính:
Đó là tập hợp tất cả các từ có thể kết hợp với một từ làm gốc để tạo
thành một chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngơn ngữ.
Ví dụ :Trường tuyến tính của từ “chân” : to, nhỏ, thơ, thon, vịng
kiềng,…đi, đứng, chạy, nhảy, đá, đạp…
Cùng với trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, các trường
nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa
của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động
của từ.
Ví dụ : Nếu lấy từ “Chặt” làm trung tâm thì trường tuyến tính của từ
này là : cây, cành, củi…, nhanh, mạnh, đứt, khơng đứt…dao, rựa,…và khơng
có các từ chỉ nơi chốn.
Nếu lấy các từ : họp, đi, đứng, chạy, nhảy…làm trung tâm thì trong
trương tuyến tính sẽ xuật hiện các từ chỉ nơi chốn như : ủy ban, đình làng,
nhà văn hóa, sân trường, đường làng….
1.1.2.3.Trường nghĩa liên tưởng:
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên đưa ra khái
niệm trường liên tưởng. Theo ông mỗi từ có thể làm trung tâm của một
trường liên tưởng.
Ví dụ: Từ “khóc” làm liên tưởng tới: thút thít, sụt sùi, thảm
thiết, rưng rức, rống (lên),…chiến tranh, loạn lạc, tang tóc, chia li, đau khổ,
mất mát, xúc động, cảm thương…cười, sặc sụa, ngặt nghẽo, ….

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-10-


Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Như vậy, có thể thấy, các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện
thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.
1.1.3 Trường từ vựng trong tác phẩm nghệ thuật.
Trong sáng tạo văn học, “khơng nói đến sự khác biệt về chủ đề, tư
tưởng, hình tượng…, chỉ riêng diện mạo ngơn ngữ cũng đủ để nói lên phong
cách, ý thức sáng tạo của mỗi nhà văn, nhà thơ; làm chúng ta không bị nhầm
lẫn tác phẩm của thời đại này với tác phẩm của thời đại khác”. [2, 915]. Nói
đến ngơn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học), trước hết
là nói đến thứ ngơn ngữ hàm súc, giàu sức gợi : gợi hình tượng, gợi cảm xúc.
Nghĩa là, trong văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện
chức năng thơng tin mà quan trọng là nó thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu
hiện cái đẹp và khơi gợi cảm xúc tốt đẹp trong lòng độc giả. Tuy lấy ngôn
ngữ hằng ngày làm chất liệu nhưng ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ
hằng ngày ở phẩm chất thẩm mĩ. Phẩm chất thẩm mĩ ấy được tạo nên nhờ sự
lựa chọn, gọt giũa, sắp đặt của nhà văn. Bởi vậy nên Trần Dần mới có thể gọi
các nhà thơ là những “phu chữ”, Maiakovski mới ví việc q trình sáng tạo
ngơn ngữ thơ ca của nhà thơ vất vả như người ta lọc quặng radium và Bùi
Giáng mới khẳng định “ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là hóa cơng của người
nghệ sĩ. Mỗi chữ trong thơ đều là sự vang vọng từ tâm hồn thi nhân”.
Cũng chính vì vậy, trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong hoạt
động nghệ thuật nói riêng, việc tạo lập các trường nghĩa là một hoạt động hữu
hiệu đối với quá trình huy động và lựa chọn từ ngữ thích hợp nhất với nội
dung cần diễn đạt. Chỉ huy động đủ các từ ngữ thuộc về trường nghĩa liên

quan đến nội dung cần diễn đạt, người viết mới có thể dễ dàng tìm từ ngữ
thích hợp nhất để có thể chuyển tải tốt nhất những nội dung tư tưởng, tình
cảm tới người tiếp nhận, làm nên phong cách của người nghệ sĩ. Thế nên, với
4000 từ của từ vựng trong tập “Hoa ác” của Baudelaire, nhà kí hiệu học
người Pháp P.Guiraud đã chia làm bốn trường từ vựng mà ông cho rằng

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-11-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

chúng đã tạo nên thế giới nghệ thuật của Baudelaire, đó là : Bầu trời, Địa
ngục, Đất với đời sống hàng ngày và Ước vọng. Hay như thi sĩ Tản Đà đã
phải suy nghĩ rất nhiều khi chọn từ “khô” để đưa vào câu thơ:
Non cao những ngóng cùng trơng
Suối khơ dịng lệ chờ mong tháng ngày
(Thề non nước).
Gỉa thử nhà thơ không viết “suối khơ” mà viết “suối tn”, “suối trơi”, “suối
trào”…thì chắc chắn tính thẩm mĩ, khả năng biểu đạt của câu thơ khơng cịn
nữa.Và khi xưa cụ Nguyễn Khuyến hẳn cũng phải cân nhắc, lựa chọn kĩ càng
lắm mới được “nhãn tự” “ép” để đưa vào câu:
“Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
Trong bài “Khóc Dương Khuê” để thể hiện tình cảm chân thành của

người “bạn già” với người bạn đã khuất. Chúng ta còn bắt gặp trong Nguyễn
Du, một bậc thầy về ngôn ngữ thơ ca, những sáng tạo kỳ diệu. Chỉ trong một
câu thơ ngắn “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, với chỉ một từ “tót” thơi, Nguyễn
Du đã giết chết tên Giám Sinh họ Mã (Hoài Thanh). Hay “Rẽ song đã thấy
Sở Khanh lẻn vào”. Với một từ “lẻn”, Nguyễn Du đã lột trần bản chất con
người Sở Khanh…
Khi đã tập hợp các từ ngữ vào một trường để lựa chọn, các nhà văn
cũng rất chú trọng tới hiện tượng chuyển trường nghĩa bởi nó được xem như
một thủ pháp ngơn từ để tăng thêm tính sinh động, thu hút người đọc. Chuyển
trường nghĩa là hiện tượng mà ở đó “một từ ngữ thuộc trường ý niệm này
được chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niệm khác” [1, 68].
Nói rõ hơn, đó là dùng từ ngữ của trường nghĩa này để thay thế cho các từ
ngữ vốn được xem là đặc trưng của một trường nghĩa khác. Ví dụ từ “lửa”
chuyển sang trường “trạng thái tâm lí, tình cảm thì kéo theo các từ : nóng
SVTH: Nguyễn Thị Vang

-12-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

bỏng, hừng hực, rực, bốc, tàn lụi, nhen nhóm, …cùng chuyển sang trường đó.
Các từ được sử dụng chuyển trường nghĩa ngoài giá trị biểu đạt xuất hiện mới,
còn giữ được những ấn tượng ngữ nghĩa vốn có ở trường nghĩa cũ làm cho giá
trị diễn đạt vượt hơn hẳn giá trị diễn đạt của các kết hợp giữa các từ cùng
trường nghĩa. Chẳng hạn, trong bài “Thề non nước” của Tản Đà có câu :

“Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi chẳng về cùng non”.
Ở đây, nếu không dùng “đi” mà dùng “chảy” thì hiển nhiên vẫn có thể
chấp nhận bởi chúng đều là những từ diễn tả khả năng dịch chuyển trong
khơng gian. Song với sự có mặt của từ “đi” đã làm cho nước trở thành một
chủ thể có tâm hồn, chủ động trong sự “chia li”.
Hiện tượng sử dụng các từ ngữ chuyển trường nghĩa có tính hệ thống.
Một từ khi được dùng chuyển trường nghĩa kéo theo sự chuyển trường nghĩa
của các từ khác sẽ tạo nên hiện tượng cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ.Sự
cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ,
tức dựa trên nét chung cho một trường hay một nhóm từ ngữ trong trường
biểu niệm. Hiện tượng này khơng chỉ chi phối ngơn ngữ mà cịn chi phối cả
cú pháp, ngữ âm, tiết tấu…của tác phẩm, buộc tất cả các yếu tố đó phải kết hợp hài hịa
để tạo nên sự tồn bích cho tác phẩm.
Nói tóm lại, trong tác phẩm nghệ thuật, nói đến trường từ vựng ngữ
nghĩa khơng chỉ cho thấy tính hệ thống của ngơn ngữ mà cịn cho thấy những
hiểu biết ấy về hệ thống ngơn ngữ có vai trị qua trọng như thế nào để hiểu và
khám phá ra những giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ văn chương.
1.1.4.Trường từ vựng trong thơ Tố Hữu.
Là nhà thơ cách mạng tiểu biểu của văn học cách mạng thời kì Mặt trận
Dân Chủ, Tố Hữu quan niệm thơ ca phục vụ cách mạng là chủ yếu và đối
tượng mà ông hướng đến là tầng lớp công nông binh. Ấn tượng đầu tiên với

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-13-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

bất cứ ai đọc thơ Tố Hữu đó là thơ ơng rất dễ nhớ, dễ thuộc. Và trên thực tế
nhiều đoạn, nhiều bài thơ của ơng đã được dân ca hóa. Sở dĩ thơ Tố Hữu mau
chóng đi sâu vào lịng độc giả, được sự ủng hộ của quần chúng khắp mọi
miền Tổ Quốc, trước hết là ở nội dung tư tưởng, do tình cảm của nhà thơ đã
hịa với tình cảm của nhân dân, nói lên tiếng nói đồng tình, đồng ý, đồng chí
và sau đó là do đến nghệ thuật thơ Tố Hữu, tiêu biểu là nghệ thuật dùng từ.
Ngôn từ trong thơ Tố Hữu không phải là thứ ngôn ngữ cao siêu đến mức khó
hiểu mà là thứ ngơn ngữ giản dị, mộc mạc gần với ngôn ngữ sinh hoạt hàng
ngày. Điều đáng nói là trong các sáng tác của mình, nhà thơ đã sử dụng rất
nhiều trường từ vựng khác nhau, qua đó tạo nên những hình ảnh ngơn từ có
giá trị gợi hình, gợi cảm sâu sắc.
Chẳng hạn, trong bài thơ “Bác ơi” , chúng ta sẽ thấy trường từ nói về
những sự vật quen thuộc gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của Bác : vườn cau,
gốc dừa, lối sỏi, thang gác, chng nhỏ, phịng lặng, rèm bng, trái bưởi, hao
nhài… Những sự vật ấy tưởng như được sử dụng một cách ngẫu nhiên nhưng
nó lại là cả một dụng ý của nhà thơ. Nó cho thấy một lối sống giản dị của một
Chủ tịch nước vĩ đại. Nó chứa đựng sự nhớ thương, đau xót của nhà thơ với
sự ra đi của Người.
Hay chỉ bằng tám câu thơ với việc sử dụng nhứng từ chỉ thiên nhiên:
rừng xanh, hoa chuối, nắng, ngày xuân, mơ, ve, rừng phách, trăng, rừng
thu…tác giả đã vẽ lên một bức tranh tứ bình có cả màu sắc, âm thanh:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
SVTH: Nguyễn Thị Vang

-14-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Và cịn rất nhiều những trường từ vựng độc đáo khác mà khi phân xuất
chúng từ toàn bộ sáng tác của Tố Hữu, Trần Đình Sử cho thấy, thơ Tố Hữu là
“tiếng hát”, “bài ca”, “hình ảnh ngơn từ trong thơ ơng thể hiện một thế giới
đang bừng bừng bốc cháy, nóng bỏng”, “cảnh vật trong thơ Tố Hữu thường
được miêu tả trong độ nảy nở, xinh đẹp tột cùng”, “cùng với thế giới ấy,
phẩm chất con người được mô tả trong trạng thái đầy đặn, thuần nhất, bất
biến”, “trước thế giới ấy con người luôn giữu một niềm say mê, rung động
mãnh liệt”…Điều đó cho thấy, các trường từ vựng xuất hiện trong thơ Tố
Hữu khơng phải ngẫu nhiên mà nó là kết quả của sự sáng tạo nghiêm túc, xuất
phát từ một quan niệm nghệ thuật riêng có của nhà thơ.
1.2.Tố Hữu.
1.2.1.Cuộc đời và thơ Tố Hữu.
Tố Hữu (1920- 2002) sinh ra trong một nhà nho nghèo ở làng Phù Lai,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế . Cha ông tuy không đỗ đạt, phải
làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng lại ham thơ và thích sưu tầm ca dao tục
ngữ. Từ nhỏ nhà thơ được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Mẹ ông là

người phụ nữ nổi tiếng thuộc nhiều ca dao, dân ca Huế và rất mực thương
con. Những bài học của cha; những câu hát ru của mẹ, những câu hò mái đẩy,
những điệu Nam ai, Nam bình là mạch nguồn ni dưỡng tâm hồn nhà thơ,
tạo nên giọng điệu ngọt ngào, ấm cúng trong từng trang thơ Tố Hữu.
13 tuổi , Tố Hữu vào học ở trường Quốc học Huế. Trong q trình học
phổ thơng, nhà thơ đã say mê văn học Pháp thế Kỉ XVIII với những tác phẩm
của Voltaire, Rousseau, sau đó là văn học Pháp thế kỉ XIX với những Hugo,
Lamartin, Bauderlaire. Không những thế các nhân vật trong các tác phẩm của
Gorki, của Ostrovski, của Romain Rollan, rồi đến các tác phẩm của Cac-Mac,
Lênin… đã mang lại cho nhà thơ những suy nghĩ mới , những luồng tư tưởng
mới.

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-15-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Được sự dẫn dắt cả các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Hải Triều,
Nguyễn Chí Diểu, Bùi San,...Tố Hữu đã nhanh chóng tiếp thu lí tưởng của
Đảng Cộng Sản. Năm 1936 ơng gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ . Sau một
thời gian tham gia phong trào đấu tranh, Tố Hữu đã trở thành người lãnh đạo
chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.
Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Từ
đây nhà thơ nguyện hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.

Trong thời gian hoạt động, nhà thơ từng bị bắt giam và bị giam ở nhiều
nhà tù khác nhau như lao Thừa Thiên, Lao Bảo, Quy Nhơn, rồi lại bị đi đày
lên Kông Tum. Sau khi tổ chức vượt ngục thành công Tố Hữu tiếp tục hoạt
động cách mạng.Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban
khởi nghĩa ở Huế.
Sau này ông giữ nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước như : Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam (1948);
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam (1963); Đại hội
Đảng lần III năm 1960, ông được bầu vào Ban Bí thư; Đại hội Đảng lần IV
năm 1976 là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Phó Ban Nơng nghiệp Trung
ương; từ năm 1980 là Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng
Con đường thơ Tố Hữu song hành với sự nghiệp cách mạng của nhà thơ.
Năm 1937 những sáng tác của nhà thơ đăng trên báo của Mặt trận Dân
chủ đã góp phần đem lại tiếng nói mới cho thơ ca đương thời.
Bước vào thời kì sáng tác khi Thơ mới có chỗ đứng trên văn đàn, Tố
Hữu tìm thấy ở các nhà thơ mới nét gần gũi trong nỗi đau mất nước và trong
cách diễn đạt tư tư tưởng, tình cảm “Tơi cũng thích nhạc điệu và hơi thơ Thế
Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận…Trong tâm hồn của

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-16-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học Vinh

các anh lúc đó, tơi tìm thấy những nỗi băn khoăn, đau buồn của những người
cùng thế hệ, đòi tự do, ước mơ hạnh phúc, tuy các anh chưa tìm thấy lối ra và
có khi hơi chán nản”. [5,652]
Mỗi chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền và phản ánh kịp thời các sự kiện
mang tính thời sự của dân tộc cũng như phản ánh những tâm tư, tình cảm của
con người thời đại.
Tập “Từ ấy” (1937- 1946) là chặng đường đầu của đời thơ Tố Hữu,
đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ
của Đảng.
Tập “Việt Bắc” (1946- 1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc
kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến. Nhiều tình cảm
lớn được nhà thơ phát hiện và thể hiện sâu đậm. Đó là tình qn dân cá nước,
là tình cảm của hậu phương dánh cho tiền tuyến, là tình cảm giữa miền xi
với miền ngược. Đó cịn là tình cảm giữa cán bộ với quần chúng, tình cảm của
quần chúng giành cho lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm quốc
tế vơ sản…
Bước sang giai đoạn cách mạng mới, “Gió lộng” (1955- 1961) dạt dào
nguồn cảm hứng lớn lao với sự đan quyện của ba chủ đề chính : xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam và phong trào cách
mạng thế giới. Bởi vậy tập thơ chan chứa niềm vui, niềm tự hào với miền Bắc
xã hội chủ nghĩa; tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam, là tiếng thét căm
hờn, mang lại niềm tin vào những con người kiên trung, bất khuất, niềm tin
vào một tương lai tươi sáng.
Đến hai tập “Ra trận” (1962- 1971), “Máu và hoa” (1972- 1977), thơ
Tố Hữu âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
và niềm vui toàn thắng.

SVTH: Nguyễn Thị Vang


-17-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Đất nước hồn tồn giải phóng, bước vào một thời kì xây dựng mới.
Các tập thơ “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999) cũng đánh dấu bước
chuyển mới trong thơ Tố Hữu. Thơ ông thể hiện những cảm xúc, suy tư,
chiêm nghiệm về cuộc sống trong dòng chảy của những buồn vui, được mất,
sướng khổ, mừng lo…Nhưng dầu vậy, nhà thơ vẫn kiên định niềm tin vào lí
tưởng, vào con đường cách mạng, tin vào chữ “nhân” luôn tỏa sáng.
Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng
Việt Nam hiện đại. Đến với thơ ca bằng sự say mê lí tưởng, Tố Hữu là người
đầu tiên mang vào thơ ca một phẩm chất mới : chất trữ tình riêng tư của người
cộng sản. Ở đó là sự hịa trộn giữa đời cơng và đời tư. Cái riêng tư của nhân
vật trữ tình trong thơ ơng chính là sự nghiệp cách mạng. Sức mạnh của thơ Tố
Hữu được thể hiện ở lý tưởng cộng sản mà nhà thơ suốt đời theo đuổi. Thơ
ông cũng hấp thụ được nguồn mạch dân tộc, thể hiện sự thống nhất giữa cách
mạng và dân tộc trong hình thức nghệ thuật. Qua những bài thơ của ông, thế
hệ sau không quên những tháng năm gian khổ của đất nước, một chặng đường
lịch sử đã được khắc họa sinh động trong những vần thơ ấy. Và trên một tầng
cao hơn, thơ ông vẫn ln sống mãi với thời gian, với lịng u mến của nhiều
thế hệ độc giả.
Năm 1996,với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cánh mạng và văn
học, Tố Hữu được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn

học nghệ thuật (đợt I).
1.2.2 Tập “Từ ấy”.
Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, gồm 71 bài in trong ba phần: Máu
lửa, Xiềng xích, Giải phóng tương ứng với ba chặng đường trong mười năm
đầu hoạt động của người thanh niên cách mạng Tố Hữu. Từ một tâm hồn trẻ
“Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, đến khi bắt gặp lí tưởng Cộng sản, chàng
thanh niên ấy đã tìm thấy cho mình con đường đi mới dưới sự dẫn dắt của lí
tưởng của Đảng.Từ đây, nhà thơ nguyện đi về phía cuộc đời, gắn bó với quần
SVTH: Nguyễn Thị Vang

-18-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

chúng nhân dân, “gắn bó với những anh em lao khổ và tiếp nhận được sinh
lực mới không bao giờ vơi cạn” . [10, 6].
Với phần “Máu lửa”, Từ ấy cho thấy tiếng reo ca náo nức của một tâm
hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng; tiếng lòng đồng cảm
với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ
ở thành thị : em bé mồ côi (bài Hai đứa trẻ), chị vú em, ông lão đầy tớ, cô gái
giang hồ tủi phận (bài Trên dịng Hương Giang)… Với “Xiềng xích”, Từ ấy
như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lịng mình
khơng khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản
chí trước mọi khó khăn trở ngại, sẵn sàng dâng hiến tuổi trẻ, sẵn sàng chấp
nhận mọi thử thách, tù đày để đấu tranh cho lí tưởng. Và đến “Giải phóng”,

Từ ấy cịn là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp- Nhật
(bài Tiếng hát trên đê, Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài
Xuân đến); là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài Huế
tháng Tám, Vui bất tuyệt) ...
“Với tất cả những chủ đề có trong thi tập, theo Đặng Thai Mai, Từ ấy là
tiếng nói cáo trạng nhân danh phẩm giá của con người lao khổ; nhân danh chủ
nghĩa nhân đạo để chống với một chế độ tàn bạo; nhân danh cái đẹp của thiên
nhiên và của nghệ thuật, của chân lý và của công lý để phản kháng với cái
xấu, cái giả dối; nhân danh cái mới để chống lại cái lạc hậu. Đó cũng là bản
quyết tâm thư của một chiến sĩ cách mạng không do dự trước nhiệm vụ, khó
khăn, lao tù, súng gươm và sự tra tấn của kẻ thù, không tuyệt vọng trên những
bước đường thử thách đau đớn nhất”
Với tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã lấy lại lòng tin vào đường lối văn học
cách mạng cho cả nhà văn lẫn bạn đọc, qua đó nhà thơ cũng khẳng định phẩm
chất thẩm mỹ mới của thơ ca Việt Nam hiện đại.

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-19-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

Chương 2
BIỂU HIỆN CỦA TRƯỜNG TỪ VỰNG CHỈ TRẠNG THÁI TÂM LÍ,
TÌNH CẢM, Ý CHÍ TRONG TẬP TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU

2.1.Kết quả thống kê trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí
trong tập “Từ ấy” của Tố Hữu.
Trạng thái là tình trạng, dạng thức xuất hiện trong một thời điểm nào
đó của sự vật. Hay nói cách khác, trạng thái vừa là những thuộc tính, vừa có
tính q trình. Mỗi trạng thái được đặc trưng bởi những thuộc tính có thời
gian tồn tại dài- ngắn khác nhau và đến lúc nào đó sẽ đổi sang một thuộc tính
khác.
Như đã nói ở phần mở đầu, thế giới tâm lí của con người vơ cùng đa
dạng, phức tạp. Nó bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong
đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người. Trong
cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hồng Phê (chủ biên) (2006) có định nghĩa
“Tâm trạng là trạng thái tâm lí, tình cảm” [19, 897]. Như vậy, nếu chia hoạt
động tâm lí của con người thành : Hoạt động tâm lí, q trình tâm lí, tư thế
tâm lí, trạng thái tâm lí thì trạng thái tâm lí, tình cảm (tâm trạng) chính là một
hiện tượng tâm lí.
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người đều mang những tâm trạng khác
nhau với những cung bậc tình cảm khác nhau: Tâm trạng vui vẻ, phấn chấn; tâm
trạng chán nản, tâm trạng sảng khối; tâm trạng ủ ê; tâm trạng hồi nghi; tâm
trạng đau đớn, lo âu; tâm trạng khắc khoải đợi chờ....Nhóm từ này chiếm số
lượng khá lớn trong tiếng Việt. Theo thống kê sơ bộ của tác giả Nguyễn Ngọc
Trâm trong cuốn “Đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ pháp của nhóm từ biểu thị tâm lítình cảm trong tiếng Việt” thì có đến 300 từ thuộc nhóm này.
Xét thêm cả các đơn vị từ vựng chỉ ý chí nữa thì có thể thấy số lượng
các từ chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý chí trong tiếng Việt khá lớn. Bởi

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-20-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

chúng đều có một nét nghĩa phạm trù chung là một trong số những hiện tượng
tâm lí nên chúng tơi sẽ tập hợp các từ này vào trường từ vựng chỉ trạng thái
tâm lí, tình cảm, ý chí.
Qua khảo sát 71 bài thơ trong tập Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu chúng tôi
đã thống kê được trường gồm 312 từ vựng chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm, ý
chí với tổng số 673 lượt xuất hiện. Cụ thể:
Số lần
Từ

STT

xuất

Từ

STT

hiện

Số lần
xuất hiện

1

Ảo tưởng


1

157

Mong chờ

2

2

Ái ngại

1

158

Mừng

2

3

Ấm

2

159

Mừng lo


1

4

Âm thầm

2

160

Nao nao

3

5

Âu yếm

1

161

Não nề

1

6

Băn khoăn


2

162

Não ruột

1

7

Băng giá

2

163

Náo nức

5

8

Bâng khuâng

5

164

Não nùng


2

9

Bất bình

1

165

Nấn ná

1

10

Bê tha

1

166

Nặng nề

1

11

Bi ai


2

167

Ngại ngùng

4

12

Bình thản

1

168

Ngậm ngùi

3

13

Bình tĩnh

1

169

Nơn nao


1

14

Bình n

2

170

Nồng ấm

1

15

Bỡ ngỡ

1

171

Nỗ lực

1

16

Bơ vơ


1

172

Nóng

1

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-21-

Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Vinh

17

Bơ phờ

1

173

Ngẩn ngơ


2

18

Bồn chồn

1

174

Ngạo mạn

2

19

Buồn

38

175

Nóng bỏng

1

20

Buồn đau


2

176

Não nùng

1

21

Buồn lo

2

177

Nặng nề

1

22

Buồn thiu

2

178

Ngờ


1

23

Bừng bừng

1

179

Ngao ngán

3

24

Buồn thảm

1

180

Ngạo nghễ

2

25

Cay


1

181

Ngập ngừng

1

26

Căm giận

1

182

Ngây

3

27

Căm hận

1

183

Ngây ngất


1

28

Căm hờn

7

184

Ngây thơ

2

29

Cảm thông

2

185

Ngượng ngùng

1

30

Cảm thương


1

186

Nghẹn

1

31

Can đảm

1

187

Nghẹn ngào

5

32

Can trường

1

188

Ngơ ngác


4

33

Cay đắng

1

189

Ngơng cuồng

1

34

Chán chường

1

190

Ngột

1

35

Chán ngán


1

191

Nhẫn nhục

1

36

Chán nản

1

192

Nhí nhảnh

1

37

Chạnh lòng

1

193

Nhớ


25

38

Chê chán

1

194

Nhớ nhung

2

39

Chờ

2

195

Nhớ tiếc

2

SVTH: Nguyễn Thị Vang

-22-


Lớp: 49B1 – Ngữ Văn


×