Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Giao an HDNGLL7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.38 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Ngày soạn 7/ 09/2014 Ngày giảng 7B /09/2014. Tiết 1: THẢO LUẬN VỀ NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC (1 tiết) I. YÊU CẦU GIÁO DỤC 1. Kiến thức - Học sinh biết được những qui định, nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. - Học sinh hiểu được những qui định, nội qui của nhà trường giúp cho môi trường học tập ngày một tốt đẹp hơn. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận nội quy của lớp, của nhà trường; thảo luận nhiệm vụ năm học. - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức tôn trọng nội qui nhà trường, nội quy lớp học và nhiệm vụ năm học. - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học. - Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học. - Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học. - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy, nhiệm vụ năm học. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học. 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG - Thảo luận, hỏi chuyên gia, tranh luận IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Tài liệu- Nội quy của trường trường THCS Thượng Nông - Nội quy của lớp 7B - Biểu điểm chấm thi đua, biểu điểm chấm cờ đỏ 2. Phương tiện - Phấn màu, bảng, giấy bút, bảng nhóm, khăn trải bàn, lọ hoa, phiếu bầu. V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1) Khám phá Sĩ số: /21 - Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn - Để thực hiện tốt nề nếp học tập và rèn luyện đạo đức chúng ta cần xây dựng nội qui của lớp, của trường. - Giới thiệu chương trình hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2) Kết nối Hoạt động 1. - Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu nội quy trường THCS Thượng Nông: Đọc bản nội quy. Hoạt động 2. - Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu nội quy của lớp 7B 3) Thực hành - luyện tập Hoạt động 3. Thảo luận Em Lan – Lớp trưởng giới thiệu câu hỏi để lớp thảo luận. Câu 1. Để chi đội 7B vững mạnh, trở thành chi đội tự quản tốt chúng ta cần phải làm gì? Câu 2. Hãy nêu các nề nếp cần được giữ vững ? Câu 3. Để có kết quả học tập tốt các bạn cần phải làm gì ? Tập thể lớp cần phải làm gì? Hoạt động 4. - Lớp trưởng gọi các bạn đứng tại chỗ nêu ý kiến thảo luận, gúp ý cho bản nội quy của trường, lớp. - Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, bổ sung thêm vào nội qui những phần còn thiếu. - Động viên, tuyên dương những nhóm làm tốt. 4) Vận dụng - Nhắc nhở học sinh việc thực hiện nề nếp và nhiệm vụ năm học. - Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, nêu nhiệm vụ năm học mới. - Học sinh vui văn nghệ (Ánh điều hành) VI. TƯ LIỆU - Nội quy của trường trường THCS Thượng Nông - Nội quy của lớp 7B. Ngày soạn Ngày giảng 7B. 21/ 09/2014 /09/2014.. Tiết 2: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG (1 tiết).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. YÊU CẦU GIÁO DỤC 1. Kiến thức -Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh. -Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường,lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận về các truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong suốt quá trình phát triển - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường. - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập để xứng đáng với truyền thống của nhà trường. - Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Kĩ năng giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp,với thầy cô - Kĩ năng lắng nghe, tham gia thảo luận về các truyền thống tốt đẹp của nhà trường. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng khi viết về truyền thống nhà trường 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG - Thảo luận, hỏi chuyên gia, tranh luận - Thi hỏi - đáp và kể chuyện về truyền thống của trường. - Thi đố vui và văn nghệ. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Tài liệu - Ý nghĩa của tên trường. - Những truyền thống tốt đẹp của trường. - Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất. - Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường. 2. Phương tiện - Các mẩu chuyện về danh nhân hoặc địa danh mà trường mang tên; về gương các thầy, cô giáo dạy tốt và về những thành tích nổi bật của trường, lớp. - Các bài hát về trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè. - Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án về truyền thống của trường và lớp. Ví dụ: Việc trường ta mang tên địa danh.. có ý nghĩa gì? Là học sinh của trường được mang tên địa danh..., bạn có suy nghĩ gì? thành tích cai nhất của trường ta,của lớp ta trong năm học vừa qua là gì? - Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến? Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải cấp huyện, thành trong các kì thi học sinh giỏi các môn? Có những bạn nào làm được việc tốt mà chúng ta cần học tập? V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1) Khám phá Sĩ số: /21 - Hát tập thể bài hát truyền thống của trường. - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu;nêu trương trình hoạt động,mời các đội thi đấu và ban giám khảo lên làm việc. + Các đội thi đấu nói lời quyết tâm thi đua của đội mình. + Ban giám khảo nêu thể lệ thi,cách chấm điểm,quy định thời gian chuẩn bị để trả lời và thang điểm cho từng loại câu hỏi. 2) Kết nối Thi hiểu biết về truyền thống của trường Các đội báo tín hiệu hiệu trả lời (bằng cách cắm cờ,đanh trống hay lắc chuông). Tổ trả lời trước mà chưa đúng thì tổ khác có quyền trả lời. Nếu các đội cùng có tín hiệu thì viết ý kiến trả lời ra giấy. Người dẫn chương trình sẽ đọc ý kiến trả lời từng đội cho cả lớp nghe.Giám khảo cho điểm từng tổ công khai lên bảng. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời cổ động viên. Nếu không ai trả lời đúng thì người dẫn chương trình nêu đáp án. 3) Thực hành - luyện tập Thi đố vui và văn nghệ (dành cho cổ động viên) Người dẫn chương trình nêu từng câu đố vui hoặc yêu cầu về văn nghệ, sau đó lần lượt mời các cổ động viên xung phong trả lời. Nếu không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu đáp án. Nếu có nhiều cổ động viên cùng xung phong thì người dẫn chương trình nên mời cho đồng đều giữa các tổ. - Trưởng ban giám khảo công bố kết quả thi giữa hai đội. 4) Vận dụng - Mời giáo viên chủ nhiệm (hoặc đại biểu) lên tuyên dương hoặ khen thưởng các đội được xếp hạng nhất, nhì, ba, ..v..v.. - Nhận xét chung về tinh thần, ý thức và kết quả tham gia hoạt động của các tổ và các thành viên trong lớp. - Nhắc nhở học sinh việc thực hiện nề nếp để giữ gìn danh dự và truyền thống của nhà trường - Giáo viên chủ nhiệm tổng kết VI. TƯ LIỆU - Các câu chuyện về danh nhân ở địa phương - Các tấm gương của các thầy cô giáo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường - Các tấm gương học tập tốt của HS trong trường từ xưa đến nay. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Ngày soạn Ngày giảng 7B. 30/ 9/2014 /10/2014. Tiết 3: TRAO ĐỔI NỘI DUNG THƯ BÁC HỒ GỬI HỌC SINH CẢ NƯỚC NHÂN NGÀY KHAI TRƯỜNG (1 tiết) I. YÊU CẦU GIÁO DỤC 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Nắm được nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước VNDCCH (9/1945) và thư gửi ngành giáo dục (16/10/1968). 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia nghe đọc thư của Bác và phản hồi các ý kiến . - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. - Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ. 3. Thái độ - Giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về lời dạy của Bác trong thư. - Kỹ năng suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH -Tấm gương cần cù, chịu khó,ham học hỏi của Bác III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG - Thảo luận. - Tìm kiếm xử lý thông tin. - Đặt câu hỏi tích cực. - Trình bày trước tập thể. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Tài liệu - Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường 5/9/1945 (trích). - Thư Bác Hồ gửi ngành Giáo dục 16/10/1968 (trích). 2. Phương tiện - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn, phấn màu, câu hỏi và đáp án V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1) Khám phá Sĩ số: /21 - Cả lớp hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh - Nghe giới thiệu thư Bác. - Trao đổi, thảo luận các nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác. - Giới thiệu chương trình hoạt động. - Chuẩn bị câu hỏi thảo luận: 1. Bác khuyên học sinh phải làm gì? 2. Những câu nào trong thư Bác theo em cần chú ý nhất? Vì sao ? 3. Nêu suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của bản thân ? 2) Kết nối Hoạt động 1: - Giáo viên chủ nhiệm đọc Thư Bác Hồ gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoạt động 2: - Giáo viên chủ nhiệm đọc Thư Bác Hồ gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới. 3) Thực hành - luyện tập Hoạt động 3: Thảo luận.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trao đổi nội dung, ý nghĩa của thư Bác. - Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác với một số câu hỏi sau: Câu 1. Lá thư của Bác viết vào dịp nào ? Câu 2. Bác khuyên học sinh phải làm gì? Câu 3. Những câu nào trong thư cần chú ý nhất ? Vì sao ? Câu 4. Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình Hoạt động 4: Trình bày ý tưởng - Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trình bày ý tưởng về việc thực hiện lời dạy của Bác. - Học sinh cả lớp trao đổi về ý tưởng cá nhân 4) Vận dụng - Giáo viên chủ nhiệm liên hệ cho HS thấy Bác Hồ là tấm gương của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên - Một HS đọc TLTK Một ngày làm việc của Bác. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ , NXB Thanh niên 3/2007 tr 142 - Trình bày một số bài hát về Bác. (Lan điều khiển chương trình) V. TƯ LIỆU - Thư Bác Hồ gửi cho HS năm 1945 - Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới (16-10-1968) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn Ngày giảng 7B. 12/ 10/2014 /10/2014. Tiết 4: HỘI VUI HỌC TẬP (1 tiết). I. YÊU CẦU GIÁO DỤC 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua của một tiết học tốt. - Biết tự quản, đoàn kết tốt giúp đỡ lẫn nhau để học tốt theo chỉ tiêu đề ra. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận các chỉ tiêu thi đua của tổ, của lớp. - Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt. - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức tôn trọng nghị quyết của tập thể khi đã thống nhất. - Học sinh có ý thức trong việc xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt. - Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - KN tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung có liên quan đến Hội vui học tập. - KN giải quyết vấn đề khi tham gia trả lời các câu hỏi của Hội vui cùng với các đội thi và tìm ra những cách trả lời tốt nhất. - KN quản lí thời gian để trong thời gian ngắn các nhóm có thể tìm ra phương án trả lời đúng nhất 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG - Động não . - Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ - Giải quyết vấn đề - Thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Tài liệu Hệ thèng các câu hỏi,câu đố bài tập,tình huống,vấn đề…phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng 2. Phương tiện Cây hoa để gài các bông hoa câu hỏi,giấy A4, bút màu… -.V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá: (3 Phút) Sĩ số: /21 - Hát tập thể - Tuyên bố lí do: Theo lời Bác dặn, tuy năm học mới bắt đầu, nhưng trong lớp đã xuất hiện những gương học tập toât có nhiều tiến bộ. Nhiều tổ đã có sự đoàn kết, giúp đỡ nhau học tốt. Trong học.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> tập, có nhiều nội dung khó nhưng lại rất thú vị, đòi hỏi HS phải có sự phối hợp với nhau để đạt kết quả tốt nhất. Hôm nay, lớp ta sẽ tổ chức một hội vui học tập để tạo điều kiện cho các bạn thể hiện mình * Để đánh giá một cách khách quan và công bằng, sau đây em xin mời c« : …………………………………..laøm Ban giaùm khaûo cuûa cuoäc thi naøy. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Trò chơi Hái hoa (18 Phút) * Giới thiệu thể lệ cuộc thi - Đây là phần thi tập thể: Trên cây là những bông hoa,trong mỗi bông hoa là các câu hỏi,các đội lên bốc thăm câu hỏi và trả lời.. - Ban giám khảo nhận xét câu trả lời * Câu hỏi và đáp án: 1/ Sông nào nổi sóng bạc đầu Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan ? Là sông nào ? (Sông Bạch Đằng) 2/ Vua nào đã bốn nghìn năm Vẫn ghi công đức toàn dân phụng thờ ? Là ai ? (Vua Hùng ) 3/ Chỉ có muỗi cái là đốt người. Đúng hay sai ? Vì sao ? ( Đúng, vì chỉ có muỗi cái hút máu còn muỗi đực chỉ hút nước hay nhựa cây từ các thân cây hoặc hoa quả) 4/ Bài thơ “Qua Đèo Ngang”của tác giả nào ? 5/ Tại sao lại gọi nữ sĩ Hồ Xuân Hương là Bà Chúa thơ Nôm ? 6/ Nếu trong nhà có một người nghi mắc bệnh cúm A/ H1N1, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của cơ quan y tế, em cần phải làm gì?(1/ Cách ly người bị bệnh tại một khu vực nhất định trong nhà,đeo khẩu trang khi tiếp xúc.2/Người bệnh cần đeo khẩu trang bịt kín mồm và mũi.3/ Rửa tay kĩ bằng xà phòng với nước sạch sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân.4/ Tăng cường thông khí trong khu vực nhà có bệnh nhân bằng cách mở cửa ra vào và các cửa sổ.5/ Thường xuyên lau nền nhà, bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường.) - Vui văn nghệ : Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ giữa hai phần thi Hoạt động 2: Hỏi-Đáp (16 Phút) - Người điều khiển mời hai người tham gia hoạt động hỏi –đáp.Một người hái hoa,còn người kia trả lời câu hỏi.Các thành viên khác có thể chia sẻ ý kiến nếu chưa được thỏa mãn. Câu hỏi: 1/ Ngày 1 tháng 5 là ngày gì ? ( Ngày quốc tế lao động) 2/ Ngày 30 tháng 4 là ngày gì ? (Ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước) 3/ Ngày 19 tháng 5 là ngày gì ?(Ngaøy sinh Baùc Hoà) 4/ Nêu những hiểu biết của em về chủ tịch Hồ Chí Minh ? 5/ Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục vào ngày, tháng, năm nào ? ( Ngày 15 /10 năm 1946) 6/ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ và kết thúc vào thời gian nào ?( Năm 1418 – 1427).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 7/ Tại sao mùa hè nhiệt độ lại cao hơn mùa đông ? ( Vì mùa đông ngày ngắn và mât trời chiếu chếch, còn mùa hè ngày dài và mặt trời chiếu thẳng góc hơn xuống trái đất). 8/ Muỗi đốt không gây nhiễm HIV. Đúng hay sai ?Tại sao ? ( Đúng. Vì HIV không sống được trong cơ thể muỗi) 9/ Trong thiên nhiên, có một loài chim bay giật lùi. Đúng hay sai? Giải thích ? ( Đúng. Đó là chim ruồi, nó bay giật lùi khi nó muốn thoát khỏi cái hoa mà nó chui vào hút mật) 10/ Đội TNTP Hồ Chí Minh thành lập vào ngày tháng năm nào?lúc đầu có bao nhiêu thaønh vieân?(15/05/1941, coù 5 thaønh vieân) 11/ Vị đại tướng nào của Việt nam đa õlãnh đạo thành công hai cuộc kháng chiến chống Phaùp vaø Mó thaønh coâng?(Voõ Nguyeân Giaùp) 12/ Baøi haùt “ Quoác ca : do nhaïc só naøo saùng taùc?(Vaên Cao) 3. Thực hành/Luyện tập: Hoạt động3: : Xử lí tình huống (7 Phút) - Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể để lớ xử lí. VD: trong khi ôn tập môn sinh học,bạn A không chịu học bài mà lại nói rằng:|”Tớ sẽ làm phao trả lời các câu hỏi.bạn nào thích thì tớ sẽ cung cấp cho”Trong tình huống này,bạn sẽ giải quyết như thế nào? VD: Giả sử trong giờ thi môn Ngữ văn,bạn C đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó khó quá.Liệu bạn có chép không? - Với mỗi tình huống đưa ra,người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình.Mọi thành viên đều có thể đưa ra cách giải quyết khác nhau,sau đó mời Giáo viên phát biểu ý kiến.Gv có thể gợi ý và định hướng cho Hs cách giải quyết các tình huống cụ thể. Hoạt động 4 Học sinh tiếp tục suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi,bài tập cho hội vui tiếp theo. 4. Vận dụng: (1 Phút) - Đánh giá tinh thần chung của lớp học,thái độ tham gia của Học sinh. - Nhắc nhở Học sinh chuẩn bị cho hoạt động sau: V. V. TƯ LIỆU - HĐNGLL 7 (Sách giáo viên) - Hệ thống câu hỏi và đáp án. CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Ngày soạn. 2/ 11/2014.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngày giảng 7B. /11/2014.. Tiết 5 : LỄ ĐĂNG KÝ : “ TUẦN HỌC TỐT” VỚI CHỦ ĐỀ “HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ” (1 tiết) I. YÊU CẦU GIÁO DỤC 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua của các tổ. - Rèn kĩ năng trình bày ý tưởng về các tiêu chí thi đua. - Rèn kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt. 3. Thái độ - Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Có kĩ năng tự tin khi giao ước thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”. - Có kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua của các tổ. - Có kĩ năng trình bày ý tưởng về các tiêu chí thi đua. - Có kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt. 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội Giáo dục học sinh đoàn kết, không được đánh nhau, chơi điện tử. Ăn mặc đúng tác phong người đội viên III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG - Thảo luận theo nhóm - Hỏi và trả lời. IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Tài liệu - Chương trình hành động của lớp trong tháng 11 và trong tuần cao điểm của tháng (từ ngày 15 đến 20/11) - Các cá nhân đăng ký thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp . - Các tổ đăng ký thi đua. 2. Phương tiện - Các bản đăng kí thi đua. V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1) Khám phá Sĩ số: /21 - Bạn Phương nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp. - Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cô giáo em”. 2) Kết nối Hoạt động 1. - Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề thầy cô giáo cho các bạn tham gia thảo luận theo tổ và đại diện các tổ đứng lên trả lời..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “Tình nghĩa thầy trò”, “Công ơn của thầy cô giáo”. Hoạt động 2. - Lớp trưởng lắng nghe và tổng hợp ý kiến. 3) Thực hành - luyện tập Hoạt động 3: Thảo luận - Bạn lớp trưởng lần lượt nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua. . Nội dung đăng ký nên ngắn gọn cụ thể theo 2 chỉ tiêu: + Kỷ luật giờ học + Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ: + Mỗi điểm 9, 10 là 1 bông hoa + Mỗi điểm 1, 2, 3, 4 bị trừ đi 1 bông hoa. Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua tuần của các tổ. Hoạt động 4: Đăng kí thi đua - Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua: Viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm tốt dâng thầy cô ” - Thư ký ghi chỉ tiêu thi đua lên bảng 4) Vận dụng - Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn đại biểu. - Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua để đạt được các chỉ tiêu thi đua trong đợt thi đua. - Yêu cầu học sinh đoàn kết, không được đánh nhau, chơi điện tử. Ăn mặc đúng tác phong người đội viên VI. TƯ LIỆU: - HĐNGLL 7 (Sách giáo viên) - Bản chỉ tiêu thi đua Ngµy th¸ng n¨m 2014 Ký duyÖt cña tæ chuyªn m«n.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngày soạn Ngày giảng 7B. 16/ 11/2014 /11/2014. Tiết 6: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 20 - 11 (1 tiết) I. YÊU CẦU GIÁO DỤC. 1. Kiến thức- Giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô và mái trường . - Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tự tin , phong cách biểu diễn văn nghệ 3. Thái độ - Tình cảm yêu quý , biết ơn, kính trọng, lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Có kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ ca ngợi thầy cô và tình cảm thầy trò - Có kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua các tiết mục văn nghệ ca ngợi thầy cô - Có kĩ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG. - Giao lưu văn nghệ - Hái hoa dân chủ - Biểu đạt sáng tạo IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. 1. Tài liệu - Lời chúc mừng thầy cô. - Bảng điểm chấm cho các tiết mục văn nghệ . - Cây hoa dân chủ với các phiếu yêu cầu hát,đọc thơ, kể chuyện 2. Phương tiện - Phấn, bảng, lọ hoa trang trí - Một số tiết mục văn nghệ,cá nhân, tập thể - Nhạc cụ (nếu có) - Trang phục, hóa trang V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG. 1) Khám phá Sĩ số: /21 - Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát “Bụi phấn” - Bạn Phương tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm , thầy cô dạy bộ môn. và giới thiệu chương trình hoạt động 2) Kết nối : Hoạt động1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Bạn Phương thay mặt lớp chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11. - Một số học sinh có thành tích cao trong học tập thay mặt các bạn lên tặng hoa chúc mừng các thầy cô giáo Hoạt động 2. Biểu diễn các tiết mục tập thể - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục của từng tổ theo số thứ tự của tổ hoặc theo số thứ tự bốc thăm - Ban giám khảo bình chọn các tiết mục văn nghệ tập thể theo các thứ hạng: nhất, nhì, ba bằng cách giơ bảng biểu quyết: A, B, C Biểu diễn các tiết mục cá nhân - Người điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn, sau đó người đó được quyền mời một bạn khác bất kỳ biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho đến kết thúc hoạt động - Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ, ngâm thơ hay kể chuyện theo đúng chủ đề của hoạt động 3) Thực hành - luyện tập Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ - Bạn Phương lần lượt gọi các bạn lên hái hoa, bạn nào làm đúng yêu cầu sẽ được vỗ tay tán thướng, bạn không làm được có thể mời sự trợ giúp - Động viên tinh thần xung phong của các bạn để cả lớp tham gia thật sôi nổi. Hoạt động 4: Tổng hợp - Bạn Phương tóm tắt ý kiến của các bạn trong lớp. - Thư ký, bạn Huyền ghi biên bản. 4) Vận dụng - Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn trong lớp - Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua học tập tốt để xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp của trường, thể hiện lòng biết ơn với các thầy cô bằng những bông hoa điểm 9, điểm 10 VI. TƯ LIỆU. - Bài hát với chủ đề về thày cô và mái trường.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN. Ngày soạn. 30/ 11/2014. Ngày giảng 7B. /12/2014. Tiết 7: TÌM HIỂU VỀ NHỬNG NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC (1 tiết) I. YÊU CẦU GIÁO DỤC 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc để đem lại hòa bình cho đất nước của những người con thân yêu của quê hương 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, sôi nổi và phát triển các năng khiếu: hát, kể chuyện, ngâm thơ, đọc thơ 3. Thái độ - Tự hào và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ , các bà mẹ Việt Nam anh hùng và toàn thể quân đội ta - Tự giác học tập và rèn luyện tốt, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Có kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương - Có kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua các tiết mục văn nghệ ca ngợi chiến công của các chiến sĩ quân đội , các anh hùng lực lượng vũ trang ..... - Có kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia vào hoạt động 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG - Kể chuyện - Biểu đạt sáng tạo - Đóng vai IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Tài liệu - Các tư liệu về các anh hùng liệt sĩ của quê hương , đất nước - Các báo cáo về kết quả tìm hiểu - Bảng điểm chấm cho các tiết mục văn nghệ 2. Phương tiện - Các bài hát, bài thơ, câu chuyện kể về các anh hùng liệt sĩ , các chiến sĩ quân đội anh hùng , các cựu chiến binh có nhiều đóng góp cho quê hương.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Nhạc cụ - Trang phục, hóa trang V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1) Khám phá Sĩ số: /21 - Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát “Màu áo chú bộ đội” Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý - Bạn Phương tuyên bố lý do và giới thiệu chương trình hoạt động 2) Kết nối Hoạt động1 Báo cáo kết quả tìm hiểu của các tổ về « những người con anh hùng của quê hương đất nước » - Người dẫn chương trình cho các bạn treo các tranh ảnh đã sưu tầm được lên tường để cả lớp cùng theo dõi, chủ nhân của các bức tranh ảnh sẽ giới thiệu, thuyết minh về các bức tranh ảnh mình sưu tầm được của tổ mình - Ban giám khảo bình chọn chấm điểm công khai ghi kết quả lên bảng Hoạt động 2 Kể chuyện ,hát, ngâm thơ về các tấm gương thương bệnh binh, anh hùng liệt sỹ của quê hương mà mình biết và tìm hiểu được - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục của từng tổ theo số thứ tự của tổ hoặc theo số thứ tự bốc thăm - Ban giám khảo bình chọn các tiết mục văn nghệ tập thể theo các thứ hạng: nhất, nhì, ba bằng cách giơ bảng biểu quyết: A, B, C 3) Thực hành - luyện tập Hoạt động 3: Biểu diễn các tiết mục cá nhân - Người điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn, sau đó người đó được quyền mời một bạn khác bất kỳ biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho đến kết thúc hoạt động - Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ, ngâm thơ hay kể chuyện theo đúng chủ đề của hoạt động - Ban giám khảo tiếp tục bình chọn các tiết mục của cá nhân theo các thứ hạng: nhất, nhì, ba tương tự như phần biểu diễn tập thể Hoạt động 4: -Ban giám khảo công bố kết quả của từng hoạt động 4) Vận dụng - Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn trong lớp - Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua học tập tốt để xứng đáng với sự hi sinhcuar các anh hùng, liệt sĩ , các bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng những bông hoa điểm 9, điểm 10 VI. TƯ LIỆU - Sách báo tranh ảnh về quân đội - Các tấm gương người tốt việc tốt của các thương binh, bệnh binh ở địa phương - Tên tuổi thành tích chiến đấu của các anh hùng liệt sỹ của quê hương - Các câu chuyện về anh bộ đội và về quân đội nhân dân Việt Nam - Bài hát “Màu áo chú bộ đội” nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý Ngày tháng năm 2014 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngày soạn Ngày giảng 7B. 13/ 12/2014 /12/2014 Tiết 8: THI KỂ CHUYỆN LỊCH SƯ. I. YÊU CẦU GIÁO DỤC 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố và mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến giữa thế kỉ XIX . 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, sôi nổi và phát triển các năng khiếu: hát, kể chuyện, ngâm thơ, đọc thơ - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống noi gưong tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nứoc giàu mạnh 3. Thái độ - Biết ơn tổ tiên ,các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước - Tự giác học tập và rèn luyện tốt, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Có kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động thi kể chuyện lịch sử - Có kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua các tiết mục văn nghệ ca ngợi chiến công của các chiến sĩ quân đội , các anh hùng lực lượng vũ trang ..... - Có kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia vào hoạt động 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH Bác là tấm gương trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị, khiêm tốn của Bác. 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG - Kể chuyện - Biểu đạt sáng tạo IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Tài liệu . -Các câu chuyện về lịch sử có nội dung như : kể về một số câu chuyện cụ thể như : +Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng +Đinh Bộ Lĩnh dẹp “loạn 12 sứ quân” +Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long +Chiến Thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt +Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên +Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 2. Phương tiện Mỗi đội chuẩn bị 2-3 câu chuyện lịch sử và một số câu đố về lịch sử cùng một số tiết mục văn nghệ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Bảng giải đáp các câu đố về lịch sử V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1) Khám pháSĩ số: /21 Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát “Màu áo chú bộ đội” - Bạn Lan - Tuyên bố lí do : Những chiến công thầm lặng, những hi sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, những đóng góp to lớn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng … để đất nước ta được hoà bình, độc lập như ngày hôm nay điều đó thật đáng ngợi ca và trân trọng. Đã có rất nhiều bài hát, bài thơ, truyện kể … được viết ra để ca ngợi và tỏ lòng biết ơn, ngưỡng mộ những con người vĩ đại đó. Để có được độc lập, tự do, hoà bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, đã có biết bao anh hùng, liệt sĩ ngã xuống, hi sinh tuổi thanh xuân của mình, có bết bao bà mẹ âm thầm, lặng lẽ tiễn con ra trận mà không trở về với mẹ, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường … Những người con ưu tú đó có mặt khắp nơi trên mọi miền tổ quốc. Hôm nay, trong buổi sinh hoạt này, chúng ta sẽ kể cho nhau nghe về những con người cao cả đó qua cuộc thi tìm hiểu lịch sử nước nhà - Giới thiệu khách mời - Giới thiệu ban giám khảo 2) Kết nối Hoạt động1 Mỗi tổ cử 3 bạn đại diện lên thi đấu còn lại làm kháng giả ủng hộ cho 3 đội +Đầu tiên xin mời đại diện đội 1 lên kể một câu chuyện Đại diện đội 1 lên kể câu chuyện lịch sử Việt Nam, hoặc những tấm gương anh hùng Đại diện đội 2 lên kể một câu chuyện lịch sử Việt Nam , hoặc những tấm gương anh hùng Đại diện đội 3 lên kể một câu chuyện lịch sử Việt Nam, hoặc những tấm gương anh hùng BGK cho điểm về phần kể chuyện các tổ Hoạt động 2 Biểu diễn các tiết mục văn nghệ BGK Nêu thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi (về nội dung, chất lượng thực hiện, phong cách thể hiện, trang phục … ) - Các tổ lần lượt thể hiện các tiết mục của mình BGK Nhận xét và cho điểm công khai * Biểu diễn các tiết mục văn nghệ của cá nhân - Mời cá nhân xung phong thể hiện - Lớp bình chọn các tiết mục văn nghệ theo thứ hạng : nhất, nhì, ba … 3) Thực hành - luyện tập Hoạt động 3 - GVCN - Liên hệ kể chuyện Bác Hồ hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước. MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA BÁC Là người bảo vệ Bác, tôi thấy Bác có thói quen làm việc rất đúng giờ. Bác chủ động đặt ra thời gian làm việc và thi hành nghiêm túc không thay đổi giờ giấc sinh hoạt, kể cả mùa đông. Hàng ngày Bác dậy từ 5 giờ, 5 giờ 15 tập thể dục, 6 giờ ăn sáng, 7 giờ làm việc, vì vậy người phục vụ Bác cũng rất dễ dàng.Có một lần ở Việt Bắc, Bác.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> đang ốm, đúng 7 giờ sáng Bác nói: - Các chú chuẩn bị đưa Bác đi họp Hội đồng Chính phủ. Tôi ngạc nhiên, vì thấy Bác đang ốm không dậy được. Thế nhưng Bác nói bằng mọi cách Bác phải đi họp. Chúng tôi đành phải chuẩn bị cáng đưa Bác đi. Khi đi Bác dự tính sẽ đi đường trong bao lâu để kịp giờ họp. Vì vậy Bác đến rất đúng giờ. Bác làm việc suốt ngày, ngày thường cũng như chủ nhật. Sau mỗi bữa ăn, Người nghỉ một lát rồi làm việc ngay. Những việc mà Bác đã định trong kế hoạch đều giải quyết hết. Buổi sáng Bác giải quyết những công văn giấy tờ hôm trước để đồng chí giao thông mang đi. Tiếp đó Bác tranh thủ đọc các tác phẩm kinh điển. Khi giao thông về Bác xem công văn, xem xong ngồi viết, đánh máy, suy nghĩ để trả lời các nơi. Phòng làm việc của Bác ở Việt Bắc có khi chỉ là chiếc chiếu trải xuống sàn nhà, còn những gì viết Bác để lên đùi. Bài viết nào dài Bác đánh máy. Vì vậy những bài viết dài thường có bản thảo đánh máy. Những lúc mỏi, Bác kéo võng nằm suy nghĩ rồi lại dậy đánh máy tiếp. Khi xong công việc, Bác đọc báo. Báo đến nhiều, Bác xem rất nhanh, xem xong để ra bên cạnh, sau đó gấp lại cho người chuyển đi. Bác xem báo nhanh nhưng rất kỹ. Những mục cần đọc, Bác không bỏ qua. Công việc xong mà chưa đến giờ ngủ Bác lại đọc sách, báo. Chủ nhật, ngày lễ cũng có chương trình. Vì vậy không mấy khi Bác có thời gian rảnh. Có những chủ nhật có người đến thăm hỏi tôi tại sao các cậu không đưa Bác đi chơi, chúng tôi nghĩ: Bác làm việc gì đều đã có chương trình chúng tôi đâu dám tự tiện đưa Bác đi. Bác không muốn ai ngồi chơi không. Có những lần hết giờ gác, chúng tôi nằm tán chuyện với nhau. Lúc giải lao Bác đi thăm anh em. Một hôm, Bác gặp chúng tôi đang nằm chơi, Bác nói: - Các chú không có việc gì làm à? Nếu không có việc thì mang chiếc giường dỡ ra rồi lắp lại, nếu còn thì giờ nữa thì ra ngoài kia vật nhau hay tăng gia. ý Bác muốn nói là phải tìm việc mà làm, không nên ngồi tán gẫu. Bác có nếp sống rất gọn gàng. Bác nói: Trong lúc kháng chiến, các chú phải luôn luôn gọn gàng, lúc có lệnh là đi ngay. Nghe lời Bác, chúng tôi mỗi người một ba lô rất gọn, sẵn sàng khi có lệnh là đi. Gọn gàng là thói quen của Bác nên phòng làm việc của Bác không bao giờ trang trí cầu kỳ; chỉ có một chiếc chiếu và một chiếc máy chữ. Bàn làm việc có một đèn dầu, một bút chì, một bút mực, một ít giấy và phong bì. Giấy tờ, sách, báo sau khi đọc và dùng xong Bác đều cho mang xuống văn phòng 4) Vận dụng Hoạt động 4: -Ban giám khảo công bố kết quả phần thi kể chuyện lịch sử của các tổ - Công bố các tiết mục văn nghệ của tập thể và cá nhân theo thứ hạng - Tuyên bố kết thúc hoạt động VI. TƯ LIỆU Sách báo tranh ảnh về quân đội: +Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng +Đinh Bộ Lĩnh dẹp “loạn 12 sứ quân” +Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long +Chiến Thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt +Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên +Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (SGV –HĐNGLL) Ngày tháng năm 2014 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Ngày soạn Ngày giảng 7B. 04/ 01/2015 01/2015. CHỦ ĐIỂM THÁNG 1+2 MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN. Tiết 9-10 : TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA QUÊ HƯƠNG (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1 kiến thức: Tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động tìm hiểu nét đẹp truyền thống của quê hương thông qua trò chơi dân gian 2. Kỹ năng : - HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân 3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những về những trò chơi dân gian ở ngày xuân, ngày tết - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong những trò chơi dân gian 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Thảo luận - Thi hát đồng dao IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Một số trò chơi dân gian - Một số câu ca dao Việt Nam - Một số tục ngữ Việt Nam V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1. Khám phá Sĩ số: /21 - Cả lớp hát bài “Đồng dao” của Nguyễn Hoài Nhân - Người dẫn chương trình : Chúng ta vừa hát một bài dân ca thật hay. Nó dẫn chúng ta đi về truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tất cả chúng ta hãy tìm hiểu nét đẹp truyền thống quê hương qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ 2. Kết nối Hoạt động 1: Trình bày trò chơi dân gian, ca dao tục ngữ Các tổ trình bày trò chơi, một bài ca dao, tục ngữ thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc đã sưu tầm được Hoạt động 2 Thảo luận Các tổ nêu lên cảm nghĩ của mình về trò chơi, ca dao, tục ngữ vừa nêu.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét 3. Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Thi hát đồng dao Người dẫn chương trình yêu cầu mỗi tổ hát một bài đồng dao, ban giám khảo cho điểm. Sau đó, công bố đội thắng cuộc 4.Vận dụng Hoạt động 4: -Ban giám khảo công bố kết quả của từng hoạt động GVCN yêu cầu các tổ nêu cách giữ gìn những nét đẹp đó, đồng thời cam kết sẽ thực hiện điều đã hứa VI. TƯ LIỆU Một số câu ca dao ca ngơi vẻ đẹp quê hương, đất nước. 1. Thăng Long Hà Nội đô thành 5.Ai qua phố Nhổn, phố La Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon Cố đô rồi lại tân đô Ngọt thay cái quả cam tròn Nghìn năm văn vật bây giờ là đây Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh 2. Đông Ba, Gia Hội, hai cầu 6. Quãng Nam có núi Ngũ Hành Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông Có sông chợ Củi, có thành Đồng Dương 3. Xứ Cần Thơ nam thanh ,nữ tú 7. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu. Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm 4. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu 8. Thứ nhất là Hội Cổ Loa Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm. vui bằng Một số trò chơi dân gianNhún đu (Đánh đu) Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái. Kéo co Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ngày soạn. 18/ 01/2015. Ngày giảng 7B /01/2015 Tiết 9-10 : TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA QUÊ HƯƠNG (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1 kiến thức: Tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động tìm hiểu nét đẹp truyền thống của quê hương thông qua trò chơi dân gian 2. Kỹ năng : - HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân 3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những về những trò chơi dân gian ở ngày xuân, ngày tết - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong những trò chơi dân gian 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Thi đố vui, thi hát, giải đáp ô chữ IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Một số bài hát về mùa xuân - Một số câu ca dao Việt Nam - Một số tục ngữ Việt Nam V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1.Khám phá Sĩ số: /21 - Tuyên bố lí do: Nhân dịp - Hát tập thể: Bài Mùa Xuân về của nhạc sĩ Hoàng Xuân về Tết đến, trong Vân không khí xuân tran hoà trên khắp mọi miền đất nước, tập thể lớp chúng em xin tổ chức buổi thi đố vui nhằm hoà cùng không khí đó. Qua đó cũng ôn lại những truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, của đất nước ta 2.Kết nối TỔ CHỨC THI ĐỐ VUI (35’) Hoạt động 1:. Vòng I: THI HÁT Mỗi đội hãy hát một bài hát hay đọc một bài thơ về mùa xuân hay hay ca ngợi truyền thống văn hoá quê hương, đất nước ta. (mỗi bài 5đ) Hoạt động 2. Vòng II: HIỂU Ý ĐỒNG : Có 3 chủ đề cho các đội bốc thăm: Mỗi đội chọn ra hai người, người diễn đạt và người trả lời trong thời gian 2 phút. (Mỗi từ đúng 2 điểm).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> a. Trái cây trong ngày tết: Dưa hấu, Mãng cầu, Đu đủ, Xoài, Quýt. b. Phong tục trong ngày tết : Đưa Ông Táo, Đón Giao thừa, Lì xì, Đi chùa, Hái Lộc c. Những trò trơi thường diễn ra trong ngày Tết: Đánh bài, Lôtô, Đá gà, Chọi trâu, Đua xe 3.Thực hành luyện tập: Hoạt động 3 Vòng III: GIẢI ĐÁP Ô CHỮ Từ khoá hàng dọc có 6 chữ cái.(Tên một con vật viết bằng Tiếng Anh) (mỗi từ hàng ngang đoán đúng 2đ, đoán được từ khoá trước khi biết 5 từ hàng ngang được 6đ) Đây làm một từ chỉ những ngày đầu của năm mới Đây là từ chỉ một vật mà ta cho ta biết được ngày tháng Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Một loại bánh thường thấy trong những ngày Tết. Theo truyền thuyết, bánh chưng tượng trưng cho…..? 1. 2. 4. 5. 1 2 3 4 5. T Ê T L I C H G I A O T H Ư A T E T T R Ơ I. 4.Vận dụng Hoạt động 4 . Vòng IV: TỪ NGỮ Ý. Người dẫn chỉ đọc và không viết (Mỗi chữ đúng 2 điểm). BÌNH...........KHANG HƯNG.............VƯỢNG HẠNH.............LỢI CUNG............MỪNG THẮNG..............ÍCH PHÚ.............TỘC. (AN) (THỊNH) (PHÚC) (MỪNG) (LỢI) (QUÝ). - Ban giám khảo công bố kết quả của từng hoạt động - GVCN yêu cầu các tổ nêu cách giữ gìn những nét đẹp đó, đồng thời cam kết sẽ thực hiện điều đã hứa VI. TƯ LIỆU Một số câu ca dao ca ngơi vẻ đẹp quê hương, đất nước Một số trò chơi dân gian Nhún đu (Đánh đu) Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ chuyên môn. Ngày soạn Ngày giảng 7B. 1/ 02/2015 /02/2015.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tiết 11-12. TÌM HIỂU NHỮNG NÉT ĐỔI THAY CỦA QUÊ HƯƠNG. (1 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất… và những nét đổi thay của quê hương, địa phương mình 2. Kỹ năng : - Tin tưởng, Tự hào về quê hương, càng yêu mến quê hương, làng xóm, trường lớp đất nước mình hơn. 3. Thái độ : - Có ý thức học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với những nét đổi thay của quê hương đất nước. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Kỹ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Thảo luận. - Biểu đạt sáng tạo. - Kể chuyện IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về những nét đổi thay ở quê hương. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Sĩ số: /21 Xây dựng bản đồ tư duy: a. Tọa đàm: Người điều khiển lần lượt nêu các vấn đề hoặc câu hỏi: Ví dụ: - bạn hãy kể tên những anh hùng liệt sỹ ở địa phương mà bạn được nghe kể chuyện hoặc sưu tầm được? - Truyền thống cách mạng tiêu biểu của quê hương bạn là gì? b. Người điều khiển treo lên bảng 1 tờ giấy A0 có chủ đề : Những nét đổi thay ở quê hương - Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu một nửa Hs viết ra các đổi thay của đất nước. - Hs dán lên tờ giấy A0 . - Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau. - Người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến. 2. Kết nối: - Hoạt động 1: Thảo luận nhóm..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẵn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. - Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận. - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến. - Hoạt động 3: Văn nghệ - Các hình thức văn nghệ : hát, múa . . . - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ. 3. Thực hành/luyện tập: Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện xứng đáng với những đổi thay của quê hương đất nước. - Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận xây dưng kế hoạch học tập và rèn luyện của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy A0. - Các tổ thảo luận kế hoạch. - Các bản kế hoạch của các tổ được treo lên bảng đen. - Mời đại diện các tổ trình bày kế hoạch học tập và rèn luyện của tổ. - Giáo viên nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đầu học tập và rèn luyện của các tổ. 4. Vận dụng: - GV yêu cầu mỗi Hs về nhà xây dựng kế hoạch riêng cho bản thân để phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với những đổi thay của quê hương đất nước. VI. TƯ LIỆU: Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động: 1) Truyền thống cách mạng tiêu biểu ở quê hương em là gì? 2) Quê hương em đã có những sự thay đổi nào? 3) Những đổi thay nào đang diễn ra ở địa phương ? 4) Là một HS đang ngồi trên ghế nhà trường, em có thể làm gì để góp phần mình vào công cuộc đổi mới của quê hương? Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ngày soạn. 20/ 02/2015. Ngày giảng 7B Tiết 11-12. /02/2015 TÌM HIỂU NHỮNG NÉT ĐỔI THAY CỦA QUÊ HƯƠNG. (1 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất… và những nét đổi thay của quê hương, địa phương mình 2. Kỹ năng : - Tin tưởng, Tự hào về quê hương, càng yêu mến quê hương, làng xóm, trường lớp đất nước mình hơn. 3. Thái độ : - Có ý thức học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với những nét đổi thay của quê hương đất nước. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kỹ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: Tổ chức thi đố vui IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Những bài hát, câu thơ, hò, chuyện... về chủ đề trên -Các câu hỏi câu đố, đáp án, thang điểm, quà -Các tư liệu, tranh, ảnh, bài viết, thơ ca về truyền thống cách mạng ở quê hương, các tấm gương tiêu biểu ở địa phương, các thành tựu về di sản văn hoá ở địa phương V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Sĩ số: /21 - Tuyên bố lí do: Hát tập thể: Bài Em là mầm non của Đảng của nhạc sĩ Mộng “Sống chiến đấu, Lân lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” đó là truyền thống quí báo của dân tộc ta, để thấy rỏ hơn những gì thay đổi trên quê hương đất nước trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức buổi sinh hoạt nhằm ôn lại truyền thống quí báo đó nhân dịp tết đến 2.Kết nối TỔ CHỨC THI ĐỐ VUI (35’) Hoạt động 1: Vòng I: THI HÁT Mỗi đội hãy hát một bài hát hay đọc một bài thơ về mùa xuân hay hay ca ngợi truyền thống văn hoá quê hương, đất nước ta. (mỗi bài 5đ) Hoạt động 2 Vòng II: HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI Hãy viết tên các vị tổng bí thư của nước ta ( 3đ).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Đáp án: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh,Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh 3.Thực hành luyện tập: Hoạt động 3 Vòng III: ĐẢO CHỮ ĐOÁN NGHĨA Gợi ý : Đây là tên các anh hùng đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Mỗi câu đúng 3 điểm THIVOSAU (Võ Thị Sáu) TRONGTULY ( Lý Tự Trọng) HONGLEPHONG (Lê Hồng Phong) TROIVANNGUYEN (Nguyễn Văn Trỗi) CAULAVAN (La Văn Cầu) KHAITHIMINHNGUYEN . (Nguyễn Thị Minh Khai) 4.Vận dụng Vòng V: GIẢI ĐÁP Ô CHỮ Từ khoá hàng dọc có 4 chữ cái.(Tên một con tổ chức) (mỗi từ hàng ngang đoán đúng 2đ, đoán được từ khoá trước khi biết 5 từ hàng ngang 1.Đây là một tổ chức thanh niên được xây dựng nhằm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc (ưu tiên đội nhỏ điểm) 2. Mọi chiến sĩ cần có đức tính này. 3. Sự mất mát to lớn được tôn vinh 4. Những người luôn tìm cách xâm chiếm nước ta gọi chung Q U A N Đ O I C A N Đ A M H Y S I N H G I Ă C VI. TƯ LIỆU: Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động: 1) Truyền thống cách mạng tiêu biểu ở quê hương em là gì? 2) Quê hương em đã có những sự thay đổi nào? 3) Những đổi thay nào đang diễn ra ở địa phương ? 4) Là một HS đang ngồi trên ghế nhà trường, em có thể làm gì để góp phần mình vào công cuộc đổi mới của quê hương?. Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Ngày soạn Ngày giảng 7B. Tiết 13. 28/ 2/2015 /03/2015. CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN. TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐOÀN (1 tiết). I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau hoạt động học sinh có khả năng: Nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn, các mốc lịch sử lớn của Đoàn, những gương đoàn viên 2. Kỹ năng: Học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn 3. Thái độ: Tự hào và yêu mến tổ chức Đoàn. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Kỹ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng của Đoàn, Tên của các tổ chức Đoàn qua các thời kỳ . - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng của Đoàn - Kế hoạch, học tập và rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đoàn. - Mức độ: Liên hệ 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III- CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Thảo luận. - Biểu đạt sáng tạo. - Biểu diển văn nghệ IV- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các tài liệu sưu tầm được về truyền thống của đoàn - Các bài thơ, bài hát, câu chuyện …về gương sáng Đoàn viên - Câu hỏi, câu đố, đáp án, thang điểm. - Giấy A0, bút lông. V- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Sĩ số: /21 Hát tập thể: Bài Em là mầm non của Đảng của nhạc sĩ Mộng Lân - Giới thiệu đại biểu (nếu có) - Tuyên bố lí do: “Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> bảo vệ Tổ quốc, Đoàn thanh niên đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc, xây dựng nên một truyền thống Lịch sử rất vẻ vang. Vậy Đoàn là một tổ chức được hình thành như thế nào và lịch sử ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn. Đó là lí do của buổi lễ hôm nay. Tiểu sử này thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. (Tài liệu kèm theo) 2. Kết nối: - Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. - Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận. - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến. - Hoạt động 3: Văn nghệ - Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, diễn kịch.. - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ. 3. Thực hành/luyện tập: - Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn - Mỗi nhóm suy nghĩ bàn bạc thảo luận để xây dựng kế hoạch. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận. - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và góp ý kiến bổ sung. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến. 4. Vận dụng: - GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch. Từ đó, mỗi học sinh đề ra các hoạt động cụ thể trong việc rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn VI- TƯ LIỆU: Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ngày soạn. 18/ 3/2015. Ngày giảng 7B. /03/2015. Tiết 14. TRAO ĐỔI KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN (1 tiết). I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Hiểu rõ những phẩm chất, năng lực tốt đẹp của những gương sáng đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập mà em cần phải noi theo 2. Kỹ năng: - Biết xây dựng kế hoạch để phấn đấu học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. 3. Thái độ: - Cảm phục và yêu mến các gương sáng đoàn viên. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống - Kỹ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng và Tên tuổi các gương sáng đoàn viên tiêu biểu. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và xây dựng kế hoạch, học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. - Mức độ: Liên hệ 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III- CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Bản đồ tư duy. - Thảo luận. - Biểu đạt sáng tạo. - Hỏi và trả lời. IV- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các gương sáng đoàn viên. - Các câu hỏi thảo luận. - Các bài thơ, bài hát, câu chuyện …về gương sáng Đoàn viên - Câu hỏi, câu đố, đáp án, thang điểm. V- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Sĩ số: /21. Xây dựng bản đồ tư duy:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Phát cho HS phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi HS ghi ra các phẩm chất của người Đoàn viên - HS dán lên bảng đen. - Người điều khiển cho HS đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau. - Người điều khiển mời giáo viên tổng hợp 2. Kết nối: - Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. - Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận. - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến. - Hoạt động 3: Văn nghệ - Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, diễn kịch.. - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ. 3. Thực hành/luyện tập: - Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm suy nghĩ bàn bạc thảo luận để xây dựng kế hoạch. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận. - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và góp ý kiến bổ sung. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến. 4. Vận dụng: - GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch. Từ đó, mỗi học sinh đề ra các hoạt động cụ thể trong việc rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn VI- TƯ LIỆU:Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động 1)Hãy kể tên các đoàn viên đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. 2) Học sinh như chúng ta cần phải phấn đấu như thế nào để trở thành một thành viên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ? Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ngày soạn Ngày giảng 7B. 31/ 3/2015 /04/2015. CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ (1 tiết) Tiết 15 : HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ “TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ” I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -. Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh,sẽ duy trì và phát triển được nền hào bình trên hành tinh từ đó nhạn thức được trách nhiệm của mỗi người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị. 2. Kỹ năng: -. rèn luyện kĩ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. 3. Thái độ: -. Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống -Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin về tình đoàn kết hữu nghị. 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III- CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Thảo luận - Hỏi và trả lời IV- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -. Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện ....ca ngợi tình đoàn két hữu nghị .Một số câu hỏi dành cho hái hoa dân chủ. -. GVCN phối hợp với GV bộ văn ,GDCD để soạn một số câu hỏi chuẩn bị cho hoạt động. -. Cử BGK, người dẫn chương trình, cử tổ trang tí lớp. V- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Sĩ số: /21.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Lớp kê bàn hình chữ U, ở giữa có cây hoa trang trí đẹp mắt với nhưng bông hoa câu hỏi đủ màu sắc - Hoạt động 1: Phát cho HS phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi HS ghi ra các tình đoàn kết hữu nghị mà em biết - HS dán lên bảng đen. - Người điều khiển cho HS đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau. - Người điều khiển mời giáo viên tổng hợp 2. Kết nối - Hoạt động 2: Người dẫn chương trình nêu câu hỏi thảo luận và mời GVCN điều khiển hoạt động cùng với BGK - Hoạt động 3: NGười dẫn chương trình mời lần lượt đại diện từng tổ lên hái hoa, mỗi bông hoa là một câu hỏi cần thảo luận - VD: + Em hiểu thế nào là tình đoàn kết hữu nghị ? + Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình, cho cộng đồng, cho dân tộc ? + Càn phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? 3. Thực hành - Hoạt động 4: Thử phác thảo một kế hoạch của tổ trong việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? - Toàn lớp trao đổi, thảo luận, bổ sung cau hỏi, câu trả lời của từng tổ .Xen kẽ hái hoa dân chủ 4. Vận dụng - Sau cùng GV tổng kết đưa ra các thông tin cơ bản cần thiết nhất của hoạt động - Nhận xét về ý thức chuẩn bị của HS về tinh thần tham gia trong hoạt động này - Rút ra những kĩ năng tốt cho lần tổ chức hoạt động tiếp theo VI- TƯ LIỆU Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện ....ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Ngày soạn. 15/ 4/2015. Ngày giảng 7B. /04/2015. CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ (1 tiết) Tiết 16 : SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 30 - 4 I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. . ý nghĩa quan trọng của ngày 30-4- ngày giải phóng toàn miền nam, thống nhất Tổ Quốc. 2. Kỹ năng: Luyện tập các kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể 3. Thái độ: Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh sương máu vì sự nghiệp thóng nhất đất nước. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.. - Tự tin tham gia biểu diễn. - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động. - Kĩ năng giao tiếp,ứng xử. 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III- CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Thảo luận - Biểu diễn hát, múa. - Thi tìm hiểu về chủ đề 30-4 IV- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ bài hát về Bác có liên quan đến hoạt động V- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Sĩ số: /21 Hoạt động 1: Mở đầu. -Người điều khiển chương trình nêu lí do,giới thiệu đại biểu tham dự. 2. Kết nối.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Hoạt động 2: Thi tìm hiểu. Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu(ví dụ: yêu cầu các đội lần lượt kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề ngày giải phóng Miền Nam, “quê hương”, ...,các đội lần lượt hát một câu(hoặc một đoạn) có từ “quê hương”, từ “đất nước”, Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà “bị tắc”-coi như thua.Lúc đó ngường dẫn chương trình sẽ hỏi các “cổ động viên”. Đồng thời giám khảo sẽ cho điểm các đội. Điểm được công bố và biết ngay trên bảng. -Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu hai đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cũng được giám khảo chấm điểm.Ngoài ra cũng cần dành cho “cổ động viên” những câu đố, câu hỏi riêng, tạo không khí sôi nổi,phấn khởi cho cuộc chơi. 3.Thực hành *Hoạt động 3 : Văn nghệ. -Trình diễn các tiết mục văn nghệ.Cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nếu đẹp thì càng tốt.Sau mỗi tiết mục là sự cổ vũ của “khán giả” phía dưới. Nếu có cựu chiến binh tham dự thì có thể mời họ phát biểu hay tâm sự nhưng cần ngắn gọn. 4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) * Hoạt động 4 : -Kết thúc chương trình biểu biễn nên hát bài:Như có Bác trong ngày vui đại thắng. - Sưu tầm các bài hát ca ngợi về ngày giải phóng 30/4 -Nhận xét về ý thức chuẩn bị của học sinh, về tinh thần tham gia trong hoạt động này. -Rút ra những kinh ngiệm tốt cho những lần hoạt động tiếp theo. VI- TƯ LIỆU Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện ....ca ngợi những người con anh dũng của đất nước,của quê hương Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Ngày soạn Ngày giảng 7B. 02/ 5/2015 /05/2015. CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU (1 tiết) Tiết 17 : TÌM HIỂU NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NHI, 1. Kiến thức - Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ về quyền được học tập, được phát triển, được tham gia của trẻ em; 2. Kỹ năng :Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy. 3. Thái độ : Tôn trọng và sẵn sàng làm theo lời Bác Hồ dạy. Tích cực rèn luyện để xứng đáng là thanh thiếu niên thế hệ Hồ Chí Minh Học sinh đoàn kết, không được đánh nhau, chơi điện tử, trộm cắp, cờ bạc. Ăn mặc đúng tác phong người đội viên.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Ngày soạn. 12/ 5/2015.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Ngày giảng 7B. /05/2015. CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU (1 tiết) Tiết 18 : BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI, THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc. 2. Kỹ năng: Rèn luyện một số kĩ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến, lắng nghe ý kiến của bạn. . 3. Thái độ: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác. II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG 1) Kỹ năng sống -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.. - Tự tin tham gia biểu diễn. - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động. - Kĩ năng giao tiếp,ứng xử. 2) Tư tưởng HỒ CHÍ MINH : -Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi. -Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 3) Phòng chống tai tệ nạn xã hội III- CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Thảo luận - Trình bày 1 phút - Biểu diễn hát, múa. -Kể truyện, đọc(hoặc ngâm) thơ. IV- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện ....ca ngợi tình đoàn két hữu nghị .Một số câu hỏi dành cho hái hoa dân chủ - GVCN phối hợp với GV bộ văn ,GDCD để soạn một số câu hỏi chuẩn bị cho hoạt động - Cử BGK, người dẫn chương trình, cử tổ trang tí lớp V- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 1. Khám phá: Sĩ số: /21 Hoạt động 1: Mở đầu. - Cả lớp hát 1 bài hát tập thể. - Người dẫn chương trình giới thiệu lí do. 2. Kết nối(25’) Hoạt động 2: Thảo luận chung: -Dưới sự điều khiển của người dãn chương trình, toàn lớp tham gia các hoạt động: kể truyện, hát và tiến hành trao đổi thảo luận theo một vấn đề mà giáo viên đã chọn, chăng hạn như thảo luận về tình cảm và sư quan tâm của Bác đối với thiếu nhi. Trong quá trình thảo luận, giáo viên có thể cùng trao đổi và nêu ý kiến của mình, cũng có thể khơi gợi vấn đề để học sinh tự tìm hiểu khi thảo luận. Các ý kiến của lớp được ghi thành biên bản. Sau đó, bạn thơ kí đọc to cho cả lớp nghe để cùng nhau thống nhất. Kết thúc thảo luận, hát tập thể bài Hoa thơm dâng Bác và chuyển sang phần vui văn nghệ. 3.Thực hành(10’) Hoạt động 3 : Văn nghệ. Người điều khiển chương trình mời lần lượt các tiết mục văn nghệ lên trình diễn trước lớp. - Nội dung của các bài hát là ca ngợi về Bác Hồ , thể hiện tình cảm của Thiếu nhi với Bác Hồ. 4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’ * Hoạt động 4 : - Sưu tầm các câu chuyện thể hiện mối quan hệ giữa Bác Hồ với thiếu nhi và ngược lại. - Có kế hoạch học tập và rèn luyện để trở thành cháu *Kêt thúc hoạt động : -Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về ý thức tham gia của các thành viên trong lớp. -Giáo viên động viên và chúc học sinh có một kì nghỉ hè bổ ích, lí thú. VI- TƯ LIỆU -Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ bài hát về Bác có liên quan đến hoạt động Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> V, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Tiến trình hoạt PP/ Kỹ thuật được động, thời lượng áp dụng Người điều khiển 1. Khám phá (5’) -Kĩ năng trình bày, lắng nghe. ’ 2. Kết nối(25 ) -Kĩ năng trình bày, lắng nghe. - Tự tin tham gia các trò chơi. - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.. Nội dung hoạt động ( ND chi tiết). Hoạt động 2: Thảo luận chung: -Dưới sự điều khiển của người dãn chương trình, toàn lớp tham gia các hoạt động: kể truyện, hát và tiến hành trao đổi thảo luận theo một vấn đề mà giáo viên đã chọn, chăng hạn như thảo luận về tình cảm và sư quan tâm của Bác đối với thiếu nhi. Trong quá trình thảo luận, giáo viên có thể cùng trao đổi và nêu ý kiến của mình, cũng có thể khơi gợi vấn đề để học sinh tự tìm hiểu khi thảo luận. Các ý kiến của lớp được ghi thành biên bản. Sau đó, bạn thơ kí đọc to cho cả lớp nghe để cùng nhau thống nhất. Kết thúc thảo luận, hát tập thể bài Hoa thơm dâng Bác và chuyển sang phần vui văn nghệ.. 3.Thực hành(10’). - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động. -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.. *Hoạt động 3 : Văn nghệ. Người điều khiển chương trình mời lần lượt các tiết mục văn nghệ lên trình diễn trước lớp. - Nội dung của các bài hát là ca ngợi về Bác Hồ , thể hiện tình cảm của Thiếu nhi với Bác Hồ.. 4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’). - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.. * Hoạt động 4 : - Sưu tầm các câu chuyện thể hiện mối quan hệ giữa Bác Hồ với thiếu nhi và ngược lại. - Có kế hoạch học tập và rèn luyện để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.. *Kêt thúc hoạt động : -Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về ý thức tham gia của các thành viên trong lớp. -Giáo viên động viên và chúc học sinh có một kì nghỉ hè bổ ích, lí thú.. ********************************************. III, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1 ).Nội dung : -Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi. -Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 2 )Hình thức hoạt động : Trao đổi thảo luận. -Vui văn nghệ..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> IV, CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1, Về phương tiện hoạt động : -Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ bài hát về Bác có liên quan đến hoạt động. 2 .Về tổ chức : -Giáo viên xây dựng một vài câu hỏi và định hướng để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu hoặc báo cáo trước lớp. -Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề này. -Phân công trang trí lớp. -Cử người điều khiển chương trình cùng với giáo viên chủ nhiệm. -Cử người mời đại biểu. -Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.. Tiến trình hoạt động, thời lượng 1. Khám phá (5’). PP/ Kỹ thuật được Nội dung hoạt động áp dụng ( ND chi tiết) Người điều khiển -Kĩ năng trình bày, * Hoạt động 1: Mở đầu. lắng nghe. -Người điều khiển chương trình nêu lí do,giới thiệu đại biểu tham dự.. 2. Kết nối(25’). -Kĩ năng trình bày, lắng nghe. - Tự tin tham gia các trò chơi. - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.. Hoạt động 2: Thi tìm hiểu. Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu(ví dụ: yêu cầu các đội lần lượt kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề ngày giải phóng Miền Nam, “quê hương”, ...,các đội lần lượt hát một câu(hoặc một đoạn) có từ “quê hương”, từ “đất nước”, Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà “bị tắc”-coi như thua.Lúc đó ngường dẫn chương trình sẽ hỏi các “cổ động viên”. Đồng thời giám khảo sẽ cho điểm các đội. Điểm được công bố và biết ngay trên bảng. -Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu hai đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cũng được giám khảo chấm điểm.Ngoài ra cũng cần dành cho “cổ động viên” những câu đố, câu hỏi riêng, tạo không khí sôi nổi,phấn khởi cho cuộc chơi.. 3.Thực hành(10’). - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham. *Hoạt động 3 : Văn nghệ. -Trình diễn các tiết mục văn nghệ.Cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nếu đẹp thì càng tốt.Sau mỗi tiết mục.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 4. Vận dụng(Hoạt động nối tiếp) 4’). gia hoạt động. -Kĩ năng trình bày, lắng nghe.. là sự cổ vũ của “khán giả” phía dưới. Nếu có cựu chiến binh tham dự thì có thể mời họ phát biểu hay tâm sự nhưng cần ngắn gọn.. - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.. * Hoạt động 4 : -Kết thúc chương trình biểu biễn nên hát bài:Như có Bác trong ngày vui đại thắng. - Sưu tầm các bài hát ca ngợi về ngày giải phóng 30/4. *Kêt thúc hoạt động : -Nhận xét về ý thức chuẩn bị của học sinh, về tinh thần tham gia trong hoạt động này. -Rút ra những kinh ngiệm tốt cho những lần hoạt động tiếp theo.. II. Nội dung và h́ ình thức hoạt động: 1. Nội dung - Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/3 - Các mốc truyền thống vẻ vang của Đoàn - Các gương sáng đoàn viên tiêu biểu - Những bài hát về Đoàn 2. Hình thức hoạt động: - Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn giữa các đội (mỗi tổ cử một đội thi) III. Chuẩn bị hoạt động: - GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (7’) Nội dung -). Hoạt động 2: TỔ CHỨC THI ĐỐ VUI (35’) - DCT lần lượt nêu các câu hỏi, các tổ cử đại diện trả lời, BGK chấm điểm. NỘI DUNG 1. Vòng I: THI HÁT Mỗi đội hãy hát một bài hát hay đọc một bài thơ ca ngợi về Đoàn, Đội (mỗi bài 5đ) 2. Vòng II: DÁN TRANH Trong thời gian 2’, ba đội phải ghép hoàn thành bức tranh chân dung một thanh niên anh dũng đã hy sinh trong thời chống Mĩ cứu nước.(Đội hoàn thành trước 15105) Đội nào trả lời được tên người anh hùng này thì +5 điểm 3. Vòng III: TỪ NGỮ Ý NGHĨA Người dẫn chỉ đọc và không viết (Mỗi chữ đúng 2 điểm) TỰ……..NGHIỆP ANH………..CẢM HOÀI……….VỆ NGHỊ………..ĐỊNH TIÊN ………..CÔNG TRƯỞNG……..CÔNG. 4. Vòng IV: ĐẢO CHỮ ĐOÁN NGHĨA Gợi ý : Đây là tên các anh hùng đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Mỗi câu đúng 3 điểm ONTRANVAN (Trần Văn Ơn) VANĐANBE ( Bế Văn Đàn) GIOTPHANĐINH (Phan Đình Giót) VANTHACNGUYEN (Nguyễn Văn Thạc) . TAMLEVAN (Lê Văn Tám) TONNGUYENHOANG (Nguyễn Hoàng Tôn) 5. Vòng V: GIẢI ĐÁP Ô CHỮ Từ khoá hàng dọc có 4 chữ cái.(Tên một con tổ chức) (mỗi từ hàng ngang đoán đúng 2đ, đoán được từ khoá trước khi biết 5 từ hàng ngang được 6đ) 1 Tên một nướ đế quốc. 2 Một tổ chức thanh nhiên. 3 Một lối đánh của quân ta. 4 Chữ cái thứ 20 trong bảng chữ cái tiếng Anh Tên một nữ anh hùng. 5 M Y Đ O A N 3 D U K I C H T V O T H I S A U 1. 2. 4 5. NTH - Cả lớp - DCT - DCT - DCT - BGK - Ba đội chơi. Lập, dũng, bảo, quyết, tiến, thành.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 6. Vòng VI: KHÁN GIẢ 1. Tìm chữ không cùng loại: A, B,C,D 2. Sau dãy chữ cái này sẽ là chữ gì: O Q S 4. Từ không cùng loại: IOÀX, MAC, IOAHK, TÍM 5. Từ không cùng loại: NỚ ƯC, RỢƯU, CCAO, CNỒ 6. Một cái giếng sâu 3,5 m có một con ếch, nhảy mỗi lần con ếch chỉ nhảy được 0,5 m. Hỏi con ếch phải nhảy bao nhiêu lần mới có thể ra khỏi giếng? 7. Anh Hùng có hai người bạn làm giáo viên. Một trong hai người đó là bố của con người kia. Tại sao vậy? Hoạt động 3: NHẬN XÉT (3’) - GVCN nhận xét tinh thần thái độ tham gia buổi thảo luận của lớp và giới thiệu hoạt GVCN động tuần sau: “ Hoạt động 2: CHÚNG EM CA HÁT VỀ MẸ VÀ CÔ GIÁO”.

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×