Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phân tích chuỗi cung ứng của công ty cổ phần bánh kẹo Tràng An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.77 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần bánh kẹo
Tràng An.

Lớp HP: 2109BLOG1721
Giảng viên HD: Lục Thị Thu Hường
Nhóm: Nhóm 6


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.................................................. 4
1. Khái niệm ................................................................................................................. 4
1.1.

Chuỗi cung ứng ................................................................................................. 4

1.2.

Quản lý chuỗi cung ứng .................................................................................... 4

2. Vai trò của chuỗi cung ứng ..................................................................................... 4
3. Tổng quan về chuỗi cung ứng tại Việt Nam .......................................................... 4
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO TRÀNG AN ................................................................................................. 5
1. Khái quát về công ty Cổ phần bánh kẹo Tràng An.............................................. 5
1.1.


Giới thiệu sơ lược về công ty ............................................................................. 5

1.2.

Lĩnh vực kinh doanh ......................................................................................... 6

1.3.

Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu................................................................... 6

2. Chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần bánh kẹo Tràng An ............................... 10
2.1.

Mơ hình chuỗi cung ứng của cơng ty ............................................................. 10

2.2.

Bộ phận Logistics ............................................................................................ 15

2.3.

Phân tích SWOT .............................................................................................. 15

2.4. Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần bánh kẹo
Tràng An .................................................................................................................... 17

2


LỜI MỞ ĐẦU


Tồn cầu hố và thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những thách
thức về kiểm sốt và tích hợp dịng chảy hàng hố, thơng tin và tài chính một cách hiệu
quả. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ doanh nghiệp nào xây dựng một chuỗi cung
ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua đối thủ trong
cuộc chiến cạnh tranh. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ hội nhập vào nền kinh tế
thế giới rất nhanh và mạnh mẽ, và giờ đây đã là một thành phần không thể thiếu trong
nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm
đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của
doanh nghiệp, đặc biệt là đảm bảo cân bằng quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là một trong các điều kiện tiền đề cho việc nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm chi phí tồn kho, tiết kiệm vật tư, đảm bảo cho hoạt động sản
xuất có hiệu quả. Quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt, gia tăng lợi nhuận và phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng,
đó là điều quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vì thế, đề tài “Phân tích chuỗi cung ứng của
cơng ty Cổ phần bánh kẹo Tràng An” đã tập trung nghiên cứu lý thuyết chuỗi cung ứng,
đánh giá thực tiễn chuỗi cung ứng của công ty cổ phần bánh kẹo Tràng An; từ đó đề xuất
giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần bánh kẹo Tràng An.

3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Khái niệm
1.1.
Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng (Supply chain) là một tập hợp gồm ba hay nhiều doanh nghiệp kết nối
trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau bằng dịng chảy vật chất, thơng tin và tài chính nhằm
đáp ứng đúng những yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng. (Chuỗi cung ứng là tập hợp các
doanh nghiệp, tổ chức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và

phân phối sản phẩm).
Mỗi thành viên trong chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm cho một hoặc một vài nhiệm
vụ, công đoạn khác nhau trong chuỗi và liên kết với nhau thành mạng lưới, chia sẻ và
cùng nhau lập kế hoạch, tổ chức hoạt động.
1.2.
Quản lý chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng: là q trình tích hợp các doanh nghiệp và các hoạt động
khác nhau vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nhất định trên
thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho các thành viên
trong chuỗi cung ứng.
Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là định hướng quy trình sản xuất và phân phối
sản phẩm bên trong doanh nghiệp và giữa các cơng ty với nhau thành mơ hình kinh
doanh gắn kết và hiệu quả cao.
2. Vai trò của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các
doanh nghiệp hiện nay. Quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế
cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của
doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh
nghiệp sản xuất, từ hoạch định, quản lý quá trình tìm nguồn hàng hay thu mua, sản xuất
thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… tới việc phối hợp với các đối tác, nhà
cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng chính là quản lý cung và cầu trong hệ thống của doanh nghiệp.
Nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn tầm cỡ thế giới như Dell và WalMart đạt được từ 4% — 6% lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, một lợi thế cạnh tranh
không nhỏ tí nào.
Thực hiện tốt hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sẽ đảm bảo được đầu vào và đầu ra
của hàng hóa. Ở đầu vào, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu
của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ
rủi ro của doanh nghiệp. Ở đầu ra của sản phẩm, sản phẩm cung cấp đủ cho thị trường,
đem lại tiến triển về doanh thu, đảm bảo doanh thu ở mức tốt nhất.

Ngoài ra, quản lý tốt chuỗi cung ứng còn đem lại những hiệu quả về hoạt động
logistics và hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm
bảo “độ tươi” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.
3. Tổng quan về chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Phát triển chuỗi cung ứng được đánh giá có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngành cơng
nghiệp Việt Nam nhưng hiện nay số lượng các công ty Việt Nam trong ngành hỗ trợ có
4


đủ năng lực để tham gia chuỗi cung ứng còn quá ít, Việt Nam vẫn chưa hội nhập vào
chuỗi cung ứng của khu vực. Do đó khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình
thì việc tham gia vào chuỗi cung ứng chính là điều Việt Nam cần chú ý hơn nếu vẫn
muốn duy trì năng lực cạnh tranh của mình.
Chuỗi cung ứng của Việt Nam hiện vẫn còn chưa thực sự hiệu quả, đồng bộ, dẫn đến
gia tăng chí phí, nguyên nhân sâu xa của thực trạng này bắt nguồn từ:
• Các thủ tục pháp lý cịn rườm rà và thiếu tính đồng bộ.
• Thiếu tính tự động hóa trong q trình thương mại, chẳng hạn như quy trình tự
động giải phóng thương mại.
• Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng cịn mang tính phân mảnh, chưa thực sự đồng
bộ.
• Sự thiếu cân bằng nghiêm trọng về cung - cầu trong việc cung cấp hệ thống cơ sở
hạ tầng giao thơng.
Để có thể khắc phục những hạn chế trên, Việt Nam cần:
• Tiến tới giảm thiểu các thủ tục giấy tờ và các bước không cần thiết trong q trình
giải phóng hàng hóa tại các cảng biển, cảng hàng khơng và khu vực kho bãi.
• Cải thiện kết nối nội địa đến các cảng ở phía Bắc và các cổng xuất hàng hóa ra
quốc tế ở khu phía Nam; cùng với một kế hoạch tổng thể nhằm tái cân bằng cung cầu tại các cảng công-ten-nơ thuộc các khu vực có mật độ hàng hóa cao.
• Mở cửa thị trường cho các hãng cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng quốc tế nhằm
gia tăng tính cạnh tranh, đồng thời tăng cường sự tương tác giữa các nhà cung cấp
giải pháp chuỗi cung ứng quốc tế và nội địa.

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO TRÀNG AN
1. Khái quát về công ty Cổ phần bánh kẹo Tràng An
1.1.
Giới thiệu sơ lược về công ty
Tràng An là một thương hiệu bánh kẹo mạnh của quốc gia, trải qua hơn nửa thế kỷ
hình thành và phát triển để kết tinh thành “tinh hoa bánh kẹo Việt” như ngày hôm nay.
Những thành công này là kết quả của q trình khơng ngừng củng cố và phát triển của
nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Tràng An.
Công ty Cổ phần Tràng An (Tràng An) tiền thân là Xí nghiệp Cơng tư hợp danh Bánh
– Mứt – Kẹo Hà Nội, từ sau giải phóng thủ đơ và được thành lập Xí nghiệp quốc doanh
1964, năm 1975 tách ra thành 2 xí nghiệp: Xí nghiệp Bánh - Mứt - Kẹo Hà Nội (thuộc
Cơng ty Thương nghiệp Hà Nội) và Xí nghiệp Kẹo Hà Nội (thuộc Cục Công nghiệp Hà
5


Nội). Tràng An chính là một phân nhánh được nối tiếp phát triển từ Xí nghiệp kẹo Hà
Nội (1975) - Nhà máy kẹo Hà Nội (1989) - Công ty Bánh kẹo Tràng An (1991). Ngày
1/10/2004 (sau 40 năm phát triển), cơng ty đã chuyển đổi sang mơ hình cơng ty cổ phần
để đánh dấu một mốc son quan trọng trong chiến lược phát triển của Tràng An.
Với sứ mệnh đưa “tinh hoa bánh kẹo Việt” trở thành một phần trong cuộc sống của
người dân Việt và lan tỏa ra các nước lân cận, Tràng An luôn chú trọng đến từng khâu
trong quy trình sản xuất bánh kẹo của mình. Trong đó, khâu nguyên liệu được các chuyên
gia sản xuất của Tràng An đặc biệt lưu tâm, ưu tiên dùng các nguyên liệu và hương liệu
chiết xuất từ thiên nhiên thuộc các đặc sản vùng miền của Việt Nam. Chính điều này đã
tạo nên nét tinh túy của Bánh kẹo Tràng An nói chung và bánh kẹo Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, Tràng An cũng khơng ngừng hợp tác với các chuyên gia bánh kẹo hàng đầu
thế giới để nghiên cứu các sản phẩm bánh kẹo mới trên cơ sở kết hợp giữa tinh hoa bánh
kẹo Việt và nét đặc sắc của bánh kẹo thế giới để phù hợp hơn với nhu cầu sức khỏe và
khẩu vị người tiêu dùng.

1.2.

Lĩnh vực kinh doanh

Tràng An là một thương hiệu bánh kẹo mạnh của quốc gia, trải qua hơn nửa thế kỷ
hình thành và phát triển để kết tinh thành “tinh hoa bánh kẹo Việt” như ngày hơm nay. Vì
vậy, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tràng An chính là sản xuất bánh, mứt, kẹo. Tuy
nhiên để xây dựng và phát triển, Cơng ty Cổ phần Tràng An (Tràng An) cịn mở rộng
sang một số ngành kinh doanh sau:
• Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp thực phẩm, vi sinh.
• Xuất, nhập khẩu các loại: Vật tư, nguyên liệu, hương liệu, phụ gia, thiết bị, phụ
tùng có liên quan đến cơng nghiệp thực phẩm, vi sinh.
• Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyển giao
công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây lắp đặt thiết bị và gia cơng cơng trình chun
ngành cơng nghiệp thực phẩm.
• Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng, đại lý, cho thuê văn phòng, du lịch,
hội chợ, triển lãm, thơng tin, quảng cáo.
• Tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán.
1.3.
Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu
1.3.1. Bánh Quế
Bánh quế chính là loại bánh đặc trưng của Tràng An. Với vỏ bánh giòn xốp thơm
ngon và nhân đủ các vị thì bánh quế Tràng An luôn là lựa chọn của rất nhiều người tiêu
dùng. Saturn chính là tên gọi của dịng sản phẩm bánh quế Tràng An.

6


1.3.2. Bánh Pháp
Với cảm hứng từ nước Pháp lãng mạn, hào hoa những người thợ làm bánh đã tạo ra

một công thức làm vỏ bánh độc đáo kết hợp nhân kem hương hoa quả thanh mát. Bánh
Challot – loại bánh Pháp của Tràng An hứa hẹn là một công thức q khơng chỉ đem đến
giá trị dinh dưỡng mà cịn tạo ra cảm hứng say mê, lòng yêu thương trong mọi gia đình
Việt.

1.3.3. Kẹo
Kẹo của Tràng An ln mang đến cho người ăn cảm giác ngọt ngào, đủ thơm ngon để
mọi người nhớ mãi. Sản phẩm kẹo đầu tiên của Tràng An chính là chewy hương cốm.
Khi thưởng thức vị kẹo này, người ta có thể nhớ về hương cốm làng Vòng hay Hà Nội
đẹp đến nao lòng. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu của nhiều người thì Tràng An cũng đã
sáng tạo thêm những hương vị khác ngoài vị truyền thống là cốm.

7


1.3.4. Snack
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với công nghệ không chiên dầu. Snack teppy
với nhiều hương vị hấp dẫn và đa dạng về dung tích: Snack teppy vị gà 8g; snack teppy
vị pizza 16g; snack teppy vị pizza 8g; snack teppy vị bò 35g; snack teppy vị bò 25g;
snack teppy vị bò 16g; snack teppy vị bò 8g; snack teppy vị ngô 35g; snack teppy vị ngô
25g; snack teppy vị ngô 16g; snack teppy vị ngô 8g.

1.3.5. Bánh Trung Thu
Dựa trên công thức và hương vị của bánh trung thu cổ truyền của Hà Nội thì những
người thợ làm bánh Tràng An đã khéo léo tạo nên loại bánh của riêng mình. Bánh trung
8


thu Tràng An vẫn giữ lại được hương thơm nhè nhẹ của hoa bưởi, dìu dịu của hương cốm
làng Vịng và vị bùi ngọt của sen Tây hồ.


1.3.6. Bánh Quy Bista
Bánh quy Bista Tràng An được chế biến khá đơn giản từ nguyên liệu tự nhiên, không
cầu kỳ và tốn nhiều bơ sữa như các loại bánh khác. Bánh quy Bista Tràng An với nhiều
hương vị khác nhau đã được rất nhiều người yêu thích và mê mẩn tin dùng. Bánh khơng
chỉ thơm ngon, giịn xốp, Bista cịn đánh thức vị giác của người thưởng thức bởi lớp nhân
kem dứa khác lạ. Những chiếc bánh quy kem ngon tuyệt Bista Tràng An luôn khiến nhiều
người mê mẩn, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em.

9


2. Chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần bánh kẹo Tràng An
2.1.
Mơ hình chuỗi cung ứng của cơng ty

Hình 1. Mơ hình chuỗi cung ứng của Cơng ty CP Tràng An
2.1.1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu
Như chúng ta đã biết, để tạo nên chiếc bánh ngon hay cái kẹo ngon thì nguyên liệu
đầu vào là rất quan trọng. Đồng thời nó là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí cũng như
cũng như giá thành của sản phẩm. Hàng năm bánh kẹo Tràng An tung ra thị trường với số
lượng sản phẩm lớn, do đó nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cấu thành nên sản phẩm là rất
lớn. Chính vì vậy, khâu ngun liệu được các chun gia sản xuất của Tràng An đặc biệt
lưu tâm, ưu tiên dùng các nguyên liệu và hương liệu chiết xuất từ thiên nhiên thuộc các
đặc sản vùng miền của Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên nét tinh túy của Bánh kẹo
Tràng An. Bên cạnh đó, Tràng An cũng không ngừng hợp tác với các chuyên gia bánh
kẹo hàng đầu thế giới để nghiên cứu các sản phẩm bánh kẹo mới trên cơ sở kết hợp giữa
tinh hoa bánh kẹo Việt và nét đặc sắc của bánh kẹo thế giới để phù hợp hơn với nhu cầu
sức khỏe và khẩu vị người tiêu dùng.


10


Về công tác thu mua nguyên liệu đầu vào:
Đối với các nguyên liệu như bột mì, đường tinh luyện, dầu thực vật, bột cacao, bột,
bơ, sữa,... số lượng trong nước hạn chế khó đáp ứng được. Chính vì vậy, nguồn nguyên
liệu này phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, đây vừa là thuận lợi đồng
thời cũng là khó khăn cho nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào. Tràng An đã sử dụng các
loại nguyên liệu như lạc, vừng, khoai môn, ngô, đậu đỏ, dừa, cam, dâu, nho, cốm, càfê,
sơcơla, sơcơla sữa… để thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi
ro khi có biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng như nguồn cung cấp nguyên
liệu từ nước ngoài. Sự đa dạng của nguyên vật liệu giúp công ty sản xuất ra các sản phẩm
có thể dùng một số nguyên liệu trong nước thay cho các nguyên liệu ngoại nhập, hoặc
những nguồn nguyên liệu mới không chịu hoặc chịu rất ít sự ảnh hưởng của biến động
môi trường tự nhiên, có khả năng bảo quản tốt, thời hạn sử dụng của sản phẩm dài, có thể
dự trữ lâu hơn trong những mùa nóng ẩm. Các nguyên liệu này sẽ được nhập kho sau khi
đã kiểm tra các chỉ tiêu và tiến hành bảo quản trên các giá để tránh bị ẩm, mỗi loại
nguyên liệu sẽ được để riêng với nhau và để ở nơi thống mát.
Theo ơng Đỗ Hồi Nam cho biết: “Tràng An luôn tuân thủ các quy định về VSATTP.
Nguồn nguyên liệu thì được nhập từ các đơn vị, nhà cung cấp uy tín, có đầy đủ giấy tờ
pháp lý; Trang thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất thì được vệ sinh thường
xun…Ngồi việc khử dụng cụ, cơng ty tiến hành phun Chloramin B tồn bộ khu vực
nhà xưởng 2 lần/tuần. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, Tràng An hạn
chế đến mức thấp nhất việc đưa chất phụ gia vào sản phẩm. Trừ những hương liệu đặc
biệt, phần lớn Tràng An sử dụng các hương liệu tự nhiên do công ty tự sơ chế”.
Đánh giá về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào bánh kẹo Tràng An:
Đối với nguồn cung trong nước: các nguồn cung này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được một khoản chi phí lớn về nguồn cung nguyên liệu, hơn nữa có thể kiểm sốt tốt hơn
về chất lượng và cung cấp nhanh chóng ngun liệu cho q trình sản xuất. Tuy nhiên

một số sản phẩm phải lưu kho dự trữ với số lượng lớn và thời gian đủ dài sẽ ảnh hưởng
tới chất lượng đầu vào.
Đối với nguồn cung nhập khẩu: Chính vì là nguồn cung nhập khẩu do đó giá thành
nhập vào sẽ khá cao, từ đó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề giá thành sản phẩm và mức cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, việc nhập khẩu ngun liệu từ nước
ngồi có thể đạt được chất lượng cao hơn, có được nguyên liệu mà thị trường Việt Nam
khơng có từ đó có thể tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao hơn đáp ứng được
nhu cầu của thị trường.

11


2.1.2. Nhà sản xuất
Bánh kẹo Tràng An là một thương hiệu có tiếng ở Việt Nam và cũng xuất khẩu đi một
số nước trên thế giới do đó các cơng đoạn, quy trình sản xuất thường mang tính dây
chuyền với trang thiết bị hiện đại áp dụng vào sản xuất.
Ví dụ về quy trình sản xuất bánh Biscuit:

Hình 2. Quy trình sản xuất bánh Biscuit
Hiện tại, quy mơ của Tràng An đã phát triển với 4 công ty về thực phẩm tại Việt Nam
có trụ sở tại các tỉnh thành: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bến Tre, với hệ thống trang
thiết bị và dây chuyền, công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại từ các nước Châu Âu, Thái
Lan, Malaysia, Nhật Bản và nhiều quốc gia có ngành thực phẩm bánh kẹo phát triển trên
thế giới. Để nâng cao sản lượng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, Tràng
An cũng nhiều lần mở rộng hệ thống nhà máy sản xuất. Cụ thể, năm 2011, Công ty cổ
phần Tràng An đã quyết định đầu tư triển khai thực hiện dự án “Xây dựng Nhà máy Bánh
kẹo Tràng An - Hà Nội” tại Lô CN6 - Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai - xã
Phùng Xá - Huyện Thạch Thất -Thành phố Hà Nội. Nhà máy có diện tích mặt bằng hơn
24.000 m2, tổng giá trị đầu tư bao gồm xây dựng và dây chuyền công nghệ trên 200 tỷ
đồng. Nhà máy được trang bị các trang thiết bị hiện đại, vấn đề vệ sinh an toàn sản xuất

được đảm bảo tuyệt đối, các sản phẩm của Tràng An đáp ứng các tiêu chuẩn hội nhập
WTO, AFTA, TPP, vì vậy bánh kẹo Tràng An đang rất được tin dùng trong thị trường
hiện nay.

12


2.1.3. Phân phối
❖ Các đại lý, nhà bán buôn (hơn 100 đại lý)
Các đại lý này trực tiếp nhận hàng từ nhà máy sản xuất và sau đó trực tiếp bán lại cho
người bán lẻ hoặc người tiêu dùng trực tiếp. Với đặc tính giá trị sản phẩm bánh là sản
phẩm được tiêu dùng thường xuyên, cho nên người tiêu dùng có thể mua bất kì đâu có
thể. Đây là kênh phân phối chính của cơng ty. Với hệ thống kênh này, công ty đã phát
triển trên 100 đại lý lớn nhỏ khác nhau trong khắp các tỉnh thành cả nước, đặc biệt là ở
miền Bắc. Ngồi ra cơng ty cịn có những chính sách khuyến mại hấp dẫn định mức chiết
khấu % theo doanh số bán hàng cho từng mặt hàng cụ thể (thường là 2%). Khi khách
hàng mua số lượng các thùng bánh kẹo nhất định, ngoài phần chiết khấu được hưởng họ
còn được nhận thêm một phần thưởng nữa là một thùng cùng loại tùy theo số lượng mua.
❖ Các nhà bán lẻ (siêu thị và các cửa hàng bán lẻ)
• Siêu thị
Sản phẩm của cơng ty được tiêu thụ qua một trung gian phân phối đó là nhà bán lẻ.
Tuy nhiên họ không chỉ bán một loại sản phẩm là bánh kẹo mà còn nhiều loại hàng hóa
tiêu dùng khác, như ở các siêu thị hay các cửa hàng bách hóa. Hiện nay sản phẩm của
cơng ty được bày bán tại hơn 20 siêu thị lớn nhỏ của Hà Nội và một số siêu thị tại các
tỉnh thành phố khác như siêu thị Marko, siêu thị Intimex, siêu thị Fivimart, siêu thị
Techsimex...Đối với trung gian siêu thị này họ trực tiếp nhận hàng rồi bán lại cho người
tiêu dùng với mức giá cao hơn để hưởng chênh lệch. Kênh 1 cấp này góp phần khơng nhỏ
vào doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty, tuy vậy tỷ trọng còn thấp so với tổng doanh
thu do người tiêu dùng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã. Hiện cơng ty đang tiếp tục
tìm kiếm & ký kết thỏa thuận để đặt sản phẩm tại các siêu thị khác để có thể mở rộng

kênh này vừa để người tiêu dùng có thể tiếp cận với các sản phẩm của công ty một cách
thuận tiện nhất vừa giới thiệu được các mặt hàng của cơng ty
• Các cửa hàng bán lẻ
Hiện tại cơng ty có hơn 48000 điểm bán lẻ trên toàn quốc phân bố tại các cửa hàng tiện
lợi khu vực trung tâm thành phố hoặc các cửa hàng tạp hóa tại khu vực nơng thơn. Hầu
hết các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tồn quốc đều phân phối các sản phẩm của Tràng
An như các loại Snack, bánh quy Bisca…
2.1.4. Người tiêu dùng
❖ Khách hàng mục tiêu
Tràng An đã xác định nhóm khách hàng mục tiêu của mình bao gồm: Trẻ em trên 6
tháng tuổi; Người có nhu cầu tặng quà; Phụ nữ đã có gia đình; Thanh thiếu niên; Người
lớn tuổi
13


Để phục vụ nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng, Tràng An đưa ra nhiều chiến lược
đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với từng tập khách hàng như: Snack dành cho khách
hàng là trẻ em hoặc thanh thiếu niên, bánh Trung thu cho người có nhu cầu tặng q…
Ngồi ra, sản phẩm cịn được đa dạng hóa theo từng phân khúc khách hàng theo tài
chính. Sản phẩm được phân loại với nhiều mức giá cả nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi
là chất lượng sản phẩm đặc trưng của công ty.
❖ Thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng
Từ các đơn đặt hàng điện tử hay hóa đơn tại các cửa hàng bộ phận quản lý khách
hàng, cơng ty có được các thơng tin cá nhân của khách hàng bao gồm: tên khách hàng,
địa chỉ, số điện thoại, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp, kinh nghiệm sử dụng sản phẩm
và những thông tin khác của khách hàng.
❖ Chính sách chăm sóc khách hàng


Đối với người tiêu dùng cuối cùng:


Đối với việc công ty trực tiếp mở các cửa hàng để sản phẩm được trực tiếp giao tới tay
người tiêu dùng thì khơng được phát triển ở bánh kẹo Tràng An do các chi phí cao, do đó
cơng ty chỉ có duy nhất một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại ngay địa điểm cơng ty. Do
đó dịch vụ chăm sóc khách hàng khơng được đẩy mạnh nhiều. Phần lớn các chương trình
dịch vụ, ưu đãi chỉ áp dụng với các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà phân phối.


Đối với các nhà phân phối, bán bn, bán lẻ:

Đây là những kênh phân phối mang lại lợi nhuận cao cho cơng ty và cũng chiếm đa số
có ảnh hưởng quyết định tới quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đó cơng ty có những chính
sách khuyến mại hấp dẫn đối với các loại kênh này. Cụ thể như các khuyến mại định mức
chiết khấu % theo doanh số bán hàng cho từng cặp mặt hàng cụ thể (thường là 2%). Khi
khách hàng mua số lượng lớn các thùng bánh kẹo nhất định, ngoài phần chiết khấu được
thưởng họ còn được nhận thêm một phần thưởng nữa là một thùng các loại tùy theo số
lượng mua. Ví dụ một số sản phẩm khuyến mại:

Loại sản phẩm

Chính sách khuyến mại

Kẹo trái cây

Mua 20 thùng 7,5 kg thưởng 1 thùng

Kẹo cốm

Mua 30 thùng 4 kg thưởng 1 thùng


Bánh kem xốp

Mua 50 thùng 7,5 kg thưởng 1 thùng
Nguồn: Phòng Marketing và bán hàng- Công ty cp Tràng An

14


2.2.
Bộ phận Logistics
❖ Quản lý kho hàng:
Trên địa bàn Hà Nội, cơng ty cổ phần bánh kẹo Tràng An có 4 kho thành phẩm, 6 kho
nguyên liệu sản xuất. Trong đó các nguyên liệu nhập ngoại, socola, vani, váng sữa, ca
cao được để trong kho đơng lạnh có tiêu chuẩn bảo quản riêng. Các nguyên vật liệu khác
như bột mì, đường, mứt được bảo quản ở nơi khơ ráo. Vì vậy cơng ty đã có những
phương pháp quản lý ngun vật liệu cũng như thành phẩm như sau:
Công tác cấp phát nguyên vật liệu: công ty thực hiện việc cấp phát nguyên vật liệu cho
các phân xưởng theo hạn mức, từ phòng kinh doanh lập kế hoạch sản xuất theo từng
tháng, đồng thời đưa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà phòng kỹ thuật giao cho
các quản lý phân xưởng, đơn vị sản xuất sẽ nhận vật tư từ các kho. Tình hình sản xuất vật
tư của cơng ty là tương đối hợp lý, nó phù hợp với định mức đặt ra và số lượng sản phẩm
giao nhập kho.
Hàng ngày, khi sản phẩm sản xuất xong sẽ được phịng KCS kiểm tra chất lượng, sau
đó đem nhập kho. Việc nhập kho thành phẩm do trưởng ca sản xuất thực hiện sau mỗi ca
sản xuất và khi đó thủ kho sẽ căn cứ vào khối lượng thành phẩm hiện có tiến hành kiểm
tra tính pháp lý của từng hộp thành phẩm, sau đó mới nhập kho và ghi sổ nhập kho. Sau
khi đã nhập kho thành phẩm bộ phận sản xuất sẽ lên phòng kinh doanh lập phiếu nhập
kho. Phiếu nhập kho được chia làm 3 liên:
- Liên 1: phịng kinh doanh sẽ giữ để theo dõi tình hình nhập kho thành phẩm
- Liên 2: thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phịng kế toán để ghi sổ kế

toán
- Liên 3: Bộ phẩn sản xuất giữ để đối chiếu
2.3.
Phân tích SWOT
2.3.1. Điểm mạnh
- Vị thế công ty: Với bề dày hơn 40 năm trong ngành sản xuất bánh kẹo, công ty đã xây
dựng được một vị thế và chỗ dứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.
- Thị phần của cơng ty khá lớn, tăng trưởng đều và ổn định.
- Công ty nắm giữ một nguồn lực tài chính lớn nên sẽ ln đảm bảo được quá trình chuỗi
cung ứng của mình vận hành một cách trôi chảy.
- Mạng lưới phân phối lớn: Hiện nay, Tràng An sở hữu hệ thống phân phối lớn mạnh với
97 nhà phân phối và 48.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc.

15


- Nguồn nhân lực của cơng ty có chất lượng cao, với bộ phần người lao động lâu năm,
dày dặn kinh nghiệm, bên cạnh đó là một đội ngũ lao động trẻ, có sức khoẻ, trí tuệ, hứa
hẹn sẽ trở thành một nguồn nội lực, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai cho doanh
nghiệp.
- Với việc đầu tư hàng loạt công nghệ tiên tiến, hiện đại đến từ Châu Âu, sẽ đảm bảo cho
công ty luôn tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh của cơng ty trên thị trường.
2.3.2. Điểm yếu
- Nguồn vốn của công ty lớn, tuy nhiên vốn được tài trợ một phần khá lớn từ vốn vay.
Trong thời gian ngắn cơng ty có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong cơng việc thanh
tốn lãi vãi, cũng như thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Bánh kẹo không phải là nhu yếu phẩm, không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con
người, gây ảnh hưởng đến quyết định dự trữ sản phẩm, nguyên liệu của cơng ty; và cũng
có rất nhiều những sản phẩm khác để sử dụng thay thế, do đó sức mua của người dân

giảm sẽ tác động làm sụt giảm doanh thu của công ty.
- Hàng năm công ty phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như bột
mì, hương liệu, bột sữa... Do vậy, khi tỷ giá biến động kéo theo chi phí đầu vào thay đổi,
tác động lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.3. Cơ hội
Với dân số hơn 98 triệu người trong năm 2020 và tốc độ tang dân số trung bình 1,1% /
năm, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành sản xuất bánh kẹo. Sau nhiều
năm hoạt động và phát triển, Tràng An đã có cho mình những nhà máy, cơ sở sản xuất,
đại lý phân phối trải dài từ Bắc vào Nam tại các khu vực trọng điểm như : Hà Nội, Thanh
Hóa, Nghệ An, Bến Tre, với hệ thống trang thiết bị và dây chuyền, công nghệ sản xuất
bánh kẹo hiện đại từ các nước Châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản và nhiều quốc gia
có ngành thực phẩm bánh kẹo phát triển trên thế giới. Điều này hứa hẹn giúp Tràng An
tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, tăng thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao
năng lực cạnh tranh.
2.3.4. Thách thức
Sự phát triển ổn định của ngành bánh kẹo, thực phẩm trong nhiều năm qua sẽ thu hút
nhiều công ty tham gia vào thị trường, đầu tư mở rộng quy mô, khiến cho môi trường
cạnh tranh trong nước sẽ vơ cùng khắc nghiệt. Ngồi ra, sự xuất hiện của những sản
phẩm thay thế bánh kẹo như nước hoa quả, trái cây tươi,.. cũng sẽ khiến lượng tiêu thị và
thị phần của những công ty bánh kẹo giảm sút. Do đó, Tràng An cần có những biện pháp
phù hợp để đối phó với vấn đề này.
16


2.4.
Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của cơng ty Cổ phần bánh kẹo
Tràng An
Mục đích của chuỗi cung ứng là giúp đảm bảo cung cấp cho thị trường những sản
phẩm chất lượng, đa dạng, đem lại lợi nhuận và hơn hết phải đảm bảo được lợi ích của
tất cả thành viên trong chuỗi. Một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của Tràng An:

• Đầu tư hệ thống bảo quản, lưu kho chất lượng hơn
Chất lượng của bánh kẹo Tràng An luôn được đánh giá cao tuy nhiên cũng có nhiều
loại sản phẩm, u cầu mơi trường phải lưu kho dự trữ với số lượng lớn và thời gian đủ
dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào. Do vậy, cần có sự đầu tư hệ thống trang thiết bị
bảo quản, hệ thống lưu kho, đảm bảo tốt hơn nữa chất lượng của tất cả sản phẩm.
• Điều chỉnh hệ thống phân phối
Cơng ty Tràng An có số lượng đại lý, nhà phân phối khá lớn, tuy nhiên lại có sự phân
bổ chưa hợp lý. Thị trường miền Bắc vẫn có quá nhiều đại lý trong khi lượng đại lỹ tại thị
trường miền Nam lại khá thưa thớt, trong khi 2 thị trường này đều có tiềm năng và chiếm
thị phần cao trong doanh số của doanh nghiệp, thậm chí thị trường miền Nam cịn được
đánh giá cao hơn do có sự năng động và thích nghi nhanh với nhiều sản phẩm. Do đó,
Tràng An cần có sự thay đổi, cắt bớt những nhà phân phối hoạt động không hiệu quả ở
Miền Bắc và mở rộng hệ thống các nhà phân phối tại thị trường miền Nam. Ngoài ra,
phải xây dựng mối quan hệ ổn định với các nhà cung cấp, xác định những tiêu chuẩn chặt
chẽ trong việc lựa chọn nhà cung cấp
• Đầu tư nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới, sản phẩm thay thế
Như đã phân tich ở trên, có thể thấy rằng thách thức của Tràng An đó là họ bị chịu sự
cạnh tranh gay gắt của những sản phẩm thay thế bánh kẹo như nước hoa quả, trái cây
tươi,… Trước tình hình này, Tràng An cũng sẽ phải có sự thay đổi, ngoài việc sản xuất
những sản phẩm bánh kẹo có giá trị lợi nhuận cao như trước đây cũng phải nghiên cứu,
sản xuất những sản phẩm mới lạ, độc đáo hơn, vừa giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh,
thích nghi với biến đổi của thị trường, vừa giúp doanh nghiệp thu hút thêm những tập
khách hàng mới, nâng cao năng lực trên thị trường.

17


KẾT LUẬN
Sau hơn 60 năm hoạt động và phát triển, Tràng An là một doanh nghiệp đã khẳng định
thương hiệu vững chắc tại thị trưòng bánh kẹo trong nước. Tràng An luôn luôn trú trọng

đến công tác đầu tư hệ thống trang thiết bị và dây chuyền, công nghệ sản xuất bánh keo
hiện đại từ các nước Châu Âu, Thái Lan, Malaisia và nhiều quốc gia có ngành thực phẩm
bánh kẹo phát triển trên thế giới. Để nâng cao sản lượng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của
người tiêu dùng, Tràng An cũng nhiều lần mở rộng hệ thống nhà máy sản xuất. Với sự
định vị rõ ràng trong mục tiêu và triết lý kinh doanh nêu trên, sản phẩm của Tràng An
không chỉ được phân phối rộng rãi trên tồn quốc mà cịn được xuất khẩu sang nhiều
nước trong khu vực Đông Nam Á và đang hướng tới các nước lớn trên thế giới. Với các
kiến thức đã học trong học phần “Quản trị chuỗi cung ứng” và tìm hiểu qua các nguồn tài
liệu khác nhau, nhóm 4 đã có những phân tích và đánh giá về hoạt động chuỗi cung ứng
của công ty bánh kẹo Tràng An. Từ đó đề xuất những giải phá phát triển phù hợp cho
cơng ty. Do kiến thức cịn hạn chế, bài nghiên cứu của chúng em vẫn cịn nhiều thiếu sót,
mong cơ góp ý để chúng em có thể hồn thiện hơn ạ!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trangan.com.vn />2. xemtailieu.com />3. text123.doc.net />4. 123doc.net />5. toc123.doc.net />
18



×