Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Lễ hội đền sòng sơn với hoạt động phát triển du lịch ở thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA LỊCH SỬ
------

ĐỖ THỊ PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LỄ HỘI ĐỀN SÒNG SƠN
VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THANH HÓA

Vinh, 2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ


ĐỖ THỊ PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LỄ HỘI ĐỀN SÒNG SƠN
VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THANH HÓA

NGÀNH: VIỆT NAM HỌC(CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH)
LỚP: 49B1 DU LỊCH


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bình Minh

Vinh, 2012

2


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................... 7
4. Nhiệm vụ của khóa luận ............................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 8
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 9
B. NỘI DUNG ................................................................................................... 9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH ĐỀN SỊNG SƠN ............................... 9
1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 9
1.2. Lịch sử hình thành ................................................................................. 12
1.3. Kiến trúc, qui mô................................................................................... 14
1.4. Hệ thống di tích ..................................................................................... 17
1.5. Thánh Mẫu Liễu Hạnh, huyền thoại và thần tích.................................. 21
Chương 2. LỄ HỘI ĐỀN SÒNG SƠN VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH 30
2.1 Lễ hội đền Sòng Sơn .............................................................................. 30
2.1.1 Nguồn gốc và thời gian lễ hội.......................................................... 30
2.1.2 Quá trình chuẩn bị lễ hội ................................................................. 31
2.1.3 Các hoạt động chính của lễ hội ........................................................ 33
2.1.4 Giá trị của khu di tích và lễ hội đền Sòng ....................................... 39
2.2. Tiềm năng du lịch của di tích và lễ hội Đền Sịng Sơn ......................... 41
2.2.1. Lợi thế về vị trí ............................................................................... 41

2.2.2. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ................................................................... 41
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3


HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở ĐỀN SÒNG SƠN .............................................. 44
3.1 Thực trạng khai thác du lịch................................................................... 44
3.1.1 Chính sách của địa phương .............................................................. 46
3.1.2 Lượng khách .................................................................................... 49
3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch ở Đền Sòng Sơn ............ 52
3.2.1 Cơ sở pháp lý của nhà nước về cơng tác bảo tồn, khai thác di tích 52
3.2.2 Giải pháp bảo tồn các giá trị của lễ hội ........................................... 55
3.2.3 Giải pháp cho phát triển du lịch lễ hội ............................................ 57
C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 73

4


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành một nền
văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Trong đó, khơng thể khơng nhắc đến lễ hội - một nét
sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh
văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội khơng chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn có vai trị quan trọng trong ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả

nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này trong hoạt động du lịch, góp
phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng các lễ hội lên tầm cao
mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thơng tin cơ sở và Bộ Văn hóa Thơng
tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp. Ở địa phương nào cũng
có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình.
Là vùng đất địa đầu của tỉnh Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn là vùng đất có vị trí chiến
lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của xứ Thanh nói riêng
và cả nước nói chung, đây cịn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình là
các lễ hội truyền thống của địa phương gắn liền với các vị anh hùng của dân tộc và văn
nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới
chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ hội dân gian mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa
có sự mở rộng hoạt động này với ý nghĩa là một trong những loại hình du lịch. Bên cạnh
đó, vẫn chưa có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du lịch khác của
địa phương để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, việc sử dụng tài
nguyên văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch trên địa bàn thị xã còn hạn chế,
chưa thực sự được chú trọng.

5


Xuất phát từ thực tế đó, tơi chọn đề tài “Lễ hội Đền Sòng Sơn với hoạt động phát
triển du lịch ở Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình nhằm góp phần
nhỏ bé vào việc bảo tồn, gìn giữ và giới thiệu, phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội
để phát triển du lịch địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đền Sòng Sơn từ lâu trong tâm thức của người Việt đã là nơi chứa đựng nhiều yếu
tố tâm linh, mang tính hư ảo, nhưng lại rất linh thiêng gần gũi với cuộc sống con người,
chính vì vậy, nơi đây đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, tơn giáo.
Cụm di tích, danh thắng Bỉm Sơn đã trở thành chỗ dựa về mặt tinh thần của người dân
nơi đây và cũng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

Đối vối khu di tích lịch sử - văn hóa đền Sịng đã có nhiều bài viết được đăng tải
trên các ấn phẩm của địa phương và Trung ương xuất bản. Đặc biệt cũng có nhiều bài
viết của các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, với các tác phẩm:
“Đền Sòng với huyền thoại Liễu Hạnh công chúa” của tác giả Đặng Anh, nhà xuất
bản Thanh Hóa (2004). Cuốn sách như lời giới thiệu du lịch về một địa danh nổi tiếng
của khu di tích thắng cảnh Bỉm Sơn từ đền Sòng đến đèo Ba Dội.
“Hồ sơ khảo sát và lý lịch cụm di tích danh thắng Bỉm Sơn - thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa’ của Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn (1998), tư liệu này đã mơ tả vai trị và
vị trí của ngơi đền trên vùng đất Bỉm Sơn.
“Những tài liệu có liên quan đến đền Sịng ở tỉnh Thanh Hóa” của A.LagrèZe cơng sứ tỉnh Thanh Hóa thời Pháp (Tư liệu đền Sịng, 1986). Đây là người nước ngồi
đầu tiên viết về đền Sòng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Cuốn “Liễu Hạnh và Đền Sòng” - tác giả Tống Kim Chung (1994) giới thiệu về sự
tích Liễu Hạnh cơng chúa và sự ra đời của Đền Sòng.
Bên cạnh những tác phẩm viết về đền Sịng, cịn có nhiều bài viết về công chúa
Liễu Hạnh, như: “Truyền Kỳ Tân Phả” của Đoàn Thị Điểm, Nxb Giáo Dục (1962)…

6


Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chỉ tiến hành mơ tả khái qt lại khu
di tích và tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội xưa, mà không đi sâu vào phân tích những ý
nghĩa, vai trị của lễ hội, không đánh giá tiềm năng du lịch của lễ hội ở địa phương. Mặc
dù vậy, đây cũng là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi tiến hành
nghiên cứu và hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu thêm về Đền Sịng và lễ hội Đền Sịng trong sinh hoạt
văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Mặt khác, khóa luận hồn thành cũng là nguồn tài liệu góp
phần giới thiệu rộng rãi cho người dân địa phương cũng như cả nước những giá trị văn
hóa của lễ hội Đền Sòng.
Đồng thời, với việc nghiên còn nhằm mục đích: Tác động vào ý thức của người

dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa; đưa lễ hội của địa
phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần nâng cao thu nhập
và hiệu quả kinh tế của thị xã.

7


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội ở Đền Sòng, Bỉm Sơn, Thanh
Hóa ở các mặt nội dung và hình thức của lễ hội từ khi ra đời cho đến nay.
Ngoài ra, đề tài tìm hiểu thực trạng thu hút khách du lịch tại lễ hội và phương thức
khai thác lễ hội này đưa vào hoạt động du lịch tại địa phương. Đồng thời đưa ra một số
giải pháp phát triển du lịch tại lễ hội Đền Sịng nói riêng và trên địa bàn thị xã nói chung.
4. Nhiệm vụ của khóa luận
Trong đề tài này, chúng tơi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau:
Với Đền Sòng, Bỉm Sơn - Thanh Hóa, trình bày khái quát về đặc điểm tự nhiên, sự
ra đời cùng kiểu dáng kiến trúc, hệ thống thờ tự, qua đó thấy được nền tảng cơ sở của di
tích.
Tìm hiểu về lễ hội Đền Sịng để thấy được nét đặc trưng của việc thờ tự Thánh
Mẫu, vị trí của Thánh Mẫu trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Qua đó tìm hiểu
những giá trị văn hóa của lễ hội đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị để lễ hội truyền
thống của địa phương trở thành lễ hội phục vụ du lịch mà không làm mất đi tính linh
thiêng của lễ hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện khóa luận này, chúng tơi thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau, như:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân
tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái qt hóa,
mơ hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.
Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau

và thời gian dài ngắn cũng khơng giống nhau vì thế các tài liệu đó cần được thống kê lại
và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả cao.

8


Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được các số liệu,
thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác, để kết
quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trị quan trọng, ảnh
hưởng đến độ chính xác của đề tài.
Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến lễ hội của
địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản lý, cán bộ văn hóa,
những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm thơng tin.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Khái qt về di tích và Đền Sịng Sơn.
Chương 2. Lễ hội Đền Sòng Sơn và tiềm năng khai thác du lịch
Chương 3. Thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch ở đền
Sòng Sơn.
Tài liệu tham khảo

B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH ĐỀN SỊNG SƠN

1.1. Vị trí địa lý

9



Nằm cách thành phố Thanh Hóa 34 km về phía Bắc, cách thủ đơ Hà Nội 120 km
về phía Nam, Thị xã Bỉm Sơn nằm trên vùng địa đầu tỉnh Thanh có diện tích tự nhiên
6.681ha. Phía Bắc giáp thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), phía Tây Nam giáp huyện Hà
Trung, phía Đơng giáp huyện Nga Sơn. Tính theo trục giao thông quốc lộ 1A, chiều từ
Bắc vào Nam thì đầu thị xã là núi, cuối thị xã là sông với Dốc Xây (phía Bắc) và cầu
Tống Giang (phía Nam).
Bỉm Sơn là vùng có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và rất phức tạp, vừa mang
đặc điểm của vùng bán sơn địa, vừa mang đặc điểm của vùng chiêm trũng.
Là một bộ phận cấu thành nên tỉnh Thanh Hóa, nơi “Trời đúc khí thiêng, nước nhà
gây phúc tốt” (lời vua Thiệu Trị), Bỉm Sơn có vị thế quan trọng trong quá trình bảo vệ và
phát triển đất nước, nhất là các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược từ phương Bắc trong lịch
sử. Năm 978 - 980, Lê Hoàn trấn áp quân chống đối của Nguyễn Bặc, Đình Điền ở vùng
sông Tống, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1284 - 1285) để
tránh thế giặc mạnh, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đem hai vua Trần vào vùng
Hà Trung, Nga Sơn để bảo toàn đầu não. Tháng 5/1285, từ vùng đất này Hưng Đạo
Vương tiến quân ra Bắc quét sạch quân Nguyên Mông. Thế kỷ XV, nghĩa quân Lam Sơn
đã chọn vùng đất Bỉm Sơn làm nơi tập kết lực lượng, trung chuyển quân lương, tiến đánh
quân xâm lược nhà Minh, vây hãm thành Đông Quan, khiến cho quân thù phải khốn đốn
hàng phục. Trong lần Bắc tiến thứ hai của quân Tây Sơn (1787), việc vượt qua núi Tam
Điệp được ghi nhận như một thắng lợi lớn của đội quân áo vải này.
Bên cạnh đó, theo truyền thuyết thì nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa triều
đình phong kiến với Công chúa Liễu Hạnh, thể hiện cuộc đấu tranh giữa một bên là triều
đình phong kiến thối nát với một bên là quần chúng nhân dân đòi quyền tự do, bình đẳng.
Nhận rõ vị trí hiểm yếu của Bỉm Sơn, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945,
thực dân Pháp đã đặt đồn binh ở làng Bỉm vừa để trấn áp phong trào cách mạng trong
vùng, vừa để bảo vệ khu lăng tẩm nhà Nguyễn ở phủ Hà Trung.

10



Thị xã Bỉm Sơn chỉ mới ra đời cách đây vài chục năm do yêu cầu phát triển công
nghiệp. Ở đây đã xây dựng nhà máy xi măng lớn nhất cả nước, Thị xã này được cấu
thành bởi một phần đất của huyện Hà Trung cũ mà hạt nhân hành chính đầu tiên là thị
trấn Nơng trường.
Tên gọi Bỉm Sơn chính thức chỉ mới có từ thời Pháp thuộc khi có đường xe lửa đi
qua và tên gọi này là tên gọi của nhà ga, một đồn lính chứ khơng phải là tên gọi của một
làng hay một xã. Phần đất Bỉm Sơn thời ấy cũng thuộc địa phận của xã Hà Dương - Hà
Trung bấy giờ.
Khi chưa có ga hay đồn lính Bỉm Sơn thì người tứ phương trong cả nước biết đến
vùng nay chỉ nhờ cái tên của khu đền Đức Thánh Mẫu lớn nhất xứ Thanh đó là đền Sòng
Sơn.
Đền Sòng Sơn trước đây được gọi là đền Sòng Trâm thuộc địa giới làng Cổ Đam xã Hà Dương - huyện Hà Trung nay thuộc phường Bắc Sơn thị xã Bỉm Sơn. Đền Sòng
Sơn đi vào tâm thức tâm linh của người dân ta từ xưa tới nay với tên gọi trìu mến là đền
Sòng.
Đền Sòng được xây dựng ở vị trí tương đối trung tâm của một bổn địa rộng rãi về
phía Nam dãy núi Tam Điệp. Xưa, nơi đây là non xanh lạ lùng vừa hùng vĩ, vừa u tịch,
lại có con đường Thiên lý đi qua. Bởi vậy dọc theo quốc lộ 1A hướng từ Hà Nội vào
Thanh Hóa, khách du lịch khơng khỏi ngạc nhiên trước phong cảnh hữu tình khi càng gần
đến địa giới xứ Thanh. Và chính nơi sơn cảnh hữu tình đó dễ khiến con người ta vứt bỏ
bụi trần, trầm tư mặc tưởng để rồi một học giả người Pháp khi tới đây cũng phải trầm trồ
bộc lộ cảm xúc khi bước vào địa đầu xứ Thanh: “cho nên người An Nam đã kiến lập
những thánh đường ở đây để thờ nữ thần Vân Hương, mà người ta gọi là bà chúa Liễu
Hạnh hoặc thông thường chỉ gọi là bà Thánh Mẫu, một trong những đền hay còn gọi là
thánh đường đầu tiên đó ở ngay biên giới giữa Trung Kỳ và Bắc Kỳ nhưng thuộc địa hạt

11


Thanh Hóa, người ta gọi tên là đền Sịng Trâm - đền Sòng Sơn - đền Sòng” xưa tới nay
thờ bà Liễu Hạnh.

1.2. Lịch sử hình thành
Về việc xây dựng Đền Sịng cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào viết cụ thể. Theo
Le Breton người Pháp thì “ngôi đền Sòng còn được gọi là Sùng Sơn, đền này được dựng
vào thời vua Cảnh Hưng thuộc triều Lê Hiến Tông (1740 - 1786) ngay tại nơi công chúa
Liễu Hạnh tái hiện xuống trần”.
Ngoài ra việc xác định rõ ngày tháng năm nào, ai là người công đức bỏ của làm
đền thì cịn là một ẩn số.
Tương truyền, có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất ở làng Cổ
Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả
nhiên, lời tuyên phán đó trở thành mầu nhiệm, gậy tre trở nên xanh tốt bám rễ, đâm chồi
tán lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ, linh ứng thiêng liêng mới bảo nhau lập
đền thờ này [10,23]. Đó là ngày 26/2 âm lịch, ngày hiển linh, hiển thánh của Mẫu Liễu
Hạnh.
Sở dĩ Đền Sòng được xây dựng theo tương truyền là vì sau khi hóa kiếp lần thứ hai
trở về trời, nữ chúa Vân Hương không sao quên được thời kì ở trần thế. Mặc dù đã làm
đầy đủ trách nhiệm mà vua cha giao phó, nàng vẫn luôn luôn sầu muộn, ưu tư vì nhớ đến
mối tình của nàng với Đào Lang - người chồng thứ nhất ở địa giới. Trước tình cảnh đó,
Ngọc Hồng đã rủ lòng thương cho nàng hạ giới mỗi khi nàng muốn, vì vậy nên thỉnh
thoảng nàng xuống hạ giới. Khi thì dưới dạng một nữ hoàng lộng lẫy, lúc thì một cô gái
nông thôn nết na thùy mị, nàng thường xuyên xuất hiện và tiếng tăm của nàng ngày càng
lan rộng đến nổi quyền uy của nàng trở nên có sức mạnh, phép tắc huyền diệu của nàng
thì vơ kể khiến cho đông đảo quần chúng khâm phục. Nàng giúp đỡ người, che chở cho
những người làm điều thiện và trừng phạt những người làm điều ác. Mặt khác, nàng có
thói quen thường xuyên đi mây về gió, đến những nơi có phong cảnh hữu tình, nàng đi

12


khắp trăm núi nghìn sơng, về đến Sịng Sơn thì thấy nơi đây là cảnh đẹp, nàng ưa rồi
chọn nơi đây làm nơi trì cửu, xui dân dựng đền thờ này rồi đem các thủ tục của nàng về ở

đó, ngơi đền được dựng lên ở núi Sịng, cho nên dân gian gọi là đền Sòng.
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra bằng chứng chính xác
về năm xây dựng ngơi đền song trong quá trình tồn tại, ngôi đền đã nhiều lần được tu
sửa:
Trước đây thời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 33 (1772) có bà Hồng Thái Hậu đi
qua Đền Sịng thấy cảnh sắc tuyệt đẹp, lại mến mộ người xưa, bà đã bỏ ra 50 lạng bạc
cho dân tu sửa ngôi đền và xây một chiếc cầu hình vòm bắc qua con suối nhỏ bên trái đền
mà hiện nay vẫn đang còn lại dấu vết. Nơi chiếc cầu bắc qua con suối hằng năm vào ngày
lễ hội người ta vẫn thấy đàn cá thần dưới suối bơi lội.
Trải qua những cuộc chiến tranh loạn lạc, ngôi đền nhiều lần bị tàn phá đi rồi dựng
lại:
Năm 1939, Quan Bố Chánh Thanh Hóa là Tôn Thất Toại tổ chức trùng tu lại ngôi
đền khang trang bề thế. Chính trong quá trình trùng tu ngôi đền mà người ta đã phát hiện
ra “cuốn sách bằng đồng”. Khi những người thợ đào móng ở giữa cây bên trái và bức
bình phong, gần đấy họ đã phát hiện được cái tráp trong đó có đựng một cuốn sách có tờ
bằng đồng đề niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 - 1929) đời vua Lê Thần Tông [1, 28]. Cuốn sách
gồm năm tờ, trên tờ đầu viết đề mục “niên sử giám gia đình họ Lê, thuộc làng Vân Cát,
huyện Thiên Bản”.
Năm 1993, Bộ Văn hóa Thơng tin ra quyết định số 57/QĐ cơng nhận khu di tích
lịch sử và thắng cảnh Bỉm Sơn trong đó có đền Sịng.
Năm 1994, Bộ Văn hóa Thơng tin cấp tiền để trùng tu sửa chữa.
Tháng 5/1998, được phép trùng tu tái tạo đền Sòng Sơn với nguồn vốn do phát tâm
kêu gọi công đức.

13


Ngày 13/7/1998, khởi cơng xây dựng lại đền Sịng do Công ty đầu tư và xây dựng
thương mại đã bỏ tiền trước để xây dựng đền. Đến 31/12/1988 đã xây dựng xong phần
nhà đền theo đúng thiết kế của Công ty tơn tạo di tích TW- Bộ Văn hóa Thơng tin với số

tiền gần 1 tỷ đồng.
Hiện nay, di tích đền Sịng đã cơ bản hồn thành và đón khách thập phương, đồng
thời tiếp nhận sự hảo tâm công đức của các tổ chức, cá nhân xa, gần để từng bước tu bổ
sửa sang làm cho di tích ngày càng khang trang, đẹp hơn đáp ứng lịng mong mỏi của
đơng đảo nhân dân hướng về cõi thiện.

1.3. Kiến trúc, qui mơ
Từ khi xây dựng, đền Sịng có hướng Tây Bắc, phía trước đền có một cái hồ tự
nhiên hình bán nguyệt, quanh năm nước trong xanh không bao giờ cạn, mà người ta
thường gọi là hồ cá thần. Hồ có mạch nước ngầm chảy từ Dốc Xây theo chân núi qua
hang động đưa nước về đây. Từ hồ cá thần có hai khe nước nhỏ chảy xi lượn vịng
quanh tạo nên khu đất trước đền dường như một hòn đảo. Hai khe nước này hợp nhau về
phía trái thành một dịng, lượn quanh co tạo nên chín cái giếng xoắn ốc, ở đó người ta
dựng một cái đền nhỏ, tục gọi là đền Chín Giếng.
Bên cạnh hồ cá thần có một núi đất thấp trịn - núi Ngọc Bích - là tiền án phong
cho ngơi đền. Phía trái (trước đền) có dãy đất thấp thoải về phía bắc, hai dãy núi tả, hữu
nhơ cao hẳn lên ở gần hịn núi Ngọc Bích và Hồ cá thần tạo nên bức tranh thiên nhiên,
lưỡng long ngậm thủy “lưỡng long giao thủy tụ, Bích Ngọc sáng trời mây”.
Căn cứ vào cấu trúc trước đây và các tài liệu còn ghi lại cho thấy ngơi đền thờ Liễu
Hạnh đã có từ lâu đời, xây dựng có nhiều nét dộc đáo. Đền xây dựng theo kiểu chữ
“Tam”, đền có 3 cung điện liên tiếp, cung điện chính tẩm có ba gian, gian giữa có tượng

14


Mẫu uy nghi đặt trong khảm sơn son thếp vàng. Cung đệ nhị có 5 gian, mỗi gian có 10
pho tượng lớn đặt bên bệ thờ. Cung đệ tam (tiền đường) cũng có 5 gian, gian giữa có một
pho tượng duy nhất. Đồ thờ ở cả 3 cung có cả yếu tố Thần, Phật, Mẫu. Phía ngồi cung
tiền đường có hai pho tượng hộ pháp.
Trải qua hàng trăm năm, kể từ khi xây dựng đến nay, Đền Sòng đã nhiều lần được

tu sửa, ban đầu chỉ là một ngôi đền nhỏ được nhân dân trong vùng dựng lên bằng tranh
tre, nứa kè cho đến ngày nay, ngôi đền đã được xây dựng khang trang. Ngoài thờ Mẫu
Liễu Hạnh là chủ yếu cịn đưa vào thờ một số nhân vật, tín ngưỡng khác do vậy đã đáp
ứng được lòng mong mỏi của đơng đảo người dân Bỉm Sơn nói riêng và nhân dân cả
nước nói chung.
Đền Sịng, nơi thờ Liễu Hạnh, với một quần thể kiến trúc điện thờ duy nhất vừa
đơn sơ, vừa dân dã nhưng rất quy mô. Đền Sòng phụng thờ đạo “Tam phủ”, một thứ đạo
nội sinh mà trọng tâm ngưỡng mộ và tôn thờ là Mẫu Liễu Hạnh - vì Mẫu là một vị nữ
thần có nguồn gốc từ xã hội loài người, rất gần gũi thân thiết với mọi tầng lớp nhân dân.
Việc thờ Mẫu ở đền Sịng nói riêng và các phủ đền nơi khác nói chung đã đẩy tục thờ
Mẫu lên một trình độ cao hơn và hồn thiện hơn.
Cách bài trí phụng thờ ở đền Sòng sau khi được xây dựng lại vào năm 1998 đã có
thay đổi đơi chút. Mặc dù vậy, ngôi đền mới đã được phục dựng gần như nguyên vẹn
kiểu dáng xưa: uy nghi, đường bệ và linh thiêng.
Cấu trúc đền gồm 3 cung:
Cung đệ nhất: Đây là cung thâm nghiêm, u tịch, rất ít khi được mở cửa, trừ những
ngày lễ rước thánh Mẫu hằng năm vào tháng hai âm lịch. Là nơi đặt ban thờ Mẫu, thường
là TAM TỊA THÁNH MẪU, Gian chính giữa có tượng thờ thánh Mẫu được trang hoàng
lộng lẫy, hai bên là hai đệ tử thân tín là Quế Nương và Thị Nương đã cùng thánh Mẫu
giáng trần lần thứ 3, hai gian bên thờ Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn.

15


Cung đệ nhị: Nơi đây thờ Ngọc Hoàng - vua cha của thánh Mẫu và các Quan
Nam Tào và Bắc Đẩu ở hai bên. Tiếp đến là 5 vị Quan lớn (Ngũ vị Tôn Quan):
Đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ) Quan Đệ Nhất quyền cai bào Thiên Phủ trên trời,
theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc
Hoàng.
Đệ nhị Giám Sát quyền cai quản thượng Ngàn (áo xanh), ngày cúng của Đức Giám

Sát là Âm Lịch mùng Ba tháng Ba. Quyền cai rừng núi Lâm Cung, lên rừng suống biển
tâu về Bát Hải Long Vương. Lúc đánh trận cho nhà vua thánh, Ông Quan là vị giám sát
trước để đánh thuận xông pha. Mặc bào mầu xanh lá cây. Lúc lên giá này, ông cầm khăn
phủ diện để minh giám hoàn cảnh.
Đệ tam Thoải Phủ cai bản mệnh Thanh Đồng (áo trắng), là con vua Bát Hải Long
Vương, ra trận cầm đối đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào mầu trắng. Lúc lên giá này, ông
cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỉ thế tà giới.
Đệ tứ Khâm sai quyền cai tứ phủ (áo vàng), là một ông quan Địa Linh quyền cai
đất bằng. Ơng có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt.
Mặc bào mầu vàng.
Đệ Ngũ Tuần Tranh, quyền cai quản âm binh nhà Trời (áo tím), là một ơng Quan
anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào mầu xanh biển. Lúc lên
giá này, ông cầm cái thanh long đao to như của ông Quan Công thời Tam Quốc.
Cung đệ tam: thờ các quan, các ơng hồng và các đệ tử, trong đó nổi bật là hai ơng
Hồng Bơ (Ba) và ơng Hồng Bảy, giữa hai ơng Hồng là lư hương. Hai bên tả hữu của
cung thờ nêu trên là Động Sơn Trang và Cung Đức thánh Trần. Phía dưới của ban thờ
thường là thờ Quan Ngũ Hổ cùng Thanh Xà, Bạch Xà, phía ngồi sân chính của đền là
tượng phật bà Quan Âm với dáng vẻ từ bi, bác ái. [18]

16


Đó là những vị thần thánh mà vẫn được nhân dân Việt thờ tụng và coi là những bậc
siêu linh, họ có thể trừ ma sát quỷ, cải lão hồn đồng, chữa những bệnh cho dù người
bệnh thập tử nhất sinh. Đây là một phong tục hay và đầy chất tâm linh của văn hóa tín
ngưỡng Việt.
Nhìn chung ở đền Sịng, việc bài trí cũng dựa theo cách bố trí phổ biến ở các đền,
phủ thờ Mẫu khác. Ngoài việc thờ Thánh Mẫu cịn có các vị thần khác và có lẽ người dân
khi đến đây thể hiện tấm lịng hướng thiện của mình về với cội nguồn, họ cũng muốn
rằng ngồi Mẫu Liễu cịn phải có họ hàng của Mẫu, vậy là ít nhiều xuất hiện cách bài trí,

phụng thờ khác nhau, nơi thì thờ Tam phủ, nơi thờ Tứ phủ, nhưng suy cho cùng, tất cả
đều quy tụ về một niềm tin bất diệt để vươn đến cái chân, thiện, mỹ ở cõi đời.
1.4. Hệ thống di tích
Đền Sịng và lễ hội đền Sịng khơng những gắn với huyền thoại về Thánh Mẫu
Liễu Hạnh mà còn gắn liền với tên tuổi của người anh hùng áo vải của dân tộc - Quang
Trung Nguyễn Huệ, với nhiều các di tích liên quan hiện nay vẫn được bảo vệ, nhiều di
tích trong đó đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Đền Chín Giếng: Là một cơng trình nằm trong quần thể của di tích Đền Sịng Sơn,
cách Đền Sịng 1km về phía Đơng. Đền được xây dựng bên cạnh chín cái giếng tự nhiên
được hợp lưu từ hai con suối chảy quanh Đền Sịng và chín dịng nước phun lên từ lịng
đất khơng bao giờ vơi cạn. Ngơi đền thờ Cơ Chín - là một Tiên nữ được Vua cha Ngọc
Hoàng cho theo hàu Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đình Làng Gạo: Làng Gạo có tên chữ là Điền Đồi (hay cịn gọi là Đồi thơn).
Tương truyền đây là khu vực kho lương của quân Tây Sơn. Ngôi đình nằm tại làng Gạo
nên được gọi là đình Làng Gạo. Ngôi đình hiện nay mang hoàn toàn kiến trúc thời
Nguyễn gồm 5 gian rộng, Hậu cung là nơi thờ các vị thần Hồng (trong đó có Thái Tơ
Đại Liên tức là Tơ Hiến Hành và nhiều vị có cơng với làng với nước như Tống Sơn Quốc
Sư, Nuôi Nhị, Nuôi Nguyễn, Chương Tấn, Tả Bác Trình, Hữu Bác Mối, Bản thổ thượng

17


trụ quốc công, Lục hành Ngân Đạo…). Hiện nay làng còn giữ được nhiều sắc phong cho
các vị thần này.
Đền Cây Vải: Đền được khởi dựng vào năm 1060 thời Lý Thánh Tông (1054 1072). Năm 1997, được Bộ Văn hóa cơng nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia. Đến 2001,
được chính quyền, nhân dân địa phương đầu tư tơn tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài địa bàn. Đền tọa lạc theo hướng Đông - Tây, tựa
lưng vào giải núi Đồi Ơng, soi bóng xuống mặt hồ nước trong xanh. Bên phải phía trước
đền có một giếng nước khơng bao giờ vơi cạn, nước trong vắt mà lại ngọt lành, nhân dân
trong vùng quen gọi là giếng Tiên.

Đền Cây Vải là nơi thờ phụng Tiên nữ Ngọc Thủy Tinh công chúa - con gái của
Động đình Long vương dưới thủy cung. Tương truyền Tiên nữ đã từng có cơng âm phù,
hiến kế cho vua Lý Thánh Tông đánh thắng quân Chiêm Thành xâm lấn nước ta vào năm
1067 và hiến kế cho Vua Quang Trung Nguyễn Huệ hành quân thần tốc tiêu diệt 20 vạn
quân Thanh xâm lược năm 1789. Nhân dân lập đền, khói hương thờ phụng để ghi ân
công đức giúp vua, giúp nước, cứu dân của Tiên nữ.
Đền Cây Vải - Di tích lịch sử cấp quốc gia hiện đang được Ban quản lý di tích xếp
hạng cấp Quốc gia Thị xã Bỉm Sơn và UBND Phường Lam Sơn, Thị xã Bỉm Sơn quản
lý, hướng dẫn hoạt động.
Động Cửa Buồng: Trong hai dãy núi đá vôi Tượng Sơn và Kỳ Sơn thuộc Khu 10,
phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, thiên nhiên đã kiến tạo một hệ thống hang động kỳ thú
như Động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động người Xưa và Quang Trung tối
linh Động. Đó là những hang động tự nhiên được nhiều người biết đến.
Động thứ nhất là Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 5m, du khách
muốn lên và vào động phải leo men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá, trước cửa
động là hai nhũ đá rất lớn buông xuống như hai mức mành che chắn lịng động rộng
chừng 40m2, tạo sự kín đáo, thâm nghiêm cho mọi hoạt động phía trong. Tương truyền

18


vào cuối năm 1788, khi Hoàng Đế Quang Trung cùng Đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc hội
quân với Đại tư đồ Ngô Văn Sở, Học sĩ Ngô Thì Nhậm, Nội Hầu Ninh Tốn… đã rút lui
khỏi thành Thăng long về đây lập phòng tuyến Tam điệp Biện Sơn.
Động Trình vừa đẹp, vừa rộng và kín đáo đã được Vua Quang Trung chọn làm nơi
để hội họp các tướng lĩnh. Tại đây hàng ngày các tướng lĩnh đến yến kiến, tâu trình với
vua Quang Trung về tình hình quân, lương, khí giới đã được chuẩn bị cho cuộc tiến quân
thần tốc ra Thăng Long, vì thế dân gian quen gọi là Động Trình.
Từ Động Trình du khách đi tiếp khoảng 500m rẽ về phía bên trái là động Đào
Nguyên - cửa động cao hơn mặt đất chừng 3m, muốn vào động phải đi theo một hẻm đá

rộng chừng 1m, là vào gian động thứ nhất, tại đây chúng ta được chiêm ngưỡng nhiều
nhũ đá tựa như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, đặc biệt có nhiều nhũ đá như
hình đức phật đang ngồi uy nghiêm, đi tiếp vào phía trong là gian động thứ hai, tại đây
thiên nhiên đã kiến tạo một phiến đá bằng phẳng rộng chừng 3m2, cao chừng 50cm tựa
như một ban thờ, với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến, đĩa hoa quả…
Tương truyền, tại bàn đá này từ xa xưa nhân dân quanh vùng đã lập ban thờ, tôn thiết lô
nhang để tôn thờ Thần Cao Sơn, Cao Các - Những vị thần Núi đang ngự trị, cai quản các
vùng núi thiêng, trên đất Trang Cửa đồi xưa và nay là phường Ba Đình thị xã Bỉm Sơn,
thể hiện ý niệm mong chờ ở vị thần Núi một sức mạnh diệu kỳ chăm lo giúp dân, bảo vệ
cuộc sống được thanh bình, mùa màng tươi tốt, trừ tai, trừ dịch cho dân chúng, giúp dân
no ấm khỏe mạnh, trai tài, gái đẹp…
Hệ thống Động Cửa Buồng - Với giá trị là một danh thắng cấp Quốc gia, là một địa
danh lịch sử gắn liền với hình ảnh và hoạt động của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và
Đại quân Tây Sơn trong 40 ngày dừng chân tại đây trước khi thần tốc hành quân ra
Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789 …
Đồi Ơng Đùng: có ba ngọn núi đất theo thế chân vạc với độ cao 30m so với mặt
đất, ôm lấy một thung lũng màu mỡ, tương truyền đây là nơi nghĩa quân Tây Sơn sử dụng

19


làm nơi huấn luyện pháo binh, tiếng pháo tập đùng đoàng hàng ngày dội vào núi như báo
hiệu sức mạnh tiến công của quân Tây Sơn, âm vang cả một vùng. Vì thế dân gian quen
gọi là đồi Ông Đùng. Đồi Ông Đùng cũng gằn liền với tên tuổi của Đại tư đồ Ngô Văn
Sở một đại thần thời vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, nổi tiếng tài cao, đức trọng. Đồi
Ơng Đùng đã được Bộ Văn hóa - Thể thao, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cơng
nhận xếp hạng di tích lịch sử danh thắng cấp Quốc gia từ ngày 12/3/1993.
Đường Thiên Lý: với chiều dài gần 4km, con đường quanh co uốn lượn qua bãi lau
lách, hai bên đường là dãy núi đá sừng sững thâm nghiêm, vượt qua ba ngọn núi đất du
khách đến với Nhà Bia trên đỉnh Đèo Ba Dội. Chính trên con đường này Đại binh Tây

Sơn đã hành quân thần tốc ra Bắc Hà giải phóng Thăng Long một cách nhanh chóng.
Đèo Ba Dội: di tích lịch sử danh thắng gắn liền với huyền thoại Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, gắn liền với sự hiện diện của các bậc quân vương triều Nguyễn và các danh nhân
văn hóa. Chính nơi đây Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã biền thành cô gái bán hàng, để cứu
giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu tao nhân mặc
khách, đến nay trong dân gian còn truyền tụng câu ca đồng giao:
Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Trèo lên Ba Dội nhớ cô bán hàng
Đứng trên đỉnh đèo, nơi phân giới hai tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, ở độ cao 110m,
du khách được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non tầng tầng được mây trời ôm ấp, cỏ cây
hoa lá đua chen.
Đứng trên đỉnh Đèo Ba Dội, phóng tầm mắt về phía Đơng Bắc, du khách ngỡ
ngàng đến sửng sốt trước một vùng hồ tự nhiên mặt nước mênh mang giừa 4 ngọn núi
với một hệ thực vật, động vật phong phú, với diện tích 201.000m2 và 33.000m3 nước trữ
lượng - Hồ Cánh Chim. Đứng trên cao nhìn xuống, cả mặt Hồ như dáng hình một con
chim đại bàng tung cánh bay cao, lay thức trong mỗi du khách một khát vọng bay cao,
vươn tới.

20


Cảnh quan Hồ Cánh Chim - một tiềm năng to lớn cho lĩnh vực Du lịch sinh thái
của Bỉm Sơn và Thanh Hoá. [13, 7-11]
1.5. Thánh Mẫu Liễu Hạnh, huyền thoại và thần tích
Ở đệ nhị thiên cung thượng giới có nàng tên là Quỳnh Hoa, chẳng biết vì vơ tình
hay hữu ý mà đánh vỡ chén ngọc quý, bị Ngọc Hoàng thượng đế đẩy xuống trần gian đầu
thai vào nhà ơng Lê Thái Cơng.
Ơng Lê Thái Cơng gốc người Thanh Hóa, dịng dõi vua Lê Thái Tổ chán cảnh làm
quan cư ngụ ở quê vợ là làng An Thái xã Vân Cát huyện Thiên Bản trấn Sơn Nam (nay là
huyện vụ Bản tỉnh Nam Định). Ơng bà Thái Cơng tính nết hiền lành, chăm làm điều

thiện, ham làm điều phúc, đường con cái hiếm hoi muộn màng. Năm 45 tuổi bà mang
thai, đến kỳ sinh bỗng bị mắc bệnh nặng, không chịu ăn uống gì cả, thuốc thang không
khỏi. Một đêm trăng sáng có một người khăn áo chỉnh tề đến nói là có thuật làm bà
chóng sinh, Thái Cơng nghe nói vậy liền mời vào xem.
Trong tay áo ông khách có một cái búa ngọc, vì đạo nhân ấy xõa tóc lên đầu,
miệng đọc thần chú, ném búa ngọc xuống đất. Thái Công bất tỉnh, trong mộng ông thấy
hai thuật sĩ dẫn ông đi lên cao, cao mãi, sắc trời lờ mờ như bóng trăng nhạt. Qua chín lần
cửa thiên cung hồng thấy một tiên nữ mặc áo hồng, nâng chén ngọc dâng rượu nhỡ tay
đánh vỡ chén. Ngọc Hoàng mới giận “sắc giáng” đầy tiên nữ xuống trần. Thái Công hỏi
lực sĩ: Người con gái ấy là thế nào? Duyên cớ làm sao? Lực sĩ trả lời: Đó là đệ nhị tiên
chúa Quỳnh Nương bị đầy xuống trần. Rồi ông thấy mình trở về nhà bỗng nghe có tiếng
trẻ khóc, ơng sực tỉnh bà vợ đã sinh một cô gái mỹ miều. Đêm ấy trời trong, trăng sáng,
hương lạ thơm nức trong nhà. Thái Công nghĩ rằng thần báo mộng là vị tiên giáng sinh,
bèn đặt tên là Giáng Tiên, lớn lên Giáng Tiên xinh đẹp, chăm học, giỏi cả thi phú lễ nhạc.
Bên thôn Vân Cát xã Kim Thái có gia đình họ Trần vốn là người nơi khác về ngụ
cư. Lê Thái Công cho con gái nhận Trần Công là nghĩa phụ (cha nuôi) và làm một cái lầu
cho Giáng Tiên ở.

21


Một hôm Trần Công đi bách bộ thưởng trăng trong vườn hoa bỗng gặp một cậu bé
dưới gốc cây bích đào liền đem về nuôi và nhận làm con, đặt tên là Đào Lang. Lớn lên
thấy Giáng Hương nết na, tư chất khác thường, Đào Lang xin lấy nàng làm vợ, hai nhà
vui mừng khôn tả cho hai trẻ thành thân. Năm sau sinh con trai, năm sau nữa sinh con
gái. Ngày 3-3 năm đó tự nhiên tiên nữ khơng bệnh mà mất, xuân xanh vừa chòn 21 tuổi.
Hết hạn đầy, tiên nữ về trời nhưng trần duyên còn mắc nợ, luôn buồn bã đến chau
mày, nhỏ lệ khiến quần tiên động lòng ái ngại, tâu lên thượng đế. Ngọc Hoàng cảm động
nghĩ Quỳnh Hoa là tiên nữ đức hạnh hiếm có, ban cho tên Liễu Hạnh và gửi xuống trần
thế một thời gian để được gần gũi người thân, giúp đỡ chồng con và các bậc cha mẹ.

Ngày công chúa trở lại trần gian đúng ngày kỵ lần thứ hai, cả nhà đang khóc lóc
tưởng nhớ Quỳnh Hoa nàng hiện ra, lậy và khóc rồi nói “con là người bất hiếu, làm
lụy đến cha mẹ, không phải là con không muốn ở lại để hầu hạ cha mẹ, nhưng vì cơ
trời không biết số mệnh đã định không ai cưỡng nổi. Nay con được về thăm nhà chốc
lát, xin ba vị cha mẹ nếu lịng thương xót, mở lương từ tâm tha cho con cái tội bất hiếu
để con bớt được phần nào ân hận”. Tiên nữ lạy từ toan đi, ba người khóc giữ lại. Liễu
Hạnh cúi đầu thưa lại:
“Con vốn ở đệ nhị tiên cung nơi thượng giới vì phạm lỗi bị trích giáng xuống trần,
mãn hạn thượng đế gọi lại được chầu hầu nơi đế đình. Bởi lòng trần chưa sạch tục lụy
còn mang, đêm ngày chỉ nhớ thương cha mẹ, chồng con nên thượng đế thương tình lại
cho xuống trần gian. Song con đây tuy ba hồn cịn nơi nhân gian mà chín phách đã vùi
sâu dưới đất, chỉ hiện hình trong chốc lát về thăm cha mẹ để bớt nỗi nhớ thương, không
thể nào ở luôn lại hầu bên cha mẹ. Cha mẹ tu nhân tích đức để dày cơng, xin chớ nản, sắp
được ghi tên vào sổ tiên, sau này sẻ cùng nhau đồn tụ”.
Ba vị cha mẹ chưa kịp nói gì thêm thì đã khơng thấy hình bóng Giáng Tiên đâu
nữa.

22


Cũng trong đêm hôm ấy Tiên Chúa hiện về gặp Đào Lang vợ chồng than vãn
về cảnh cô đơn và nàng hẹn 20 năm sau sẽ nối lại duyên xưa, nói xong nàng biến
vào khơng trung. Đào Lang khơng thấy hình bóng vợ đâu nữa.
Từ đó tơng tích Liễu Hạnh công chúa như mây nối lưng trời không nhất định ở đâu
cả - có khi tiên nữ giả làm gái đẹp thổi ống tiêu dưới trăng, có khi hóa một bà già chống
gậy trúc đứng bên đường, người nào dùng lời bỡn cợt tất bị tai vạ, ai cầu khấn được làm
phúc.
Ít lâu sau cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi đều qua đời, năm sau Đào Lang cũng mất, con
cái đến tuổi thành thân. Lịng Tiên nữ khơng cịn vướng bận gì nữa từ đó mới đi chu du
thiên hạ khắp chân trời núi biếc, non xanh, người vui nơi danh lam thắng cảnh.

Đến Lạng Sơn, Tiên chúa thấy trên sườn núi có một ngơi chùa phong cảnh hiểu
tình, Tiên nữ đang vãn cảnh thì gặp một ơng chít khăn nhà Nho, mặc áo rộng, cưỡi ngựa
tốt, theo sau là một đoàn tháp tùng, Tiên nữ biết ngay là đoàn sứ bộ của vua Lê do trạng
nguyên Phùng Khắc Khoan làm chánh sứ sang Bắc quốc lo việc bang giao, đạt kết quả tốt
trở về. Vừa đặt chân qua cửa ải Lạng Sơn, ở đây họ gặp nhau và đã có những nghĩa cử
cao đẹp. Họ đã làm thơ đối đáp, xướng họa, để rồi đến lúc chia tay Tiên Chúa còn để lại
cho Phùng Khắc Khoan những dòng chữ khắc trên thân cây: “Mão khẩu công chúa” rồi
lại hiện thêm bốn chữ “Băng mã dĩ tẩu”.
Lúc này cả đoàn sứ bộ đều ngỡ ngàng lo sợ cho là ma quỷ, Phùng Khắc Khoan
nghĩ ngợi một lát nói:
Cây tức là “mộc”, chữ “mão khẩu” thêm chữ “mộc” là chữ “Liễu Hạnh”. Mão
khẩu công chúa tức là Liễu Hạnh công chúa. Con chữ “Băng mã dĩ tẩu” phải hiểu sao
theo cách chiết tự: Chấm “Băng” bên trên chữ “mã” là chữ “phùng”, chữ “dĩ” trong chữ
“tẩu” là chữ “khởi”. Người con gái vừa rồi là Tiên nữ Liễu Hạnh có ý nhờ ta khởi công
xây dựng lại ngôi chùa này.

23


Rời Lạng Sơn, Phùng Khắc Khoan về đến Thăng Long không hề biết công chúa
Liễu Hạnh cũng đến kinh đô du lãm đất phồn hoa. Ông bận nhiều việc, một hôm rảnh rổi
ông nảy ý định đi dạo chơi, ông đeo túi thơ mang bầu rượu rủ hai bạn trẻ là cử nhân họ
Ngô và Sinh đồ họ Lý cùng đến Tây hồ thưởng ngoạn.
Phùng Trạng nguyên đi trước, Lý sinh đồ và Ngô cử nhân dắt tay nhau đi theo sau,
cứ đường dọc bờ hồ thong thả dạo bước, ngắm cảnh. Đi đã lâu chợt thấy thấp thống
dưới bóng rặng cây hòe đằng là một tòa nhà mới lạ. Ba vị bảo nhau dạo bước đi tới, hóa
ra chỗ này mới dựng lầu thơ quán rượu, đây là quàn hàng mới của Liễu Nương, và rồi lần
này Nàng được gặp lại danh sĩ họ Phùng cùng hai người bạn của ông là cử nhân họ Ngô
và Tú tài họ Lý, họa khúc liên ngâm ở Tây Hồ (Hà Nội).
Trong lúc ba người đang bàn chuyện ở Tây Hồ, Liễu Hạnh cơng chúa lại đang

ngao du ở đất Nghệ An.
Phía đơng làng Sóc, có một dãy rừng đào, núi vịng phía nam, khe bọc phía Bắc,
cảnh sơn thủy rất đẹp, gặp tiết xuân tháng hai, cây nào cũng nở hoa mn hồng ngàn tía.
Tiên nữ thẫn thờ dạo bước ven bờ suối cho đến lúc bóng hồng hơn đã ngã, chợt thấy một
thư sinh trẻ tuổi cốt cách thanh cao, đang đi về hướng làng phía Tây, Tiên nữ gọi bảo
rằng:
Thiếp nay nhân quá bước xem hoa, lạc đường muốn đến trọ nhà ông một đêm xin
đừng câu nệ. Thể tình người thư sinh họ Đào (người vùng này), chữ tốt văn hay, chỉ hiềm
cha mẹ mất sớm, không anh em thân thiết, may còn mấy mẫu vườn đất cho thuê lấy tiền
ăn học. Chàng ngờ người con gái cợt ghẹo, gió trăng lẳng lơ khơng chính đáng, bèn tảng
lờ nghe như không thấy gì, rảo bước đi thẳng. Chàng không biết mình vốn là chồng trước
của Tiên Chúa, do nhớ vợ sinh sầu mà mất, lại thác sinh ở nơi này. Còn Tiên chúa mới
lần đầu gặp người chồng kiếp xưa, e bị hiểu lầm nên cũng không tiện nài ép.
Ở đây, họ đã đề thơ đối đáp, khi Đào Sinh vừa ngâm xong một bài thơ thì người
con gái đẹp chiều nào gặp gỡ hiện ra, chàng mừng rỡ chào nói: Tơi là Đào Sinh, kẻ học

24


trị nghèo, tài phận đã có phúc lớn gặp được thần tiên mà mắt trần không nhìn thấy,
nhưng âu cũng là số trời run rủi, định mệnh xui khiến. Từ hơm đó tơi tương tư sầu khổ
khơn tả, biết giải tỏa cùng ai, đành gửi tâm sự vào mấy vần thơ họa, dám xin Tiên nữ quá
xá cho.
Tiên nữ không muốn để lộ tơng tích bèn nói: Thiếp chẳng phải thần, không phải là
tiên, chỉ là con nhà quan cũ huyện bên, tên gọi là Liễu Nương, cha mẹ mất sớm, nhà cửa
tiêu điều, tuổi trẻ chưa chồng nhiều kẻ trêu ghẹo, đành phải lánh tạm vào vùng rừng đào.
Do biết chàng là một thư sinh phong nhã vào ra đúng mực, lại cùng chung cảnh ngộ nên
có tình quyến luyến. Chàng với thiếp cùng chung cảnh ngộ, trên không cịn cha mẹ, dưới
khơng có người thân thiết, kỳ ngộ mà nên duyên, cần gì phải ông mối bà mai, sính lễ cưới
xin.

Đào Sinh đưa Liễu Nương về nhà đêm hôm ấy hai người đốt hương trầm, trông
mặt trăng thì nguyệt hướng lên trời lạy tạ rồi thành vợ chồng.
Liễu Nương vì là thiên tiên vóc ngọc mình ngà khiến cho Đào Sinh say mê mẫn,
không biết gì đến đèn sách. Liễu Nương phải nghĩ cách ngăn đơi phịng, bên này vợ dệt
vải, bên kia chồng học tập. Đào Sinh nhiều khi muốn phá dỡ bức vách ngăn nhưng sợ trái
ý vợ nàng sẽ giận nên đành nén nhịn.
Một buổi tối trăng sáng vằng vặc, Đào Sinh đem rượu uống thưởng trăng làm thơ
rồi giả bộ tiện chân ghé sang bên phịng vợ nói: Đêm nay trăng sao vui mở hội, cớ sao
Hằng Nga của anh quá vô tình đến thế?
Liễu Nương thấy chồng có ý lả lơi, liền nhân lời Sinh vừa nói lấy tên 28 ngơi sao
làm một bài thơ đường luật, Liễu Nương đưa bài thơ cho chồng, bảo họa vần hay có
thưởng, dở phải phạt. Đào Sinh liếc mắt qua, liền hạ bút trổ tài, họa vần ngược từ dưới
lên. Họa xong Đào Sinh tự rung đùi đắc ý khơng ngờ Liễu Nương nghiêm mặt nói:
Đã gọi là “Nho” thì phải học đi đôi với hành, trước lấy văn chương tiến thân sau
đem tài kinh luận giúp đời. Nếu chàng có đẻo gọt từng câu, từng chữ, lấy cái lạ để khoe

25


×