Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình phòng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi hiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 92 trang )

Tr-ờng đại học vinh
Khoa lịch sử
------***------

Nguyễn Thị Hồng Hạ

khoá luận tốt nghiệp đại học
Đề tài:
thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
mô hình phòng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị
ảnh h-ởng bởi hiv/aids tại tỉnh quảng ninh
(nghiên cứu tr-ờng hợp tại ph-ờng thanh sơn, thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh)

ngành công tác xà hội

Vinh - 2012


tr-ờng đại học vinh
Khoa lịch sử
------***------

khoá luận tốt nghiệp đại học
Đề tài:
thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
mô hình phòng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị
ảnh h-ởng bởi hiv/aids tại tỉnh quảng ninh
(nghiên cứu tr-ờng hợp tại ph-ờng thanh sơn, thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh)

chuyên ngành công tác xà hội
Lớp 49B2 - CTXH (2008 - 2012)



Giáo viên h-ớng dẫn: Th.S

Võ Thị Cẩm Ly

Vinh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện khố luận tốt nghiệp chuyên ngành Công
tác xã hội với đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả mơ
hình phịng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại
tỉnh Quảng Ninh” (nghiên cứu trường hợp tại phường Thanh Sơn, thành phố
ng Bí, tỉnh Quảng Ninh), tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ nhiệt tình
của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Để hồn thành bài khố lụân tốt nghiệp này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới nhà trường cùng các thầy cô giáo trong tổ Công tác xã hội - Khoa Lịch
Sử - Trường Đại học Vinh đã trang bị tri thức khoa học cho tôi trong suốt thời
gian qua. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Võ Thị
Cẩm Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt q trình
hồn thành khố luận.
Qua đây tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, các chú cán
bộ tại UBND phường Thanh Sơn và các cộng tác viên xã hội tại phường Thanh
Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình tìm
hiểu thơng tin, đóng góp ý kiến giúp tơi thực hiện thành cơng bài khố luận này.
Vì thời gian và kinh nghiệm bản thân cịn hạn chế nên bài khố luận
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô, các bạn và những người quan tâm tới đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày 3 tháng 5 năm 2012

Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Hạ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................. 6
1

Tính cấp thiết của đề tài............................................................. 6

2

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài....................................... 9

3

Đối tượng, khách thể và mục đích nghiên cứu.......................... 10

4

Giả thuyết nghiên cứu................................................................ 11

5

Phương pháp nghiên cứu........................................................... 11


6

Bố cục đề tài nghiên cứu...........................................................

13

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................

14

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…... 14
1.1

Cơ sở lí luận của đề tài.............................................................. 14

1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về trẻ em.............................................. 14
1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em
nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS................................

14

1.1.3 Các lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài................................... 18
1.1.4 Một số khái niệm công cụ ......................................................... 21
Cơ sở thực tiễn của đề tài..........................................................

23

1.2.1 Tổng quan đề tài nghiên cứu.....................................................


23

1.2

1.2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu................................................... 26
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHỊNG NGỪA, HỖ TRỢ TRẺ EM
NHIỄM VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Ở PHƯỜNG
THANH SƠN – NG BÍ – QUẢNG NINH.................................... 29

3
GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thực trạng trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở
phường Thanh Sơn – ng Bí – Quảng Ninh........................... 29

2.1.1 Vài nét về TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở phường
Thanh Sơn……………………………………………

29


2.1.2 Nguyên nhân TE nhiễm HIV/AIDS..........................................

31

2.1.3 Hậu quả để lại cho TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

34

2.2

Chính sách hỗ trợ, phòng ngừa trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS ở phuờng Thanh Sơn - ng Bí - Quảng Ninh

2.3

36

Thực trạng triển khai mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại phường Thanh Sơn – ng
Bí – Quảng Ninh...........................................................

40

2.3.1 Nguồn ngân sách và cơ chế thực hiện....................................... 40
2.3.2 Mức độ bao phủ của mơ hình.................................................... 44
2.3.3 Mức độ tiếp cận của đối tượng…………………….................. 46
2.3.4 Các hoạt động cơ bản của mô hình thực hiện trong năm 2011

48


2.3.5 Những thay đổi của đối tượng sau khi tham gia vào mơ hình

50

2.4

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của mơ hình ..................... 52

2.4.1 Cần xây dựng một hệ thống nhân viên công tác xã hội đồng bộ
ở các cấp để hỗ trợ TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
tiếp cận với các dịch vụ, mơ hình hỗ trợ………….

53

2.4.2 Cần mở rộng mạng lưới những cộng tác viên có HIV hoặc đang
ni dưỡng người có HIV.................................................

2.4.3

55

Tích cực huy động nguồn tài chính hỗ trợ triển khai mơ hình và
hồn thiện cơ chế thực hiện mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ TE
nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS................................

55

4
GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly


SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.4.4 Mở rộng mức độ bao phủ của mơ hình hỗ trợ đối với TE nhiễm
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS......................................

56

2.4.5 Nâng cao mức độ tiếp cận chính sách cho các đối tượng thụ
hưởng…………………………………………………………. 57
2.4.6 Cần đẩy mạnh công tác truyền thông với các giải pháp đổi mới
truyền thông cho phù hợp hơn…………………………...

58

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................... 61
1.

Kết luận...................................................................................... 61

2.

Khuyến nghị..............................................................................

63


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………... 67
PHỤ LỤC……………………………………………………………. 69

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của phường
Thanh Sơn năm 2011…………………………………………………

29

Bảng 2: Nguyên nhân trẻ em nhiễm HIV……………………………..

31

Bảng 3 : Các hoạt động người nuôi dưỡng và trẻ em nhiễm và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS tham gia............................................................. 45
Bảng 4 : Các kênh truyền thông người nuôi dưỡng thu thập thơng tin
về mơ hình.............................................................................................. 47

5
GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ em là đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm chú trọng tới công tác bồi dưỡng, giáo dục và phát triển một cách toàn diện
cho trẻ em. Trong quan điểm pháp luật và chính sách về bảo vệ và chăm sóc trẻ
em của Nhà nước ta nhấn mạnh trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là lớp cơng
dân đặc biệt, là nguồn nhân lực tương lai và là lớp người kế tục của đất nước.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh “Mỗi năm bắt đầu từ mùa
xuân, cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”[13]. Sự
quan tâm đến trẻ em được thể hiện rõ hơn, sau khi Việt Nam phê chuẩn Công
ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990, đó là sự cam kết mạnh mẽ
của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo cho mọi trẻ em được đối xử bình đẳng,
có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển thể chất và trí tuệ, bảo đảm được sống
trong mơi trường an toàn và lành mạnh, nhằm làm cho mọi trẻ em đều được
hưởng các quyền cơ bản và làm tròn bổn phận của trẻ em.
Quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay đã đem lại nhiều thành tựu to lớn
trên các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, sự tác động của quá trình hội
nhập kinh tế thế giới, tồn cầu hóa và đơ thị hóa, sự chuyển đổi cơ chế quản lý
và định hướng kinh tế thị trường… cũng đồng thời làm nảy sinh hàng loạt các
vấn đề xã hội như khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng; vấn đề di cư có tổ
chức và di cư tự do; tình trạng một số hệ thống dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục
quá tải và không đáp ứng được nhu cầu ngày một đa dạng của người dân.
Những vấn đề này đang có những tác động nhiều chiều khác nhau tới gia đình,
xã hội, tới những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em và người
chưa thành niên. Mọi gia đình Việt nam đặc biệt là những gia đình thành thị
6
GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH



TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

đang đứng trước những thách thức lớn, tác động của mặt trái cơ chế thị trường
đến mơi trường xã hội, nó cũng khiến cho gia đình và xã hội ln bị cuốn hút
vào sự căng thẳng của những hoạt động kinh tế. Lối sống thực dụng xem nhẹ
các giá trị văn hoá tinh thần, đề cao các giá trị vật chất đang là mối nguy cơ làm
xói mịn và tan vỡ quan hệ gia đình truyền thống. Tỉ lệ ly hơn hàng năm khơng
ngừng tăng lên, kéo theo nó là sự gia tăng của các gia đình ghép(bố dượng hoặc
mẹ kế) ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lí của trẻ em. Các em phải đối mặt với
những hành vi sao nhãng, ngược đãi; bạo lực/bạo hành trong gia đình, sức khỏe
tâm thần của trẻ em (trẻ tự kỷ, rối nhiễu hành vi tâm lý...); trẻ em bị tai nạn
thương tích, đặc biệt là vấn đề cả xã hội quan tâm việc trẻ em nhiễm và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS.
Đại dịch HIV/AIDS được đánh giá là “khủng hoảng tồn cầu”, khơng chỉ
mang đến những hệ lụy cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia, mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống an toàn và sự phát triển tồn
diện của trẻ em – nhóm đối tượng phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ đại
dịch này. Tại hội thảo Xây dựng Chương trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ
chức ở Hà Nội ngày 1/11/2011, ơng Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục
Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết tính
đến năm 2011, cả nước đã có 4.405 trẻ em bị nhiễm HIV. Điều đáng lo ngại,
hàng năm ở Việt Nam có khoảng 4.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Nếu
không được can thiệp kịp thời, với tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 35% thì
trung bình mỗi năm, chúng ta sẽ có khoảng 1.400 trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị
nhiễm HIV từ mẹ truyền sang. Với tốc độ trên, dự báo đến năm 2012, nước ta sẽ

có khoảng 5.700 trẻ em dưới 15 tuổi bị nhiễm HIV. Để giảm thiểu và hạn chế
những hậu quả trên, Đảng và Nhà nước đã và đang có những chủ trương chính
sách và chương trình hành động như: Chỉ Thị 54 về “tăng cường lãnh đạo công

7
GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

tác phịng chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, Luật phịng chống
HIV/AIDS được Quốc hội khóa XII ban hành tháng 06/2006; Kế hoạch hành
động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg
ngày 04/06/2009 và nhiều văn kiện quan trọng khác. Cùng với đó là các mơ
hình trợ giúp được xây dựng ở khắp các địa phương trong cả nước.
So với các địa phương khác trên địa bàn cả nước, Quảng Ninh là một trong
những tỉnh dẫn đầu với số lượng nguời nhiễm HIV tại thời điểm năm 2008 là
hơn 3.300 người nhiễm HIV, dẫn đầu cả nước về tỷ lệ người nhiễm HIV
(332/100.000 dân) và đứng thứ 2 về số người nhiễm căn bệnh này. Tất cả các
huyện, thị xã đều có bệnh nhân HIV/AIDS.Trong đó, thị xã Cẩm Phả,ng Bí
và thành phố Hạ Long là nơi có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Tuy nhiên, những năm
qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, cũng như sự giúp đỡ của các tổ chức phi
chính phủ và Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) mà số người có H đã giảm
đáng kể. Thành quả ấy có sự đóng góp khơng nhỏ của cơng tác phịng ngừa
nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em, trong đó có mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ trẻ em

nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
nằm trong khn khổ chương trình Bảo vệ trệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 của
tỉnh Quảng Ninh. Mơ hình triển khai đã thu được nhiều kết quả, tuy nhiên, việc
triển khai mơ hình cịn gặp phải nhiều khó khăn, rào cản địi hỏi phải có biện
pháp khắc phục để mơ hình được áp dụng hiệu quả.
Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học có vai trị quan trọng
trong việc trợ giúp cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng có vấn đề vượt qua khó
khăn và phát triển hịa nhập vào xã hội. Một trong những đối tượng được
CTXH quan tâm đó là trẻ em (TE), đặc biệt là trẻ bị ảnh hưởng và bị nhiễm
HIV/AIDS. Đối với nhân viên CTXH để có thể trợ giúp thân chủ hiệu quả thì

8
GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

bên cạnh những kiến thức, kĩ năng chun mơn, nhân viên CTXH cịn phải nắm
bắt được các chủ trương chính sách của Nhà nước và các mơ hình trợ giúp hiệu
quả, đồng thời nhân viên CTXH cũng cần tham gia vào việc triển khai và thực
hiện các mơ hình, chính sách đó.
Nhận thức được điều đó, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng
và một số giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ trẻ em
nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh ” (nghiên cứu
trường hợp tại phường Thanh Sơn, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh).

Đề tài này nhằm góp phần đánh giá các hoạt động của mơ hình và các kết
quả cũng như hạn chế. Từ đó rút ra bài học và các biện pháp để nâng cao hiệu
quả của mơ hình.
2. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lí luận
Đề tài nghiên cứu vận dụng những kiến thức, các lý thuyết và kỹ năng
chuyên nghiệp của ngành CTXH với các kiến thức xã hội học đại cương, xã hội
học chun ngành nhằm tìm hiểu, phân tích những vấn đề về TE bị ảnh hưởng
và nhiễm HIV/AIDS, mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ TE nhiễm và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS trong hệ thống ASXH. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp
góp phần bổ sung và hoàn thiện nghiên cứu lý luận về mảng đề tài này trở nên
phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn cho những nghiên cứu
trong giai đoạn tới.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở tìm hiểu một vài nét về thực trạng TE nhiễm và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS và việc triển khai mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ TE nhiễm và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa bàn phường Thanh Sơn hiện nay, nghiên cứu
này nhằm đóng góp một số giải pháp về việc triển khai mơ hình cho các nhà
quản lí, cán bộ thực hiện có những sửa đổi, bổ sung giúp mơ hình được hoàn

9
GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


thiện hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
Việc tìm hiểu mơ hình giúp nâng cao hiểu biết cho nhân viên CTXH, bổ
sung các giải pháp, mơ hình cho nhân viên CTXH khi làm việc với thân chủ là
TE bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
3. Đối tượng, khách thể, và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình phịng ngừa, hỗ
trợ TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- TE nhiễm, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Các gia đình ni dưỡng TE nhiễm, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Các cán bộ thực hiện mô hình phịng ngừa, hỗ trợ TE nhiễm và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS.
3.3. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu mơ hình hỗ trợ, bảo vệ TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS qua đó đánh giá hiệu quả đạt được của mơ hình trong việc hỗ trợ đối
tượng TE tại phường Thanh Sơn, Thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Phân tích nguyên nhân TE nhiễm HIV, hậu quả để lại cho các TE nhiễm
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cuộc sống và những thay đổi của các em
sau khi tham gia vào mơ hình.
- Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của mơ
hình.

4. Giả thuyết nghiên cứu

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

10
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH



TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

* Giả thuyết 1: Cơng tác chăm sóc hỗ trợ TE nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn về thể
chất cũng như tinh thần của trẻ.
* Giả thuyết 2: Mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ TE nhiễm và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS đã mang lại một số kết quả nhất định tuy nhiên vẫn tồn tại
những hạn chế cần được khắc phục.
* Giả thuyết 3: Để mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS nâng cao hiệu quả cần có sự chung tay góp sức của nhân
viên CTXH, cộng đồng và các ban ngành đoàn thể có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên các nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác Lê Nin là
chủ nghĩa duy vật biện chứng, và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là thế
giới khách quan, và phương pháp luận trong quá trình tìm hiểu và tham gia vào
mơ hình. Ngồi ra, nghiên cứu còn vận dụng cách tiếp cận nhiều lý thuyết của
CTXH cũng như các nghành khoa học xã hội khác như: xã hội học, tâm lý học
để nhìn nhận và giải quyết những vấn đề mà nhà nghiên cứu đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này nhằm thu thập các tài liệu văn bản, giúp chúng ta xem
xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu về mơ hình phịng ngừa, hỗ trợ TE bị
nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các bài viết, cuộc nghiên cứu liên quan
đến đối tượng và hoạt động hỗ trợ đối tượng. Bên cạnh đó cịn sử dụng để phân
tích những kết quả thu được trong phỏng vấn sâu và phỏng vấn qua bảng hỏi
các đối tượng. Ngồi ra, cịn vận dụng để phân tích, tổng hợp những tài liệu, số

liệu thu được tại cơ sở, địa bàn nghiên cứu để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu
của đề tài một cách tốt nhất.

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

11
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối tượng phỏng vấn sâu trong đề tài này bao gồm:
Phỏng vấn 2 cán bộ phụ trách việc thực hiện mơ hình để tìm hiểu thơng
tin chung về mơ hình, tình hình triển khai, những thuận lợi, khó khăn và thơng
tin về đối tượng.
Phỏng vấn 5 gia đình có trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS để
thu thập thơng tin về hiệu quả của mơ hình, những thay đổi của trẻ khi tham gia
vào mơ hình, sự phù hợp của mơ hình đối với trẻ.
Phỏng vấn sâu 5 trẻ nhằm thu thập những thơng tin về hồn cảnh, tâm lí
và nhu cầu của trẻ.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi
Trong quá trình làm đề tài sinh viên có tiến hành sử dụng bảng hỏi để thu
thập thơng tin từ người nuôi dưỡng, với số lượng phát ra là 20 bảng cho tổng thể
20 (100%) người nuôi dưỡng TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở trên
địa bàn phường.
5.2.4. Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu này, phương pháp quan sát là phương pháp thu thập

thông tin chủ yếu được sử dụng trong quá trình tham gia vào các buổi sinh hoạt
của mơ hình . NVCTXH quan sát những hành động, hành vi ứng xử và thái độ
hàng ngày cũng như hành vi, thái độ khi tham gia sinh hoạt nhóm của TE tham
gia vào mơ hình, đồng thời còn quan sát thái độ, phương pháp quản lý, giáo
dục, hỗ trợ trẻ của các cộng tác viên,cán bộ quản lí nhằm mơ tả chi tiết về đối
tượng và các hoạt động của mơ hình.
Bên cạnh đó, nhân viên CTXH còn sử dụng phương pháp quan sát để
đánh giá mức độ tiến bộ của nhóm trẻ sau mỗi buổi sinh hoạt nhóm. Từ đó giúp
nhân viên CTXH đánh giá hiệu quả hoạt động của mơ hình.
6. Bố cục đề tài nghiên cứu

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

12
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận –
khuyến nghị
Nội dung của đề tài được chia thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình
phịng ngừa, hỗ trợ TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại phường
Thanh Sơn, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về trẻ em

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

13
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bác Hồ đã khẳng định vai trò quan trọng của TE đối với tương lai mai sau
của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục TE khơng phải của
riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Bác
đã viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy,
chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, tồn dân. Cơng
tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi
người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho
tốt”[15]. Tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới muốn tồn tại và phát triển bền
vững, đều phải quan tâm bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng.
Xác định được vai trò quan trọng của lực lượng nòng cốt mai sau của đất
nước, Bác Hồ thường nhắc nhở các cấp, các ngành, đồn thể phải làm tốt cơng
tác chăm sóc và giáo dục thiếu nhi. Chính bản thân Bác cũng ln giành cho
các cháu thiếu niên nhi đồng tình u thương vơ hạn. Điều đó thể hiện trong
nhiều bức thư Bác gửi cho các cháu nhân ngày tết thiếu nhi, ngày khai giảng…
Tại nơi ở của Bác, dù rất bận rộn nhưng những lúc rảnh rỗi Bác lại sắp xếp cơng
việc để đón tiếp các cháu thiếu niên và nhi đồng – những vị khách đặc biệt của

Bác.
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em
nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Đại dịch HIV/AIDS đã, đang và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực, gây hậu
quả khôn lường đến trật tự an tồn xã hội, đến tính mạng, đời sống của mỗi cá
nhân, gia đình và cộng đồng. Việc hỗ trợ, can thiệp, giải quyết vấn đề gặp phải
cho các nạn nhân bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS luôn được Đảng và
Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể và toàn xã hội đặc biệt quan
tâm, với những quan điểm, định hướng, chính sách, chương trình hành động cụ
thể. Điều đó khơng chỉ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch mà còn thể hiện
trách nhiệm, tình cảm, sự phát huy truyền thống nhân văn cao quý của dân tộc

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

14
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Việt Nam vào hỗ trợ cho những người là nạn nhân nhiễm HIV và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS.
Sớm nhận thấy những nguy cơ và hậu quả nặng nề của đại dịch
HIV/AIDS, nhất là đối với thế hệ trẻ và đối tượng phụ nữ, trẻ em nên Đảng,
Nhà nước đã rất tích cực, chủ động trong việc xây dựng, ban hành chính sách,
triển khai các chương trình hành động quốc gia với những định hướng chiến
lược, mục tiêu, giải pháp tích cực, cụ thể, phù hợp.
Việt Nam là một trong những nước sớm nhất phê chuẩn và tham gia Công

ước quốc tế về quyền trẻ em. Trong Cơng ước, có những điều liên quan đến
việc hỗ trợ, đảm bảo quyền của trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (trong đó có
nhóm trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS).
Chỉ thị 52- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra ngày 11 tháng 3
năm 1995 về lãnh đạo cơng tác phịng chống AIDS. Chỉ thị xác định: Để ngăn
chặn lây truyền HIV, biện pháp cơ bản nhất và có hiệu quả nhất là mọi người
giữ gìn lối sống trong sạch, lành mạnh, thủy chung, tự giác phòng tránh tệ nạn
ma tuý, mại dâm. Vì vậy phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục
cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, đặc biệt là thanh niên và thiếu niên về
đạo đức, lối sống, về nguy cơ lan nhiễm HIV/AIDS… Chỉ thị này tập trung vào
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phòng chống HIV/AIDS, chưa đề cập đến việc
hỗ trợ nạn nhân của đại dịch.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 52 – CT/TW, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS
vẫn diễn biến rất phức tạp, số nạn nhân bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS ngày càng gia tăng. Ngồi các nhóm có nguy cơ cao (tiêm chích ma
túy, mại dâm, tình dục đồng giới...), tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ mang thai,
trẻ em và thanh niên cũng tăng nhanh. Do đó, ngày 30/11/2005 Chỉ thị
54-CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo công tác phịng chống HIV/AIDS trong
tình hình mới” được ban hành đã có nhiều quy định cụ thể hơn về cơng tác hỗ

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

15
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


trợ các nạn nhân của đại dịch. Cụ thể là tăng mức đầu tư của Nhà nước, tích cực
huy động tồn xã hội, ưu tiên mở rộng và nâng cao chất lượng của công tác
thơng tin tun truyền, cơng tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS;
phát huy tinh thần tương thân, tương ái, chăm sóc giúp đỡ của cộng đồng,
chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tạo điều kiện để
những người nhiễm bệnh và gia đình họ thấy được trách nhiệm, tự giác tham
gia các hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và phòng chống HIV/AIDS.
Tiếp sau đó, những quan điểm, chủ trương, chính sách về can thiệp, hỗ trợ
giải quyết vấn đề gặp phải của người có HIV/AIDS, người bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS nói riêng, trong đó có đối tượng là trẻ em được thể chế hố trong các
quy định của Luật Phịng chống nhiễm virus gây ra suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS). Luật Phịng chống HIV/AIDS được Quốc hội Khóa
XI thơng qua ngày 16 tháng 5 đến ngày 26 tháng 9 năm 2006.
Đặc biệt, ngày 17/3/2004, Thủ tướng chính phủ ký ban hành Quyết định số
36/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống
HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Trong nội dung của
Chiến lược có đề cập đến các giải pháp kỹ thuật cơ bản và định hướng quy định
cho sự ra đời một loạt các dịch vụ về chăm sóc và điều trị bệnh nhân, hỗ trợ
người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Riêng đối với trẻ có HIV, trẻ
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, xác định: Bảo đảm đủ thuốc đặc
hiệu và điều trị nhiễm trùng cơ hội cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; Hình thành
trung tâm chăm sóc trẻ mồ cơi bị nhiễm HIV khơng nơi nương tựa tại các tỉnh,
thành phố lớn; Bảo đảm đủ các điều kiện để chăm sóc và ni dưỡng trẻ em bị
bỏ rơi do HIV/AIDS; Huy động sự tham gia mạnh mẽ của các ban, ngành, đồn
thể vào cơng tác chăm sóc, hỗ trợ trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng do
HIV/AIDS.

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly


16
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Từ những chủ trương, chính sách, định hướng chiến lược về phịng chống
HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm HIV, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đặc
biệt đối với nhóm đối tượng là trẻ em, trong thời gian qua đã có nhiều chương
trình hành động với các mơ hình cụ thể hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm HIV và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Nổi bật là các mơ hình: “Kết nối dịch vụ chăm sóc
tồn diện cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”; Mơ hình “Nhóm gia đình
chăm sóc trẻ bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng”; Mơ hình
“Sáng kiến Phật giáo”; Mơ hình kết hợp điều trị HIV/AIDS cho trẻ em; Mơ
hình chăm sóc trẻ có HIV tại các trung tâm bảo trợ xã hội… được triển khai
thực hiện ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, điển hình ở các địa bàn nổi cộm về
đại dịch HIV/AIDS như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lạng
Sơn, Thái Ngun, Cần Thơ...Ngồi ra, nhiều trẻ có HIV, trẻ mồ cơi bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS cịn được chăm sóc, hỗ trợ, ni dưỡng trong các nhà
mở, mái ấm, tình thương, trong các nhà thiện nguyện (tại nhà chùa Phật giáo
hoặc các cơ sở Thiên Chúa giáo).
Các chương trình hành động và các mơ hình cụ thể này đã mang lại những
kết quả khả quan, góp phần quan trọng, quyết định vào ngăn chặn, đẩy lùi đại
dịch và hỗ trợ, giải quyết các vấn đề gặp phải đối với những người có HIV, trẻ
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ có HIV, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Thơng qua các chương trình hành động và các mơ hình này, nhiều trẻ em có
HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ
Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị

– xã hội, đồn thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Tuy nhiên việc trợ giúp, giải quyết vấn đề gặp phải của trẻ có HIV, trẻ bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. Các
chính sách và chương trình hành động hỗ trợ vẫn chưa đến được với tất cả trẻ có
HIV, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Việc ban hành chính sách, nhất là văn

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

17
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

bản luật chưa tồn diện, vẫn cịn có những lỗ hổng nhất định, đó chính là một
trong những yếu tố, lý do khiến cho việc thực thi chính sách chưa thực sự triệt
để. Trên hiện thực vẫn còn tồn tại một thực tế khá phổ biến tình trạng phân biệt
đối xử với trẻ em có HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Sự phân biệt đối
xử và kỳ thị xa lánh này diễn ra ngay trong gia đình, trong cộng đồng, trong
trường học và thậm chí ngay trong cơ sở y tế. [14]
1.1.3. Các lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài
1.1.3.1. Lí thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow (1908- 1970), nhà tâm lý học người Mỹ, ông là nhà
tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn (Humanistic psychology).
Ông được thế giới biết đến bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu
(Hierarchy of Needs). Lý thuyết của ông được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh
vực khoa học
Trong lý thuyết của mình, A. Maslow cho rằng con người có 5 loại nhu

cầu cơ bản và những nhu cầu đó được sắp xếp theo thứ tự bậc thang:
- Nhu cầu thể chất/ sinh lý: ăn, uống, hít thở...
- Nhu cầu an tồn xã hội: tình u thương, nhà ở, sức khỏe, việc làm...
- Nhu cầu về xã hội: được hịa nhập với xã hội...
- Nhu cầu được tơn trọng: được chấp nhận, có vị trí trong nhóm, xã hội...
- Nhu cầu phát triển: được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả
năng, năng lực của mình...
Hệ thống thang bậc nhu cầu của Maslow có thể được thể hiện dưới dạng
mơ hình hóa bằng kim tự tháp như sau:

Nhu cầu
phát triển

Nhu cầu tôn trọng
GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

18
Nhu cầu xã
hội Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH
SVTH:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hình 1: Sơ đồ cấp bậc nhu cầu theo A. Maslow
Như vậy, nhìn vào sơ đồ thang bậc nhu cầu trên đây chúng ta thấy rằng
nhu cầu cơ bản nhất của con người nằm ở bậc thang thấp nhất, nhu cầu càng cao
thì càng được xếp ở thang bậc cao hơn, Các nhu cầu của con người ln tồn tại

đan xen, phụ thuộc, có quan hệ với nhau.
Đối với nhóm TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các em chỉ mới
được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu sinh lí, cịn các nhu cầu khác vẫn còn rất hạn
chế hoặc chưa được đáp ứng.
Với đề tài này, lí thuyết nhu cầu của Maslow giúp đánh giá được nhu cầu
thực tế của đối tượng, những nhu cầu mà mơ hình đã đáp ứng được cho đối
tượng, nhu cầu nào mơ hình chưa đáp ứng được. Qua đó có các giải pháp để can
thiệp phù hợp, kịp thời, mang lại hiệu quả cao.
1.1.3.2. Lí thuyết hệ thống
Lí thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được ứng
dụng trong công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những hệ thống trợ giúp nào
mà bản thân họ có thể tiếp cận và tham gia.
Đại diện tiêu biểu cho lí thuyết này là Bertalanffy, Hanson, Manconske,
Siporin, Germain, Hearn... Thuyết hệ thống được áp dụng cho các hệ thống xã

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

19
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

hội như các nhóm, các gia đình, các tổ chức xã hội cũng như các hệ thống sinh
học...
Lí thuyết hệ thống chỉ ra những hệ thống đa dạng có thể giúp đỡ thân chủ
như hệ thống gia đình, cộng đồng, hệ thống xã hội... Chúng ta có thể phân loại
thành các hệ thống như sau:

- Hệ thống tự nhiên: gia đình, bạn bè...
- Hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học, các thiết chế xã hội, chính sách
xã hội...
- Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức cơng đồn...
Cơng tác xã hội cố gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và mơi trường của
họ đang có vấn đề, khó khăn trong tương tác, từ đó giúp họ thực hiện các cơng
việc trong cuộc sống. Vấn đề của thân chủ nảy sinh khi họ khơng tiếp cận được
những hệ thống đó hoặc tiếp cận khơng có hiệu quả.
Lí thuyết hệ thống khi áp dụng vào đề tài này, cung cấp cho NVCTXH
một cách nhìn tồn diện đối với vấn đề mà những TE nhiễm và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS đang gặp phải, từ đó có kế hoạch giúp đỡ hiệu quả nhất. Khi sử
dụng lí thuyết này, chúng ta sẽ biết được đối tượng có quan hệ chặt chẽ với hệ
thống nào, chưa chặt chẽ với hệ thống nào. Nhờ đó mà việc đánh giá các hoạt
động hỗ trợ của mơ hình cho đối tượng được khách quan và toàn diện.
1.1.4. Một số khái niệm công cụ
1.1.4.1. Khái niệm trẻ em
- Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “TE là những người dưới 16
tuổi”.[9]
- Theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam: “TE là những người chưa thành
niên dưới 16 tuổi”.[7]
- Theo định nghĩa sinh học: “TE là con người ở giai đoạn phát triển, từ
khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành”.[7]

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

20
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Nhìn dưới góc độ xã hội học: “TE là giai đoạn con người đang học cách
tiếp nhận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trị vai trị xã hội của mình,
đây là giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trị quyết định
của việc hình thành nhân cách của mỗi con người”.[8]
Như vậy TE là người chưa thành niên dưới 16 tuổi, chưa phát triển đầy đủ
về thể chất và tinh thần, chưa thực hiện một số quyền và nghĩa vụ nhất định
theo pháp luật.
1.1.4.2. HIV/AIDS
- HIV là viết tắt của từ : human immunodeficiency virus có nghĩa virus
suy giảm miễn dịch ở người. Là một loại vi rút khi xâm nhập vào cơ thể con
người sẽ tấn công và làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, khiến cho
con người mắc nhiều bệnh nguy hiểm, có khả năng gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải (AIDS), ta quen gọi là virus SIDA. Nguồn gốc của nó hiện
nay vẫn chưa xác định. Chỉ biết rằng có 2 loại Virus là HIV1 và HIV2. Cả hai
đều gây bệnh cho người.
- AIDS (SIDA): SIDA do 4 chữ đầu của tên bệnh bằng tiếng Pháp
(Syndrom dIlmmuno Déficience Acquise) có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải. Tiếng Anh gọi là AIDS (Acquired – Immuno – Deficiency –
Syndrome.
o

Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh.

o

Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự


tấn công của các mầm bệnh (vi trùng, virus, vi nấm…)
o

Mắc phải: Không phải do di truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài.

Nguyên nhân gây bệnh AIDS là một loại virus có tên là HIV (cịn gọi là
virus SIDA). Bệnh lây qua đường tình dục, đường máu và đường mẹ truyền qua
con.

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

21
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, cơ thể suy kiệt
do bị nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội như lao, bệnh phổi, bệnh ngoài da,
bệnh lây truyền qua đường tình dục dẫn đến tử vong.
Tất cả mọi người không phân biệt màu da, nam, nữ, tuổi tác đều có thể
mắc bệnh. Hiện nay AIDS chưa có thuốc chữa, thuốc chủng ngừa, tử vong
100%. Cách đối phó duy nhất là đừng để nhiễm HIV.
1.1.4.3. Trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
- TE nhiễm HIV/AIDS là những TE đã được cơ quan y tế có thẩm quyền
kết luận bị nhiễm HIV/AIDS
- TE bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gồm những trẻ em có nguy cơ cao
nhiễm HIV : trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan

đến HIV/AIDS; trẻ em sống cùng bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV;
trẻ em sử dụng ma túy; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là con của người mua,
bán dâm, sử dụng ma túy; ...[9]
1.1.4.4. Mơ hình hỗ trợ, bảo vệ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS
Mơ hình phòng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
là mơ hình nằm trong khn khổ chương trình Bảo vệ trệ trẻ em giai đoạn 2011
– 2015 của tỉnh Quảng Ninh. Nó hoạt động với mục đích nhằm nâng cao nhận
thức và hành động cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng động về cơng tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường
công tác phối hợp liên ngành, thông qua đó giúp cho TE nhiễm và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS được chăm sóc, tư vấn, được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc
và hỗ trợ, góp phần giảm thiểu số trẻ nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoạt động của mơ hình tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Nắm thơng tin, tình hình TE nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa
bàn để có biện pháp quản lý, theo dõi và hỗ trợ.

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

22
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Cung cấp thơng tin, kiến thức, nội dung cơ bản về Luật phòng, chống
HIV/AIDS, kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, chống phân biệt, kỳ
thị với người có HIV/AIDS.

- Tập huấn kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, điều trị dự phịng lây nhiễm, kỹ
năng chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, tuyên truyền nhóm đồng đẳng thơng qua
mơ hình câu lạc bộ trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho TE nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS thông qua các hoạt động: tư vấn tâm lý, sức khỏe, tư vấn về điều trị
dự phòng lây nhiễm, chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển tuyến đến các cơ sở y
tế trong việc xét nghiệm và xin cấp thuốc ARV miễn phí.
- Bảo vệ hỗ trợ pháp lý cho trẻ như hỗ trợ làm giấy khai sinh, hỗ trợ cho trẻ
trong việc thực hiện quyền học tập không bị phân biệt, kỳ thị. [10]
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Theo thống kê của mạng thông tin nghiên cứu HIV Việt Nam tình hình
nhiễm HIV ở Việt Nam tính đến năm 2010 như sau:
Tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống: 183.938 người. Tổng số
trường hợp mắc AIDS còn sống: 44.022 người. Tổng số trường hợp đã chết do
AIDS: 49.477 người.
Nhìn vào những số liệu thống kê trên tuy thấy khơng q nhiều nhưng đó
là những con số đáng lo ngại vì những hậu quả mà HIV/AIDS để lại, khơng chỉ
đối với những người nhiễm HIV/AIDS mà nó cịn đối với gia đình họ, những
người xung quanh và đối với cả cộng đồng, xã hội. Đặc biệt để lại hậu quả nặng
nề nhất với phụ nữ và TE.
Để tìm ra những biện pháp phịng ngừa, khắc phục tình trạng trên và có
những biện pháp hỗ trợ những đối tượng phụ nữ và TE có HIV và bị ảnh hưởng
bởi HIV, đã có nghiều nghiên cứu được tiến hành. Nhìn chung, những công

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

23
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH



TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

trình nghiên cứu đó vẫn đang cịn ở cấp độ vĩ mơ, nghiên cứu chung trên phạm
vi cả nước. Có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu cơ bản như :
Đề tài “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam: Báo cáo pháp lý”
do UNICEF thực hiện. Đề tài nghiên cứu này nhằm . Rà sốt lại chính sách và
pháp luật của Việt Nam liên quan đến các gia đình và TE bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS trên cơ sở đối chiếu với các chuẩn mực và hướng dẫn quốc tế; Từ đó
đưa ra Kiến nghị cách thức tiếp tục hồn thiện chính sách và pháp luật của
Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực và hướng dẫn quốc tế cũng như các kinh
nghiệm thực tiễn hay ở các nước để cải thiện môi trường bảo vệ đối với TE bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Nghiên cứu “Trẻ em đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn
đề liên quan đến HIV/AIDS” do Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khoẻ
TP. Hồ Chí Minh và Tổ chức cứu trợ TE Thụy Điển thực hiện vào năm 2004
nhằm khảo sát hiện trạng kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và nhu cầu liên
quan đến HIV/AIDS của trẻ đường phố ở nội thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát
hiện trạng kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu liên quan đến HIV/AIDS
của giáo dục viên đường phố ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến
HIV/AIDS và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục của học sinh ở các
trường trung học ở TP Hải Phòng” do Trường Đại học Y tế Công cộng tiến
hành nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về
HIV/AIDS và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác của học sinh ở
các trường trung học phổ thơng ở TP Hải Phịng, năm 2005; Nhằm giải quyết
giả thuyết nghiên cứu là: thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh ở
các trường trung học phổ thông tăng lên qua học tập ở trường và hệ thống

trường phổ thông.

GVHD: Th.S Võ Thị Cẩm Ly

24
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạ - 49B2CTXH


×