Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tìm hiểu hoạt động du lịch tại khu di tích nguyễn du huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.21 KB, 74 trang )

Tr-ờng đại học vinh
Khoa lịch sử
--- ---

Bùi thị lan

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Tìm hiểu hoạt động du lịch tại khu di tích
nguyễn du huyện nghi xuân - tØnh hµ tÜnh

Vinh – 2012


Tr-ờng đại học vinh
Khoa lịch sử
--- ---

Bùi thị lan

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Tìm hiểu hoạt động du lịch tại khu di tích
nguyễn du huyện nghi xuân - tỉnh hà tĩnh

Chuyên ngành: du lịch
Lớp:
Giáo viên h-ớng dẫn:

49B1 Du lÞch (2008 - 2012)
ngun thÞ thanh thanh



Vinh, 2012


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thanh, người đã
trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt q trình làm khóa luận.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban quản lý khu di
tích Nguyễn Du và các cán bộ nhân viên tại đây đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
số liệu và tài liệu tham khảo trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài để
em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp bản thân em đã nỗ lực cố gắng hết
mình nhưng do sự hạn chế về năng lực, hạn hẹp về thời gian, khó khăn về nguồn
tài liệu và là lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên khơng thể tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung của thầy cơ và các bạn để
khóa luận được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
4.1. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................. 4
4.2. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu ....................................................... 4

4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp .............................................................. 4
5. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................... 5
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH NGUYỄN DU ...................... 6
1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 6
1.2. Làng văn hóa Tiên Điền và dòng họ Nguyễn Tiên Điền ........................... 6
1.3. Lịch sử hình thành khu di tích Nguyễn Du .............................................. 12
1.4. Các di tích trong khu di tích Nguyễn Du ................................................. 12
1.4.1. Đàn tế và Bia đá .................................................................................... 13
1.4.2. Cây cổ thụ do Nguyễn Quỳnh trồng ..................................................... 14
1.4.3. Nhà tư văn ............................................................................................. 15
1.4.4. Đền thờ Nguyễn Nghiễm ...................................................................... 16
1.4.5. Mộ Nguyễn Nghiễm.............................................................................. 16
1.4.6. Đền thờ Nguyễn Trọng ........................................................................... 1
1.4.7. Nhà thờ Nguyễn Du .............................................................................. 18


1.4.8. Mộ Nguyễn Du ...................................................................................... 19
1.5. Các giá trị của khu di tích Nguyễn Du ..................................................... 21
1.5.1. Giá trị về mặt lịch sử - văn hóa ............................................................. 21
1.5.2. Giá trị kiến trúc – điêu khắc .................................................................. 23
1.5.3. Giá trị tâm linh ...................................................................................... 24
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 25
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH
NGUYỄN DU ................................................................................................. 27
2.1. Thị trường khách du lịch .......................................................................... 28
2.2. Doanh thu du lịch ..................................................................................... 33
2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .................................................................. 36
2.3.1. Giao thông vận tải ................................................................................. 36
2.3.2. Hệ thống bưu chính viễn thơng, dịch vụ y tế ........................................ 37

2.3.3. Hệ thống cung cấp điện nước ................................................................ 37
2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..................................................... 3
2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khuôn viên khu lưu niệm ....................... 38
2.4.2. Cơ sở lưu trú .......................................................................................... 39
2.4.3. Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống ............................................................. 41
2.4.4. Cơ sở vui chơi giải trí, phục vụ khách du lịch ...................................... 41
2.4.5. Hệ thống cửa hàng lưu niệm ................................................................. 42
2.5. Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ................................... 43
2.6. Nguồn nhân lực du lịch ............................................................................ 45
2.7. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ................................................... 47
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở KHU DI


TÍCH NGUYỄN DU ....................................................................................... 51
3.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch
tại khu di tích Nguyễn Du ............................................................................... 51
3.1.1. Tổ chức lại hoạt động du lịch ................................................................ 51
3.1.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 53
3.1.3. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch ................................................. 55
3.1.4. Tăng nguồn đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát triển khu di tích .... 56
3.1.5. Thiết kế các tour có điểm du lịch là khu di tích Nguyễn Du ................ 58
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 62
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng như các tài nguyên du lịch
khác có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động du lịch. Trước hết đó chính là
nguồn ngun liệu cơ bản của ngành kinh tế du lịch. Thông qua hoạt động du
lịch những tiềm năng này trở thành chiếc cầu nối giữa khách du lịch và địa
phương; từ đó mở rộng mối quan hệ giao lưu, gắn kết giữa các quốc gia, các địa
phương với nhau. Ngược lại, việc phát triển du lịch cũng góp phần gìn giữ khơi
phục lại nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương, làm sống dậy
những vốn văn hóa đó. Tuy nhiên sự phát triển du lịch nếu không được quản lý
và thực hiện tốt sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu như: Xâm
phạm, làm nguy hại đến sự tồn tại của các di tích, thương mại hóa các hoạt động
văn hóa, làm mai một đi những nét văn hóa truyền thống, làm ơ nhiễm mơi
trường tại các điểm tham quan...Do đó, việc khai thác các di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh trong hoạt động du lịch phải luôn gắn liền với công tác bảo vệ.
Khai thác cần đi liền với bảo vệ tài nguyên du lịch để đảm bảo cho việc phát
triển du lịch lâu dài, bền vững.
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển miền Trung rất có tiềm năng phát triển du
lịch trong đó có nhiều di tích lịch sử - văn hố nổi tiếng hằng năm thu hút đông
đảo du khách trong và ngồi nước về đây tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu.
Trong những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh phát
triển loại hình du lịch gắn với thế mạnh của tỉnh là du lịch văn hoá. Do đó các
khu di tích văn hố – lịch sử luôn được ưu tiên đầu tư, tôn tạo để đưa vào khai
thác phục vụ hoạt động tham quan du lịch.

1


Dọc theo quốc lộ 1A, qua cầu Bến Thủy rẽ trái theo đường tỉnh lộ khoảng
6km chúng ta sẽ đến với Khu di tích Nguyễn Du. Khn viên Khu di tích ngày nay
thuộc địa phận xã Tiên Điền - Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Xưa kia đây là một trong
những bãi cát bồi – một trong tám cảnh đẹp của vùng đất Nghi Xuân.

Khu di tích Nguyễn Du nằm trên vùng đất rộng khoảng 3ha, được hình thành
và tơn tạo từ những năm đầu thập kỉ 60 (thế kỉ XX). Với nhiều thuận lợi cho phát
triển du lịch, khu di tích Nguyễn Du trong những năm qua đã phát huy được thế
mạnh của mình để vươn lên trở thành một điểm du lịch có sức hấp dẫn thu hút
đơng đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước đến thăm. Nơi đây vốn xa xưa là
tư dinh của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, cho đến nay còn lưu giữ nhiều chứng
tích liên quan đến thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du – một danh nhân văn hoá
nổi tiếng thế giới.
Tuy nhiên trên thực tế trong thời gian qua cho thấy sự phát triển du lịch ở
khu di tích Nguyễn Du chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó, vẫn bộc lộ nhiều
hạn chế: khách tham quan khá đông nhưng doanh thu còn thấp, các sản phẩm
dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm lưu niệm của khách còn nghèo nàn, chưa tạo
ra được những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn khách du lịch, trình độ chun mơn,
kĩ năng nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên chưa được toàn diện, việc bảo tồn và
tơn tạo khu di tích cịn gặp nhiều khó khăn vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả khai
thác du lịch ở đây…..
Vì những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt
động du lịch tại khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh”, với
mong muốn trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại Khu di tích
Nguyễn Du từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch

2


tại địa điểm này trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút đơng đảo du khách trong và
ngồi nước.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm tìm ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch
của địa phương tại xã, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Đồng thời nhằm
giữ gìn, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa tại khu di tích Nguyễn Du và bảo

vệ mơi trường, thu hút khách, phát triển du lịch cộng đồng với sự tham gia tích
cực của người dân địa phương và cùng chia sẻ các lợi ích từ hoạt động du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tiềm năng du lịch văn hoá và hiện trạng khai thác hoạt
động này tại Khu di tích Nguyễn Du.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt
động du lịch văn hóa tại khu di tích Nguyễn Du, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu về khơng gian: Giới hạn khơng gian của khóa luận chỉ tập
trung nghiên cứu trên địa bàn làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài được tiến hành thực hiện từ tháng 12
năm 2011 đến tháng 5 năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin, quan sát việc khai
thác tiềm năng du lịch, hoạt động tổ chức sự kiện du lịch hàng năm…nhằm đánh
giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch. Từ đó, đề xuất một vài giải pháp khả
thi.
4.2. Phương pháp thu thập và xử lí tư liệu.

3


Đây là phương pháp chính trong trong việc nghiên cứu đề tài này. Tác giả
đã tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy: các báo cáo,
tư liệu của địa phương, các bài báo, công trình nghiên cứu về lịch sử văn hóa,
tiềm năng của địa phương… để đánh giá được tiềm năng và thực trạng hoạt động
khai thác du lịch ở đây.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng trong việc tìm hiểu về hoạt động phục vụ

trong du lịch như khách du lịch, đánh giá giá trị, tầm quan trọng của di tích, thực
trạng về cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ, phân tích tác động qua lại của các yếu
tố kinh tế, môi trường và xã hội với hoạt động du lịch tại khu di tích Nguyễn Du.
5. Bố cục của khố luận
Ngồi các phần mở đầu và kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Khái quát về khu di tích Nguyễn Du
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích Nguyễn Du
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch tại khu di tích Nguyễn Du

4


CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH NGUYỄN DU
1.1. Vị trí địa lý
Từ ngã ba Gia Lách (Thị trấn Xuân An) dọc theo quốc lộ 8B khoảng 6km,
sau đó rẽ về phía Nam 50m là đến khu di tích Nguyễn Du.
Tồn bộ khu di tích có tổng diện tích khoảng 40.000m2 bao gồm một quần
thể các di tích của dịng họ Nguyễn trên xã Tiên Điền, một xã nằm ở khu vực
trung tâm huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xã Tiên Điền phía đơng bắc giáp xã
Đan Hải (Xn Hải), phía tây bắc giáp xã Uy Viễn (thị trấn Nghi Xn), phía
đơng giáp xã Tiên Bào (Xn n), phía nam giáp xã Phan Xá (Xn Thành,
Xn Mỹ). Các cơng trình kiến trúc tiêu biểu trong khu di tích như đền chùa,
miếu mạo, văn bia, đình làng…chủ yếu do con cháu họ Nguyễn xây dựng trong
hơn 400 năm họ cư ngụ ở nơi đây.
Khu di tích Nguyễn Du nằm cách huyện lỵ khoảng hơn 1km, cách thành
phố Vinh 7km và cách thị xã Hà Tĩnh 50km. Như vậy vị trí và khả năng tiếp cận
của điểm du lịch này rất thuận lợi.
1.2. Làng văn hố Tiên Điền và dịng họ Nguyễn Tiên Điền

Làng văn hoá Tiên Điền là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du – một
danh nhân văn hoá nổi tiếng thế giới. Làng có lịch sử phát triển lâu đời và nhiều
nét văn hoá truyền thống đặc sắc. Hiện nay có nhiều tài liệu nói về lịch sử hình
thành và phát triển của làng Tiên Điền.
Theo gia phả họ Nguyễn và sách Nghệ An ký của Hoàng Giáp Bùi Dương
Lịch (1757 – 1828) thì trước thế kỉ XVI, Tiên Điền là một bãi đất cát bồi của
sông Cả (tên cũ của sơng Lam), khơng có ruộng đất, dân cư thưa thớt nên được
5


gọi là Vô Điền. Giữa thế kỉ XVI, cháu nội trạng nguyên Nguyễn Thiến vốn là
người ngoài Bắc tên là Nguyễn Nhiệm vào đây sinh cơ lập nghiệp, đắp đê rửa
mặn. Làng Vơ Điền thành làng có ruộng, đổi tên là Tân Điền rồi Phú Điền và
dần dần là Tiên Điền như ngày nay.
Cũng theo các sách như Nghi Xuân địa chí, Nghi Xn huyện thống chí thì
làng Tiên Điền có từ đời Lý - Trần. Một vài cuộc khai quật ở địa phương đã tìm
ra được những đồng tiền niên hiệu Thuận Thiên, và những bát gốm mang hoa
văn đời Lý. Một số thơn của Làng Tiên Điền có những tên như Bảo Kệ, Động
Giáp, Võ Phấn... đều thờ các Thành hồng xưa (nay các đình ở thơn đã mất).
Tiên Điền cũng thờ vị thần có cơng khai phá và bảo vệ trị an nhiều làng ở Xứ
Nghệ vào thế kỷ XI. Đó là hồng tử Lý Nhật Quang, con thứ tám của vua Lý
Thái Tổ.
Làng Tiên Điền đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi. Thời trước là Vô
Điền, Tân Điền, Hữu Điền. Thời Lê Trung Hưng trở đi được gọi là Phú Điền, rồi
là Tiên Điền cho đến thời kỳ nhà Nguyễn. Sau năm 1945, lại trải qua những lúc
nhập với các xã bên cạnh (như Uy Viễn) thành xã Tiên Uy. Rồi lại bị đổi để
ghép vào hệ thống các xã thuộc huyện Nghi Xuân, thành xã Xuân Tiên. Đến năm
1973, mới lấy lại cái tên Tiên Điền như cũ.
Tiên Điền cũng có khá nhiều những đình, đền, chùa, miếu, nhưng ngày
nay đều bị hoang phế. Có hai ngơi chùa tiêu biểu: Chùa Chân Trí được xây từ

đời Trần và chùa Trường Ninh. Chùa được một người con của Nguyễn Nghiễm
là Nguyễn Đề tôn tạo lại dưới thời Nguyễn. Ơng cũng có cơng cho trùng tu lại
Văn Miếu của xã. Văn miếu Tiên Điền xây dựng nhờ sức đóng góp của các nhà
khoa bảng, hội tư văn và những người hiếu học ở địa phương có ý thức trân
trọng truyền thống học tập và văn chương của làng.

6


Làng Tiên Điền cịn có một cái cầu, cũng là một di tích truyền thống. Cầu
được gọi là cầu Tiên, có dựng bia (bia nay vẫn cịn, ở cạnh cửa vào khu lưu niệm
Nguyễn Du). Lời văn bia do Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm viết, có những câu:
“Người qua lại bảo rằng chỗ này làm cầu rất khó. Người làng lúc đó vẫn dựng
cầu lên. Những người thợ mộc giỏi, có gỗ tốt, một tuần thì cầu đã làm xong. Mọi
người ai cũng ghi nhớ. Dám nói rằng đó là một việc có đạo lý, nhân đức” (Dịch
theo nguyên văn chữ Hán: Tiên Kiều bi ký).
Tiên Điền là một làng nằm ngay giữa trung tâm huyện Nghi Xuân tỉnh Hà
Tĩnh. Phía tây làng là sơng Lam, phía bắc giáp làng Hội Thống, phía đơng giáp
các làng Tiên Bào, Đan Un, Đơ Uyên, giáp biển Nam Hải, phía nam giáp làng
Xuân Viên, Tả Ao. Các làng này đều quây quần chung quanh dãy núi Hồng
Lĩnh, tiếng địa phương gọi là rú Hống (hay Ngàn Hống). Ngàn Hống nổi tiếng cả
nước kết hợp với sông Rum (tức sông Lam) thành non nước Hồng Lam nổi danh
trong lịch sử.
Làng Tiên Điền có nhiều phường như phường Săn, phường Sơn Tràng,
phường Củi, phường Nón…. Với những nghề thủ cơng truyền thống như dệt
chiếu, làm nón… Nguyễn Du trong những ngày về nghỉ tại Tiên Điền đã tham
gia vào phường Săn nên mới có biệt hiệu là Hồng Sơn hiệp lộ.
Chính nhờ vị trí, cảnh quan, các sinh hoạt nghề nghiệp như thế mà Tiên
Điền dù là một làng bé nhỏ, nhưng rất giàu vốn liếng văn nghệ dân gian. Các thể
loại truyện, ca dao, dân ca, hị, vè, hát ví rất phong phú và đặc sắc. Hát ca trù

cũng rất phổ biến và quen thuộc. Hình thức diễn xướng hay cịn gọi là Trị Kiều
cịn được xem là nét riêng của làng quê Tiên Điền. Trò Kiều cũng gọi là chèo
Kiều là một dạng chèo biến dạng, nội dung bám sát vào Truyện Kiều của
Nguyễn Du, thu toàn bộ vào một vở bốn màn.

7


Tiên Điền là một làng quê nổi tiếng về truyền thống hiếu học, làng này
từng được gọi là làng khoa bảng, đất văn chương. Một vùng quê bé nhỏ nhưng
đã sinh ra nhiều nhà thơ nổi tiếng có nhiều tác phẩm giá trị trong kho tàng văn
học Việt Nam và rất nổi tiếng trên thế giới như Nguyễn Du với tác phẩm Truyện
Kiều, Văn chiêu hồn…., Nguyễn Huy Tự với tác phẩm Truyện Hoa Tiên, là tập
thơ Nôm sớm nhất ở miền Bắc nước ta.
Làng Tiên Điền có nhiều dịng họ nổi tiếng đã đóng góp cho lịch sử phát
triển của đất nước những con người tài năng, đức độ trong đó có dịng họ
Nguyễn Tiên Điền. Họ Nguyễn Tiên Điền vốn gốc ở làng Canh Hoạch, huyện
Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, thuộc dòng dõi vị trạng nguyên Nguyễn Thiến thời nhà
Mạc. Sau đó, dịng họ này di cư về Tiên Điền vào cuối thế kỷ XVI, khi nhà Lê
Trung Hưng từ Thanh Hố đưa đại binh tiến ra phía Bắc tiêu diệt nhà Mạc khôi
phục lại nhà Lê – mở đầu triều đại vua Lê – chúa Trịnh ở nước ta. Ở Xứ Nghệ đã
từng truyền tụng câu ca dao:
“Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan”
Lúc thịnh vượng nhất của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, người dân xứ Nghệ
đã từng ví von như thế. Nhưng quan chỉ là nhất thời trong dòng chảy vơ tận của
thời gian, những giá trị văn hố mà dòng họ này để lại mới thực sự trường tồn
với non nước Hồng – Lam.
Kể từ đời Trạng nguyên Nguyễn Thiến, suốt hàng trăm năm, họ này đời
nào cũng có người thi đỗ làm quan: Hai con trai của ông Thiến là Nguyễn Quyện

(một danh tướng vô địch) và Nguyễn Miện đều được phong tước công. Con ông
Miện là Nguyễn Nhiệm được dân tơn là Nam Dương Cơng. Ơng Nguyễn Quỳnh

8


giỏi cả văn cả võ, khi mất được truy tặng là Thượng thư Lĩnh Nam Công. Mấy
người con của ông Quỳnh đều thành đạt:
- Con trưởng là Nguyễn Huệ, đỗ tiến sĩ làm Đề lĩnh huyện La Sơn.
- Con thứ là Nguyễn Nghiễm làm Tể tướng, đỗ Hoàng Giáp
- Con thứ ba là Nguyễn Trọng, làm Thừa chính sứ ở Lạng Sơn.
- Đền đời Nguyễn Nghiễm thì có các con:
- Nguyễn Khản đỗ tiến sĩ, làm quan trong triều Lê -Trịnh
- Nguyễn Nễ làm quan đời Lê, rồi giúp Quang Trung, có đi sứ, sau làm quan
cho nhà Nguyễn.
- Nguyễn Điều làm chức Tổng binh
- Nguyễn Du làm quan đến Đơng Các, ở điện Cần Chánh, là tác giả Truyện
Kiều.
Nói về dịng họ Nguyễn ở Tiên Điền khơng thể nêu hết những người dự
tên vào hàng khoa bảng. Những văn khoa, võ tướng thời nào cũng có đã làm nổi
danh dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Kể từ khi Nam Dương Hầu Nguyễn Nhiệm đặt
chân tới đất Tiên Điền tới nay đã 16 đời. Từ đời thứ nhất đến đời thứ 10, thời
nào cũng có người đậu đạt làm quan. Cả họ có 5 Tiến sĩ, cịn Cử nhân, Tú tài thì
khơng tính hết. Trong 5 Tiến sĩ thì Nguyễn Nghiễm là người đỗ đầu và đã làm
rạng danh dòng họ. Nguyễn Mai là Tiến sĩ cuối cùng của dòng họ Nguyễn Tiên
Điền dưới chế độ phong kiến Việt Nam.
Về mặt văn chương, họ Nguyễn ở Tiên Điền cũng rất xuất sắc. Cả nước
hồi đầu thế kỷ 19 có 5 người được gọi là An Nam ngũ tuyệt, thì họ Nguyễn Tiên
Điền đã có hai người: Nguyễn Du và Nguyễn Hành. Cịn về văn phẩm, có thể nói
khơng ai là khơng có đóng góp. Ví dụ như Nguyễn Nhiệm: Nam dương tập yếu

kinh nguyên; Nguyễn Quỳnh: Đại hiếu chân kinh, Dịch kinh quyết nghị; Nguyễn

9


Nghiễm: Khổng Tử mộng Chủ công phú (văn Nôm), Lạng Sơn Đồn thành đồ
(Cuốn sách địa chí sớm nhất viết về Lạng Sơn); Nguyễn Khản: Chinh phụ ngâm
(dịch). Nhiều người công nhận Nguyễn Khản là một dịch giả Chinh Phụ Ngâm
của Đặng Trần Cơn, đồng thời với Phan Huy Ích, Đồn Thị Điểm; Nguyễn Nễ:
Quế Hiên thi tập; Hoa trình tiền hậu tập; Nguyễn Du: Thanh Hiên tiền hậu tập,
Đoạn trường tân thanh (Tức Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn
Chiêu hồn). ….; Nguyễn Hành:Quan Hải tập; Minh quyên thi tập….
Về ngoại giao: Nguyễn Nghiễm trong 10 năm trơng coi chính sự ln giữ
được hồ khí với các nước láng giềng. Ơng đã nhiều lần tiếp các đồn sứ thần
nhà Thanh sang nước ta và tỏ rõ được khí phách của mình. Đến thời Tây Sơn,
Nguyễn Nể hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã làm cho triều đình nhà Thanh kính
nể khâm phục. Thời nhà Nguyễn sau này, Nguyễn Du cũng hai lần được cử đi sứ
Trung Quốc vào năm 1813 và 1820.
Về nghề thuốc: Vị tổ đầu tiên của dòng họ, Nguyễn Nhiệm là một vị danh
y. Ông Nguyễn Trọng, chú của Nguyễn Du cũng là một lương y sống cùng thời
với Lê Hữu Trác. Một người cháu gái của Nguyễn Du là bà Nguyễn Thị Tuyên
cũng nổi tiếng. Gia phả chép rằng: “Bà giỏi thuốc, được vua Gia Long tuyển vào
cung, sau về ở quê mẹ tại Yên Phong, Bắc Ninh, mất năm 49 tuổi”. Cũng theo
sách Làng Tiên Điền cổ truyền của Nguyễn Quốc Phẩm thì họ Nguyễn Tiên
Điền có tới 20 người làm nghề thuốc. Trong đó, có người đậu đại khoa khơng ra
làm quan chỉ chuyên tâm làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân lành. Đến nay tại
Tiên Điền vẫn còn một ít con cháu đang theo nghề làm thuốc của cha ơng.
Ở Tiên Điền cịn có những dịng họ khác, cũng có người nổi tiếng về văn
chương tuy khơng được xếp vào hàng “ngũ tuyệt” nhưng cũng rất xuất sắc.
Chẳng hạn, họ Trần có ơng Trần Bá Trí (đỗ Hương cống năm 1726) là con rể của


10


cụ Nguyễn Quỳnh, lấy em gái của ông Nguyễn Nghiễm. Ông Trần Duy Tự cũng
đỗ giải nguyên năm 1773, là cháu gọi ơng Nguyễn Nghiễm bằng cậu. Ơng Tự
cũng giỏi thơ Nơm. Tại Tiên Điền gia phả họ Trần cịn ghi chép được khá nhiều
tài liệu chứng minh là dòng họ này cũng có truyền thống về văn chương.
Đến nay làng Tiên Điền vẫn cố gắng giữ gìn truyền thống của mình, mặc
dầu đã trải qua rất nhiều biến cố, làm ảnh hưởng đến nhiều di tích, nhiều nền
nếp. Và Tiên Điền nay đã trở thành một khu di tích đặc biệt. Các hạng mục của
khu lưu niệm Nguyễn Du đang từng bước được bảo tồn, khôi phục và phát huy
tốt giá trị, các địa danh như cầu Tiên, bến Giang Đình... cũng đang được tơ điểm
lại, hàng năm đã đón hàng chục ngàn lượt du khách đến tham quan nghiên cứu
và học tập.
1.3. Lịch sử hình thành khu di tích Nguyễn Du
Khu di tích Nguyễn Du bao gồm một quần thể các di tích của dịng họ
Nguyễn trên xã Tiên Điền. Ngày 28 /04 /1962 khu di tích Nguyễn Du được quyết
định là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Năm 1965, kỉ niệm 200 năm năm
sinh Nguyễn Du, Bộ Văn hố - Thơng tin Việt Nam nay là Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch và tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành quy hoạch và bảo vệ một số di tích cịn
lại, thành lập khu lưu niệm Nguyễn Du để phục vụ cho công tác nghiên cứu,
tham quan học tập. Những năm gần đây khu di tích Nguyễn Du do được ưu tiên
đầu tư tơn tạo, nên đã trở thành một khu di tích lịch sử văn hoá bề thế của Hà
Tĩnh và cả nước.
1.4. Các di tích trong khu di tích Nguyễn Du
Đến với khu di tích Nguyễn Du, du khách sẽ được thăm các di tích sau:
 Đàn tế và Bia đá
 Cây cổ thụ do Nguyễn Quỳnh trồng


11


 Nhà tư văn
 Đền thờ Nguyễn Nghiễm
 Mộ Nguyễn Nghiễm
 Đền thờ Nguyễn Trọng
 Nhà thờ Nguyễn Du
 Mộ Nguyễn Du
1.4.1. Đàn tế và Bia đá
Nguyễn Quỳnh là ông nội Nguyễn Du. Ơng có 5 vợ và 9 người con (6
trai, 3 gái). Trong 6 người con trai thì có 3 người đậu đại khoa làm quan to là
Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Trọng. Năm 1762 sau khi nhận chức
Tể tướng được bốn tháng, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, Nguyễn Nghiễm cùng
em là Nguyễn Trọng và con cháu lập đàn tế, dựng bia đá tại khu vườn tưởng
niệm của dòng họ. Hàng năm đến ngày giỗ, lễ tết, con cháu làm lễ dâng hương
tri ân cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Bia dựng vào mùa Thu năm Nhâm Ngọ (1762). Chất liệu bằng gạch và đá
thanh. Tháng 7 năm 1954, giặc Pháp bỏ bom làm nền bia sạt lở 1/4. Sau đó con
cháu tu sửa lại.
Trên bia khắc các dòng chữ Hán như sau:
+ Mặt trước: Cảnh Hưng vạn bia ( Bia xây dựng triều vua Cảnh Hưng)
- Phong tặng Lễ Bộ Thượng Thư Thái Bảo Nhuận Quận công Nguyễn
tiên sinh.
- Phong tặng Nhất phẩm phu nhân gia phong Quận phu nhân Phan Thị.
Nghĩa là:
- Phong tặng ông Nguyễn Quỳnh chức Lễ Bộ Thượng Thư, hàm
Thái Bảo, tước Nhuận Quận Công.

12



- Phong tặng bà Phan Thị đệ nhất phu nhân và được hưởng bổng
lộc như Quận cơng.
+ Mặt sau: Phía trên: Hồng Nguyên tuấn lưu ( nguồn nước chảy mạnh)
Giữa khắc chữ: “ Phúc” nghĩa là: Ông bà để lại phúc đức lớn cho con
cháu về sau.
Hai bên khắc đôi câu đối:
Niệm thời truy nhật nguyệt
Truyền ngự tại giang sơn
Nghĩa là :
Tượng niệm cha mẹ theo năm tháng
Còn giang sơn cịn truyền tụng
Đàn tế và bia đá là di tích nguyên gốc về hình dáng, chất liệu. Đá làm bia
do Nguyễn Nghiễm lấy từ Thanh Hoá về. Nguyễn Khản viết chữ, thợ khắc chữ
người Thanh Hoá. Khi lập đàn tế dựng bia, Nguyễn Nghiễm cho xây cạnh 3 cây
cổ thụ do Nguyễn Quỳnh trồng.
1.4.2. Cây cổ thụ do Nguyễn Quỳnh trồng
Ông Nguyễn Quỳnh là người giỏi chữ hay đọc sách, tinh thông lý số, giỏi
về kinh Dịch. Việc thi cử không được hành thông, chỉ chuyên tâm đọc sách, dạy
con cái học hành, chỉ mong muốn con mình thành danh, làm vẻ vang cho gia
đình và dịng họ. Ơng soạn 3 bộ sách bàn về kinh Dịch và những việc chiêm
nghiệm được trong đời.
Sinh thời ông trồng 3 cây cổ thụ, một cây Muỗm, một cây Bồ Lỗ (Cây
Nóng), một cây Rói ( bị bão đổ năm 1976), để sau này mỗi lần 3 người con:
Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, khi về thăm cha có chỗ buộc
ngựa. Tương truyền vì tinh thơng lý số, giỏi tính tốn chuyện hậu thế, ông biết

13



trong 6 người con trai sẽ có 3 người đậu đạt làm quan nên ông trồng 3 cây này.
Những cây này đến nay đã có trên 300 tuổi.
1.4.3. Nhà tư văn
Theo Nghi Xn địa chí thì nhà Tư Văn từ đời Long Đức triều Lê (Lê
Thần Tông 1732 – 1735) về trước gọi là Văn Thánh, hàng huyện thờ Khổng Tử.
Lúc này, Văn Thánh thuộc về dòng họ Nguỵ ở Xuân Viên, một dòng học phát
đạt nhất huyện Nghi Xuân. Đến đời Vĩnh Hữu Lê Y Tơng (1735- 1740) dịng họ
Nguyễn Tiên Điền nổi lên, thì Văn Thánh lại thuộc về dịng họ Nguyễn Tiên
Điền. Năm 1735 Xn Quận cơng Nguyễn Nghiễm cho đưa về dựng tại khu
vườn của ông tổ Nguyễn. Theo truyền thống tốt đẹp của dòng họ về mặt văn
chương, ngôi nhà này là nơi các tao nhân mặc khách bình thơ, bình văn. Những
người vào đây đều là “Phượng trì long bảng” tức từ Tú tài trở lên. Sau khi bình
thơ, bình văn xong, các cụ xuống nhà Hạ Điện uống trà, uống rượu, nghe ngâm
thơ Nôm, hát ả Đào (ca trù). Năm Tân Hợi (1971) anh ruột Nguyễn Du là
Nguyễn Quýnh chống lại nhà Tây Sơn. Hiệp trấn Nghệ An Nguyễn Quang Dụ
đem quân giết Nguyễn Quýnh, phóng hoả đốt cháy dinh thự họ Nguyễn và làng
Tiên Điền. Nhà Tư Văn bị cháy chỉ còn lại gian miếu thờ Thánh Hiền. Sau đó ít
năm, anh Nguyễn Du là Nguyễn Nể bỏ tiền ra cho sửa sang lại. Nhân đó, đề ra
lệ: Trong tuyên hạt con cháu thuộc dòng dõi khoa bảng nộp 3 tiền; những người
dân “Bạch Đinh” nhưng có biết chữ nộp 10 tiền. Mỗi năm có hai kỳ lễ tế hàng
huyện giao Lý Dịch xã Tiên Điền xôi gà làm cúng tế.
Nhà Tư Văn nơi thờ Khổng Tử cũng là nơi thờ “Đạo Học” của huyện
Nghi Xuân. Về sau Hội Tư Văn xây thêm điện thờ các vị đỗ đạt cao trong huyện.
1.4.4. Đền thờ Nguyễn Nghiễm

14


Đền thờ Nguyễn Nghiễm ở thôn Bảo Kê, xã Tiên Điền. Khi cịn sống ơng

đặt ruộng cúng và xây sẵn đền thờ ở mặt sông. Sau khi ông mất triều đình phong
“Thượng Đẳng Tơn Thần, Hn Du Đơ Hiến Đại Vương”, hàng năm quốc gia
làm lễ tế. Lại giao cho 4 xã chăm sóc hương khói. Ngày sinh, ngày giỗ của ơng
có cả xã Uy Viễn cùng tế lễ. Đền có 3 tấm biển lớn , một khắc 4 chữ “Phúc lý
vĩnh tuy” ( Phúc ấm lâu dài) do tự tay chúa Trịnh viết.Một tấm khắc 4 chữ “Dịch
tế thư hương” (dòng thư hương đời nối đời) do Đức Bảo sứ thần nhà Thanh đề
tặng. Một biển khắc 4 chữ “Quang tiền du hậu” (Rạng rỡ thế hệ trước để lại
phúc ấm cho thế hệ sau), biển này do Tô Kính người Viễn Đơng đề tặng. Đền
cịn có đơi câu đối:
Lưỡng triều danh Tể tướng
Nhất thế đại nho sư
Nghĩa là:
Nho sư cả nước vang danh hiệu
Tể tướng hai triều rạng tiếng tăm
Đền kiến trúc theo lối chữ nhị (=), lưỡng long tứ vi, đây là lối kiến trúc
thời hậu Lê. Năm 1954, bom Pháp đánh trúng nhà thờ, thượng điện bị hỏng hồn
tồn, đồ tế khí mất mát hư hỏng hết, chỉ còn lại hai tượng quan hầu, hai con voi,
hai con ngựa bằng đá Thanh cho khắc tạc ở Thanh Hoá đưa vào.
Tương truyền đền thờ Nguyễn Nghiễm ngày trước rất thiêng, mọi người đi
qua khơng dám nhìn vào. Trước cổng đền điện còn 4 chữ Hán: Hạ Mã (xuống
ngựa) và Khuynh Cải (nghiêng nón).
1.4.5. Mộ Nguyễn Nghiễm
Năm Bính Thân (1776) đang đánh nhau với quân Nguyễn Nhạc (Tây Sơn)
ở Châu Ô thuộc địa phận Quảng Ngãi, Nguyễn Nghiễm bị bệnh xin về chữa trị.

15


Đến tháng 11 năm 1776 thì mất. Trước khi mất, ông dặn con cháu phần mộ ông
táng chìm. Lúc này Nguyễn Khản đang giữ trọng trách ở triều, xin chúa về thăm

cha ốm. Theo di huấn, con cháu Nguyễn Nghiễm táng chìm phần mộ ơng. Ngồi
những người thân tín nhất không ai biết mộ ở đâu, chỉ biết táng tại xứ Đồng Đoài
(gia phả họ Nguyễn cũng ghi như vậy).
Những năm sau này do mưa gió lâu ngày, đất bị xói lở, một phần ngơi mộ
lộ ra. Con cháu trong dòng họ phát hiện thấy, hàng năm đến ngày lễ tế đều thắp
hương tưởng nhớ. Mộ táng bằng vữa tam hợp, có hình vng (khoảng 10m2).
Năm 1993 ơng Nguyễn Phước Lương Bằng, một Việt Kiều tại Mỹ công đức
25.000 đô la. Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân và con cháu xây tường bao
quanh, dựng bia ghi danh tính và mở đường vào mộ.
Hiện nay, tại vùng Nghệ Tĩnh loại mộ táng chìm bằng vữa tam hợp chưa
phát hiện thêm được cái nào.
1.4.6. Đền thờ Nguyễn Trọng
Đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng ở thơn Thuận Mỹ. Hồi cịn sống,
ơng đặt ruộng tế xóm sở tại và xây sẵn đền thờ. Trước đền ơng cho dựng tấm bia
“Tích thiện gia” (nhà giữ điều thiện) con cháu họ Nguyễn quen gọi là “Bia gia
huấn”. Bia này do ông viết rồi sai người Tàu khắc chữ vào bia nhằm để giáo
huấn con cháu. Ngồi bia đá, ơng cịn đem từ Trung Quốc về một đôi nghê, một
đôi sư tử, một đôi voi, hai tượng quan hầu tất cả bằng đá. Trong đền treo tấm
biển khắc 4 chữ “Hồng sơn linh khí” (khí thiêng núi Hồng), chữ do Cao Đoàn
viết. Một tấm biển lớn ghi chép các bài thơ văn đề vịnh của những bậc túc nho
danh tiếng.
Đền treo đôi câu đối:
“Nga nga địa vọng sơn chi Bắc

16


Diễm diễm thiên tài đẩu dĩ Nam”
Dịch nghĩa:
Địa vị nguy nga vùng phía Bắc

Thiên tài rạng rỡ Đẩu phương Nam
1.4.7. Nhà thờ Nguyễn Du
Năm 1824, sau khi cải táng hài cốt về táng tại quê nhà, con cháu xây nhà
thờ, lập bài vị Nguyễn Du. Nhà thờ gồm 3 gian lợp ngói, hai đầu hồi nhà có hai
cột quyết, trên đắp hai con nghê chầu nhau. Ở trong treo các bức đại tự “Hồng
Sơn thế phổ”, “Thiên Môn tái đăng” và “Tinh sà lưỡng kiếm”. Sau năm 1930,
nhà thờ dột nát hư hỏng, con cháu đưa hương án, bài vị về đền thờ Nguyễn
Nghiễm. Năm 1940, Hội Khai Trí tiến đức tổ chức quyên góp trong cả nước
được 120 đồng tiền Đông Dương. Giúp cho con cháu họ Nguyễn xây nhà thờ,
dưới sự đôn đốc của cụ Nguyễn Mai, cháu đời thứ 10 của dòng học Nguyễn Tiên
Điền.
Nhà được kết cấu theo lối chữ đinh, giữa có 4 chữ: Đinh – linh – nhân –
kiệt, và hai cặp câu đối ở cột quyết. Một cặp câu đối của nhà vua, một cặp câu
đối của cụ Nguyễn Mai đề tặng. Câu của vua Minh Mạng có nội dung như sau:
“Nhất đại tài hoa vi sứ vi khanh sinh bất thiển
Bách niên sự nghiệp tại gia tại quốc tử do vinh”
Nghĩa là:
Một đời tài hoa, lúc đi sứ, lúc làm quan sống không hổ thẹn
Trăm năm sự nghiệp việc nhà, việc nước, chết vẫn còn vinh
Câu của cụ Nguyễn Mai:
“Lễ nhạc bách niên văn hiến địa
Giang sơn tứ vọng thái bình thiên”

17


Nghĩa là:
Trời thái bình non sơng bốn mặt
Đất văn hiến lễ nhạc trăm năm
Bài vị thờ Nguyễn Du được khắc như sau:

Quý Mão khoa sinh phụng trực
Đại phu chính trị
Khanh khâm sai Bắc quốc cống sứ
Lễ bộ hữu Tham tri hầu tước
Thanh Hiên Nguyễn thân sinh thân vị
Nghĩa là :
Cụ Nguyễn Du thi đậu Tú tài vào năm Quý Mão (1783)
Cụ trở thành người lớn nhân đức của triều đình
Làm quan đến chức Khâm Sai tuế cống sứ sang Trung Quốc
Khi về nước được phong Lê Bộ Hữu Tham Tri hầu tước
Hiệu là Thanh Hiên
Tháng 7 năm 1954, bị bom Pháp đánh trúng, nhà thờ chỉ còn lại một bức
tường chơ vơ trên nền cũ và sót lại một ít đồ thờ tự. Sau năm 1954, nhà thờ được
xây dựng lại nhưng chỉ còn lại nhà hạ điện. Từ năm 1965 đến nay, nhà thờ
Nguyễn Du được tu sửa nhiều, nhưng vẫn giữ ngun hình dáng và kích thước
như cũ.
1.4.8. Mộ Nguyễn Du
Năm 1820, Minh Mệnh lên ngôi vua xuống chiếu cử Nguyễn Du làm
Chánh sứ đi Trung Quốc cầu phong, nhưng cụ chưa đi thì mất tại Huế ngày 10
tháng 8 năm Canh Thìn, tức ngày 16 tháng 9 năm 1920, thọ 55 tuổi.

18


Sử nhà Nguyễn chép lại: “Năm ấy có nạn dịch lớn (dịch tả) từ nước ngoài
tràn vào Hà Tiên rồi lan ra Bắc Thành làm 20 vạn người chết”.
Nguyễn Du mắc bệnh đột ngột, nhưng vẫn bình tĩnh khơng chịu uống
thuốc. Nằm trên giường cụ bảo người nhà sờ tay chân, người nhà bảo lạnh cả rồi.
Cụ bảo “được, được” và lặng lẽ nhắm mắt rồi tắt thở, không trối trăng lại bất cứ
điều gì, mặc dù bên cạnh có đông con cháu đang làm quan tại Huế.

Ban đầu, mộ được chôn tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đám tang cụ lặng lẽ khơng có nhiều người đi đưa.
Nhà vua Minh Mạng biết tin ban cho tên “Thuỵ” và gửi phẩm vật phúng viếng.
Các quan trong triều cũng gửi phẩm vật và câu đối phúng viếng.
Bốn năm sau (1824) hài cốt của cụ được con là Nguyễn Ngũ, cháu là
Nguyễn Thắng làm quan tại Huế cải táng đưa về quê nhà. Lúc đầu táng tại vườn
cũ sinh thời cụ sống ở thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền. Những năm sau đó con
cháu thấy sức học ngày một giảm, không bằng ông cha mình trước đây, bèn dời
đến táng cạnh đền thờ Nguyễn Trọng. Sau đó một thời gian do yếu tố tâm linh,
con cháu lại cải táng đến xứ Đồng Cùng, giữa một vùng cát rộng
Ban đầu ngôi mộ đơn sơ, về sau có thêm tấm mộ chí do cụ Đặng Thai Mai
làm bằng chữ Hán “Tiên Điền Nguyễn tiên sinh phần mộ”.
Năm 1990, Sở Văn hố Thơng tin Nghệ Tĩnh, Uỷ ban nhân dân huyện
Nghi Xuân, tôn tạo lại khu mộ, như quy hoạch hiện nay. Tổng diện tích khn
viên khu mộ khoảng 3000 m2 gồm ba phần: Phần bàn thờ, phần mộ và vườn cây
cảnh bao quanh. Bàn thờ có bia bằng đá Thanh đề dòng chữ quốc ngữ: “Danh
nhân văn hoá thế giới – Đại thi hào Nguyễn Du”. Quanh bia có khắc hình hoa
văn thế kỷ XVIII theo luật đường triện. Tường hình cuốn thủ bằng gạch khơng
trát, tượng trưng cho sự nghiệp văn hoá văn nghệ của nhà thơ. Bàn thờ làm theo

19


×