Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Tài liệu ôn thi chủ nghĩa xã hội docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.68 KB, 12 trang )

C©u 1: (3,5 ®iÓm)
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện khách quan
quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam.
a, Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
+ Nội dung khái quát: Sứ mệnh lịch sử của GCCN là xoá bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ
chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn
thể nhân loại khỏi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng XH CSCN văn minh.
+ Nội dung cụ thể: Có 3 nội dung cơ bản:
Một là, Trực tiếp SX ra những sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại để xây dựng
cơ sở VCKT, cơ sở KT cho CNXH.
Hai là, Thông qua Đảng tiền phong của mình, GCCN lãnh đạo, tổ chức để NDLĐ
giành chính quyền, xoá bỏ chính quyền của các chế độ tư hữu áp bức, bóc lột; xây dựng chính
quyền của GCCN và NDLĐ.
Ba là, Thông qua Đảng tiền phong của mình GCCN lãnh đạo, tổ chức NDLĐ xây dựng
và bảo vệ CNXH, tiến lên CNCS ở mỗi nước trên toàn thế giới.
Đây là là nội dung cơ bản, cuối cùng mới mẻ và phức tạp, => thực hiện SMLS của
GCCN phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài không thể nóng vội giản đơn…
b, Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh SMLS của GCCN:
- Do địa vị KT-XH khách quan quy định SMLS của GCCN:
+ Do địa vị KT- XH khách quan, GCCN là GC gắn với LLSX tiên tiến nhất dưới
CNTB. Với tính cách như vậy nó là lực lượng quyết dịnh phá vỡ QHSX TBCN.
+ Sau khi giành chính quyền, GCCN, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy
nhất có khả năng lãnh đạo XH xây dựng một PTSX mới cao hơn PTSX TBCN.
- Với tính cách là con đẻ của nền đại công nghiệp:
+ GCCN là con đẻ của nền SX công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền SX
công nghiệp tiến bộ, có lực lượng hùng mạnh.
+ GCCN bị GCTS áp bức, bóc lột nặng nề, họ là GC trực tiếp đối kháng với GCTS, xét
về bản chất họ là GC CM triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột TBCN.
+ Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng: họ chỉ có thể tự giải phóng
bằng cách giải phóng toàn XH khỏi chế độ TBCN.


- Địa vị KT-XH khách quan tạo điều kiện cho GCCN thực hiện SMLS của mình:
+ Điều kiện KT-XH khách quan không chỉ khiến cho GCCN trở thành GCCM triệt để
nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là:
+ Trong tình hình hiện nay có thể bổ sung thêm một số những điều kiện khách quan
cho SMLS của GCCN. Đó là:
* Sự phát triển của nền SX công nghiệp => GCCN được trang bị nhiều kiến thức mới
về văn hoá cơ bản, KH-CN, tay nghề, nhận thức chính trị …đó cũng là yêu cầu khách quan
ngày càng cao của sự phát triển công nghiệp ngày càng hiện đại với GCCN.
* Sự phát triển công nghiệp ngày càng hiện đại và XH hoá, quốc tế hoá ngày càng cao
thì GCCN càng được phát triển thêm lực lượng (cả về số lượng và chất lượng).
- Trong CNTB có mâu thuẫn cơ bản đã hình thành một cách khách quan gồm 2
mặt:
+ Kinh tế: Mâu thuẫn giữa LLSX ><QHSX.
1
+ Chính trị-XH: Mâu thuãn giữa GCCN >< GCTS.
Tóm lại: Cả 2 mặt của mâu thuẫn cơ bản này không thể giải quyết triệt để trong khuôn
khổ CNTB điều đó khẳng định tính tất yếu của CMXHCN do GCCN lãnh đạo và tổ chức. Đó
là sự quy định khách quan cho SMLS của GCCN. Trí thức, ND sẽ là lực lượng tham gia vào
CM.
c- Nội dung SMLS của GCCN Việt Nam:
Giai cấp công nhân Việt Nam cần thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong 2 giai
đoạn và tương ứng với 2 nội dung đó là:
- CM DTDCND - giành chính quyền thiết lập chuyên chính dân chủ CM.
- Thực hiện CM XHCN, xây dựng thành công CNXH, không có người bóc lột người, áp
bức người, giải phóng NDLĐ.
- Sứ mệnh lịch sử của GCCN VN hiện nay là thực hiện thành cộng sự nghiệp CNH,
HĐH để xây dựng thành công CNXH.
C©u 2: (3,5 ®iÓm)
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện chủ quan quy
định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Việt Nam.
a, Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
+ Nội dung khái quát: Sứ mệnh lịch sử của GCCN là xoá bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ
chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn
thể nhân loại khỏi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng XH CSCN văn minh.
+ Nội dung cụ thể: Có 3 nội dung cơ bản:
Một là, Trực tiếp SX ra những sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại để xây dựng
cơ sở VCKT, cơ sở KT cho CNXH.
Hai là, Thông qua Đảng tiền phong của mình, GCCN lãnh đạo, tổ chức để NDLĐ
giành chính quyền, xoá bỏ chính quyền của các chế độ tư hữu áp bức, bóc lột; xây dựng chính
quyền của GCCN và NDLĐ.
Ba là, Thông qua Đảng tiền phong của mình GCCN lãnh đạo, tổ chức NDLĐ xây dựng
và bảo vệ CNXH, tiến lên CNCS ở mỗi nước trên toàn thế giới.
b, Những nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN
- Bản thân GCCN: (SV TỰ NGHIÊN CỨU)
+ Ngay từ khi mới hình thành trong XH TBCN, bản thân GCCN đã không ngừng hoạt
động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng.
+ Giai cấp công nhân ngày các được giác ngộ về ý thức giai cấp, về CNXH, lý luận về
Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó có lập trường GC vững vàng từng bước hình thành Đảng tiên
phong của GCCN là ĐCS. Vè thế GCCN là cơ sở chính trị căn bản nhất của ĐCS.
+ Đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực âm mưu của kẻ thù, đi đầu trong quá trình
SX hiện đại, xây dựng, bảo vệ CNXH.
- Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển đảng của GCCN
+ Tính tất yếu của việc thành lập Đảng
Thực tế cho thấy, ngay từ khi mới ra đời GCCN đã tiến hành đấu tranh quyết liệt chống
lại GCTS. Quá trình đó diễn ra theo 2 giai đoạn: đấu tranh tự phát; đấu tranh tự giác. Muốn
chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác phải có 2 điều kiện:
2
Một là, GCCN phải giác ngộ SMLS của mình. Sự giác ngộ ấy chỉ có thể có được thống
qua hoạt động của ĐCS, đội tiên phong của GCCN.

Hai là, GCCN phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất để tạo nên sức mạnh và đoàn
kết. việc tổ chức đó cũng chỉ có thể thực hiện được khi có một tổ chức lãnh đạo, đó là ĐCS.
Nói cách khác: Chỉ khi nào GCCN đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa
học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin thì phong trào của nó mới thực sự là một phong trào
chính trị. Trình độ lý luận đó cho phép GCCN nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong XH,
nguồn gốc tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con
đường, biện pháp giải phóng GC mình, giải phóng XH, giải phóng toàn nhân loại.
Phải có CN Mác soi sáng, GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức về lý luận về vai trò
lịch sử của mình. Sự thâm nhập của CN Mác vào phong trào CN => Sự hình thành chính
Đảng của GCCN.
+ Quy luật thành lập Đảng:
Quy luật chung: ĐCS = CNXHKH (chủ nghĩa Mác - Lênin) + Phong trào CN.
Đảng cộng sản ra đời dựa trên sự kết hợp giữa CN Mác – Lênin với phong trào công
nhân. Nhưng trong mỗi nước sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng
con đường đặc biệt tuỳ theo điều kiện không gian và thời gian.
Ở Việt Nam:
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
ĐCS Việt Nam = Chủ nghĩa Mác - Lênin + Phong trào CN + Phong trào yêu nước.
Tóm lại: Chỉ có Đảng lãnh đạo, GCCN mới chuyển từ đấu tranh tự phát => tự giác
trong mỗi hoạt động với tư cách là một GC tự giác thực sự CM.
Mác nhấn mạnh rằng: trong cuộc đấu tranh của mình chống lai quyền lực liên
hiệp của các GC hữu sản, chỉ khi nào GCVS tự mình tổ chức được thành một chính
Đảng độc lập của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các GC hữu sản, chỉ khi nào
GCVS tự mình tổ chức được thành một Đảng độc lập, với tất cả mọi chính Đảng cũ do
GC hữu sản lập ra mới hành động với tư cách là một GC được.
- Mối quan hệ giữa ĐCS với GCCN
+ Khái niệm Đảng chính trị: Đảng chính trị là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung
cho trí tuệ lợi ích của toàn thể giai cấp. Đối với GCCN đó là Đảng cộng sản, chẳng
những đại biểu cho lợi ích của GCCN mà còn đại biểu cho toàn thể Ndlđ, toàn dân tộc.
+ Mối quan hệ giữa ĐCS và GCCN:

* Phải có một Đảng chính trị vững vàng, kiên định và sáng suốt, có đường lối chiến
lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của toàn GC và toàn bộ phong trào để GCCN có
thể hoàn thành SMLS của mình.
* GCCN là cơ sở xã hội – giai cấp của Đảng là nguồn bổ sung lực lượng của Đảng,
Đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của GC, là biểu hiện tập trung lợi ích,
nguyện vọng phẩm chất, trí tuệ của GCCN, của NDLĐ.
* Với một Đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo của giai cấp.
Tóm lại: Giữa ĐCS và GCCN có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời.
- Điều kiện để GCCN hoàn thành SMLS của mình:
+ GCCN cũng như mỗi người CN cần thường xuyên phấn đấu vươn lên, trưởng thành
về các mặt: tư tưởng, chính trị, lập trường GC, văn hoá, KHKT, tay nghề …
+ Các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn thường xuyên phát triển vững mạnh … cùng với
quá trình phát triển không ngừng của nền SX công nghiệp hiện đại…
3
c- Nội dung SMLS của GCCN Việt Nam:
Giai cấp công nhân Việt Nam cần thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong 2 giai
đoạn và tương ứng với 2 nội dung đó là:
- CM DTDCND - giành chính quyền thiết lập chuyên chính dân chủ CM.
- Thực hiện CM XHCN, xây dựng thành công CNXH, không có người bóc lột người, áp
bức người, giải phóng NDLĐ.
- Sứ mệnh lịch sử của GCCN VN hiện nay là thực hiện thành cộng sự nghiệp CNH,
HĐH để xây dựng thành công CNXH.
C©u 3: (3,5 ®iÓm)
Tôn giáo là gì? Trình bày nguồn gốc của tôn giáo và các chính sách tôn giáo của Đảng
và nhà nước ta hiện nay.
1. Khái niệm:
* Khái niệm: Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức XH phản ánh một cách
hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của TG, những sức mạnh tự phát
trong tự nhiên và trong XH đều trở nên thần bí.
2. Nguồn gốc của tôn giáo:

a- Nguồn gốc kinh tế- xã hội của tôn giáo:
- Trong XH CSNT, do LLSX và đời sống kém phát triển => con người cảm thấy bất
lực trước tự nhiên. Do chưa giải thích được những hiện tượng tự nhiên => con người gán cho
tự nhiên những sức mạnh thần bí đó chính là hình thức đầu tiên của TG.
- Khi XH phân chia GC và xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX, đi liền với nó là nạn áp
bức, bóc lột nặng nề, sự bất bình đẳng trong XH phát triển.
- Trong TKQĐ từ CNTB lên CNXH còn tồn tại các thành phần KT khác nhau, có lợi
ích khác nhau, sự phân hoá giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ, những thành phần KT ấy luôn chịu
tác động của cơ chế thị trường là cho những yếu tố ngẫu nhiên may, rủi chi phối đến số phận
con người => làm cho một bộ phận người trở nên thụ động, trông chờ vào những lực lượng
ngoài trần thế.
Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển LLSX, sự bần cùng về KT, áp bức về chính
trị, thất vọng, bất lực trước những bất công XH là nguồn gốc sâu xa của TG.
b, Nguồn gốc nhận thức:
- Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, XH và
chính bản thân mình còn có giới hạn. Cái gì mà KH chưa giải thích được thì thường là nơi để
TG phát triển.
- Do nhận thức của con người này càng phát triển, sự khái quát hoá, trìu tượng hoá tự
nhiên và XH ngày càng cao độ càng có khả năng xa dời hiện thực, phản ánh sai lệch hịên thực
dễ rơi vào ảo tưởng thần thánh hoá đối tượng.
- Thế giới mà con người đang sống còn đang đặt ra vô vàn điều bí ẩn chưa giải thích
được. KH có thể dự báo một số hiện tượng: động đất, bão, lụt … có thế xảy ra ở nơi này hay
nơi khác, nhưng lại không thể ngăn cản cho nó không xảy ra => thiệt hại về người và của. Do
đó, con người dễ tìm đến sự an ủi nơi TG.
c/ Nguồn gốc tâm lý, tình cảm:
4
- Nguồn gốc tâm lý: Đó là sự sợ hãi những lúc ốm đau, bệnh tật, tai nạn bất ngờ, những
trắc trở trong tình yêu, kể cả những lúc may mắn đạt được một cách ngẫu nhiên, dễ dàng; tâm
lý muốn bình yên khi tiến hành những công việc lớn trong gia đình (cưới xin, ma chay, kinh
doanh ) => Con người dễ dàng tìm đến TG.

- Nguồn gốc tình cảm của tôn giáo:
+ Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh tự nhiên, XH, TN, TG làm nảy sinh những tình cảm
như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ giữa con người với tự nhiên và con
người với con người.
+ TN, TG đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, bù đắp nhu cầu tinh
thần của một bộ phận nhân dân, những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm
hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận.
+ Bất cứ TG nào cũng khuyên con người sống hướng thiện: (từ bi hỷ xả của đạo Phật;
nhân, nghĩa, lễ, chí, dũng của đạo Nho ) => đây chính là yếu tố làm cho TG tồn tại lâu dài.
+ Các thế lực thù địch muốn lợi dụng vấn đề TG, thực hiện diễn biến hoà bình => gây
rối phá hoại chế độ ta.
3, Chính sách tôn giáo của Đảng
Theo tinh thần trên, chính sách TG của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
bao gồm:
Thứ nhất: Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân
trên cơ sở pháp luật.
Thứ hai: Tích cực vận động đồng bào các TG tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm
xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới KT-XH
giữ vững ổn định về chính trị, trật tự và an toàn XH. Trên cơ sở đó, chăm lo cải thiện đời
sống VC và VH, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào.
Thứ ba: Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động TG theo đúng pháp luật, ủng hộ
các xu hướng tiến bộ trong cácTG , làm cho giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự
nghiệp cách mạng toàn dân, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của TG ở một quốc gia độc lập.
Thứ tư: Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các
thế lực thù địch lợi dụng TG chống lại sự nghiệp CM của nhân dân, chống CNXH.
Thứ năm: Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về TG hoặc có liên quan đến TG
phải theo chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của Nhà nước.
C©u 4: (3,5 ®iÓm)
Dân tộc là gì? Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của Đảng cộng sản và những
chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và nhà nước ta.

1. Khái niệm dân tộc:
- Nghĩa hẹp: dân tộc là cộng đồng tộc người được hình thành và phát triển trong lịch
sử. Dân tộc chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững xuất hiện sau bộ lạc, bộ
tộc có các dấu hiệu sau:
+ Có sinh hoạt KT chung
+ Có ngôn ngữ riêng và những nét VH đặc thù:
+ Có ý thức tự giác tộc người.
5

×