Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Thuốc trị viêm tai - Coi chừng điếc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.04 KB, 6 trang )

Thuốc trị viêm tai - Coi chừng điếc

Dùng không đúng thuốc trị viêm tai sẽ dẫn đến điếc.
Viêm tai giữa có hai loại chính là viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa
mạn tính. Trong bệnh viêm tai giữa cấp tính, việc điều trị tùy thuộc vào giai
đoạn của bệnh.
Viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết
Điều trị nội khoa
Toàn thân:
Sử dụng kháng sinh uống hoặc tiêm: Nhóm b lactam (amoxicilin,
cephalosporin các thế hệ...) là lựa chọn hàng đầu của bác sĩ tai mũi họng dựa vào
thống kê các vi khuẩn gây bệnh nói trên. Tuy nhiên do tỷ lệ kháng thuốc ngày
càng cao nên các bác sĩ thường phải phối hợp kháng sinh (nhóm macrolid) trong
những trường hợp độc tính vi khuẩn cao, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị giảm sức đề
kháng hoặc điều trị 3 ngày mà triệu chứng của bệnh không thuyên giảm.
Vì trẻ bị viêm tai giữa thường dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói nên tránh
sử dụng những kháng sinh có khả năng gây độc ốc tai nhóm aminoglucosid như
gentamycin, neomycin, amikacin... cho trẻ dưới mọi hình thức, đặc biệt là đường
tiêm, để tránh làm cho trẻ bị câm điếc do thuốc.
- Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7-10 ngày) với liều duy trì 0,5-
1mg/kg cân nặng hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm dạng men
như chymotrypsin, serratiopeptidase... là những enzym thủy phân protein nhằm
ngăn chặn các triệu chứng khác nhau do viêm, để phục hồi cấu trúc của mô bị tổn
thương càng nhanh càng tốt, ngăn chặn tiến triển viêm, đồng thời hỗ trợ cùng với
kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau tùy theo cân nặng của trẻ. Thuốc thông dụng và an
toàn nhất là paracetamol, liều sử dụng thường là 10mg/kg cân nặng.
- Có thể sử dụng thêm kháng histamin H1 (siro phenergan 1%, siro
clarytin...) để giảm hiện tượng xuất tiết của niêm mạc viêm, nhất là trên những trẻ
khai thác được tiền sử dị ứng.
Tại chỗ:


- Tại mũi: dùng cho trẻ thuốc chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề theo
đúng lứa tuổi. Thuốc nhỏ mũi được sử dụng với mục đích là làm sạch hốc mũi và
trả lại sự thông thoáng giữa tai giữa và mũi họng, điều này giúp cho việc phục hồi
niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài
qua đường vòi tai. Thuốc hay sử dụng là otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa...
- Tại tai: dùng thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ. Đây là loại thuốc
không được sử dụng khi tai thủng.
Viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ
Giai đoạn này cần chích rạch màng nhĩ. Thủ thuật được thầy thuốc tai mũi
họng thực hiện để giải phóng mủ từ tai giữa ra ngoài, giảm áp lực cho tai giữa,
không để mủ lan vào phía trong gây viêm xương chũm hoặc lan vào sâu hơn gây
viêm màng não, áp-xe não.
Thực hiện điều trị nội khoa như giai đoạn viêm tai giữa cấp nhưng sử dụng
thuốc nhỏ tai phải lưu ý chỉ dùng những thuốc có thể dùng được cho loại viêm tai
có thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ
Do điều trị không kịp thời, áp lực của mủ làm màng nhĩ vỡ, lỗ thủng
thường ở góc trước dưới. Lúc này bệnh nhân được chỉ định làm thuốc tai tại chỗ,
có thể kết hợp điều trị nội khoa nếu bác sĩ thấy cần thiết.
Khi dùng thuốc nhỏ tai cần lưu ý: thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tùy
theo thành phần cơ bản của thuốc là thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai
không thủng màng nhĩ và những thuốc dùng cho viêm tai có kèm theo thủng màng
nhĩ. Màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai
giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn
thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ
môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa - tai
giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp
thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng
không hồi phục.
Nhóm thuốc dùng cho bệnh lý viêm tai không thủng màng nhĩ - giai đoạn

sung huyết - thường chứa một trong những kháng sinh thuộc nhóm aminoglucosid
là nhóm thuốc có khả năng gây độc cho ốc tai mà hậu quả là điếc không hồi phục.
Ví dụ như polydexa với thành phần gồm néomycin sulfate, polymycin B sulfate,
dexamethason métasulfobenzoat. Thuốc được phối hợp giữa kháng sinh và kháng
viêm, thuốc có tác dụng như một trị liệu tại chỗ và đa năng do tính kháng viêm của
thuốc dùng phối hợp dexamethason. Do có sự phối hợp của hai thuốc kháng sinh
là néomycin và polymycin cho phép mở rộng phổ kháng khuẩn trên các mầm bệnh
gram dương và gram âm là các tác nhân gây bệnh của viêm tai giữa. Néomycin
tiêu diệt liên cầu, Echerichia coli, Klebsiella Pneumonia, Hemophilus Influenza
trong khi đó polymycin tác động trên các mầm bệnh gram âm ...
Otipax là loại thuốc chứa phenazone và lidocain HCL có tác dụng chống
viêm và giảm đau tại chỗ được dùng trong những trường hợp viêm tai giữa cấp
giai đoạn xung huyết. Thuốc không đi vào máu trừ trường hợp màng tai bị rách
hay xây xước. Phải kiểm tra thật kỹ màng nhĩ của bệnh nhân trước khi cho thuốc.
Trường hợp màng nhĩ bị rách, thuốc tiếp xúc với các cấu trúc tai giữa và tai trong
gây các tai biến nặng nề như điếc, rối loạn thăng bằng... Nếu có biểu hiện ngoài da
khi quá mẫn cảm với thành phần kháng sinh có trong thuốc nhỏ tai cần rất cẩn
thận khi dùng kháng sinh cùng nhóm đó bằng con đường toàn thân phối hợp.
Nhóm thuốc dùng cho trường hợp màng nhĩ bị thủng: được bào chế bằng
những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai. Otofa được bào chế với thành
phần chính là rifamycine sodium. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram
dương và gram âm trong các bệnh nhiễm trùng tai giữa. Rifamycin gây tác động
trên các ARN polymerase phụ thuộc AND bằng cách hình thành một phức hợp ổn
định gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Ciplox, efexin là một loại thuốc nhỏ
tai chứa kháng sinh ciprofloxacin-nhóm quinolon tác động chủ yếu lên các vi
khuẩn gram âm và một số vi khuẩn gram dương.

×