Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.17 KB, 5 trang )
Thuốc trị viêm mũi dị ứng
Mục tiêu điều trị bệnh này là giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng
và chọn lựa các thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ độc hại. Các nhóm
thuốc trị viêm mũi dị ứng có thể phân loại như sau:
Loại thuốc uống
Nhóm thuốc kháng histamin: Gọi đầy đủ là thuốc kháng histamin ở thụ thể
H1. Thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, nhảy mũi, sổ mũi, chảy mũi, ngứa
mắt nhưng không có tác dụng đối với nghẹt mũi.
Thuốc có 2 thế hệ:
Thế hệ 1 (clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin) thông dụng
nhưng có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, khó tiểu và giảm tác
dụng nếu dùng lâu dài; Thế hệ 2 (fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin) không
gây buồn ngủ, thời gian tác dụng kéo dài nhưng đắt tiền. Một số thuốc thế hệ 2 bị
nhiều nước cấm dùng là terfenadin, astemizol do gây rối loạn nhịp tim.
Nhóm thuốc cường giao cảm gây co mạch:
Gồm ephendrin, pseudocphedrin, phenylpro-panolamin. Thuốc giúp thông
mũi, chống phù nề nên trị nghẹt mũi tốt, thường được phối hợp với thuốc kháng
histamin. Lưu ý thuốc gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, hồi hộp, run tay…
Nhóm thuốc corticosteroid (gọi tắt là corticoid):
Chỉ uống khi bị viêm mũi nặng và mạn tính. Cần dùng liều thấp nhất và
trong thời gian ngắn (5-7 ngày) do có nhiều tác dụng phụ (loãng xương, làm suy
tuyến thượng thận…).
Ngoài các thuốc uống kể trên, bác sĩ chuyên khoa còn chỉ định thuốc kháng
sinh (khi có nhiễm khuẩn).
Loại thuốc dùng tại chỗ (Nhỏ hoặc phun xịt vào mũi)
Thuốc co mạch nhỏ mũi:
Chứa dược chất như naphtazolin, xylometazolin, oxymetazolin. Có tác
dụng thông mũi tốt nhưng chỉ nhỏ mũi trong thời gian ngắn 7 ngày. Lý do dùng
lâu bị quen thuốc, bị hiệu ứng “dội” phải tăng liều, nếu không tăng liều bị nghẹt