Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tổn thương miệng do thuốc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.94 KB, 5 trang )

Tổn thương miệng do thuốc

Viêm loét, sưng nề miệng có thể do thuốc gây ra.
Hiện nay, rất nhiều loại thuốc được biết có thể gây ra các tác dụng phụ
ở miệng như viêm loét miệng, khô miệng, sưng nề miệng, rối loạn vị giác, phì
đại lợi, tổn thương tuyến nước bọt hoặc rối loạn vận động ở miệng… Cơ chế
của các tổn thương này hết sức đa dạng và phức tạp, một loại tổn thương có
thể gây ra do nhiều loại thuốc và theo nhiều cơ chế khác nhau, một thuốc
cũng có thể gây ra nhiều dạng tổn thương khác nhau. Dưới đây xin đề cập
đến 2 dạng tổn thương miệng do thuốc thường gặp nhất là viêm loét miệng và
khô miệng.
Viêm loét miệng
Viêm loét miệng do thuốc có thể biểu hiện đơn lẻ giống như viêm miệng áp
tơ hoặc là một biểu hiện của các hội chứng dị ứng thuốc như hồng ban nhiễm sắc
cố định, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson hoặc Lyell.
Viêm miệng dạng áp tơ do thuốc thường xảy ra ở người già và ít khi tái
diễn nhiều đợt trừ khi dùng lại thuốc. Nguyên nhân thường gặp nhất của dạng
viêm loét miệng này là do các hoá chất chống ung thư như methotrexate, 5-
flurouracil, doxorubicin, melphalan, mercaptopurine, bleomycin..., do các thuốc
này làm đứt gãy liên kết giữa các tế bào niêm mạc miệng và ức chế sự nhân lên
của các tế bào này. Viêm miệng do hóa chất chống ung thư thường xảy ra trong
vòng vài ngày sau khi bắt đầu điều trị, có nhiều ổ và gây đau nhức khiến người
bệnh sợ ăn, có thể dẫn đến suy kiệt. Những trường hợp nặng thường đòi hỏi phải
điều trị giảm đau bằng các dẫn xuất thuốc phiện hoặc đòi hỏi phải thay thế hoặc
ngưng dùng hóa trị liệu. Nhiễm trùng tại vết loét thường làm cho tình trạng viêm
loét nặng lên và có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết. Điều trị hóa chất chống ung
thư kéo dài còn có thể gây suy giảm miễn dịch dẫn đến các nhiễm trùng cơ hội ở
miệng như viêm miệng do virut herpes, cytomegalovirus, các loại vi khuẩn và
nấm. Ngoài các hoá chất chống ung thư, một số thuốc khác cũng được ghi nhận
gây ra viêm loét miệng là captopril, nicorandil, một số loại thuốc chống viêm giảm
đau, thuốc chẹn bêta giao cảm (như labetalol), alendronate, mycophenolate,


sirolimus, tacrolimus, các loại sulphonamide, barbiturate, sodium lauryl sulphate,
nhóm ức chế protease (thuốc diệt virut), phenolphthalein, dapsone và tetracycline.
Tổn thương viêm loét miệng do các thuốc này thường không đặc hiệu và nhẹ hơn
so với viêm miệng do các hoá chất chống ung thư, cơ chế còn chưa được hiểu rõ.
Một số thuốc như aspirin, ôxy già, viên kali... khi dùng tại chỗ (tiếp xúc trực tiếp
với niêm mạc miệng) cũng có thể gây hoại tử niêm mạc dẫn đến viêm loét miệng
tại nơi tiếp xúc với thuốc.
Hồng ban nhiễm sắc cố định do thuốc thường biểu hiện với các đám tăng
sắc tố ngoài da tồn tại kéo dài nhiều tháng, nhưng một số trường hợp có thể xuất
hiện các bọng nước đi kèm với tổn thương mắt và miệng. Viêm loét miệng trong
hồng ban nhiễm sắc cố định khởi đầu thường có biểu hiện nề đỏ, sau đó xuất hiện
bọng nước, các đám viêm trợt nông, khu trú và không đặc hiệu. Một bệnh nhân đã
từng bị hồng ban nhiễm sắc cố định có viêm loét miệng do một loại thuốc, nếu
dùng lại chính loại thuốc đó có thể gây ra các ổ viêm loét miệng ở cùng một vị trí
với lần loét miệng trước. Rất nhiều loại thuốc có thể gây ra hồng ban nhiễm sắc cố
định, thường gặp nhất là paracetamol, phenobarbital, phenacetin, sulfonamide,
tetracyclin và doxycyclin.
Một số hội chứng dị ứng thuốc có bọng nước như hồng ban đa dạng, hội
chứng Stevens – Johnson, Lyell cũng thường có tổn thương viêm loét mắt, miệng
đi kèm với các ban đỏ và bọng nước ngoài da. Các hội chứng dị ứng này thường
xuất hiện sau dùng thuốc từ vài ngày đến vài tuần, loét miệng thường có nhiều ổ
và lan xuống họng. Nguyên nhân thường gặp của các thể dị ứng này là các thuốc
Đông dược, thuốc chống co giật (như phenobarbital, carbamazepine, phenytoin),
kháng sinh (như sulphonamide, penicillin, rifampicin, fluconazole và
vancomycin), thuốc chữa bệnh gout allopurinol.
Khô miệng do thuốc
Hơn 500 loại thuốc khác nhau được ghi nhận có thể gây biểu hiện khô
miệng. Người già có nguy cơ cao nhất bị khô miệng do thuốc, nguyên nhân có thể
do việc phải dùng đồng thời nhiều loại thuốc. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá,
uống rượu, cà phê cũng có thể gây ra cảm giác khô miệng hoặc tăng nguy cơ khô

miệng do thuốc. Khô miệng kéo dài có thể gây rối loạn vị giác, ảnh hưởng đến
chức năng nói và nuốt.
Các thuốc thường gặp nhất gây ra biểu hiện khô miệng là nhóm thuốc
chống trầm cảm (như imipramine, fluoxetine), thuốc an thần (haloperidol,
aminazine), nhóm benzodiazepine (như diazepam, lorazepam), thuốc đối kháng
phó giao cảm (như atropin), thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol) và một số
thuốc kháng histamine H1 và H2 thế hệ cũ (như clorpheniramine, cimetidine,
doxepine). Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc khác như omeprazole, thuốc ức chế
protease (điều trị HIV), didanosine, trospium chloride, elliptinium, tramadol, một
số thuốc kháng histamine H1 thế hệ mới, retinoid, thuốc kháng giáp trạng tổng
hợp, chlorhexidine, các thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế men chuyển (như
enalapril), chẹn kênh canxi (như nifedipine) và sulphonamide cũng đều được ghi
nhận gây khô miệng trong một số ít trường hợp. Nói chung, các thuốc gây khô
miệng chủ yếu qua 2 cơ chế là đối kháng phó giao cảm hoặc cường thần kinh giao
cảm. Riêng các thuốc lợi tiểu có thể gây khô miệng do làm mất nước dẫn đến giảm
sản xuất nước bọt. Khô miệng do thuốc thường hồi phục khi ngưng sử dụng thuốc.


×