Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Căng thẳng là do đâu? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 3 trang )

Căng thẳng là do đâu?
Biết rõ các nguồn gây căng thẳng là một biện pháp quan trọng để kiểm soát và giảm bớt
các tác động tiêu cực của nó. Trước tiên, bằng việc hiểu rõ nguồn gốc gây căng thẳng tại
nơi làm việc, các lãnh đạo có thể trực tiếp kiểm soát nó một cách hiệu quả. Các lãnh đạo
trong cuộc điều tra đưa ra một số biện pháp mà họ đã sử dụng để giảm bớt tình trạng căng
thẳng, đồng thời cung cấp những hiểu biết của họ trong việc hạn chế căng thẳng từ các
nguồn khác nhau.
Các đòi hỏi đối với lãnh đạo
Số lượng các yêu cầu đặt lên vai lãnh đạo ngày càng tăng, mức độ căng thẳng cũng tăng theo.
Việc xây dựng khả năng lãnh đạo, xử lý xung đột, cũng như việc đưa ra quyết đinh, các trách
nhiệm trong công việc, là các yêu cầu thường xuyên làm cho mức độ căng thẳng của lãnh đạo
tăng thêm.
Góp thêm vào các nguồn gây căng thẳng cho lãnh đạo là các đòi hỏi khác, chẳng hạn như phát
triển con người và quản lý các nguồn lực ngày càng hạn chế. Rất nhiều lãnh đạo cũng thấy rằng
các đòi hỏi về mặt thể chất, chẳng hạn như việc đi lại, thời lượng làm việc và môi trường làm việc
cũng làm căng thẳng chồng chất thêm.
Các đòi hỏi về khả năng lãnh đạo
Khi được hỏi về các yêu cầu nào gây căng thẳng nhất cho một lãnh đạo, 28% câu trả lời cho rằng
đó là việc thiếu các nguồn lực và thời gian. Căng thẳng là do họ phải cố gắng làm việc nhiều hơn
với ít nguồn lực hơn, trong khi phải thực hiện công việc với tốc độ nhanh hơn. Khối lượng công
việc, cắt giảm ngân sách và việc đi lại là các yêu cầu gây nên tình trạng căng thẳng.
Các đòi hỏi về khả năng lãnh đạo chiếm mất khoảng thời gian chủ chiếu mà lãnh đạo dành cho
các trách nhiệm công việc, đây cũng là một nguồn khác khiến lãnh đạo căng thẳng. Những yêu
cầu này bao gồm các cuộc họp dài hoặc thường xuyên và điều hành các công việc hành chính
rườm rà của tổ chức.
Phát triển mọi người (15%) là một yêu cầu gây nên căng thẳng cho lãnh đạo. Tạo động lực thúc
đẩy mọi người, giải quyết các xung đột và đưa ra phản hồi là những đòi hỏi đầy căng thẳng về mặt
khả năng lãnh đạo. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ (11%) cũng được coi là một nguồn gốc
gây ra căng thẳng. Những đòi hỏi này bao gồm cả việc xử trí với những người "khó tính" và mối
quan hệ xây dựng với người đồng cấp và các sếp.
Các yêu cầu giữa các cá nhân


Các mối quan hệ là đề tài trọng tâm của cuộc điều tra do Trung tâm Lãnh đạo sáng tạo tiến hành.
Những lãnh đạo tham gia cuộc điều tra cho biết các yêu cầu giữa các cá nhân gây căng thẳng
nhất với họ là gì. Yêu cầu thường xuyên nhất giữa các cá nhân khiến cho lãnh đạo căng thẳng là
việc xử trí với các khía cạnh tiêu cực trong các mối quan hệ. 21% câu trả lời cho thấy: các lãnh
phải chịu căng thẳng từ xung đột giữa các cá nhân, điều hành các chính kiến một cách khéo léo và
sự thiếu chân thành.
Vượt qua những thúc ép liên quan tới công việc để duy trì các mối quan hệ cá nhân (18%) cũng
gây ra căng thẳng. Các lãnh đạo thấy căng thẳng khi phân phối thời gian để liên hệ với những
người khác từ những cuộc họp, việc đi lại và khối lượng công việc.
Thêm nữa, sự thiếu tự tin của cá nhân (14%) chủ yếu gây ra căng thẳng xung quanh việc làm thế
nào để truyền thông và trình bày hiệu quả nhất với người khác. Các thí dụ liên quan bao gồm việc
đưa ra phản hồi và trở nên kiên nhẫn hơn với các nhân viên.
Những đòi hỏi gây nên căng thẳng đối với khả năng lãnh đạo là gì?
Các nguồn gây căng thẳng %
Các nguồn lực/ Thời gian 28
Phát triển mọi người 15
Thiết lập và duy trì các mối quan hệ 11
Các trông đợi quá cao 10
Sự thiếu tự tin vào bản thân 10
Nhóm/ Cộng tác viên
8
Quản lý sự thay đổi 6
Nhiều việc linh tinh 6
Thiếu sự rõ ràng từ cấp trên 3
Những đòi hỏi nào trong quan hệ giữa các cá nhân gây căng thẳng nhất?
Các nguồn gây căng thẳng %
Các xung đột/ Niềm tin/ Chính kiến/ Đối đầu 21
Vượt qua các thúc ép có liên quan tới công việc để duy trì
quan hệ
18

Sự thiếu tự tin vào bản thân 14
Xây dựng/ Duy trì các mối quan hệ 14
Các phong cách khác nhau 10
Quản lý quy trình thực hiện công việc 7
Những việc lặt vặt 7
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống 6
Tạo ảnh hưởng 2
K. Minh
Theo Centre for Creative Leadership

×