Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài tam ly nguoi benh SVY2 2020 2021 (10 8 2020) s2 1 LEC1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.41 KB, 11 trang )

TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH

(cho module S2.1. Lec1 NGƯỜI BỆNH CỦA TƠI)
PGS.TS.Nguyễn Sinh Phúc
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Phân tích được mối quan hệ giữa tâm lý và bệnh tật.
2. Trình bày được tâm lý và một số yếu tố chung của bệnh.
3. Phân tích được ảnh hưởng của yếu tố mơi trường đến tâm lý người bệnh
NỘI DUNG HỌC TẬP
1.
1.1.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ VÀ BỆNH TẬT
Khái niệm về bệnh

- Bệnh là những tổn thương thực thể hay cơ năng ở một hay nhiều bộ phận cơ thể ảnh
hưởng đến sinh hoạt bình thường của con người làm cho họ khó chịu, đau đớn, mệt mỏi..
- Bệnh có thể là một bệnh thực thể, một bệnh cơ năng, có những bệnh hoàn toàn do căn
nguyên tâm lý (như hysteria...).
- Con người không chỉ là một cơ thể với những đặc điểm sinh học của mình mà cịn là
một nhân cách với các đặc điểm tâm lý nhận thức, cảm xúc…Sống trong xã hội, con
người còn là một cá nhân, thực hiện các chức năng, vai trò xã hội: vai trò người con,
người chồng, vai trò của một giám đốc hoặc một nhân viên văn phòng, trợ lý giúp việc.

Xã hội

Tâm lý

Sinh học

Mơ hình 3 yếu tố trong con người




Như vậy, trong mỗi con người, ba thành tố: sinh học - tâm lý - xã hội hòa quyện, liên hệ
mật thiết với nhau. Khi con người bị bệnh, lẽ đương nhiên bệnh ảnh hưởng đến các yếu
tố tâm lý và xã hội của người bệnh. Do đó bệnh tật có thể được xem xét trên 3 cấp độ:
• Cấp độ sinh học:
Theo quan niệm chung, bệnh là quá trình hoạt động khơng bình thường của cơ thể. Nếu
cụ thể hơn, chúng ta có thể nhận thấy những hoạt động khơng bình thường này thể hiện
ở các mặt như:
- Khơng bình thường về sinh lý, ví dụ, bệnh huyết áp cao.
- Khơng bình thường về giải phẫu, ví dụ, gãy xương do tai nạn giao thơng.
- Khơng bình thường về tổ chức, ví dụ như bệnh ung thư.
- Khơng bình thường về di truyền, ví dụ, bệnh Down.
- v.v…
• Cấp độ tâm lý:
Khi bị bệnh, tâm lý của người bệnh có các thay đổi nhất định. Những biến đổi tâm lý của
người bệnh có thể xuất phát trực tiếp từ bệnh. Như đã biết, cơ thể là một hệ thống có cấu
trúc phức tạp, trong đó có nhiều hệ thống nhỏ khác. Khi bị bệnh, ví dụ bệnh tim, khơng
chỉ hoạt động của hệ tim mạch bị thay đổi mà với tư cách là cơ quan chỉ huy tối cao, hệ
thần kinh cũng phải có những điều chỉnh, thay đổi. Sự thay đổi hoạt động của hệ thần
kinh kéo theo sự thay đổi tâm lý, ví dụ như giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ tức thời,
thay đổi cảm xúc…
Các biến đổi tâm lý cịn có thể xuất hiện theo cơ chế tâm lý (từ nhận thức
cảm xúc,
thái độ
Phản ứng, hành vi) . Những hiểu biết về bệnh (nặng/nhẹ/nguy hiểm/bình
thường …) thường làm cho người bệnh lo lắng. Tùy theo đặc điểm nhân cách của cá
nhân, phản ứng lo lắng của người bệnh là khác nhau ở những người khác nhau, cho dù
có thể cùng mắc một loại bệnh. Đó có thể là thờ ơ coi thường bệnh tật hoặc ngược lại,
quá lo sợ. Có những trường hợp thậm chí tâm lý người bệnh cịn rơi vào trạng thái rối

loạn mặc dù có thể bệnh khơng nặng.
• Cấp độ xã hội:
Trên bình diện xã hội, mỗi con người cịn là chủ thể của các mối quan hệ và các hoạt
động cá nhân, xã hội. Một khi bị bệnh, con người đó có thêm vai trị mới: vai trị người
bệnh. Với vai trò người bệnh, họ phải thực hiện những công việc theo yêu cầu của thầy
thuốc và nhân viên y tế, cho dù những cơng việc đó khơng mấy dễ chịu. Bệnh cũng còn
ảnh hưởng đến những vai trò và vị thế mà người đó đang có. Từ một con người năng nổ,
giờ họ đã là người có vấn đề về sức khỏe. Thêm vào đó cịn có thể là các ảnh hưởng
đáng kể về kinh tế: tăng chi phí cho các hoạt động khám, chữa bệnh, giảm thu nhập do
nghỉ việc. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh.
Như vậy có thể nhận thấy, khi bị bệnh, đó khơng chỉ là một cơ thể bị bệnh mà là người
bệnh với những đặc điểm tâm lý có ít nhiều biến đổi dưới ảnh hưởng của bệnh. Tuy
nhiên mỗi cá nhân cũng có những đặc điểm tâm lý riêng và những mối quan hệ và vị thế


xã hội riêng. Đến lượt mình, những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện, diễn
biến và kết thúc bệnh.
Tâm lý người bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật đến mức nào là tùy thuộc vào đời
sống tâm lý vốn có của người bệnh. Mỗi người bệnh có những thái độ khác nhau đối với
bệnh tật. Có người cho bệnh tật là điều bất hạnh không thể tránh được, đành cam chịu.
Có người kiên quyết đấu tranh, khắc phục bệnh tật. Có người khơng sợ bệnh tật,
khơng quan tâm tới bệnh tật. Có người sợ hãi, lo lắng vì bệnh tật. Đơi khi chúng ta gặp
những người thích thú với bệnh tật, dùng bệnh tật để tô vẽ cho thế giới quan của mình.
Bên cạnh những người giả vờ mắc bệnh, lại có người giả vờ như khơng bị bệnh
tật... Thái độ đối với bệnh tật nói riêng và đời sống tâm lý của người bệnh nói chung ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinh lực bản thân trong phòng và chữa bệnh
cũng như trong khắc phục hậu quả bệnh tật của người bệnh.
Những diễn biến bệnh tật và tâm lý của người bệnh (nhận thức, xúc cảm, hành
vi…) tác động lẫn nhau theo vòng tròn khép kín: bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của
người bệnh và ngược lại, tâm lý cũng ảnh hưởng đến diễn biến và kết cục của bệnh.

Các yếu tố tâm lý có thể đóng vai trị là ngun nhân (như trong một số trường hợp bệnh
cơ thể tâm sinh), cũng có thể là hậu quả của bệnh (lo âu, trầm cảm…) hoặc là hiện tượng
đi cùng. Khi thăm khám người bệnh tại một thời điểm nào đó, các yếu tố tâm lý có thể
vừa là hậu quả song chúng lại vừa có thể ảnh hưởng tiếp tới diễn biến của bệnh (có thể
làm xấu đi hoặc ngược lại, giúp người bệnh có thêm nghị lực đấu tranh chống lại bệnh
tật).
1.2.

Nhân cách và bệnh

Tại sao trong cùng một hoàn cảnh, trong cùng một điều kiện mơi trường nhưng có người
lại dễ mắc bệnh này cịn người khác lại khơng như vây? Tâm lý, nhân cách của con
người đóng vai trị gì trong sự xuất hiện bệnh?
Xung quanh vấn đề này có thể tóm tắt 4 dạng mơ hình chính mà nhiều tác giả đưa ra.
Nhân cách

Bệnh

Mơ hình Nhân cách - Bệnh
Những tác giả theo mơ hình thứ nhất cho rằng mỗi cá nhân có những đặc điểm nhân
cách riêng. Một đặc điểm nào đó quá nổi trội có thể dẫn đến nguy cơ dễ mắc một bệnh
nào đó. Ví dụ, một người hay lo lắng thì dễ mắc bệnh viêm dạ dày bởi lo lắng dẫn đến
tăng bài tiết HCl và thường xuyên lo lắng kéo theo thường xuyên tăng tiết HCl, làm cho
niêm mạc dạ dầy dễ bị tổn thương. Hay một ví dụ khác, Friedman, một bác sĩ tim mạch


nổi tiếng Hoa Kì, cùng với cộng sự - bác sĩ Rosenman phát hiện ra rằng những người có
kiểu nhân cách A (type A) thì dễ bị bệnh tim mạch vành. Người có kiểu nhân cách A là
người: nhanh chóng trong hành động; quan tâm rõ rệt tới nghề nghiệp và có tinh thần
ganh đua/cạnh tranh cao.

Nhân cách

Các nguyên
nhân sinh học

Bệnh

Mơ hình Ngun nhân sinh học - Nhân cách - Bệnh
Những người theo quan điểm mơ hình thứ hai thì cho rằng nhân cách và bệnh mang tính
độc lập một cách tương đối với nhau. Sự giống nhau giữa chúng có chăng chỉ là cùng
chung cơ sở sinh học. Ví dụ, một gen nào đó đứng đằng sau bệnh động mạch vành thì
cũng “chịu trách nhiệm” cho nét nhân cách hay bực bội, khó chịu. Cơ sở sinh học của
tính hay bực bội, khó chịu lại là hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh tự chủ cịn có vai trị
trong kiểm sốt huyết áp. Do vậy, người hay bực bội cũng là người có nguy cơ bị huyết
áp cao nhiều hơn.
Nhân cách

Các thói quen,
hành vi nguy


Bệnh

Mơ hình Nhân cách - Thói quen - Bệnh
Theo quan điểm của những tác giả của mơ hình thứ ba, nét nhân cách tạo nên sự khác
biệt về hành vi nói chung, hành vi sức khỏe nói riêng giữa các cá nhân. Ví dụ, nét nhân
cách khác nhau kéo theo sự khác nhau về thói quen hút thuốc lá, uống rượu. Những
người có thói quen hút thuốc lá thì nguy cơ mắc các bệnh về phổi cũng cao hơn. Thói
quen uống rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, thần kinh.
Bệnh


Nhân cách


Mơ hình Bệnh - Nhân cách
Nhân cách của người bệnh, đặc biệt là bệnh mạn tính, có thể bị thay đổi dưới ảnh hưởng
của bệnh. Ví dụ, do bị bệnh mạn tính nên người bệnh trở nên kém tự tin, thu hẹp phạm
vi giao tiếp cũng như hứng thú. Cũng do bệnh, những khó khăn cần phải giải quyết trong
cuộc sống càng nhiều hơn, người bệnh trở nên dễ bị kích thích, dễ bị tổn thương hơn.
Thực ra mơ hình thứ 4 khơng đối lập với các mơ hình khác, bởi lẽ nó đưa ra lý
giải những biến đổi tâm lý - nhân cách của người bệnh sau khi bị bệnh cịn những mơ
hình đã đề cập trước đó thì đưa ra cách lý giải về vai trò của nhân cách trong nguy cơ
mắc một bệnh nào đó.
1.3. Phản ứng tâm lý đối với bệnh tật:
1.3. 1. Phản ứng tâm lý bình thường:
Bệnh nhân có những phản ứng tâm lý khác nhau đối với bệnh tật mà họ mắc phải,
những phản ứng này vừa mang màu sắc cảm xúc (sợ hãi, lo âu, căng thẳng,.) vừa mang
tính nhận thức và lý trí (cố gắng chống lại bệnh tật, tìm hiểu các thơng tin về bệnh tật và
tìm cách chữa trị…). Thường những phản ứng tâm lý đối với bệnh tật khác nhau giữa
các bệnh nhân, điều này tùy thuộc vào đặc tính nhân cách, vào trình độ nhận thức, vào
tình trạng của căn bệnh và vào thời gian mắc bệnh.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tổng hợp lại phản ứng tâm lý của người bệnh trong
những hình thái sau:
- Phản ứng theo chiều hướng tiêu cực:
+ Lo lắng về các triệu chứng và tiến triển của bệnh tật.
+ Lo âu, lo sợ về những điều mơ hồ không may mắn sẽ xẩy ra đối với mình.
+ Trầm cảm nhẹ, dẫn đến bi quan về bệnh tật và tương lai.
+ Không tin vào chẩn đoán của thầy thuốc.
+ Mặc cảm.
Những thái độ phản ứng theo chiều hướng tiêu cực này là một trở ngại lớn trong

việc tiếp xúc và điều trị, đặc biệt là trong việc tư vấn và điều trị tâm lý.
- Phản ứng theo chiều hướng tích cực hơn:
Khi người bệnh có những biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý và khi biết mình có bệnh,
có thể lúc đầu họ phản ứng lo lắng, nhưng với những người có tính cách bình thản họ
sớm thích nghi và bình tĩnh trở lại. Có người chấp nhận bệnh tật như “định mệnh”, và
khơng theo dõi điều trị một cách tích cực. Cách phản ứng này cần phải phê phán, vì nếu
khơng điều trị sớm và kịp thời bệnh sẽ diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Thái độ phản
ứng đúng đắn nhất là ln bình tĩnh, cùng với thầy thuốc tìm ra những phương thức chữa
bệnh tối ưu nhất.
1.3.2. Phản ứng tâm lý khơng bình thường:
- Phủ định bệnh: Đây là dạng phản ứng cũng thường hay gặp. Khi có những biểu
hiện ban đầu của bệnh, họ thường né tránh sự thật. Ví dụ: khi có các triệu chứng như đau
bụng, cảm giác khó chịu, người nhanh mệt mỏi… họ có thể tìm ra những lý do khác


nhau (trừ bệnh) để giải thích. Khi buộc phải đi khám và đã được chẩn đốn, họ cho rằng
có thể họ khơng bị bệnh như bác sĩ chẩn đốn bởi “bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng”.
Trong trường hợp đã có các triệu chứng bệnh khơng thể bác bỏ được thì họ lại cho rằng
mức độ của bệnh khơng nghiêm trọng như bác sĩ khẳng định.
Phủ định bệnh cũng thường gặp ở những bệnh nhân loạn thần nặng. Cách phản
ứng này thể hiện nhận thức về bệnh tật không chính xác, hoặc họ mất khả năng nhận
thức (rối loạn ý thức, như trong sảng rượu), hoặc họ bị lệch lạc về nhận thức (trong bệnh
tâm thần phân liệt) ...
- Nghi bệnh (Hypochondria): bệnh nhân thường có ý nghĩ nghi mình bị mắc một
số bệnh nào đó thường khơng rõ ràng, ý tưởng nghi bệnh có thể xuất hiện trên cơ sở
khơng có thực hoặc ngẫu nhiên tình cờ có một số triệu chứng nhất định hoặc sau những
lần khám sức khỏe định kỳ. Người bệnh thường xuyên đi khám bệnh và họ không thỏa
mãn về những kết luận của các thầy thuốc, nhiều khi từ ý tưởng nghi bệnh trở thành
hoang tưởng nghi bệnh.
Ví dụ: người bệnh được chẩn đốn là viêm da song sau đó lại nghi ngờ mình có

thể bị tiểu đường. Sự nghi ngờ như vậy là do có một người quen của người bệnh bị tiểu
đường, lúc đầu cũng được chẩn đoán là viêm da nhưng điều trị mãi mà không khỏi. Sau
khi được giải thích rằng bệnh tiểu đường cịn có một số triệu chứng khác, ví dụ: hay khơ
miệng, uống nhiều nước, sút cân, người bệnh tự thấy mình có vẻ cũng hay khô miệng,
uống nhiều nước và thường xuyên cân để theo dõi sự sút cân.
- Chứng sợ mắc bệnh (Nosophobia): Bệnh nhân có những ám ảnh sợ mình bị mắc
một số bệnh trầm trọng và thường đó là những bệnh thời sự: như sợ bị nhiễm Mers –
Cov, HIV, AIDS, giang mai, ung thư...
- Chứng ái bệnh (Nosophilia): bệnh nhân có cảm giác dễ chịu khi mình bị bệnh
(tất nhiên thường bệnh không nguy hiểm). Chứng ái bệnh thường kèm theo chứng lưu
viện (Hospitalism), đó là hiện tượng bệnh nhân cảm giác dễ chịu khi nằm viện và rất sợ
khi phải xuất viện.
- Phản ứng phân ly: Đối với người có dạng phản ứng này, bệnh tật dường như là
“tai hoạ”. Người bệnh hay có các phản ứng: kêu, rên, hay phàn nàn rằng số mình
khổ…Tuy nhiên những phản ứng như vậy chỉ diễn ra khi có mặt người khác như nhân
viên y tế, người nhà hoặc người thân. Phản ứng này nhằm thu hút sự chú ý của người
khác tới bản thân người bệnh.
- Coi thường sức khỏe và thái độ thờ ơ đối với bệnh tật. Một nghịch lý vẫn thường
xẩy ra khi một số người còn khỏe mạnh họ rất phí phạm về mặt sức khỏe, nhưng khi bị
suy sụp họ mới hối tiếc thì khi đó đã quá muộn.
Phản ứng tâm lý do quá trình mắc bệnh gây ra:
Phản ứng tâm lý của người bệnh do quá trình mắc bệnh gây ra được thể hiện rất
khác nhau tùy theo bệnh cảnh từng bệnh và thời gian mắc bệnh, đồng thời còn tùy thuộc
1.4.


vào từng cá thể người bệnh. Chúng ta chỉ nêu lên những phản ứng tâm lý chung nhất do
quá trình mắc bệnh gây ra, đó là các phản ứng thường gặp sau:
- Nhạy cảm, hay liên tưởng và dễ bị ám thị: Sau thời gian mắc bệnh, người bệnh
thường tiếp xúc nhiều thầy thuốc, nhiều người bệnh với các bệnh khác nhau và họ rất

nhạy cảm đối với bệnh tật, đơi khi họ hay liên tưởng bệnh của mình gần giống bệnh với
người khác. Bởi vì một bệnh thường có nhiều triệu chứng và một triệu chứng có thể gặp
trong nhiều bệnh. Mặt khác quá trình bị bệnh đã làm cho nhân cách người bệnh trở nên
yếu đuối hơn, dễ bị ám thị hơn, họ dễ bị mắc các chứng bệnh y sinh (Iatrogenia) hoặc
chứng bệnh do người bệnh khác gây ra (Egrotogenia).
- Bất lực và bất toại: Khi mắc các chứng bệnh, đặc biệt là những bệnh nặng, thái
độ phản ứng của nhiều người là thường phản ứng bi quan, bất lực hoặc bất toại. Đơi khi
họ cịn có cảm giác mình thật bất hạnh so với mọi người, oán trách “số phận”.
- Bị động và lệ thuộc: Thời gian mắc bệnh và chữa bệnh càng dài thì người bệnh
càng rơi vào trạng thái bị động và lệ thuộc vào thầy thuốc và gia đình họ hay tự ti và mất
hết khả năng chủ động trong những tình huống bình thường. Đồng thời nhiều bệnh nhân
có hiện tượng lệ thuộc vào các thuốc, hay gặp đó là lệ thuộc thuốc gây ngủ, thuốc giảm
đau, thuốc hưng thần...
- Suy sụp tinh thần: Người bệnh mất hết nhuệ khí và ý chí thường ngày họ vẫn có,
họ ln than vãn, nhiều người khơng cịn khả năng làm những việc thơng thường, họ rơi
vào trạng thái suy sụp hoàn toàn.
- Trầm cảm: Đây là phản ứng thường gặp nhất, họ luôn buồn rầu, đau khổ về bệnh
tật, họ sống trong trạng thái “khơng có tương lai”, thường kèm theo mất ngủ, mệt mỏi.
Nhiều trường hợp bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm nặng có thể dẫn tới tự sát.
1.5. Phản ứng của người bệnh khi vào viện điều trị
- Đối với nhiều người, nhất là những người đã có một khoảng thời gian dài khỏe mạnh,
vào viện điều trị nội trú gây ra những stress đáng kể và đồng thời nó cũng chính là sự
báo hiệu cho những thay đổi lớn
- Có rất nhiều thay đổi về mặt xã hội đối với mỗi cá nhân khi phải nhập viện. Trước hết
họ “có” thêm một vai trị mới, vai trị hầu như không mấy ai mong muốn: người bệnh.
- Nằm viện kéo theo một loạt các hậu quả. Tự do bị hạn chế, khơng cịn được ăn, uống,
đọc sách, thức đêm tùy ý. Mặc dù biết là cần thiết song nhiều người vẫn cảm thấy ngần
ngại khi phải cởi bỏ quần áo ngồi của mình để mặc bộ quần áo người bệnh. Nhiều
người, đặc biệt là phụ nữ, cảm thấy không dễ chịu chút nào khi có tay người lạ đặt lên cơ
thể mình.

- Ở nhà, nếu buồn người ta có thể đi chơi, gọi điện thoại tán gẫu hay nghe nhạc. Trong
bệnh viện, họ không được như vậy. Mặt khác việc thích nghi với chế độ, các qui định
trong bệnh viện với nhiều người không thể diễn ra một cách nhanh chóng.
- Có nhiều tác giả đã nghiên cứu những phản ứng tâm lý đối với nằm viện. Taylor (1979)
nghiên cứu khá tỉ mỉ những phản ứng của người bệnh. Bà cảm thấy rằng giảm khả năng


tự chủ và giải thể nhân cách (người bệnh cảm thấy mình khơng phải là mình nữa) là hai
đặc điểm thường gặp ở người bệnh điều trị nội trú. Taylor cũng đã mô tả những đặc
điểm mà theo nhân viên y tế, là người bệnh “tốt”, họ là những người thụ động, khơng
địi hỏi và hợp tác. Những người này tuyệt đối nghe lời nhân viên, không bao giờ đưa ra
câu hỏi hoặc một đề nghị nào. Ngược lại, đối với những “người bệnh kém”, đó là những
người được Taylor mơ tả là “khó bảo”, dạng như đi lại nhiều, hút thuốc hoặc thỉnh
thoảng đùa cợt với nhân viên. Họ là những người khơng tn thủ hồn tồn nội qui bệnh
viện, hay đưa ra câu hỏi hoặc đòi hỏi về điều trị.
- Mặc dù nhân viên y tế thường khuyến khích những hành vi “tốt” song Taylor cũng nêu
ra những khả năng “người bệnh tốt” dẫn đến hồi phục kém. Điểm chủ yếu là do hạn chế
tính tích cực của cá nhân. Do vậy những người bệnh “tốt” có thể dẫn đến tình trạng họ
trở thành “nơ lệ” của các chế độ điều trị (Goffman, 1961).
- Người bệnh “kém” cũng khơng phải đã hay. Những địi hỏi phải được chú ý, quan tâm,
chấp hành nội qui không nghiêm dễ làm cho nhân viên y tế “lẫn lộn” giữa những phàn
nàn quan trọng và không quan trọng. Tuy nhiên những người này cũng có lợi thế nhất
định. Do vẫn “giữ lại” ít nhiều quyền tự chủ, khả năng kiểm soát cuộc sống cũng như
cảm xúc nên những người bệnh này họ rất vui mừng khi được ra viện và nhanh chóng
thích ứng với cuộc sống. Karmel (1972) cho thấy ở nhóm người bệnh được coi là “ngang
bướng” hay gây nhiều “phiền hà” cho nhân viên y tế lại có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn và
tinh thần, khí thế cao hơn.
- Ngôn ngữ bệnh viện cũng là một trong những thay đổi. Ngôn ngữ của nhân viên y tế,
đặc biệt là những người có thâm niên trong nghề thường giống với ngôn ngữ của người
lớn đối với trẻ nhỏ. Người bệnh được “mời” như ra lệnh đến chỗ bác sĩ, bị yêu cầu cởi

áo, lên giường, xuống giường. Nhiều người bệnh cao tuổi nghe những lời nói như vậy cứ
có cảm tưởng rằng mình là một đứa bé nghịch ngợm. Những cảm nhận khó chịu như vậy
càng tăng lên khi họ lại phải nghe ngôn ngữ bất cẩn của các y tá, điều dưỡng viên.
II.TÂM LÝ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CHUNG CỦA BỆNH
1.3.

Yếu tố đau

Đau là một cảm giác khó chịu song nó lại cần thiết cho cơ thể. nếu chúng ta khơng có
cảm giác đau, cơ thể của chúng ta có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn hoặc thậm chí dẫn
đến việc chúng ta tự hủy hoại cơ thể của mình. Ví dụ: chẳng may chúng ta bị ngã rạn
xương; nếu khơng có cảm giác đau, cứ đi lại, mang vác, chạy nhảy như bình thường thì
nguy cơ chân bị gãy là rất rõ.
Dưới góc độ sinh lý học, các tín hiệu đau buộc cơ thể khơng được hoặc hạn chế huy
động vùng bị tổn thương vào các hoạt động thông thường cho đến khi nào vùng tổn
thương đó được phục hồi.
Đau khơng chỉ là phản ứng sinh lý mà nó cịn là biểu tượng, trải nghiệm tâm lý. Lẽ
đương nhiên cảm giác đau phụ thuộc vào khu vực cũng như mức độ tổn thương. Tuy


nhiên trải nghiệm đau của cá nhân còn phụ thuộc vào những đặc điểm tâm lý - nhân cách
của chủ thể. Ví dụ, với cũng một bệnh và mức độ nặng như nhau, những biểu hiện của
đau đớn thể hiện trên gương mặt của người có kiểu khí chất điềm tĩnh khơng mạnh mẽ
bằng những người có kiểu khí chất ưu tư.
Sinh lý học cũng khơng thể giải thích được mọi khía cạnh của đau. Ví dụ: với những
trường hợp đau mạn tính, khơng có vùng cơ thể cụ thể nào bị tổn thương nhưng cảm
giác đau cứ dai dẳng, kéo dài triền miên. Tuy nhiên cũng không hợp lý nếu quan niệm
rằng đau hoàn toàn là do yếu tố tâm lý.
Liệu có sự khác biệt về khả năng chịu đau ở 2 giới? Câu trả lời cũng rất khác nhau. Có
nghiên cứu thì cho rằng khơng có sự khác biệt, cũng có tác giả lại đưa ra nhận xét rằng

phụ nữ chịu đau tốt hơn nam giới, đặc biệt là khả năng chịu đau của phụ nữ tăng lên sau
khi họ có con. Có lẽ những đau đớn trong khi vượt cạn đã là đỉnh điểm đối với người
phụ nữ.
Melzack và Wall (1991) khẳng định, có sự khác nhau về khả năng chịu đau ở các nền
văn hóa khác nhau. Thực ra ngay từ năm 1952, Zborowski đã chỉ ra rằng: thổ dân Mỹ
thường ít thể hiện nỗi đau của mình ở chỗ đơng người họ chỉ thường gào thét lên (do
đau) khi chỉ có một mình. Người Do Thái và người Italia thì ngược lại.
1.4.

Những khía cạnh tâm lý của cái chết

1.4.1. Khái niệm chung
Càng đi về cuối cuộc đời, người ta càng buộc phải chứng kiến nhiều hơn cái chết của
những người thân yêu, của bạn bè trước khi phải đối mặt với cái chết của chính mình.
Trong thực hành y học, nhiều thầy thuốc phải chứng kiến cái chết của người bệnh và sự
đau khổ của những người thân của họ. Cũng khơng ít trường hợp có sự bất đồng giữa
người nhà với nhân viên y tế, khi những con người đang đau khổ đó cho rằng các thầy
thuốc là những người “vô cảm”, chai sạn với cái chết của con người. Ở đây không chỉ là
đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi người thầy thuốc phải bình tĩnh trong mọi tình huống để có
thể đưa ra được quyết định tối ưu. Sự khác biệt còn là do cảm nhận về cái chết. Trong
tâm lý học gọi đó là sự khác biệt giữa nghĩa và ý/hàm ý. Nghĩa là sự hiểu chung của xã
hội. Ý/hàm ý là cảm nhận riêng của cá nhân. Ai cũng hiểu chết là gì. Tuy nhiên đối với
mỗi người, hàm ý về cái chết không giống nhau. Khi phải chứng kiến cái chết (hoặc nó
đang đến gần) của người thân thì cá nhân mới cảm nhận được rõ rệt hơn sự mất mát.
1.4.2. Các giai đoạn chết
Do là một vấn đề nhạy cảm nên khơng có nhiều nghiên cứu tâm lý học về cái chết.
Kubler - Ross (1970), một trong số những ít người nghiên cứu tâm lý về cái chết đã bắt
tay vào những vấn đề này từ những năm 60 của thế kỉ 20. Nghiên cứu của bà được thực
hiện trên nhóm người bệnh ung thư. Qua phỏng vấn hơn 200 người bệnh trước khi chết,
bà đã nhận thấy có nhiều điểm tương đồng ở họ. Phần lớn trong số đó đều trải qua 5 giai

đoạn:


• Giai đoạn I (từ chối): chối bỏ, sốc và khơng tin. Đó là những phản ứng đầu tiên khi
người bệnh biết rằng mình đã được chẩn đốn là ung thư và điều này có nghĩa là cái
chết đã cận kề với họ. Theo Kubler-Ross, một số người có những phản ứng này cho
đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
• Giai đoạn II (tức giận/kích động): sau khi chối từ, người bệnh trở nên khó tính, hay
địi hỏi, gây khó khăn. Họ hay đưa ra những câu hỏi khơng có câu trả lời: tại sao lại
là tơi phải chết?
• Giai đoạn III (mặc cả): người bệnh muốn có nhiều thời gian hơn để trì hỗn cái
chết.
• Giai đoạn IV (trầm cảm): đây là dấu hiệu đầu tiên của sự chấp nhận mất mát, khơng
thể tránh khỏi.
• Giai đoạn V (chấp nhận buông xuôi, sẵn sàng cho cái chết): họ cảm nhận rằng cái
chết là không thể tránh khỏi. Lúc này họ rất muốn có người thân bên cạnh.
Tuy nhiên Kubler-Ross cũng đã lưu ý rằng không phải trường hợp nào người bệnh cũng
trải qua 5 giai đoạn như vậy. Đây chỉ là những giai đoạn thường gặp. Ngoài ra diễn biến
của q trình cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: tuổi, giới, dân tộc, xã hội, các
đặc điểm nhân cách… (Butller và Lewis, 1982).
Phát hiện lúc ban đầu của Kubler-Ross là trên bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên sau đó
nhiều tác giả khác cũng nhận thấy ở một số bệnh nan y khác, ví dụ như bệnh AIDS, ở
người bệnh cũng có những diễn biến tương tự.
1.4.3. Sự đau khổ khi mất người thân
Hầu như bất kì ai cũng cảm thấy đau khổ khi mất người thân. Theo Bowlby (1980), sự
đau khổ này có thể được chia thành 4 giai đoạn:
• Giai đoạn I (sững sờ): quên hết mọi chuyện, cảm giác ngột ngạt, khó thở.
• Giai đoạn II (mong mỏi, khát khao): người cịn sống cố gắng tìm kiếm người đã
chết. Nhiều lúc họ không tin rằng người thân của họ đã chết và thậm chí những
hình ảnh trong mơ làm cho họ có cảm giác rằng hình như họ vẫn cịn gặp được

người thân. Họ thường cảm thấy bất an, kích động, cảm giác tội lỗi, buồn rầu, khóc
lóc, thương tiếc. Mất ngủ, kém ăn cũng là những hiện tượng thường gặp.
• Giai đoạn III (tuyệt vọng): mất mát đã là sự thật buộc phải chấp nhận. Điều này lại
dẫn đến trầm cảm, cảm giác trống trải, vô vọng, suy sụp và mất ngủ nhiều hơn.
• Giai đoạn IV (phục hồi): mọi việc dần ổn định trở lại. Thỉnh thoảng ý nghĩ về người
đã khuất có xuất hiện trở lại song khơng kéo dài và không chi phối nhiều đến hành
vi, cảm xúc cá nhân.
Bowlby cũng nhấn mạnh đến tính linh hoạt của mơ hình. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên
cứu vẫn khẳng định rằng sự đau khổ khơng hồn tồn diễn ra theo cách đó.
Qua tổng hợp các nghiên cứu, Wortmann và Silver (1990) cho thấy có 4 dạng thể hiện
đau khổ khác nhau:
• Đau khổ kéo dài, triền miên.


• Đau khổ xuất hiện một thời gian sau đó cá nhân ổn định trở lại.
• Đau khổ xuất hiện muộn. Đây là những trường hợp mà thoạt đầu dường như cá
nhân khơng có phẩn ứng mạnh lắm. Tuy nhiên một thời gian sau khi người thân
qua đời, cá nhân cảm nhận thấy những thiếu hụt, mất mát khơng gì bù đắp được.
Trạng thái này rất lâu hồi phục.
• Khơng có biểu hiện đau khổ.
Dù sao chăng nữa các thầy thuốc cũng phải lưu ý rằng khi có một người bệnh chết thì có
nhiều người khác đau khổ, dù rằng ở các trạng thái, các mức độ và các hình thức biểu
hiện có thể khác nhau.
1.4.4. Yếu tố văn hố
Khi có người thân qua đời, mọi người đều cảm thấy đau khổ. Tuy nhiên sự thể hiện cảm
xúc này bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hoá. ở nước ta, theo truyền thống văn hố
Phương Đơng, người chết chỉ là người đi xa và người còn sống vẫn tuân theo một số
cách thức duy trì quan hệ tình cảm với người đã khuất như: lập bàn thờ, cúng 3 ngày, 49
ngày, 100 ngày, giỗ hằng năm, … Ngược lại, ở các nước Âu - Mỹ, người ta thường động
viên gia chủ nhanh chóng quên đi đau khổ để trở về với công việc thường ngày.

Tài liệu đọc thêm:
1. Thực hành điều trị tâm lý, Võ Văn Bản, NXB Y học, 2002.
2. Tâm lý học y học, Nguyễn Sinh Phúc (chủ biên), NXB Y học, 2012



×