Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai 5 Ki hieu ban do Cach bieu hien dia hinh tren ban do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.38 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 5 – Tiết 5. Ngày soạn: 18/9/2015. Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ, VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS đạt được: 1. Kiến thức : -HS biết các phương hướng trên b/đồ -Hiểu khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm và cách viết tọa độ địa lí của một điểm.. 2. Kĩ năng : - Xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu. 3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng say mê học môn Địa lí 4. Định hướng phát triển năng lực : - Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tự học - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng hình ảnh, tính toán. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: -Bản đồ Châu Á -Bản đồ khu vực Đông Nam Á -Quả địa cầu 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tài liệu, tranh ảnh có liên quan III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. KTBC: (Kiểm tra 15’) Câu 1: Ý nghĩa của tỉ lệ Bản Đồ? ( 6đ ) Câu 2 : Tỉ lệ Bản Đồ là gì ? ( 4đ ) Đáp án : Câu 1: Ý nghĩa của tỉ lệ Bản Đồ - Tỉ lệ Bản Đồ cho biết Bản Đồ được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa ( 2đ ) - Tỉ lệ BĐ được biểu hiện ở hai dạng + Tỉ lệ số : Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại ( 2đ ) + Tỉ lệ thước : Là thước đo đã được tính sẵn ( 2đ ) Câu 2 : Tỉ lệ BĐ là : Tỉ số giữa khoảng cách trên BĐ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa ( 4đ ) 3. Bài mới : Giới thiệu : Chúng ta đang du lịch ở địa phương lạ, trong tay chúng ta có tấm b/đồ của địa phương đó với những con đường các điểm tham quan. Chúng ta làm thế nào để đi được đúng hướng dựa vào b/đồ?Hoặc một con tàu bị nạn ở đại dương đang cần giúp để, cần phải bằng cách nào để xác định được vị trí chính xác con tàu đó …vv… Hoạt động 1 : Tìm hiểu Phương hướng trên b/đồ ( 10’ ) 1. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Phương pháp vấn đáp gợi mở, thuyết giảng tích cực. 2. Hình thức tổ chức hoạt động: - HS làm việc cá nhân. Hoạt đông thầy và trò + Bước 1: * -GV giới thiệu khi xác định hướng trên bản đồ Chú ý :-phần chính giữa b/đồ được coi là phần trung tâm -Từ trung tâm xác định phía trên là hướng Bắc, dưới là hướng Nam, Trái là hướng Tây, phải là hướng Đông + Bước 2: -GV treo1 b/đồ có đường kinh tuyến, vĩ tuyến là đường cong và 1 b/đồ có đường vĩ tuyến, kinh tuyến là đường thẳng . ? Em hãy xác định hướng trên 2 b/đồ trên. Rút ra nhận xét? (Vậy b/đồ có kinh tuyến là những đường cong vị trí các địa điểm này thì rỏ ràng tuy nằm trên 1 đường kinh tuyến, vĩ tuyến hướng không đúng như đã qui định ) ?Vậy trên cơ sở xác định phương hướng trên b/đồ là dựa vào yếu tố nào ? GV giới thiệu: KT là đường nối từ cực Bắc xuống cực Nam cũng là đường chỉ hướng Bắc – Nam, vĩ tuyến là đường vuông góc các KT và chỉ hướng Đông – Tây ?Trên thực tế có những b/đồ không thể hiện KT, VT. Vây làm thế nào để xác định hướng ? -HS: dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại + Bước 3: - GV:Vẽ 2 đường vuông góc cho học sinh lên xác định hướng phụ - Vẽ thêm các hướng phụ và gọi học sinh lên bảng xác định.. Nội dung ghi bảng 1.Phương hướng trên b/đồ. -Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên b/đồ. - Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.. Hoạt động 2 : Tìm hiểu Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí(10/) 1. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp gợi mở, thuyết giảng tích cực. 2. Hình thức tổ chức hoạt động: - Nhóm/ cặp đôi – chia sẻ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Bước 1 GV: muốn tìm vị trí của địa điểm trên quả địa cầu hoặc bản đồ chúng ta phải làm sao? (Xác định chỗ giao nhau giữa hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến) + Bước 2 -Q/sát H11. Hãy tìm điểm C là chổ gặp nhau của đường KT, và VT nào ? -GV: Gợi ý –Khoảng cách từ C đến KT gốc là 200T. Ta nói kinh độ điểm C là 200T. +Vậy, Kinh độ là gì? Gợi ý –Khoảng cách từ C đến VT gốc là 100 B.ta nói vĩ độ điểm C là 100B. +Vậy,Vĩ độ là gì? GV:Điểm C có KĐ: 200T, VĐ: 100B +Toạ độ địa lí của 1 điểm là gì? + Ý nghĩa của toạ độ địa lí? +Cho biết cách viết toạ độ địa lí 1 điểm? + Bước 3 -GV cần lưu ý HS Phương pháp tìm toạ độ địa lí trong trường hợp địa điểm cần tìm không nằm trên đường KT, VT kẻ sẳn -Vị trí của 1 địa điểm ngoài toạ độ địa lí cần xác định độ cao (so với mặt nước biển) Hoạt động 3 : Làm bài tập (8/) 1. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Phương pháp thảo luận. 2. Hình thức tổ chức hoạt động: - Nhóm/ cặp đôi – chia sẻ + Bước 1-GV : Chia nhóm HS thảo luận +Nhóm1: Làm bài tập phần a(Tr.16) +Nhóm 2: Làm bài tập phần b(Tr.17) +Nhóm 3: Làm bài tập phần c(Tr.17) +Nhóm 4: Làm bài tập phần d( tr.17) + Bước 2-HS: thảo luận và đại diện các nhóm trả lời. + Bước 3-GV : cho các nhóm khác nhận xét , sau đó nhận xét, đánh giá.. 2.Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí. a,Kinh độ:của một điểm là khoảng cách đo bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. b,Vĩ độ: của một điểm là khoảng cách đo bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc c,Toạ độ địa lí của 1 điểm: Chính là KĐ, VĐ của điểm đó -Cách viết :kinh độ trên, vĩ độ dưới Ví dụ:. 20o T C 10o B. 3.Bài tập: a) Hà Nội -> Viêng Chăn: Tây Nam Hà Nội -> Gia-cac-ta: Nam Hà Nội -> Ma-mi-la: Đông Nam Cu-a-la Lăm-pơ -> Băng Cốc: Tây Bắc Cu-a-la Lăm-pơ -> Ma-ni-la: Đông Bắc Ma-ni-la -> Băng Cốc: Tây Nam b) A (130o Đ, 10 oB) B ( 130o Đ, 10oB).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> C ( 130o Đ, 0o ) c) E, D d) OA: Bắc OB: Đông OC: Nam OD: Tây IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: ( 3’ ) - Căn cứ vào đâu người ta xác định phương hướng trên b/đồ - Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí 1 điểm là gì? *Bài tập:Một chiếc máy bay nếu xuất phát từ thủ đô Hà Nội, bay thẳng theo hướng Bắc 1000Km, rồi rẽ sang hướng Đông 1000Km, sau đó đi về hướng Nam cũng 1000Km. cuối cùng bay về hướng Tây 1000Km. Hỏi máy bay đó có về đúng nơi xuất phát là thr đô Hà Nội không? 2. Hướng dẫn học tập : ( 2’ ) -Về nhà: Nắm phần 1,2 Và Làm BT 1.2 SGK -Soạn bài mới: Bài 5 Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ -Nội dung soạn:+Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? +Kí hiệu bản đồ là gì? +Cho biết bản đồ có bao nhiêu kí hiệu, chúng thuộc loại kí hiệu và dạng kí hiệu nào ? +Khi quan sát đường đồng mức biểu hiện độ dốc của 2 sườn núi ở H16, Tại sao người ta sườn dốc, sườn thoải? RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×