Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

De cuong on thi dia li lop 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.02 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI MÔN ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC: 2009 – 2010 I/ TRẮC NGHIỆM: A/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ở các câu sau nếu em cho là đúng nhất. B/ Hãy ghi chữ Đ vào ô trống ở các câu sau nếu em cho là đúng và chữ S nếu em cho là sai. 1. Muốn biết khoảng cách thực tế của bản đồ người ta dùng tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước  2. Đường kinh tuyến gốc là đường xích đạo  3. Nhờ sự vận động tự quay quanh trục của trái đất từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm  4. Việt Nam ở khu vực giờ thứ 9  C/ Em hãy chọn các ý ở cột B đem ghép với cột A sao cho phù hợp. Cột A Cột B Ghép 1. Năng lượng. a. Than đá, dầu mỏ, khí đố. 1+ 2. Kim loại b. Muối mỏ, apatit, đa vôi. 2+ 3. Phi kim loại c. Sắt, đồng, chì. 3+ D/ Hãy chọn các cụm từ “Mặt trời; Tây sang Đông; e líp gần tròn; 365 ngày 6 giờ; không đổi; Một phía; Bắc và Nam; ngả; các mùa; trái ngược nhau.” Điền vào các khoảng trống sau sao cho đúng. Trái đất chuyển động quanh …(1) ……. Theo hướng từ ……(2)……… trên một quỹ đạo có hình ……(3) … thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là ……(4)……. Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng ………(5)…. Và hướng về……(6)……. nên hai nửa cầu……(7)….. luân phiên nhau ………(8)……về phía mặt trời ……(9) ………, sinh ra. Sựi phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn……(10)…… II/ TỰ LUẬN; Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm của vỏ Trái đất và nêu rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người? Trả lời:  Đặc điểm: - Độ dày 5-70km. - Trạng thái: rắn chắc. - Nhiệt độ càng vào sâu càng cao tối đa là 1000oc.  Vai trò: quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người vì: - Đó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên: nước, không khí, đất đai… và là nơi sinh sống của xã hội loài người. - Các thành phần tự nhiên này có quan hệ trực tiếp tới đời song con người. Câu 2. Thế nào là nội lực và ngoại lực? Cho ví dụ? Tại sao lại nói đây là hai lực đối nghịch nhau? Trả lời: - Nội lực là lực sinh ra bên trong lòng Trái đất, có tác động nén ép các lớp đá tạo nên địa hình uôn nếp, đứt gãy hình thành núi và sinh ra núi lửa, động đất. Ví dụ: Dãy núi Hy- ma-lay-a được hình thành do nén ép các lớp đá của địa mảng Á –Âu và địa mảng Ấn Độ di chuyển xô vào nhau. - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt trái đất, gồm hai quá trình phong hoá cácv loại đá và quá trình xâm thực. Ví dụ: Các cồn cát, các đỉnh núi bị bào mòn… - Là hai lực đối nghịch nhau vì trong khi nội lực có xu thế làm nâng cao địa hình thì ngoại lực có xu thề hạ thế hạ thấp độ cao địa hình. Câu 3. Thế nào là độ cao tuyệt đối? độ cao tương đối? nêu rõ sự khác biệt của hai cách đo độ cao này? Trả lời: - Độ cxao tuyệt đối: là khoảng cách đo chiều thẳng đứng của một điểm ở trên cao so với mức nước biển trung bình ( 0m) - Độ cao tương đối; là khoảng cách đo chiều thẳng đứng của một điểm ở trên cao so với một địa điểm khác ở dưới thấp ( 1 điểm).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -. Khác nhau: độ cao tuyệt đối của một điểm luôn được so với mực nước niển trung bình. Độ cao tương đối của nó có thể so sánh với nhiều địa điểm khác ( thường thấp hơn địa điểm đó) Câu 4. Trên quả địa cầu nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam? Trả lời: - Nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả là 36 kinh tuến. - Nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì: + Nửa cầu Bắc có 9 vĩ tuyến Bắc. + Nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến Nam. Câu 5. Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái đất và ghi lên đó: Cực Bắc, Cực Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam? Trả lời: Cực Bắc Nửa cầu Bắc 0o Đường xích đạo. Cực Nam Nửa cầu Câu 6. Em hiểu thế nào là kinh tuyến? kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có đặc điểm như thế nao? Trả lời: - Kinh tuyến là đường nối cực Bắc đến cực Nam Trái đất có độ dài bằng nhau. - Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0o, đi qua đài thiên văn Grin- Uyt ( ngoại ô Luân Đôn – nước Anh) Câu 7. Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm? tọa độ địa lí cho chúng ta biết điều gì? Trả lời: - Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách của kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách của Vĩ tuyến đi qua điểm đó tới Vĩ tuyến gốc. - Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. Câu 8. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ người ta làm như thế nào? Trả lời: - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ người ta phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. + Đấu trên các kinh tuyến chỉ hướng Bắc. + Đấu dưới các kinh tuyến chỉ hướng Nam. + Đầu bên trái các đường vĩ tuyến chỉ hướng Tây. + Đầu bên phải các đường vĩ tuyến chỉ hướng Đông. - Nếu trên bản đồ không có các đường kinh tuyế, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc sau đó tìm các hướng còn lại. Câu 9. Hãy giải thích ca dao “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. câu ca dao này phù hợp với những địa phương nằm ở ban cầu nào của Trái đất? vì sao? Trả lời: - Tháng 5 là thời điểm nửa cầu Bắc ngã về phía mặt trời nhiều hơn -> ngày dài đêm ngắn. - Tháng 10 là thời điểm nửa cầu Bắcd chếch xa mặt trời hơn -> ngày ngắn đêm ngày. - Câu ca dao này tương ứng với vị trí các địa điểm ở nửa cầu Bắc. CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT Duyệt của lãnh đạo. GVBM. Huỳnh Đa Rinh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×