Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Gợi ý cách tổ chức trò chơi tập cho trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.97 KB, 7 trang )

TRÒ CHƠI -TẬP 1
MỜI EM BÚP BÊ Ở CHƠI
1. Mục đích:
- Giúp trẻ mở rộng thêm nội dung chơi:
+ Chào hỏi khi em đến chơi.
+ Chơi trò chơi “ú oà” với em.
+ Mời em ăn trái cây.
- Tập cho em chơi với vật tưởng tượng: làm động tác giả bộ bóc vỏ chuối,
vỏ quýt, vỏ mãng cầu ….
- Khuyến khích trẻ tự tìm kiếm những “món ăn” có thể mời búp bê.
2. Chuẩn bị:
- Một Búp bê (Búp bê lạ, có thể mượn của lớp khác).
- Một số đồ chơi – trái cây (loại có vỏ và không có vỏ), kẹo…. cô để sẵn
trên bàn bên phòng ăn và ở một số góc chơi ăn uống.
3. Cách tổ chức:
Cô từ phòng ngoài vào, bế Búp bê trên tay và nói với trẻ: “Các em bé ơi lại đây
xem ai đến thăm lớp mình nè!”. Khi đã có 5-7 trẻ ở bên, cô nói:
- Búp bê chào chị Vân, anh Khoa (và những trẻ khác đứng bên)…Rồi đề nghị trẻ
trò chuyện với Búp bê: Chào em “Búp bê” ; hỏi: “Em Búp bê tên gì? Sáng ai đưa em đi
học? Em có thích chơi trò chơi “ú oà” không?” Cô cùng trẻ chơi “ú oà” với Búp bê. Sau
2-3 lần chơi, cô nói:
- Búp bê khen các anh chị chơi trò chơi hay quá, Búp bê thích ở lại lớp mình, các
anh các chị có chịu không?
Đợi để trẻ trả lời, sau đó cô hỏi: “Mình rủ em ở chơi, vậy có gì mời em không?”.
Trẻ sẽ kể ra những thứ có thể mời Búp bê. Sau đó cô đề nghị trẻ đi lấy.
Cô để trẻ tự đi kiếm trong lớp và mang lại mời Búp bê. Cô để trẻ mời Búp bê tất
cả thức ăn mà trẻ tìm thấy. Lưu ý nhắc trẻ nói: “Mời em ăn táo/đu đủ…” khi đưa đồ ăn
cho Búp bê.
Sẽ nảy sinh tình huống trẻ đem các thứ lại, trong đó có trái cây. Khi trẻ đưa trái
cây cô nói “Trái (chuối) này ngon lắm, em bé thích lắm nhưng Búp bê mời các anh chị
bóc vỏ cho em ăn”. Nếu trẻ bỡ ngỡ, cố làm động tác bóc vỏ rồi đưa cho trẻ mời Búp bê.


Tiếp tục như vậy, cô cùng trẻ chơi bóc vỏ 2-3 loại trái cây nữa mời Búp bê và làm bộ
“cùng ăn” với Búp bê.
Trò chơi kết thúc bằng việc mời em ngồi chơi để các anh chị tập thể dục.

TRÒ CHƠI -TẬP 2
TÌM THÌA XÚC CHÁO CHO EM
1. Mục đích:
- Tập cho trẻ dùng vật thay thế: mảnh gỗ làm thìa xúc cháo.
- Khuyến khích trò chuyện với Búp bê khi chơi.
2. Chuẩn bị:
Một Búp bê, chén “cháo”, 1 số mảnh gỗ dẹp kích thước tương đương thìa nhỏ.
3. Cách tổ chức:
Cô cùng cháu chơi với Búp bê: chào Búp bê, hỏi Búp bê tên gì? Sáng ai đưa Búp
bê đi học? Búp bê đã ăn sáng chưa?
- Cô nói với trẻ: “Mọi lần Búp bê vẫn ăn sáng ở nhà nhưng hôm nay Búp bê
muốn đến chơi lớp mình nên chưa kịp ăn gì. Mình mời em ăn cháo nhé!”. Cô đưa chén
“cháo” ra và xuýt xoa “Ôi cháo ngon quá lại nóng nữa, ai thổi hộ em nào!”. Cô để vài ba
trẻ làm bộ thổi, sau đó đưa cho 1 trẻ khác và hỏi “Con xem cháo nguội chưa để xúc cho
em ăn” (cháo đã nguội). Cô làm bộ nhìn quanh tìm thìa nhưng không có. Cô nói:
“Không có thìa xúc cháo cho em rồi. Làm sao xúc cho em đây?” Hướng về phía trẻ, cô
đề nghị: “Các bé đi tìm thìa giúp cô nào”!
Trẻ sẽ chạy lại các góc chơi tìm thìa nhưng trước đó cô đã cất hết. Một lúc sau cô
đưa mảnh gỗ ra và nói: “Mình lấy mảnh gỗ này làm thìa nhé, các bé chịu không?”.
Trong khi trẻ bày tỏ ý kiến của mình, cô sử dụng mảnh gỗ làm thìa xúc cháo cho Búp
bê. Cô đưa “thìa” để trẻ cùng tham gia xúc cháo cho Búp bê. (Có thể chuẩn bị trước
nhiều mảnh gỗ tương tự để trẻ dùng).
Cô khuyến khích trẻ vừa xúc cho Búp bê vừa trò chuyện với Búp bê, khen Búp
bê ăn giỏi, không ngậm, hỏi Búp bê ăn có ngon không? ….
Với tình huống “Em đã ăn hết cháo”- Cô làm bộ đưa chén cho trẻ xem và đồng
tình - Kết thúc trò chơi xúc cháo cho em.

Cô yêu cầu trẻ “để thìa bẩn vào chậu để đem đi rửa.
Cùng trẻ rủ Búp bê tiếp tục trò chơi vận động cùng cả lớp.


TRÒ CHƠI – TẬP 3
ĐEO YẾM CHO EM
1. Mục đích:
Giúp trẻ mở rộng nội dung trò chơi “Cho bé ăn”: Đeo yếm cho Búp bê trước khi
ăn; khuyến khích trẻ thể hiện thái độ đối với em:
- Nói nhẹ nhàng với em Búp bê : “Em đeo yếm, để đồ ăn không dây ra áo nhé!”
- Vuốt ngực, xoa đầu em Búp bê
2. Chuẩn bị:
Búp bê hoặc con giống (quen thuộc) và yếm ăn. Búp bê và yếm có số lượng bằng
số trẻ tham gia chơi. Yếm ăn có vòng đeo, không phải buộc dây, để yếm trong khay che
kín gần nơi chơi, trẻ không nhìn thấy.
3. Cách tổ chức:
Nhóm trẻ cùng cô ngồi xung quanh bàn nhỏ. Cô đưa tình huống “Em đói bụng,
cho em ăn cháo”. Trẻ chạy đi lấy chén, muỗng đồ chơi.
Sau khi giúp trẻ bày chén, muỗng ra bàn, cô làm bộ nghe Búp bê nói thầm, rồi
quay lại hỏi trẻ: “Các em Búp bê nói là sợ cháo dính ra áo. Làm sao bây giờ?”. Để trẻ tự
do nói. Một lát sau cô bảo: “Đúng rồi, phải có yếm đeo cho em nữa chứ. Các anh chị
giúp cô tìm yếm cho em đi!”. Để trẻ chạy quanh tìm kiếm, chừng 1 phút sau cô đặt khay
yếm lên bàn và nói: “Cô Lan đem yếm cho các em đây rồi! Để cô và các anh chị đeo
yếm cho em nhé!”. Cô cũng cầm 1 cái đeo cho Búp bê. Vừa làm cô vừa vuốt ngực Búp
bê và nói: “Em đeo yếm để đồ ăn không dây ra áo nhé!. Trong khi trẻ làm, cô khen ngợi
khuyến khích: “Chị/anh ….giỏi quá. Đeo yếm để đồ ăn không dây ra áo em bé”.

×