Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Khảo sát cung cấp thông tin thuốc trên mạng internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.62 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VŨ TIẾN ANH MINH

KHẢO SÁT CUNG CẤP
THƠNG TIN THUỐC TRÊN
INTERNET
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH
DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC Y DƯỢC
VŨ TIẾN ANH MINH

KHẢO SÁT CUNG CẤP
THƠNG TIN THUỐC TRÊN
INTERNET
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH
DƯỢC HỌC

Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Hải
TS. Phạm Xuân Viết

TS. Phạm Xuân Viết



Hà Nội – 2021


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Phạm Xuân Viết,
giảng viên trực tiếp hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu, đã tận tình
hướng dẫn, quan tâm, giải đáp những thắc mắc, khó khắn đồng thời đưa ra
cho tôi một định hướng rõ ràng và thực tế về để tài nghiên cứu cũng như cách
thức thực hiện đề tài, giúp tơi có thể hồn thành đề tài này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thanh Hải, người phụ trách đề
tài, đã khơi gợi và chỉ rõ cho tôi những điều cơ bản nhất từ những ngày đầu lên ý
tưởng cho đề tài nghiên cứu này. Thầy đã giúp tôi nhận thức được sự thay đổi
của thời cuộc cũng như cách tiếp cận mới với vấn đề tưởng như đã cũ này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ds Phạm Tuấn Hùng, người đã chỉ dẫn
và cung cấp nguồn tài liệu tham khảo giá trị, cho tôi tiếp cận nhiều kiến thức
mới, bổ ích trong lĩnh vực nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã cho tôi
những sự động viên, cho tôi chỗ dựa vững chắc để vượt qua khó khăn, thử
thách.
Vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế, đề tài nghiên cứu có địi hỏi
những chun mơn ngồi Dược học và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực
tiễn, đặc thù của vấn đề nghiên cứu cũng có thể có những cập nhật khách
quan, nên khơng tránh khỏi những thiếu xót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cơ để báo cáo được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm
2021
Sinh viên

Vũ Tiến Anh Minh


BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ADR

Adverse Drug Reaction – Phản ứng có hại của thuốc

ATC

Anatomical Therapeutic Chemical (ATC) Classification
System – Hệ thống phân loại giải phẫu - điều trị - hóa học

BNF

British National Formulary 80

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DB

drugbank.vn

DT

Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018

DS


drugs.com

EP

Epocrates

INN

International Nonproprietary Name – Tên quốc tế không
được đăng ký bản quyền

MED

Medscape

MIM

MIMS online

NXB

Nhà xuất bản

OTC

Over the counter – Không kê đơn

PDA


Personal Digital Asistant (công cụ hỗ trợ cá nhân)

PDR

Prescriber’s Digital Reference

TBD

thuocbietduoc.com.vn

TTT

thongtinthuoc.com.vn


DANH MỤC BẢNG
STT
1.1
2.1
3.1
3.2
3.3

Tên bảng
Một số nguồn thông tin cấp một và n
thường được sử dụng trên thế giới và
Những CSDL là đối tượng nghiên cứ
Điểm tính phạm vi của các CSDL
Điểm tính đầy đủ của các CSDL
Điểm tính dễ sử dụng của các CSDL


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Tên hình
3.1 Điểm toàn phần của các CSDL


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Thông tin thuốc

1.1.1. Khái niệm thơng tin thuốc
1.1.2. u cầu thơng tin thuốc
1.1.3. Vai trị của thơng tin thuốc
1.1.4. Vai trị của người dược sỹ trong hoạt động thông tin thuốc
1.2.

Cơ sở dữ liệu thông tin thuốc

1.2.1. Vai trị của CSDL thơng tin thuốc
1.2.2. Loại hình tra cứu thơng tin thuốc
1.2.3. Đánh giá chất lượng các CSDL cung cấp thông tin thuốc
1.3.

Các CSDL được khảo sát trong nghiên


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế bộ câu hỏi và câu trả lời thông tin thuốc
2.2.2. Tiêu chí đánh giá
2.2.3. Phương pháp đánh giá
2.2.4. Xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.
3.1.1. Tính phạm vi

Kết quả


3.1.2. Tính đầy đủ
3.1.3. Tính dễ sử dụng
3.1.4. Điểm tồn phần
3.2. Thảo luận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Cung cấp thông tin thuốc đầy đủ, chi tiết, đáng tin cập và kịp thời là

một nhiệm vụ quan trọng đối với người dược sỹ lâm sàng hướng tới mục tiêu
bảo đảm thuốc được sử dụng an toàn và hợp lý. Ở Việt Nam, nhận thức rõ
được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, cơ quan quản lý nhà nước đã có
những quy định về cơng tác của dược sỹ lâm sàng, ban hành trong Luật Dược
2016 và một số văn bản pháp quy kèm theo. Muốn hoàn thành nhiệm vụ này,
ngồi năng lực chun mơn, dược sỹ cần được trang bị các nguồn thông tin
thuốc chất lượng cao, có tính cập nhật. Bởi vậy, các cơ sở dữ liệu (CSDL)
thơng tin thuốc đóng những vai trị quan trọng.
Qua nhiều năm, những tích lũy về thành quả nghiên cứu và thực hành
lâm sàng đã đúc kết nên nhiều CSDL thơng tin thuốc khác nhau, phong phú
về cả loại hình lẫn nội dung. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là
sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã thúc đẩy sự phát triển
cơ sở hạ tầng kết nối mạng internet cũng như số hóa, đăng tải các CSDL đó.
Việc truy cập và cập nhật thông tin thuốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, khi
mà phần lớn các CSDL đã có mặt và có thể tiếp cận trên internet. Thế nhưng,
thực tiễn cho thấy việc sử dụng và xử lý thông tin hiệu quả vẫn ln là bài
tốn thách thức. Việc lựa chọn nguồn thơng tin phù hợp, chính xác cũng như
phải so sánh, đánh giá các nguồn là câu hỏi lớn đối với cán bộ, nhân viên y tế.
Vấn đề này chưa bao giờ là cũ, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được
thực hiện với mục đích đánh giá, so sánh đối chiếu chất lượng giữa các nguồn
thông tin thuốc khác nhau, bao quát nhiều lĩnh vực và dựa vào nhiều tiêu chí
[22], [27], [31]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu này cũng đã được nghiên cứu từ
mức khu trú ở một số CSDL với thông tin nhất định, đến những nghiên cứu công
phu bao quát số lượng lớn các nguồn thông tin. Tuy nhiên, những nghiên cứu ấy
thường hướng đến việc nêu đặc điểm, hướng dẫn tra cứu và khuyến nghị

1


sử dụng dựa trên nhu cầu và khả năng chuyên mơn của người sử dụng. Các

nghiên cứu cũng thường có đối tượng nghiên cứu là các CSDL nói chung,
chưa tập trung vào các nguồn thông tin được cung cấp trực tuyến trên internet.
Từ những thực tế kể trên, với mong muốn có một cái nhìn rõ ràng hơn
về khả năng cung cấp thông tin thuốc của các CSDL trên internet, chúng tôi
chọn đề tài “Khảo sát cung cấp thông tin thuốc trên internet”. Mục tiêu của
nghiên cứu là đánh giá và so sánh tổng quan khả năng cung cấp thông tin
thuốc của một số CSDL bằng tiếng Việt và tiếng Anh trên internet qua 3 tiêu
chí: tính phạm vi, tính đầy đủ và tính dễ sử dụng.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi muốn đưa ra ý kiến đề xuất về lựa
chọn CSDL trên internet trong tra cứu thông tin thuốc, cũng như đóng góp ý
kiến về xây dựng những CSDL tiếng Việt trên mạng internet sau này.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Thông tin thuốc
1.1.1. Khái niệm thông tin thuốc
Một sản phẩm thuốc phải gồm có hai yếu tố cấu thành là “dược chất” +
“thơng tin”. Trong đó, “dược chất” có tác dụng dược lý lâm sàng và “thông
tin” đi kèm về hướng dẫn sử dụng thuốc [3]. Tóm lại thơng tin thuốc là thơng
tin gắn liền với thuốc, thường được in trong các tài liệu tham khảo hay các
nguồn thông tin thuốc [39].
Hoạt động thông tin thuốc là việc thu thập và/hoặc cung cấp các thơng
tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng,
phản ứng có hại của thuốc, phịng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc
biệt (trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối
tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thơng tin thuốc nhằm đáp ứng
u cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược
hoặc của người sử dụng thuốc [4].

1.1.2. Yêu cầu của thông tin thuốc
Thông tin thuốc là đầy đủ phải bảo đảm những yên cầu chung như sau:
khách quan, chính xác, trung thực, khoa học, rõ ràng và dứt khốt. Ngồi ra,
thơng tin thuốc phải có tính hai chiều, nhiều cấp thơng tin và phù hợp với mỗi
đối tượng tiếp nhận thông tin khác nhau. Thông tin dành cho nhân viên, cán
bộ y tế phải là các thông tin chuyên sâu, từ nhiều nguồn như trung tâm thông
tin thuốc, hội thảo khoa học, tài liệu tham khảo,... Thơng tin thuốc cho bệnh
nhân, với mục đích giúp người bệnh hiểu rõ lợi ích, tác hại của thuốc và phải
tuân thủ điều trị, cần có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản, tận dụng được
các phương tiện truyền thơng sẵn có [2].
1.1.3. Vai trị thơng tin thuốc

3


Thông tin thuốc là vô cùng cần thiết với việc hướng dẫn lựa chọn sử
dụng thuốc an toàn và hợp lý.
Thông tin thuốc cung cấp các thông tin liên quan đến thuốc bao gồm
thông tin về dạng bào chế, tác dụng dược lý, liều dùng, cách dùng, chỉ định,
chống chỉ định, tác dụng không mong muốn, thông tin liên quan đến các đối
tượng bệnh nhân đặc biệt,... Chính vì vậy, các cán bộ, nhân viên y tế được hỗ
trợ trong công tác lựa chọn, đưa ra quyết định sử dụng thuốc an toàn và hợp lý
trên từng bệnh nhân cụ thể. Các thông tin cập nhật về thuốc mới, tác dụng
mới, phác đồ điều trị hay các khuyến cáo đã giúp hạn chế những rủi ro trong
quá trình sử dụng thuốc và tăng hiệu quả điều trị.
Việc cung cấp thông tin thuốc một cách chính xác đã được nhận định là
hiệu quả đối với việc cải thiện tình trạng của bệnh nhân và giảm thiểu các sai
sót trong điều trị [19]. Thiếu thông tin thuốc sẽ dẫn đến những hậu quả không
thể lường trước do tác dụng hai mặt của thuốc. Thảm họa Thalidomide xảy ra
vào đầu những năm 1960 chính là ví dụ điển hình về những tác dụng có hại

rất nguy hiểm mà khơng được hoặc chưa thể được phát hiện trong trong quá
trình thử nghiệm lâm sàng của thuốc. Sự thiếu thông tin thuốc là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến những sai lầm trong điều trị , mà những sai lầm đó cũng
chính là ngun nhân hàng đầu mang đến tác hại cho bệnh nhân [36].
1.1.4. Vai trị của người dược sỹ trong hoạt động thơng tin thuốc
Thuật ngữ “thông tin thuốc” gắn liền với các khái niệm “trung tâm
thông tin thuốc” và “chuyên gia thông tin thuốc”. Hay nói cách khác nhắc đến
thơng tin thuốc là nhắc đến vai trò của người dược sỹ như người tư vấn về
thuốc trong quá trình sử dụng thuốc trên lâm sàng [39].
Từ những năm 1960, nhiều thuốc mới ra đời và được đưa vào sử dụng
trong điều trị. Bác sỹ phải nắm bắt kịp thời và đưa ra được quyết định đúng đắn.
Khi đó khó khăn chủ yếu là sự hạn chế của nguồn thơng tin. Chính vì vậy,

4


người dược sỹ có vai trị đưa thơng tin thuốc tới các y bác sỹ, nhân viên y tế
[39]. Với mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tăng hiệu quả trong điều trị,
các dược sỹ đã khẳng định vai trị của mình trong việc cung cấp thơng tin
thuốc, bằng kiến thức và các kỹ năng tra cứu [14,32].
Tính cần thiết của việc phát hiện, theo dõi các phản ứng bất lợi của
thuốc cả trước và sau khi được lưu hành, sự phức tạp, thay đổi của các phác
đồ điều trị và sự phát triển vũ bão của công nghệ thơng tin là những yếu tố địi
hỏi người dược sỹ cần sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình trong việc hợp
tác với bác sỹ nhằm mục tiêu hạn chế các phản ứng có hại, tra cứu và giữ tính
cập nhật thơng tin về thuốc đồng thời phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định
sử dụng thuốc trong điều trị đúng đắn [39].
Từ lâu, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, người
dược sỹ có vai trị lớn bên cạnh bác sỹ, hỗ trợ các vấn đề về thuốc và điều trị
của bệnh nhân. Tại Việt Nam, các yêu cầu về “thông tin thuốc”, “dược sỹ lâm

sàng” đang dần được hoàn thiện và cụ thể cả trong thực tiễn lẫn những quy
định của pháp luật. Sự ra đời và hoạt động lâu dài của Trung tâm Quốc gia về
thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI & ADR
Quốc gia) từ năm 2009 cho thấy vai trò quan trọng của người dược sỹ ngày
càng được chú ý. Bộ Y tế đã có những văn bản quy phạm pháp luật về xây
dựng và hoạt động của dược lâm sàng cũng như thông tin thuốc. Cho đến hiện
tại, tất cả các bệnh viện lớn đều đã có những đơn vị thơng tin thuốc và có hoạt
động ngày càng hiệu quả.
1.2. Cơ sở dữ liệu thông tin thuốc
1.2.1. Vai trị của cơ sở dữ liệu thơng tin thuốc
CSDL thơng tin thuốc là công cụ cần thiết và đắc lực để người dược sỹ
thực hiện nhiệm vụ thông tin thuốc của mình.

5


Các CSDL cung cấp thơng tin thuốc hiện nay có biên tập và lưu trữ mọi
thông tin về các lĩnh vực liên quan đến thuốc dưới nhiều hình thức trình bày
và tra cứu khác nhau. Số lượng và chất lượng của CSDL thông tin thuốc là đa
dạng và phong phú. Trong khi khả năng học thuộc và trí nhớ của cịn người là
giới hạn, và thơng tin thuốc lại ln có sự cập nhật, bổ sung thì các CSDL,
đặc biệt là các nguồn tra cứu trực tuyến trên internet, cung cấp được nguồn
thông tin phong phú, đa dạng, liên tục tại các địa điểm, thời điểm khác nhau,
kèm theo bằng chứng như trích dẫn, chú thích,... giúp người thực hiện tra cứu
có cái nhìn tổng aun cũng như và cụ thể về thơng tin y tế cũng như tình hình
sử dụng thuốc trong thực hành lâm sàng. Sự đào sâu nghiên cứu, tổng hợp
những thông tin chuyên biệt, đi cùng với những phát triển cơng nghệ, ngày
càng có nhiều CSDL về thơng tin thuốc nói chung như AHFS Drug
Information [15], Martindale: The Complete Drug References [45], Dược thư
Quốc gia Việt Nam [5],...; hay các CSDL chuyên biệt về một lĩnh vực thông

tin cụ thể như tương tác thuốc (Drug Interaction Facts [44], Stockley’s Drug
Interactions [42],...), thuốc sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú (Drugs
in Pregnancy and Lactation [20],...), thông tin về thuốc tiêm (Handbook on
Injectable Drugs [16],...) và nhiều lĩnh vực khác. Hình thức tra cứu cũng đa
dạng như sách, báo, tạp chí, phần mềm trên máy tính, thiết bị điện tử, cơng cụ
hỗ trợ kê và duyệt đơn (Personal Digital Assistant, PDA) và thông qua truy
cập trực tuyến trên internet. Áp dụng những hình thức tra cứu này giúp tiết
kiệm thời gian, công sức, hỗ trợ tốt hơn cho việc lựa chọn thuốc trong điều trị
và giảm thiểu tối đa rủi ro khi sử dụng thuốc [18,34].
1.2.2. Loại hình tra cứu thơng tin thuốc
Nguồn thơng tin thuốc thường được chia thành ba cấp: nguồn thông tin
cấp một, nguồn thông tin cấp hai, nguồn thông tin cấp ba.

6


-

Nguồn thông tin cấp một: các bài báo khoa học, cơng trình nghiên

cứu gốc đăng tải đầy đủ trên các tạp chí khoa học, mạng internet, các báo cáo
chun mơn, các khóa luận tốt nghiệp hay sổ tay phịng thí nghiệm,... Các thông
tin từ nguồn cấp một thường do tác giả cơng bố mà khơng có sự can thiệp đánh

giá của bên thứ hai. Nguồn thông tin này cung cấp chi tiết, đầy đủ về các
nghiên cứu, phong phú và cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên, nguồn thông tin
này thiếu tính khái quát. Khi tra cứu cần tham khảo nhiều báo cáo để có thể
đưa ra kết luận chính xác [2,39].
-


Nguồn thông tin cấp hai: là hệ thống mục lục các thơng tin hoặc các

bài tóm tắt của các thơng tin từ nguồn thơng tin cấp một. Khi cần tìm hiểu, tra
cứu về một vấn đề cụ thể, có thể tham khảo từ nguồn thơng tin cấp hai để

có thể tiếp cận một cách toàn diện, đầy đủ với danh mục các thơng tin liên
quan hoặc các bài tóm tắt. Nguồn thông tin cấp hai tổng kết các thông tin liên
quan một cách có hệ thống, giúp tìm kiếm nhanh và hiệu quả hơn. Tuy vậy,
nếu muốn tham khảo được thơng tin chi tiết thì người tra cứu cần phải quay
lại nguồn thông tin cấp một. Nguồn thông tin cấp hai có thể được lưu trữ
trong CD-ROM hoặc phổ biến hơn nhiều là đưa lên mạng internet [2,39].
- Nguồn thông tin cấp ba: là những thông tin được xây dựng từ
sự
tổng hợp thông tin từ hai nguồn cấp một và cấp hai, thường được công bố ở
dạng sách giáo khoa, các bản hướng dẫn điều trị chuẩn,... thông tin trong
nguồn thông tin cấp ba được tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều nghiên
cứu khác nhau nên có được tính tổng quát, đầy đủ và đáng tin cậy. Tính cập
nhật của nguồn thông tin cấp ba thường kém cập nhật hơn hai cấp một và hai,
và chất lượng phụ thuộc vào các tác giả. Nếu cần thông tin chi tiết và cập nhật
hơn, người tra cứu vẫn cần quay lại hai cấp thông tin hai và một. Một số
nguồn thông tin cấp ba được sắp xếp theo lĩnh vực tra cứu được kể tên cụ thể
trong Phụ lục 1 [2,39,Phụ lục 1].

7


Bảng 1.1: Một số nguồn thông tin cấp một và nguồn thông tin cấp hai thường
được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam [10,39]
Nguồn thông tin cấp một
The New England Journal of

Medicine
The Lancet
Pharmacology & Therapeutics
Clinical Pharmacology and
Therapeutics
Pharmacotherapy Journal
Tạp chí Dược học
Bản tin Thơng tin Dược lâm sàng
Thơng tin thuốc có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các
hình thức tra cứu có thể kể tên như sách, báo in, sách điện tử (ebook), phần
mềm cài đặt trên máy tính, PDA, các nguồn thơng tin tra cứu trực tuyến trên
internet. Mỗi loại hình thức hoặc có thể được xây dựng dựa chỉ một CSDL
hoặc tổng kết từ nhiều CSDL khác nhau.
Sách tra cứu là nguồn thông tin thuốc kinh điển và lâu đời nhất. CSDL
dạng sách thường là nguồn thơng tin cấp ba. Hình thức này có hạn chế là mất
thời gian tra cứu, tính cập nhật thường kém do bản in là cố định và thông tin
thì có thể thay đổi theo thời gian. Khả năng phổ biến và có thể tiếp cận của
sách cũng khơng cao. Dạng sách điện tử (ebook) có thể khắc phục được phần
nào những nhược điểm trên, cho khả năng phân phối và cập nhật tốt hơn. Tuy
nhiên, sách điện tử khơng giải quyết được hết khó khăn của CSDL dạng sách.
Sổ tay là CSDL dạng sách có kích thước nhỏ gọn, tiện cầm nắm, tra cứu được
nhanh hơn bản đầy đủ, thuận tiện trong thực hành lâm sàng. Hạn chế của sổ
tay là thông tin không đầy đủ do giới hạn vật lý.

8


Báo và tạp chí đăng tải thơng tin thuốc chủ yếu là nguồn thông tin cấp
một. Bài báo tổng kết có thể là nguồn thơng tin cấp ba. Hiện nay các CSDL
dạng này thường có đầy đủ bản in ấn và đăng tải trên internet.

Nhằm rút ngắn thời gian tra cứu, thu thập thơng tin, cũng như có thể
giúp việc đó trở nên có ý nghĩa thực tế trong điều trị, các phần mềm thông tin
thuốc sử dụng cho máy tính cá nhân hay thiết bị di động ngày càng được phổ
biến rộng rãi với các tính năng tìm kiếm theo từ khóa, tiếp cận thơng tin, cho
phép tải xuống và lưu dữ liệu trực tiếp. Công cụ này đã cho phép những người
thực hành lâm sàng có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn trong thời
gian ngắn hơn, trả lời được nhiều câu hỏi thông tin thuốc trong quá trình bệnh
nhân điều trị. Việc ứng dụng PDA trong thực hành kê đơn và chỉ định thuốc
đã mang lại nhiều lợi ích như khơng khó khăn trong cầm nắm, di chuyển, cập
nhật thơng tin thường xun, tìm kiếm và trả lời thông tin dễ dàng, nhanh gọn,
làm giảm thiểu được các phản ứng bất lợi của thuốc liên quan đến lỗi kỹ thuật
của người kê đơn và những sai sót trong điều trị, từ đó cải thiện tình trạng
bệnh nhân [18,37,43].
Việc tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ có tính phổ
cập của mạng internet. Thông qua internet, mạng lưới thông tin ngày càng
phát triển cung cấp cho người dùng những dịch vụ lưu trữ, cập nhật và chia sẻ
thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Thơng tin trên internet có thể chỉ dưới
dạng văn bản, siêu văn bản, hoặc có hỗ trợ hình ảnh, âm thanh, thậm chí trí
tuệ nhân tạo. Tra cứu trên internet cịn có ưu điểm là có những máy tìm kiếm
mạnh, nguồn thơng tin ít có giới hạn cho phép tiếp cận nhiều thông tin thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau. Và cũng chính vì vậy, người tra cứu thơng tin phải
có các kỹ năng nhất định để có thể sử dụng hiệu quả. Thơng tin truy cập được
trên mạng internet có thể là cả ba cấp thơng tin một, hai và ba [10,14,39].

9


1.2.3. Đánh giá chất lượng các cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin thuốc
Bằng sự ứng dụng công nghệ thông tin, số lượng CSDL thông tin thuốc
hiện nay là lớn, và với một số CSDL thì cịn có nhiều phiên bản tra cứu khác

nhau. Giao diện sử dụng cũng ngày càng đa dạng. Chính vì vậy, việc lựa chọn
nguồn thông tin thuốc phù hợp, tin cậy và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng là yêu
cầu cần thiết và quan trọng đối với người dược sỹ trong nhiệm vụ thực hành
hoạt động thông tin thuốc [10,39,40].
Việc đánh giá các CSDL thông tin thuốc, hầu hết là nguồn thông tin cấp
ba, đã được tiến hành bởi nhiều tác giả, dựa trên nhiều tiêu chí, bằng nhiều
phương pháp khác nhau, đánh giá trên nhiều lĩnh vực của thông tin thuốc như:
khả năng cung cấp thơng tin thuốc tồn diện, khả năng phát hiện tương tác
thuốc, kiểm tra tính tương hợp của thuốc tiêm, khả năng nhận diện thuốc, hỗ
trợ thông tin thuốc cho một bệnh, một đối tượng cụ thể, hoặc phối hợp nhiều
yếu tố [6,8,11,13,22,31,46]. Một số nghiên cứu còn đánh giá, đối chiếu các
CSDL với nhau hoặc so sánh các loại hình tra cứu khác nhau, [1].
• Đánh giá về khả năng cung cấp thơng tin thuốc tồn diện
Các CSDL thông tin thuốc được phát triển với nhiều kiểu tra cứu khác
nhau. Việc lựa chọn CSDL nào được quyết định dựa vào nhiều yếu tố. CSDL
thơng tin thuốc có thể coi là tồn diện, tin cậy khi nó đáp ứng được các tiêu
chí: cập nhật, đầy đủ, chính xác, tra cứu dễ dàng và có khả năng linh hoạt, giá
trị sử dụng, ứng dụng của thơng tin cao, có trích dẫn tài liệu tham khảo cho
mỗi chuyên luận và có thể kiểm chứng được [38].
Nhiều nghiên cứu được thực hiện tập trung đánh giá các phần mềm tra
cứu thông tin thuốc được sử dụng cho PDA, công cụ hỗ trợ tra cứu được sử
dụng rộng rãi [21]. Năm 2002, Enders và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh
giá 9 phần mềm tra cứu dùng cho PDA được đánh giá. Bộ câu hỏi gồm 56 câu
được xây dựng bao phủ 9 lĩnh vực thông tin thuốc. Việc đánh giá được thực
10


hiện dựa trên 3 tiêu chí là độ bao trùm của thơng tin (thơng tin cần tìm có xuất
hiện hay khơng), độ tin cậy (thơng tin tìm được có đầy đủ khơng) và tính dễ sử
dụng (thời gian tìm kiếm để có câu trả lời). Kết quả nghiên cứu này, có giá trị


ở thời điểm đó, cho thấy phần mềm LexiComp Platium cung cấp được thông
tin thuốc đầy đủ và đáng tin cậy nhất. Trong khi đó, AtoZ Drug Facts và
MobileMicromedex là hai phần mềm được đánh giá là ít tin cậy nhất trong số
các phần mềm được nghiên cứu. Những thơng tin sai lệch trong q trình
đánh giá này không được đề cập [24].
Năm 2004, Clauson và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá 10
CSDL thông tin thuốc sử dụng cho PDA. Sự đánh giá được tiến hành dựa theo 3
tiêu chí: tính phạm vi (thơng tin có xuất hiện trong CSDL hay khơng), tính đầy
đủ (thơng tin tìm được có đầy đủ khơng), và tính dễ sử dụng. Bộ câu hỏi được
xây dựng cho nghiên cứu này có 146 câu hỏi bao hàm 14 lĩnh vực thông tin
thuốc khác nhau. Nghiên cứu cho kết quả tương tự với nghiên cứu năm 2002 của
Enders, CSDL cung cấp được đầy đủ thông tin thuốc nhất là Lexi Drug on Hand
Platium; AtoZ Drug cho phép tìm kiếm thơng tin nhanh nhất [23].
Sau đó, bộ tiêu chí Benchmark được sử dụng để đánh giá khả năng hỗ trợ
kê đơn của CSDL thông tin thuốc dùng cho PDA. Bộ tiêu chí này gồm có: tính
cập nhật, thơng tin liều dùng dựa trên bằng chứng y học cho các chỉ định được
phê duyệt hoặc chưa được phê duyệt, cấu trúc thông tin về tác dụng bất lợi của
thuốc, thông tin về tương tác thuốc, thơng tin của các thuốc có nguồn gốc thiên
nhiên và thực phẩm chức năng, các hướng dẫn điều trị, thông tin dược động học,
thông tin giá thuốc,... Năm 2005, Knollmann và cộng sự công bố kết quả đánh
giá 11 CSDL thơng tin thuốc bằng bộ tiêu chí này. Trong số 11 CSDL đó, Lexi
Drugs có kết quả đánh giá tốt nhất, mobilePDR là cơ sở ít thơng tin nhất. Khi
xem xét tính chính xác của thơng tin thuốc được cung cấp, kết quả nghiên cứu
cho thấy những thông tin về chỉ định, dạng bào chế và tác dụng không mong
muốn không xuất hiện sai lệch nghiêm trọng. CP OnHand là
11


CSDL có nhiều lỗi (lặp lại chuyên luận, tác dụng không mong muốn không

đúng). Khả năng phát hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là tiêu chí
có rất nhiều lỗi. Tương tác thuốc giữa erythromycin và ketoconazol là thơng
tin khơng có CSDL nào trong số 11 CSDL được đánh giá phát hiện được. Sau
đó khoảng 15 tháng, trong kết quả đánh giá lại, chỉ có 4/11 CSDL có thơng tin
về cặp tương tác này [33].
Các CSDL dạng phần mềm sử dụng cho PDA cho phép nhanh chóng
tìm kiếm và cập nhật thông tin. Tuy nhiên, một số phần mềm CSDL phải rút
gọn nội dung thông tin thuốc có thể cung cấp vì giới hạn về dung lượng bộ
nhớ, cho nên thơng tin thuốc khơng cịn đầy đủ như phiên bản CSDL trên
internet của nó [21]. Để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này, Clauson và cộng
sự đã thực hiện và công bố kết quả nghiên cứu vầ đánh giá và so sánh các
CSDL thông tin thuốc cho PDA và CSDL dạng tra cứu trực tuyến. Sử dụng
cùng một bộ câu hỏi và các tiêu chí, kết quả nghiên cứu cho thấy: Clinical
Pharmacology, Micromedex (DRUGDEX and Identidex), LexiComp online
và Fact & Comparisons 4.0 là những CSDL tra cứu trực tuyến có điểm phối
hợp cao nhất; CSDL có điểm thấp nhất là Epocrates Free [22].
Một nghiên cứu khác tiến hành năm 2010, đánh giá 9 CSDL thường
dùng trong thực hành tra cứu ở Việt Nam, chia thành 3 nhóm: CSDL tra cứu
đầy đủ, CSDL tra cứu nhanh và CSDL tra cứu trực tuyến. Bộ câu hỏi gồm 52
câu phân vào 14 lĩnh vực thông tin thuốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy
Physician’s Desk Reference, Drug Information Handbook và Micromedex là
3 CSDL cung cấp thông tin đáng tin cậy và đầy đủ nhất; 2 CSDL có điểm
đánh giá thấp nhất là sách “Thuốc biệt dược và cách sử dụng” và Vidal Việt
Nam. Thêm nữa, các CSDL tiếng Việt cho khả năng cung cấp thơng tin thuốc
nói chung kém hơn CSDL tiếng Anh [1].
• Đánh giá khả năng cung cấp thông tin về tương tác thuốc

12



Tương tác thuốc là một trong những nguyên nhân của sai sót trong kê
đơn và điều trị, gia tăng khả năng nhập viện của bệnh nhân. [30]. Vì vậy, việc
phát hiện, hạn chế cũng như có phương pháp xử trí tương tác thuốc trên lâm
sàng là một yêu cầu quan trọng. Để tra cứu thông tin về tương tác thuốc, có
thể dùng CSDL thơng tin thuốc có cung cấp thơng tin về tương tác thuốc,
hoặc dùng các phần mềm phát hiện tương tác, hoặc các trình duyệt tương tác
trực tuyến. Tuy nhiên, các CSDL cho khả năng phát hiện tương tác và nhận
định mức độ nghiêm trọng của tương tác thuốc rất khác nhau.
Một số tài liệu đưa ra các cách phân loại tương tác thuốc như sau [26]:
-

Phân loại 5 mức độ: “nghiêm trọng”, “trung bình”, “nhẹ”,

“khơng tương tác”, “không đặc hiệu”.
-

Phân loại 4 mức độ (dựa theo mức độ quan trọng trên lâm sàng

của tương tác), đánh giá theo 3 yếu tố: tính thường xuyên xảy ra và dự đoán
được, nguy cơ gây nguy hiểm tới bệnh nhân, độ tin cậy và chất lượng tài liệu
tham khảo.
-

Phân loại 3 mức độ theo độ nghiêm trọng: “nghiêm trọng”,

“trung bình”, “nhẹ”.
Năm 2000, Fulda và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu tiến hành trên
5 CSDL thông tin thuốc bao gồm: AHFS Drug Information, Drug Interaction
Facts, US Pharmacopoeia Drug Information, Hansten’s Drug Interactions
Analysis and Management và Micromedex Drug-Reax. Nghiên cứu nhằm so

sánh danh sach tương tác và phân loại tương tác giữa 5 nhóm thuốc
(benzodiazepin, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế enzyme chuyển dạng
angiotensin, thuốc chẹn kênh calci, thuốc NSAIDs). Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng các cặp tương tác hiếm khi xuất hiện đồng thời trong nhiều tài liệu. Hơn
thế nữa, những cặp tương tác được đề cập đồng thời trong nhiều tài liệu cũng

13


đồng nghĩa với những khác biệt trong cách thức phân loại mức độ nghiêm
trọng của tương tác thuốc trong các tài liệu đó [25].
Báo cáo nghiên cứu năm 2006 của Abarca và cộng sự cho thấy: sử dụng
6 bệnh án, khả năng cung cấp thông tin và phát hiện tương tác thuốc là khác
nhau, kết quả điểm trung bình của độ nhạy và độ đặc hiệu của 8 phần mềm
tương tác thuốc lần lượt là 0,88 (dao động trong khoảng 0,81 – 0,94) và 0,91
(dao động trong khoảng 0,67 – 1,00). Điểm của các phần mềm duyệt tương
tác trong các khoa dược bệnh viện trong khi đó chỉ đạt trung bình 0,3 (dao
động trong khoảng 0,15 – 0,94) (thang điểm 0 – 1, cách tính điểm tham khảo
bài viết gốc) [12]. Cùng sử dụng 6 bệnh án ở nghiên cứu trên, Hazlet và cộng
sự (2006) trước đó đã thực hiện nghiên cứu đánh giá 9 phần mềm duyệt tương
tác thuốc được dùng tại 516 nhà thuốc cộng đồng ở bang Washington, Hoa
Kỳ. Báo cáo chỉ ra rằng các phần mềm đó đã khơng phát hiện được 1/3 số
tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng. Mặt khác với cùng một phần mềm thì
mỗi nhà thuốc sử dụng cho kết quả khác nhau [31]. Báo cáo nghiên cứu của
Perkins và cộng sự (2006) phân tích số liệu của hai nghiên cứu trên cho thấy
các phần mềm dùng cho PDA có độ nhạy dao động trong khoảng 0,81 – 1,00.
Epocrates Rx và Epocrates Rx Pro có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt nhất với
điểm số >0,9, mobileMicromedex có điểm số độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt
là 0,94 và 0,71 [41].
Một số trình duyệt tương tác thuốc thường được sử dụng tại Việt Nam ở

thời điểm 2006 đã được đánh giá dựa trên các tiêu chí của Jankel, Golberg và
tiêu chuẩn xây dựng bởi Malone và cộng sự. Sau đó, sử dụng những đơn thuốc
kê tại bệnh viện Bạch Mai, đánh giá sự phù hợp của các trình duyệt đó trong điều
kiện lưu hành thuốc ở Việt Nam. Nghiên cứu này cho kết quả chỉ ra rằng các
trình duyệt tương tác thuốc này bỏ qua rất nhiều thuốc (trung bình 29,7%). Phần
mềm MIMS Interactive phát hiện nhiều tương tác nhất. Martindale phát hiện
tương tác thuốc chính xác nhất [7]. Một nghiên cứu khác trước đó (2005)
14


cùng mục đích cho kết quả tương tự như vậy. MIMS Interactive tra cứu được
nhiều biệt dược và hoạt chất nhất, đồng thời có khả năng phát hiện nhiều
tương tác nhất. Drug Interaction Facts và Martindale có sàng lọc tương tác
thuốc có ý nghĩa lâm sàng tốt nhất [9].
Một nghiên cứu năm 2011 đánh giá 13 CSDL thường dùng trong thực
hành tra cứu tương tác thuốc tại Việt Nam, xét tương tác của 3 nhóm thuốc
(kháng sinh macrolid, thuốc điều trị rối loạn lipid máu dẫn chất statin, thuốc
chống đông đường uống warfarin). Kết quả nghiên cứu này cho thấy các
CSDL có sự khác biệt về khả năng cung cấp thơng tin tương tác thuốc, trong
đó có tồn tại những bất đồng. Các CSDL tiếng nước ngoài (Anh, Pháp) cho
khả năng tra cứu về tương tác thuốc tốt hơn các CSDL tiếng Việt [11].
Nghiên cứu năm 2012 đánh giá thông tin về tương tác thuốc đối với
thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, sử dụng
4 CSDL và 22 thuốc, cho thấy 4 CSDL này không đạt đồng thuận về một số
cặp tương tác. Người tra cứu cần so sánh, đối chiếu giữa các CSDL để xây
dựng hướng dẫn xử trí phù hợp [6].
Các nghiên cứu đánh giá khả năng phát hiện tương tác thuốc của các
trình duyệt tương tác là khơng đáng tin cậy khi dùng đơn lẻ, cần tra cứu nhiều
hơn 1 CSDL trong tra cứu tương tác thuốc [17].
Các phần mềm trình duyệt tương tác thuốc chủ yếu của nước ngồi và

sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, khi triển khai vào thực tế kê đơn và sử dụng thuốc
ở nước ta cịn tồn tại những hạn chế như: bất đồng ngơn ngữ, áp dụng công
nghệ với y tế tuyến dưới, chưa phát hiện được thuốc có mặt tại Việt Nam,...
• Đánh giá khả năng cung cấp thông tin thuốc trong một số lĩnh

vực thông tin khác
Nghiên cứu năm 2011 đánh giá 9 CSDL về khả năng cung cấp thông tin
về liều dùng và hiệu chỉnh liều trong thực hành tra cứu ở Việt Nam chỉ ra có sự
15


khác biệt trong khả năng cung cấp thông tin về lĩnh vực này giữa các CSDL.
CSDL tiếng nước ngoài cho khả năng cung cấp thông tin tốt hơn CSDL tiếng
Việt [8].
Nghiên cứu năm 2005 của Vidal và cộng sự trên 4 CSDL so sánh thông tin
liều dùng cho bệnh nhân suy thận có chỉ ra sự khác biệt của các CSDL đó trong
định nghĩa suy giảm chức năng thận, hiệu chỉnh liều và khoảng liều [46].

Sữa mẹ là vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp đề kháng cần
thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ ngưng bú mẹ làm tăng nguy cơ mắc các
bệnh cấp và mạn tính cũng như nguy cơ cao mắc bệnh của người mẹ [28].
Vấn đề thuốc an toàn cho đối tượng phụ nữ cho con bú là thiết yếu, các y bác
sỹ và người mẹ cần có những thơng tin tư vấn chính xác. Tuy nhiên, Akus và
cộng sự (2007) chỉ ra 10 CSDL được nghiên cứu lại cung cấp những khuyến
cáo mức độ an toàn khác nhau cho 14 thuốc sử dụng bời đối tượng phụ nữ cho
con bú [13].
Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá việc cung cấp thông tin thuốc
của các CSDL thông tin thuốc cả ở trên thế giới lẫn tại Việt Nam, đặc biệt cho
những CSDL truy cập trực tuyến trên internet. Những đánh giá đó xoay quanh
nhiều tiêu chí, lĩnh vực. Từ những kết quả nghiên cứu có thể thấy các CSDL

khác nhau có nhận định thông tin và khả năng cung cấp thông tin thuốc khác
nhau.
1.3. Các cơ sở dữ liệu được khảo sát trong nghiên cứu
-

Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018 (tái bản lần thứ 2, NXB Y

học) [5]: được biên tập bởi Ban chỉ đạo biên soạn Dược thư Quốc gia và Hội
đồng Dược điển Việt Nam, bao gồm các chuyên luận thuốc và các chuyên luận
chung như sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, nguyên tắc sử dụng thuốc giảm
đau, nguyên tắc sử dụng kháng sinh,... Người sử dụng có thể tra cứu bằng tên
hoạt chất hoặc tên biệt dược. Nội dung của một chuyên luận gồm: tên chuyên

16


luận, tên thuốc theo INN, mã ATC, loại thuốc (phân loại theo nhóm tác dụng),
dạng thuốc và hàm lượng, dược lý và cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ
định, thận trọng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, tác dụng không mong
muốn, ADR và hướng dẫn xử trí, liều lượng và cách dùng, tương tác thuốc, độ
ổn định và bảo quản, tương kỵ, quá liều và xử trí, thơng tin quy chế.
-

British National Formulary 80: là một ấn phẩm chung của Hiệp

hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược Sỹ Hoàng gia Anh, được xuất bản 6 tháng 1
lần. Bản mới nhất tính đến thời điểm tiến hành nghiên cứu là BNF 81, tuy nhiên

người thực hiên chưa tiếp cận được. BNF cung cấp cho bác sỹ, dược sỹ và các
cán bộ y tế khác các thông tin cập nhật về sử dụng thuốc, ít có thơng tin cho

cộng đồng. BNF là tài liệu tham khảo nhanh, do đó nó khơng phải ln ln
bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết về quy định, phân phối.
-

thuocbietduoc.com.vn [55]: cung cấp dịch vụ tra cứu thuốc, tìm

kiếm nhà thuốc, bệnh viện, cơng ty, cung cấp và cập nhật thông tin về y học,
khoa học thường thức, thuốc mới đăng ký, ngồi ra cịn cung cấp dịch vụ chia
sẻ kinh nghiệm. Tra cứu thông tin liên qua đến thuốc sử dụng từ khóa là tên
hoạt chất hoặc tên biệt dược, tìm kiếm theo chỉ định hoặc nhóm thuốc. Nội
dung chuyên luận thuốc bao gồm: tên chuyên luận (tên hoạt chất theo INN),
nhóm dược lý, tên biệt dược, dạng bào chế, thành phần, dược lực học, dược
động học, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, tương tác thuốc, tác
dụng không mong muốn, liều lượng, quá liều, bảo quản. Đây là website khơng
chịu sự kiểm sốt của cơ quan quản lý y tế.
-

drugbank.vn [48]: ngân hàng dữ liệu ngành Dược, ra mắt giữa

tháng 08/2019, có thơng tin của hơn 10000 đầu thuốc đang lưu tại Việt Nam.
Cho phép tra cứu các thông tin về thuốc (tờ HDSD được phê duyệt, đăng ký
thuốc, phân loại thuốc kê đơn/không kê đơn, dạng bào chế, tiêu chuẩn của thuốc,
công ty sản xuất, công ty đăng ký,giá bán buôn kê khai) và các cơ sở kinh doanh
dược (sản xuất – nhập khẩu, bán buôn, kinh doanh). CSDL này vẫn

17


đang trong q trình hồn thiện, nhiều thuốc chưa có dữ liệu, chưa cung cấp
thông tin về sinh phẩm y tế và vaccine.

-

thongtinthuoc.com.vn [54]: là CSDL được xây dựng bởi các

chuyên gia, tiến sỹ, thạc sỹ, dược sỹ, bác sỹ trong lĩnh vực chuyên môn y tế
làm việc tại các viên nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty, nhà máy
trong và ngoài Việt Nam. Dữ liệu được cập nhật từ những nguồn uy tín. Cho
phép tìm kiếm thơng tin bằng từ khóa là tên hoạt chất, biệt dược, dược liệu và
doanh nghiệp. Mỗi chuyên luận thuốc bao gồm: đại cương (thơng tin chung,
tính chất hóa học, chỉ định theo đăng ký, chống chỉ định, bảo quản, dạng
dùng), tương tác thuốc (các cặp tương tác), biệt dược (các biệt dược), tham
khảo (giáo dục bệnh nhân).
-

drugs.com [49]: là một bách khoa tồn thư về dược phẩm trực

tuyến cung cấp thơng tin về thuốc cho người tiêu dùng và các chuyên gia chăm

sóc sức khỏe, chủ yếu ở Hoa Kỳ. CSDL chứa thư viện thông tin tham khảo
bao gồm nội dung từ Cerner Multum, Micromedex, Truven Health Analytics,
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), AHFS, Harvard
Health Publications, Mayoclinic, Animalytix và Healthday. Được chứng nhận
bởi chương trình chứng nhận quyền riêng tư trực tuyến TRUSTe và HONcode
of Health on the Net Foundation.
- Epocrates (online.epocrates.com) [52]: được thiết kế cho các bác
sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để sử dụng tại điểm chăm sóc.
Người dùng ứng dụng kiểm tra liều lượng thuốc, tương tác thuốc, thơng tin chi
tiết về an tồn thuốc, tin tức y tế, chẩn đoán và hướng dẫn quản lý bệnh, cũng
như hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng. Thơng tin từ các nguồn
có thẩm quyền khác nhau, bao gồm FDA và các tài liệu y tế chính, được chắt lọc

và chuyển đổi kỹ thuật số để hỗ trợ việc ra quyết định lâm sàng. Chức năng ứng
dụng bổ sung bao gồm khả năng xác định một viên thuốc khơng xác định dựa
trên đặc điểm của nó, hàng trăm máy tính y tế và cơng cụ đánh giá rủi

18


×