Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 10 sai lầm phổ biến nhà quản lý thường mắc phải doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.16 KB, 4 trang )

10 sai lầm phổ biến nhà quản lý thường mắc phải

Mỗi nhà quản lý đều có những đặc điểm và phong cách quản lý công ty
và nhân viên khác nhau. Tuy nhiên họ lại mắc những sai lầm tương đối
giống nhau ở mọi lĩnh vực và ngành nghề.

Dưới đây là 10 sai lầm mà người quản lý thường mắc phải.

1. Đặt quy định lên đầu các nhân viên

Doanh nghiệp càng nhỏ thì lỗi này càng lớn. Và thận chí càng lớn hơn khi
các nhân viên đánh mất lòng trung thành của khách hàng. Mỗi khi nhân
viên mắc sai lầm, người quản lý thường quy trách nhiệm cho nhân viên dựa
trên các quy định của công ty thay vì tìm cách giải quyết để giữ khách hàng.
Điều này làm cho mối quan hệ giữa sếp với nhân viên càng trở nên căng
thẳng.

2. Không tiếp cận nhân viên

Ở nhiều công ty, trong bất kỳ lĩnh vực nào, giao tiếp, trò chuyện với nhân
viên luôn là chìa khóa tạo nên thành công cho các nhà quản lý. Nhân viên
luôn cần biết được sếp mong muốn gì ở họ và những dự án nào nào cần
được hoàn thành. Nhớ rằng lời nói của bạn với nhân viên cần phải rõ rằng và
đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi đều phải được trả lời trọn vẹn.

3. Không lắng nghe nhân viên

Có một bệnh mà nhiều người quản lý thường mắc phải đó là thích nói cho
người khác nghe nhưng lại không thích lắng nghe nhân viên nói gì. Đây quả
là một sai lầm. Để trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn phải biết lắng nghe
những nhu cầu và mối quan tâm của nhân viên.



4. Cứ cho là mình biết tuốt

Một người quản lý tốt không phải là cố gắng ôm đồm tất cả các công việc,
không phải là phải giải quyết tất cả các vấn đề . Tìm kiếm sự giúp đỡ từ
những cá nhân với các chuyện gia trong lĩnh vực của bạn là thể hiện sự học
hỏi chứ không phải là điểm yếu.

5. Không đánh giá đúng nhân viên

Một số nhà quản lý chỉ chú ý đến những tiêu cực hoặc những sai lầm của
nhân viên trong công việc chứ không nhìn đến những kết quả và đóng góp
tích cực của nhân viên. Kết qảu là nhân viên thường ra đi và tìm đến những
môi trường thuận lợi cho họ.

Sếp cần phải tiếp cận nhân viên chứ
không phải chỉ trích và mắng mỏ
6. Không chịu nhận trách nhiệm

Một lỗi phổ biến mà nhiều nhà quản lý mắc phải là luôn luôn đổ lỗi cho
người khác hoặc đơn giản không nhận trách nhiệm với những gì xảy ra dưới
sự lãnh đạo của mình.

7. Thiên vị

Một khi người quản lý hợp người nào thì họ sẽ rất tin tưởng và thân với nhân
viên đó và đặt nhiều hi vọng vào họ. Điều này là một trong những nguyên
nhân sâu xa dẫn đến các "cuộc chiến" giữa các nhân viên và chắc chắn sếp
cũng chẳng được tôn trọng.


8. Không vạch rõ việc cho nhân viên

Nhân viên sẽ chẳng biết làm gì nếu họ không hiểu nhiệm vụ của mình.
Người lãnh đạo giỏi là người phải biết giải thích và giám sát nhân viên để họ
làm việc có hiệu quả.

9. Lạm dụng công nghệ

Đôi khi nhà quản lý vì quá bận rộn nên không trực tiếp quản lý nhân viên mà
lại quản lý bằng hệ thống qua Internet hoặc là giao cho người trợ lý của
mình. Xét theo một khía cạnh nào đó, đây có thể là cách quản lý để tiết kiệm
thời gian và linh hoạt trong khi làm việc, tuy nhiên, không trực tiếp tìm hiểu
nhân viên, rõ ràng công việc thì công việc khó đạt kết quả như ý muốn.

10. Không bao giờ chịu thay đổi

Trong thời kỳ nên kinh tế mở cửa như hiện nay thì việc luôn đổi mới và cải
tiến doanh nghiệp về mọi mặt luôn cần thiết để cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác. Trên tất cả, đó là sự linh hoạt.
Hiền Trang
(Theo Allbussiness)

×