Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Tap huan cong tac doi phan cong tac nhi dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.74 KB, 60 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC TIÊU . Hiểu rõ nội dung công tác nhi đồng năm học 2015 – 2016. . Xác định được nội dung Chương trình Dự bị đội viên dành cho nhi đồng.. . Trình bày được những quy định về công tác nhi đồng, các hoạt động chủ yếu của nhi đồng, quy định về Phụ trách Sao Nhi đồng.. . Biết chủ điểm công tác nhi đồng trong các tháng học.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> CẤU TRÚC - Hoạt động 1: Nội dung hoạt động nhi đồng năm học 2015 - 2016 - Hoạt động 2: Những vấn đề chung về công tác nhi đồng - Hoạt động 3: Một số quy định về công tác nhi đồng - Hoạt động 4: Chương trình dự bị RLĐV - Hoạt động 5: Một số hoạt động chủ yếu của nhi đồng - Hoạt động 6: Phụ trách Sao nhi đồng - Hoạt động 7: Chủ điểm sinh hoạt nhi đồng các tháng học. - Kết luận. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHI ĐỒNG NĂM HỌC 2015 - 2016. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HĐ1: TÌM HIỂU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHI ĐỒNG NĂM HỌC 2015 - 2016. - Do Hội đồng Đội Trung ương ban hành, kết cấu của chương trình bao gồm: - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.doc - CHỦ ĐỀ NĂM HỌC.doc - NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.doc - CÔNG TÁC NHI ĐỒNG.doc - Cụ thể:  Chương trình công tác Đội 2015 - 2016.doc. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HOẠT ĐỘNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. -. -. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NHI ĐỒNG Nhi đồng: từ 6 đến 8 tuổi, tương đương với lớp 1,2,3 trong các trường tiểu học. Do chưa ý thức đầy đủ và chưa đủ năng lực để tự quản một tổ chức nên quy mô tập hợp để tiến hành các hoạt động thường xuyên phù hợp với nhi đồng là Sao nhi đồng. Nhi đồng sinh hoạt theo Sao, mỗi Sao có tối thiểu 5 em, trong đó có một trưởng Sao. Sao nhi đồng do liên đội thành lập. Đội giúp nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, CNBH và trở thành đội viên. Liên đội và chi đội phụ trách và phân công đội viên hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt, học tập, vui chơi theo Chương trình DBĐV. 6. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HOẠT ĐỘNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. HOẠT ĐỘNG CỦA NHI ĐỒNG 1. Hoạt động học tập Hoạt động học tập là hoạt động chủ yếu, là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhi đồng. Thời gian đầu, nhi đồng chưa hứng thú với nhiệm vụ học tập. Thái độ học tập của các em (biểu hiện trong mục đích, động cơ học tập) mang nặng yếu tố tình cảm, chưa hiểu học để làm gì. Vì vậy, trong phương pháp giảng dạy, giáo viên nên tăng cường động viên để các em tích cực học tập. Cần khéo léo nhắc nhở nhẹ nhàng nếu các em lơ là, lười biếng, cẩu thả trong học tập.. 7. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HOẠT ĐỘNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. HOẠT ĐỘNG CỦA NHI ĐỒNG 2. Hoạt động vui chơi Cùng với học tập, vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi nhi đồng. Khi vui chơi, nhi đồng được thoả mãn tính hiếu động. Hoạt động vui chơi (do PTS hướng dẫn) có tác dụng giáo dục rất lớn đối với nhi đồng. Việc tuân thủ nguyên tắc của trò chơi sẽ rèn luyện cho các em những phẩm chất, đức tính tốt như: nhanh nhẹn, thật thà, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể. Tuy nhiên, PTS cần đặc biệt lưu ý tâm lí hiếu thắng của các em.. 8. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HOẠT ĐỘNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. HOẠT ĐỘNG CỦA NHI ĐỒNG 3. Hoạt động lao động Lao động tự phục vụ và làm đồ thủ công là hai hình thức được nhi đồng yêu thích. Cần giao cho nhi đồng những nhiệm vụ có ý nghĩa với tập thể như: quét lớp, lau bảng, lau bàn ghế, tưới cây. Yêu cầu nhi đồng lao động tự phục vụ để giáo dục thói quen tham gia lao động, mong muốn lao động, hiểu được vai trò của lao động trong cuộc sống. Việc tự làm đồ thủ công giúp nhi đồng yêu lao động, có tình cảm, trách nhiệm với công việc được giao.. 9. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG.  Ở đâu có nhi đồng và tổ chức Đội thì ở đó phải thành lập các Sao nhi đồng.  Các Sao nhi đồng được thành lập trong trường và trên địa bàn dân cư theo địa bàn của tổ chức Đội.  Các Sao đều phải được sự giúp đỡ của chi đội để tổ chức hướng dẫn nhi đồng hoạt động theo Chương trình Dự bị đội viên.  Mỗi Sao nhi đồng có tối thiểu là 5 em, có một PTS và một trưởng Sao.. 11. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG.  PTS là đội viên, chi đội phụ trách chọn cử và phân công giúp đỡ Sao nhi đồng.  Trưởng Sao do nhi đồng trong Sao bầu dưới sự hướng dẫn của PTS.  Mỗi Sao có một tên gọi. Tên Sao do nhi đồng tự chọn (gắn với năng lực, phẩm chất, đức tính tốt của nhi đồng như "Chăm chỉ", “Ngoan”, “Khỏe”, "Vui vẻ", "Dũng cảm", “Thật thà”, "Học tốt","Sạch sẽ“...)  Mỗi tuần các Sao sinh hoạt ít nhất là một lần có PTS hướng dẫn.. 12. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. QUY ĐỊNH LỚP NHI ĐỒNG VÀ PHỤ TRÁCH LỚP NHI ĐỒNG.  Các Sao cùng sinh hoạt trong một lớp gọi là Lớp nhi đồng.  Mỗi Lớp nhi đồng có một PTNĐ là GVCN của lớp.  PTNĐ có trách nhiệm hướng dẫn các PTS tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo của TPT Đội.  Các Sao trong Lớp nhi đồng sinh hoạt tháng/ lần có sự hướng dẫn của PTNĐ và chi đội phụ trách. Bài hát chính thức của nhi đồng: "Nhanh bước nhanh nhi đồng" (nhạc và lời: Phong Nhã) NG. 13. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC NHI ĐỒNG. LỜI GHI NHỚ CỦA NHI ĐỒNG “Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu". MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA NHI ĐỒNG  Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, Cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên (Quy định trong Chương trình Dự bị đội viên).  Khi 9 tuổi, nếu đủ điều kiện theo Điều lệ Đội, nhi đồng (thiếu niên) được kết nạp vào Đội.. 14. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> HOẠT ĐỘNG 4: CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> HOẠT ĐỘNG 4: CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN. CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN Là chương trình giáo dục tổng hợp, đồng tâm, mang tính định hướng gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống về Đoàn, Đội, về nghiệp vụ công tác Đội; kiến thức về môi trường, sức khỏe; thể dục thể thao; về quân sự, giao thông; chăn nuôi, trồng trọt và những vấn đề quốc tế… giúp cho đội viên rèn luyện phát triển toàn diện, trở thành người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. 16. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> HOẠT ĐỘNG 4: CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN. Hạng DB Hạng 3 Hạng 2 Hạng 1. CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN Dành cho nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi. CHƯƠNG TRÌNH ĐỘI VIÊN MĂNG NON Dành cho đội viên từ 9 đến 11 tuổi (HẠNG BA). CHƯƠNG TRÌNH ĐỘI VIÊN SẴN SÀNG Dành cho đội viên từ 11 đến 13 tuổi (HẠNG NHÌ). CHƯƠNG TRÌNH ĐỘI VIÊN TRƯỞNG THÀNH Dành cho đội viên từ 13 đến 15 tuổi (HẠNG NHẤT). 17. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> HOẠT ĐỘNG 4: CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN. Chủ điểm 1: Kính yêu Bác Hồ Chương trình Dự bị đội viên dành cho Nhi đồng từ 6 đến 9 tuổi (Có 22 yêu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng và 3 yêu cầu thực hành). Chủ điểm 2: Con ngoan Chủ điểm 3: Chăm học Chủ điểm 4: Vệ sinh sạch sẽ Chủ điểm 5: Yêu Sao nhi đồng và Đội. Chủ điểm 6: Cần biết khi ra đường. 18. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> HOẠT ĐỘNG 4. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH RLĐV Chăm học, chăm làm Yêu bạn bè Tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng. HỦ C 6. Đ M Ể ĐI. Hiểu biết về Đội TNTP và Bác Hồ 19. Ồ. T NG. Â. À V M. N NÂ. G. O CA. Giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe. Hiểu biết về Luật giao thông và hành quân cắm trại. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> HOẠT ĐỘNG 4: CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐỘI VIÊN  Mục tiêu  Nội dung chương trình: Kính yêu Bác Hồ Con ngoan Chăm học Vệ sinh sạch sẽ Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh Cần biết khi ra đường  Yêu cầu hành động  Cụ thể. tr1.jpg tr3.jpg 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> MỜI CÁC BẠN NGHỈ GIẢI LAO. 21. 09/17/21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 1. Chọn đặt tên Sao và bầu trưởng Sao. 1.1. Chọn đặt tên Sao Khi nhi đồng lớp 1 bước vào năm học mới được một hoặc hai tuần thì tiến hành hoạt động chọn tên Sao và bầu trưởng Sao. Chuẩn bị - Chi đội phụ trách cùng PTNĐ chuẩn bị cho hoạt động đặt tên Sao cho nhi đồng lớp 1. - Cử đội viên tiêu biểu làm PTS, hướng dẫn nhi đồng chuẩn bị một số câu chuyện, trò chơi, học bài hát truyền thống và lời ghi nhớ của nhi đồng.. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 1. Chọn đặt tên Sao và bầu trưởng Sao 1.1. Chọn đặt tên Sao Diễn biến -Hát tập thể bài “Nhanh bước nhanh nhi đồng”. -PTNĐ giới thiệu chi đội phụ trách. -BCH chi đội giới thiệu các PTS được cử đến phụ trách các Sao nhi đồng. -PTS nêu lí do cần phải chọn đặt tên Sao để phân biệt với các Sao khác, mỗi Sao phải có tên gọi riêng. -PTS gợi ý một số tên Sao để các em chọn cho Sao của mình. -PTS giúp nhi đồng hiểu ý nghĩa tên Sao; nhắc các em học tập, rèn luyện để xứng đáng với tên Sao. -PTS cho các em chơi trò chơi, hát múa, kể chuyện ... -Kết thúc hoạt động chọn, đặt tên Sao. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 1. Chọn đặt tên Sao và bầu trưởng Sao 1.2. Bầu trưởng Sao Bầu trưởng Sao ngay sau khi tiến hành đặt tên Sao Cách thức tiến hành -PTS khẳng định sự cần thiết phải bầu trưởng Sao. -PTS nêu tiêu chuẩn của trưởng Sao (Học từ khá trở lên, vâng lời thầy cô giáo, mạnh dạn, tự tin, thường xuyên giúp đỡ bạn, được các bạn trong Sao yêu quý). -PTS nêu tinh thần các em sẽ thay nhau làm trưởng Sao để làm quen với công việc của Sao, động viên các em cố gắng để đạt tiêu chuẩn trên. -Nhi đồng bàn bạc và xung phong làm trưởng Sao, nếu không xung phong thì PTS giới thiệu trưởng Sao để các em phát biểu, biểu quyết. -PTS cho các em chơi trò chơi, vẽ nặn, xé giấy, dán tranh theo chủ đề, kể chuyện rồi kết thúc công việc chọn trưởng Sao. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 2. Hoạt động công nhận Sao 2.1. Thời gian Nhi đồng lớp 1 sau vài tuần làm quen với nhau, với môi trường sinh hoạt tập thể ở trường tiểu học thì tiến hành hoạt động công nhận Sao nhi đồng Hoạt động công nhận Sao nên tiến hành vào tuần 3 hoặc tuần 4 của tháng 9 (đầu năm học mới).. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 2. Hoạt động công nhận Sao 2.2. Chuẩn bị Hoạt động công nhận Sao là sinh hoạt tập thể đầu tiên của nhi đồng, cần chuẩn bị chu đáo, chương trình vui tươi, gây ấn tượng sâu sắc. Về trang trí: Đẹp, đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, phải có cờ Đội, ảnh Bác Hồ, lọ hoa, khăn trải bàn... Về nội dung: Chi đội phụ trách cử PTS đến từng tổ học tập lớp làm quen, tìm hiểu, giúp đỡ nhi đồng chuẩn bị cho chương trình công nhận Sao. Dạy nhi đồng một số bài hát, điệu múa, trò chơi, truyện kể... lên danh sách các em từng Sao, gửi giấy mời, chuẩn bị phù hiệu cho các em, hướng dẫn các em chuẩn bị trang phục. BCH chi đội phụ trách điều khiển buổi lễ.. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 2. Hoạt động công nhận Sao 2.2. Cách thức tiến hành Mời đại biểu, các PTS và nhi đồng đứng lên hát bài hát chính thức của nhi đồng (bắt nhịp bài hát "Nhanh bước nhanh nhi đồng". Hát xong, mời đại biểu, các PTS và nhi đồng ngồi xuống. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu Được sự giúp đỡ của chi đội … các em nhi đồng lớp … đã được chuẩn bị tốt để đón mừng hoạt động công nhận Sao. Được sự đồng ý của BCH liên đội …, hôm nay, chi đội … tổ chức hoạt động công nhận Sao cho các em nhi đồng lớp... Đến sự buổi lễ công nhận Sao nhi đồng lớp… hôm nay, xin trân trọng giới thiệu có các đại biểu (có danh sách kèm theo).. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 2. Hoạt động công nhận Sao 2.2. Cách thức tiến hành 2.2.2. Diễn biến Đại diện BCH chi đội đọc tên từng Sao và danh sách các em nhi đồng của từng Sao. Các em trong từng Sao đứng lên khi đọc đến tên mình (khi bắt đầu đọc đến tên các Sao khác thì Sao vừa đọc ngồi xuống, các em Sao khác lại đứng lên khi nghe đọc đến tên mình). Đại diện BCH chi đội lên gắn hoa hay phù hiệu tượng trưng cho từng em ở mỗi Sao. BCH chi đội giới thiệu PTNĐ lên phát biểu căn dặn các em.. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 2. Hoạt động công nhận Sao 2.2. Cách thức tiến hành Đại diện hội CMHS phát biểu và tặng quà lưu niệm cho các em (nếu có). PTS tổ chức cho nhi đồng múa hát, kể chuyện, thi đố, chơi trò chơi nhỏ và kết thúc buổi lễ Chi đội trưởng mời đại biểu và các em đứng lên đọc đồng thanh “Lời ghi nhớ của nhi đồng” : "Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu" Ghi chú: Hoạt động chỉ nên diễn ra trong vòng 40 phút.. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 3. Chương trình sinh hoạt Sao 3.1. Ý nghĩa Sinh hoạt Sao là hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua các hình thức vui chơi, dưới sự hướng dẫn của PTS. Chất lượng sinh hoạt Sao phụ thuộc vào sự kết hợp khéo léo giữa mục đích, yêu cầu, nội dung giáo dục với việc lựa chọn các phương pháp, hình thức hoạt động sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lí các em. 3.2. Nội dung Nội dung phải cụ thể, tránh ôm đồm, kéo dài, làm cho nhi đồng căng thẳng mệt mỏi, không ghi nhớ hết được công việc, hiệu quả giáo dục không cao. Trong mỗi buổi sinh hoạt nên chọn một nội dung cụ thể theo từng chủ điểm.. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 3.3. Hình thức Chọn các hình thức như múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi ...có nội dung phù hợp với chủ điểm sinh hoạt. Không nên sử dụng tất cả hay chỉ một hình thức trong một buổi sinh hoạt.. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG. 3.4. Chương trình Bước 1: Ổn định tổ chức - Tập hợp điểm danh. - Kiểm tra vệ sinh cá nhân. - Hát một bài hát tập thể. Bước 2: Đánh giá thi đua - Kiểm tra việc thực hiện thi đua, khen, chê, nhắc nhở. -Nhận xét hoạt động của từng em trong Sao tuần qua. -PTS là đội viên lớp 4, 5 còn nhỏ nên hạn chế về khả năng ghi chép và tổng hợp. Vì vậy, có thể dùng mẫu in sẵn cho các buổi sinh hoạt. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 3.4. Chương trình một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng Bước 2: Đánh giá thi đua Bảng theo dõi thi đua. TT 1. Họ và Vệ tên sinh. Học tập. Lao động. Nguy Tốt ễn Văn A. 9-10. Tốt. 34. Giúp đỡ gia đình TB. Tham gia Khen hoạt động Tốt Học tập, lao động. Nhắc nhở Giúp đỡ gia đình. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 3.4. Chương trình một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng * Bước 3: Thực hiện chủ điểm. Phần Mở đầu. Phát triển. Ghi nhớ. TT. Nội dung. Hình thức. 1 2 3 4 5 6 7 8 9. 35. Đội hình. Thời gian. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG. 3.4. Chương trình một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt - Tuyên dương - Nhắc nhở - Dặn dò buổi sinh hoạt sau - Đọc lời ghi nhớ của nhi đồng. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 4. Chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng Các Sao nhi đồng trong cùng lớp học mỗi tháng sinh hoạt chung một lần. Sinh hoạt lớp nhi đồng do PTNĐ và BCH chi đội phụ trách điều hành. Chọn địa điểm sinh hoạt trong lớp hoặc ngoài trời nếu điều kiện thời tiết tốt. 4.1. Mục đích Thông qua sinh hoạt lớp nhi đồng, các em trong từng Sao có điều kiện học hỏi lẫn nhau về thành tích của các bạn trong tháng vừa qua. Từ đó cùng thi đua học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ. Tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các Sao.. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG 4. Chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng 4.2. Diễn biến PTS tập hợp các Sao, điểm danh (trưởng Sao báo cáo PTS, PTS báo cáo BCH chi đội). Chi đội phó mời đại biểu và nhi đồng đứng nghiêm hát bài hát chính thức của nhi đồng. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. Chi đội trưởng nhận xét, đánh giá, biểu dương các Sao có thành tích nổi bật, nhắc nhở các Sao còn hạn chế để có biện pháp khắc phục. Mời PTNĐ phát biểu động viên các em. Sinh hoạt văn nghệ, thi đố vui, chơi trò chơi hoặc tổ chức một cuộc thi ngắn gọn giữa các Sao. Trao thưởng cho các Sao và nhi đồng.. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 4. Chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng Kết thúc: Phổ biến chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của tháng tới. Phân công nhiệm vụ cho các Sao, các Sao bàn biện pháp thực hiện. Toàn thể nhi đồng đứng lên đọc lời ghi nhớ của nhi đồng. (Buổi sinh hoạt chỉ nên kéo dài 40 phút).. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG. 5. Sinh hoạt Sao nhi đồng tự quản lớp 3 (do nhi đồng lớp 3 tự tổ chức có sự hướng dẫn của phụ trách nhi đồng). 5.1. Nội dung Tương tự nội dung sinh hoạt Sao nhi đồng lớp 1, 2; ngoài ra nên cho các em tìm hiểu về tổ chức Đội và hướng dẫn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành đội viên (theo Chương trình Dự bị đội viên). Trong sinh hoạt, chú ý tạo môi trường thảo luận, bàn bạc về nội dung sinh hoạt Sao. Hoạt động múa, hát, kể chuyện, trò chơi, đọc thơ, đố vui, ... do các em tự sưu tầm, tự thể hiện trong giờ sinh hoạt phù hợp với khả năng và điều kiện của các em dưới sự gợi ý, hướng dẫn của phụ trách lớp nhi đồng.. 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHI ĐỒNG. 5. Sinh hoạt Sao nhi đồng tự quản 5.2. Hình thức Sinh hoạt Sao nhi đồng tự quản theo chủ điểm 12 tháng trong năm như lớp 1, lớp 2 nhưng ở mức độ cao hơn phù hợp với đặc điểm tâm lí của các em. Chương trình sinh hoạt Lớp nhi đồng và Sao nhi đồng tự quản vẫn theo mẫu chung như các lớp, Sao nhi đồng khối 1, 2. Điểm khác cơ bản là sinh hoạt Sao nhi đồng tự quản lớp 3 do trưởng Sao điều hành, trưởng Sao do các bạn trong Sao bầu (trưởng Sao làm nhiệm vụ của phụ trách Sao).. 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 1. Tầm quan trọng của Phụ trách Sao. PTS là đội viên được chi đội chọn cử, có trách nhiệm hướng dẫn nhi đồng trong Sao sinh hoạt, học tập, vui chơi theo Chương trình Dự bị đội viên. PTS là "linh hồn" của Sao. PTS giỏi, nhiệt tình, hiểu tâm lí nhi đồng, có nghiệp vụ công tác Đội và có khả năng tham gia các hoạt động như hát, múa, trò chơi, kể chuyện ...thì hoạt động của nhi đồng đạt kết quả tốt. PTS có ảnh hưởng trực tiếp đến các em nhi đồng, vì vậy liên đội, chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viên có đủ điều kiện làm PTS.. 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 2. Tiêu chuẩn Phụ trách Sao. -Nhiệt tình với công tác nhi đồng -Yêu mến các em nhi đồng -Học lực từ loại khá trở lên -Hiểu biết về đặc điểm tâm lí nhi đồng -Thành thạo Nghi thức Đội -Biết tổ chức sinh hoạt Sao, biết lôi cuốn các em nhi đồng cùng tham gia, cùng chơi một cách hợp lí. -Có năng khiếu về hát, múa kể chuyện, trò chơi, cắt dán, vẽ, nặn, đọc thơ ... -Có khả năng, điều kiện tham gia công tác PTS.. 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 3. Chọn cử Phụ trách Sao. Chi đội phụ trách dựa vào tiêu chuẩn của PTS để tuyển lựa đội viên tích cực đến phụ trách các Sao. Mỗi Sao có một PTS và một số đội viên hỗ trợ các hoạt động hoặc thay thế PTS khi vắng mặt. BCH chi đội lập danh sách PTS gửi BCH liên đội ra quyết định công nhận.  Ở các liên đội tiểu học nên sắp xếp sinh hoạt Sao vào cuối tuần để PTS tham gia sinh hoạt với nhi đồng. PTS chịu sự quản lí trực tiếp của BCH chi đội và PTCĐ. Trong thời gian hoạt động với nhi đồng, PTS chịu sự quản lí của PTNĐ.. 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 4. Bồi dưỡng Phụ trách Sao nhi đồng. Đội phải bồi dưỡng các em về mọi mặt. Cần có sự thống nhất, phối hợp giữa nhà trường, Đoàn, Đội trong bồi dưỡng PTS.  Bản thân PTS phải nỗ lực học tập, rèn luyện. 4.1. Nội dung bồi dưỡng. Bồi dưỡng hiểu biết về tâm lí lứa tuổi nhi đồng (nhi đồng ưa hoạt động, không chú ý được lâu, hồn nhiên, thật thà, thích được khen, được thưởng, không thích chê, hay bắt chước...) Bồi dưỡng về kĩ năng nghiệp vụ: Nghi thức Đội, hát, múa, kể chuyện, trò chơi, cách tiến hành sinh hoạt Sao, cách tổ chức và hướng dẫn nhi đồng chơi các trò chơi phù hợp ... Bồi dưỡng phương pháp hướng dẫn kể chuyện hướng dẫn dạy hát, dạy múa cho nhi đồng.. 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 4. Bồi dưỡng Phụ trách Sao nhi đồng 4.1. Một số nội dung bồi dưỡng. Bồi dưỡng phương pháp hướng dẫn kể chuyện hướng dẫn dạy hát, dạy múa cho nhi đồng. Bồi dưỡng về thủ công: Biết cắt dán, nặn, vẽ và hướng dẫn cho các em nhi đồng cùng làm. Hướng dẫn cho các em biết chuẩn bị các phương tiện khi được tập huấn như dao, kéo, giấy màu, đất, hồ dán.... 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 4. Bồi dưỡng Phụ trách Sao nhi đồng. 4.2. Hình thức bồi dưỡng (theo thời gian) Bồi dưỡng định kì: Tiến hành bồi dưỡng tập trung 2 đợt (đầu học kì 1 và đầu học kì 2). - Học kì I: Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản thông qua các hoạt động mẫu như: Chọn, đặt tên Sao, bầu trưởng Sao, công nhận Sao, cách thức tổ chức sinh hoạt Sao, lớp Nhi đồng... - Học kì II: Bồi dưỡng cách tổ chức Hội thi PTS giỏi – Sao Nhi đồng chăm ngoan, Sinh hoạt CLB Búp măng xinh.. 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 4. Bồi dưỡng Phụ trách Sao nhi đồng. 4.2. Hình thức bồi dưỡng (theo thời gian) Bồi dưỡng thường xuyên TPT xây dựng và triển khai tới BCH Liên đội, chi đội, PTNĐ về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo từng tuần, từng tháng cho PTS. Tuần 1 phổ biết chủ đề tháng, dạy các bài hát, múa, trò chơi... theo chủ đề tháng Tuần 2 tổ chức sinh hoạt Sao theo chủ điểm tháng. Tuần 3 hướng dẫn các nội dung, yêu cầu, cách sinh hoạt Lớp nhi đồng theo chủ đề Tuần 4 tổ chức sinh hoạt lớp nhi đồng. 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 4. Bồi dưỡng Phụ trách Sao nhi đồng. 4.2. Hình thức bồi dưỡng (theo nội dung) Bồi dưỡng theo chuyên đề - Trao đổi kinh nghiệm về một chuyên đề nào đó (Nghi thức Đội, trò chơi…) - Tổ chức cho PTS ở cùng khối dự giờ sinh hoạt Sao của nhau. Bồi dưỡng qua hoạt động: Qua các hội thi, hoạt động tập trung để PTS được trải nghiệm thực tiễn về phương pháp tổ chức hoạt động nhi đồng. Lưu ý: Kế hoạch bồi dưỡng PTS phải phù hợp với kế hoạch của nhà trường, không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập văn hoá của các em. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 4. Bồi dưỡng Phụ trách Sao nhi đồng. 4.3. Phương pháp bồi dưỡng Phương pháp quan sát mẫu: Tổ chức cho PTS quan sát các hoạt động mẫu như hát múa tập thể, kể chuyện, hướng dẫn trò chơi, cắt dán,... (có ghi chép) và rút kinh nghiệm. Phương pháp luyện tập: Thông qua luyện tập Nghi thức Đội, trò chơi, kể chuyện, dạy hát, dạy múa ... Hướng dẫn PTS cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động cho nhi đồng. Phương pháp ghi chép: Hướng dẫn PTS cách ghi chép sổ tay PTS để ghi nhớ các nội dung sinh hoạt, ghi nhớ các nội dung thông qua hoạt động thực tiễn. 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> HOẠT ĐỘNG 6: PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG 4. Bồi dưỡng Phụ trách Sao nhi đồng. 4.4. Mối quan hệ giữa PTNĐ và Phụ trách Sao PTNĐ vừa bồi dưỡng PTS vừa phải thường xuyên dự sinh hoạt Sao nhằm nắm vững hoạt động của các Sao và chất lượng công tác của các PTS. Từ đó xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng PTS phù hợp, kịp thời động viên, giúp đỡ PTS vượt qua khó khăn trong hoạt động. Hàng tháng, PTNĐ bố trí thời gian họp với PTS để nghe đánh giá hoạt động của các Sao và các đề nghị tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động của PTS. PTNĐ cần tạo mọi điều kiện để các PTS được trao đổi kinh nghiệm trong học tập, rèn luyện, công tác.. 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> HOẠT ĐỘNG 7: CHỦ ĐIỂM SINH HOẠT NHI ĐỒNG CÁC THÁNG HỌC. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> HOẠT ĐỘNG 7: NỘI DUNG SINH HOẠT NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM Tháng 09. Em yêu trường em. Mục đích: Các em thêm yêu quý mái trường thân yêu và có nghĩa vụ trách nhiệm giữ gìn mái trường xanh, sạch, đẹp. Tháng 10. Thăng Long - Hà Nội ngàn năm yêu dấu. Mục đích: Hiểu về Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, ý nghĩa Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10; có ý thức giữ gìn các di sản văn hoá. Tháng 11. Biết ơn thầy cô - kính thầy mến bạn. Mục đích: Hiểu được công lao của thầy, cô giáo và biết ơn thầy, cô đã dạy dỗ. Qua đótích cực học tập, rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt.. 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> HOẠT ĐỘNG 7: NỘI DUNG SINH HOẠT NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM Tháng 12. Anh bộ đội của chúng em. Mục đích: Hiểu được truyền thống anh hùng của QĐND Việt Nam, ý nghĩa của Ngày 22/12 và ngày hội Quốc phòng toàn dân, qua đó tự giác học tập, rèn luyện theo gương các anh bộ đội Tháng 1. Hội vui học tập - Hội hoa xuân. Mục đích: Giúp các em hào hứng, tích cực học tập, là dịp ôn lại kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng, hứng thú; hiểu ý nghĩa của việc đón chào năm mới Tháng 2. Em là mầm non của Đảng - nhi đồng vui khoẻ. Mục đích: Nhớ được ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu được ý nghĩa của ngày 3/2. Từ đó ra sức học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi. 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> HOẠT ĐỘNG 7: NỘI DUNG SINH HOẠT NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM. Tháng 3. Em là con ngoan trò giỏi; Chăm học, chăm làm. Mục đích: Yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Biết thể hiện tình yêu thương, biết ơn ông bà, cha mẹ qua một số việc làm cụ thể. Tháng 4. Việt Nam - Tổ quốc mến yêu. Mục đích: Hiểu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thêm yêu thiên nhiên, yêu lớp, yêu trường, yêu quê hương, đất nước Tháng 5. Em là cháu ngoan Bác Hồ; yêu Sao - yêu Đội. Mục đích: Biết được tiểu sử Bác Hồ, hiểu được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, qua đó thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy; Nhớ ngày thành lập và ý nghĩa của ngày thành lập Đội 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> HOẠT ĐỘNG 7: NỘI DUNG SINH HOẠT NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM. Tháng 6. Mừng ngày quốc tế thiếu nhi vui đón hè Gia đình yêu dấu của em. Mục đích: Tạo cho các em có những ngày hè bổ ích lí thú; hiểu được ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 Tháng 7. Uống nước nhớ nguồn. Mục đích: Hiểu được ý nghĩa của ngày 27/7, thể hiện được lòng biết ơn đối với các gia đình có công với cách mạng, các anh hùng liệt sĩ và các cô chú thương binh đã cống hiến một phần xương máu cho độc lập tự do của đất nước Tháng 8. Vui Tết Trung thu đón năm học mới. Mục đích: Tạo không khí vui tươi đón Tết trung thu, hiểu được ý nghĩa của Tết Trung thu. Chuẩn bị đón năm học mới. 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> KẾT LUẬN.  Công tác Nhi đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà trường. Xây dựng công tác nhi đồng là xây dựng Đội trước một bước.  Đội được Đoàn tin cậy giao cho nhiệm vụ phụ trách công tác nhi đồng. Do vậy cán bộ phụ trách Đội phải hiểu rõ nội dung công tác nhi đồng để hướng dẫn PTS xây dựng nội dung, chương trình sinh hoạt nhi đồng phù hợp.. 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> KẾT LUẬN  Cùng với việc tổ chức bồi dưỡng PTS nhi đồng, PTNĐ phải thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt Sao nhằm nắm vững hoạt động của các Sao nhi đồng và chất lượng đội ngũ PTS. Từ đó xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng PTS, kịp thời động viên và giúp đỡ PTS vượt qua khó khăn trong hoạt động.  Hàng tháng, PTNĐ nên họp với các PTS lớp mình để nghe các PTS phản ánh về hoạt động của các Sao và yêu cầu PTNĐ giúp đỡ giải quyết những vướng mắc trong hoạt động. PTNĐ cần tạo mọi điều kiện để các PTS được trao đổi kinh nghiệm trong học tập, rèn luyện, trong công tác PTS, để các em luôn là những chuẩn mực cho nhi đồng noi theo về mọi mặt.. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình tham gia của các bạn ! Chúc thành công!. 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span>

×