Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

15 TÌNH HUỐNG sư PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.84 KB, 17 trang )

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Tình huống 1: Trong một tiết học, giáo viên có đưa ra câu hỏi để gọi một học sinh trả lời nhưng mà cả lớp không ai gi ơ tay để trả lời. Cô
gọi bạn Thiên đứng dậy trả lời câu hỏi mà cô hỏi. Em Thiên đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ đứng im, mắt tr ịn xoe nhìn cơ giáo,
miệng mím chặt và tay chân khơng cử động. Trước tình huống này, nếu bạn là giáo viên đó thì bạn sẽ xử lý nh ư thế nào?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống rất hay gặp phải trong giảng dạy. Khi gọi học sinh trả lời bài mà
em học sinh khơng trả lời được thì cần ta phải giải quyết.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1 : Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao em khơng thể trả lời câu hỏi ( Do em ch ưa hiểu câu hỏi, do em chưa tập trung trong giờ, do em
không biết trả lời…)
2.2: Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giúp học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên
- Giúp đỡ học sinh cố gắng tập trung trong tiết học
- Phối hợp cùng học sinh trong lớp, cán sự lớp, giáo viên bộ môn hỗ trợ em tập trung và cố gắng hơn trong học tập.
2.3 : Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Có thể cho bắt em học sinh đó trả lời bằng được câu hỏi rồi mới cho ngồi xuống. Với cách xử lý này sẽ càng làm học sinh sợ và không trả
lời được bài, gây mất tời gian của tiết học.
- Có thể phê bình vì khơng tập trung trong giờ học. Với cách xử lý này sẽ tạo tâm lý ức chế với học sinh, ch ưa giúp được học sinh giải
quyết được nhiệm vụ học tập và làm em không có hứng thú trong tiết học.
Bước 3: giải quyết tình huống sư phạm
Tôi sẽ nhắc lại câu hỏi và động viên em Thiên bình tĩnh hơn để trả lời câu hỏi. Nếu Thiên vẫn khơng trả lời thì có thể sử dụng một số câu
hỏi gợi mở giúp đỡ em ấy có thể trả lời được. Sau khi đã gợi ý mà em đó vẫn khơng trả lời được giáo viên có thể gọi một em khác học tốt
hơn giúp bạn trả lời câu hỏi. Sau đó u cầu, khích lệ Thiên nhắc lại câu trả lời của bạn. Khi em nhắc lại được thì cho em ngồi xuống.
Sau giờ học, tơi sẽ tìm ra ngun nhân vì sao em Thiên lại như vậy và cần tìm ra phương án giúp đỡ. Tơi nói chuyện nhẹ nhàng, phân tích
để cho em hiểu rằng nếu em tiếp tục tình trạng khơng chú ý, mất tập trung trong giờ học thì kết quả của em sẽ như thế nào?. Để em có thể
nhận ra và sửa chữa.
Ngồi ra, tơi sẽ phân cơng một bạn học tốt kèm thêm Thiên để giúp đỡ em trong các tiết học. Giúp em có hứng thú và tích cực hơn trong học
tập. Trao đổi với các cô giáo bộ môn cùng quan tâm giúp đỡ em trong tất cả các tiết học để Thiên tiến bộ.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
1




Tơi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần bình tĩnh, cảm thơng, chia sẻ và tơn trọng học sinh. Có như vậy mới
giải quyết tốt các tình huống gặp phải.
Tình huống 2: Cơ Hiền chủ nhiệm lớp 5A. Lớp của cô hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số các em nam nghịch
ngợm, lười học, hay bị cơ giáo phê bình. Nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân tr ường, cô Hiền nhận thấy học sinh của mình
thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô. Nếu là cô Hiền, bạn sẽ làm như thế nào? Tại sao bạn lại làm như vậy?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện tình huống
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống thường hay gặp phải trong trong nhà trường. Vấn đề cần giải
quyết là giúp H hiểu việc làm của mình là chưa đúng và để học sinh hiểu rõ chào hỏi thầy cô giáo là việc phải làm thể hiện đạo đức, lễ phép.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1 : Tìm hiểu ngun nhân
Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao mà các em học sinh đó khơng chào mình? . Có thể do các em khơng nhìn thấy, nhìn thấy nh ưng ko
thích chào vì khơng thích giáo viên, nhìn thấy nhưng ngại phải chào…
2.2: Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- H nhận ra việc không chào giáo viên là sai
- H hiểu chào hỏi thầy cơ giáo nói riêng và người lớn nói chung là việc làm cần thiết thể hiện văn hóa ứng xử, đạo đức của mỗi con người.
- Rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên - học sinh ( đặc biệt là với học sinh xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa thầy trị.
2.3: Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
- GV lờ đi coi như là không biết sự việc trên. Nếu giải quyết như khơng có chuyện gì xảy ra thì người giáo viên chưa làm trịn trách nhiệm
của mình, H sẽ khơng thấy được việc làm của mình là sai để rút kinh nghiệm và sửa chữa
- GV gọi H lại ngay lúc đó và u cầu chào mình. Nếu giải quyết theo cách trên thì học có thể sẽ chào GV nhưng sẽ khơng thoải mái, có thể
lần sau sẽ tiếp tục lảng tránh mà không chào GV.
Bước 3: giải quyết tình huống
Với tơi, trong tình huống trên tơi sẽ giải quyết như sau: Trong buổi sinh hoạt lớp, kỹ năng sống tôi sẽ khéo léo kể một câu chuyện tương tự
về vấn đề chào hỏi các thầy cơ. Sau đó tôi cho học sinh tự thảo luận và đưa ra ý kiến : Các em đồng tình hay khơng đồng tình? Vì sao? Tơi
tin với cách trên, học sinh trong lớp sẽ cùng nhau tự nhận ra : Chào hỏi các thầy cơ giáo nói riêng và ng ười lớn tuổi nói chung là việc nên
làm, thể hiện văn hóa ứng xử, đạo đức của mỗi con người và cũng thể hiện tình cảm của các em với người đó.
Tơi cũng có thể nói với học sinh : " Nếu cơ gặp học sinh của mình ở trong trường hay ngồi đường mà các em khơng chào thì cơ sẽ buồn

lắm đấy! Các em chỉ cần vẫy tay từ xa cười tươi hay chạy lại ôm cô là cô cũng sẽ rất vui" . Câu nói đùa mà thật và đầy sự thân thiện như
vậy sẽ nhắc nhở học sinh trong đó có cả các em nghịch ngợm tới cách chào hỏi các thầy cô. Những học sinh nghịch ngợm hay bị mắng
2


thường lảng tránh khơng chào giáo viên có thể do ngượng ngùng, xấu hổ hoặc mặc cảm, sợ hãi. Với những em học sinh này tơi khơng gay
gắt phê bình hay trách phạt mà cần gần gũi, nhẹ nhàng khuyên bảo để làm giảm khoảng cách, tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Khi
đã thực sự yêu q thầy cơ giáo có lẽ khơng có học sinh nào lại giả vờ không trông thấy hoặc lảng tránh thầy cơ vì…….ngại phải chào.
Bước 4: Kết luận, rút bài học
Tơi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, để giải quyết. GV cần sử dụng những lời nói
tình cảm, không quá cứng nhắc giáo điều tạo cho H sự thiện cảm và tin tưởng. Bên cạnh đó, GV là người cần chủ động rút ngắn khoảng
cách với học sinh, gần gũi, yêu thương và chỉ bảo, dạy dỗ các em trở thành một con người có nhân cách.
Tình huống 3: Là một giáo viên mới ra trường, tình cờ bạn nghe được 2 học sinh đi trước đang nói chuyện và có ý chê bai bài giảng của
bạn cịn kém hấp dẫn, chẳng hiểu gì cả. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện tình huống
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống thường hay gặp phải nhất là đối với các giáo viên trẻ, mới ra
trường. Vấn đề cần giải quyết là giúp H hiểu khơng nên " nói xấu" các thầy cô giáo sau lưng; trao đổi với học sinh để cùng t ìm phương pháp
dạy học phù hợp nhất với các em
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1 Trước tiên tơi cần nhận định xem nguyên nhân tại sao học sinh lại có những nhận xét như vậy về bài giảng của tơi: có thể do nội dung
bài giảng của tơi thực sự khai thác chưa hay, do các em không chú ý trong giờ nên chưa hiểu bài… Sau đó tơi nhờ đồng nghiệp có kinh
nghiệm xem lại giáo án lên lớp của mình để hiểu rõ hơn nguyên nhân của vấn đề.
2.2 Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trao đổi cởi mở với các em học sinh phương pháp dạy của mình để điều chỉnh cho phù hợp hơn.
- Giúp H hiểu rõ các em có quyền nêu ý của cá nhân với các thầy cô, không nên bàn tán sau lưng vì đó là việc làm khơng tốt.
2.3 Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
- GV có thể xen ngang ln vào cuộc nói chuyện của học sinh hoặc vượt lên trước mặt học sinh nhằm chấm dứt những bàn tán khơng hay
về mình. Nếu giải quyết theo cách này thì giáo viên sẽ khơng biết được những ý kiến của học sinh về bài giảng của mình. Học sinh có thể
chấm dứt câu chuyện ở thời điểm đó nhưng có thể khi bạn khơng cịn ở đó thì câu chuyện lại được tiếp tục.

- GV có thể nói lại chuyện trực tiếp với học sinh trước lớp, yêu cầu 2 em đã" nói xấu" mình giải thích vì sao lại có ý kiến như thế. Nếu giải
quyết theo cách này học sinh sẽ cảm thấy khơng được tơn trọng vì bị nghe lén câu chuyện. Mặt khác khi gọi 2 em H phát biểu trực tiếp các
em sẽ e dè, ngại vì sợ bị giáo viên trù dập.
Bước 3: Xử lý tình huống
3


Là người giáo viên khi đó trước tiên tơi khơng phản ứng gì vội mà bình tĩnh chú ý lắng nghe hết câu chuyện xem hai học sinh đó phàn nàn
về vấn đề gì của bài giảng. Khi biết được thơng tin, tơi sẽ xem lại cách dạy của mình cho phù hợp, sẽ tiếp tục học tập chuyên môn, trau dồi
kiến thức, tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bài giảng hay hơn.
Và trong buổi học hôm sau chắc chắn tôi sẽ dành ra một khoảng thời gian để thẩm định lại thông tin. Tơi có thể bắt đầu vấn đề một cách nhẹ
nhàng cởi mở: “Như các em biết cô là một giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm nghề nghiệp cịn chưa nhiều. Chính vì vậy cách
giảng bài của cơ chắc chắn sẽ cịn những chỗ chưa sâu sắc, chưa phù hợp. Trước hết cô mong các em hiểu và thông cảm cho cô. Nhưng điều
cô mong muốn hơn đó là các em sẽ góp ý, giúp đỡ cơ để cơ có thể thay đổi. Nếu các em khơng cho cơ biết thì trước hết người thiệt thịi sẽ là
các em. Các em hồn tồn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình vì mục đích xây dựng, cô rất cảm ơn và trân trọng những
ý kiến đó”. Dừng một lát để học sinh có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, tôi tiếp tục bằng cách mời các em phát biểu. Nhân
cơ hội này tôi đã “đánh tiếng” cho hai em học sinh hôm qua đã bàn tán sau lưng tôi là tơi đã biết các em “nói xấu” về mình bằng cách “vơ
tình” gọi một trong hai lên trình bày ý kiến. Kết thúc buổi thảo luận đó, tơi sẽ chốt lại vấn đề và không quên nhắc nhở các em: “Cơ rất vui vì
hơm nay các em đã nói lên những suy nghĩ của mình. Cơ hứa sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với các em hơn. Cơ trị chúng ta cùng phấn đấu
vì một kết quả tốt đẹp nhất. Nhưng cơ mong rằng lần sau có vấn đề gì các em hãy cứ trao đổi thẳng thắn với các thầy cơ giáo, đừng e ngại
điều gì cả. Đó là quyền lợi chính đáng của các em. Tuyệt đối khơng nên đem những vấn đề đó ra bàn tán, nếu “chẳng may” các thầy cô biết
được rất buồn và sẽ nghĩ không hay về các em”.
Sau cuộc trị chuyện vừa chân tình vừa nghiêm khắc ấy, chắc chắn học sinh sẽ cảm phục giáo viên h ơn khơng chỉ vì bản lĩnh của một cơ
giáo trẻ mà cịn vì sự cởi mở, tinh thần cầu tiến, khơng tự ái cá nhân, ln phấn đấu vì tương lai của học trò.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
Là giáo viên trẻ cần lắng nghe ý kiến đóng góp của học sinh, đồng nghiệp để hoàn thiện hơn về chun mơn. Khi xử lý tình huống cần nhẹ
nhàng, cởi mở, bỏ qua tự ái của cá nhân, đặt mình vào vị trí của học sinh để giải quyết.
Tình huống 4: Nếu bạn được giao chủ nhiệm lớp 5 bao gồm những HS đều có học lực khá giỏi nhưng trong đó có 2 HS nữ thường xuyên
nói chuyện riêng, nói leo khi bạn giảng bài. Bạn có những biện pháp gì giúp 2 HS này bỏ thói quen xấu trong học tập?
Trả lời:

Bước 1: Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống rất hay gặp
phải trong giảng dạy. Trong giờ học, có hai
học sinh nữ thường xuyên nói chuyển riêng , nói leo khi cơ giáo giảng bài thì cần ta phải giải quyết để HS đó chấm dứt tình trạng nói trên.
Bưỡ 2: Phân tích tình huống
2.1 : Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao Hai em HS đó lại thường xuyên nói chuyện riêng, nói leo (Do hai em đã nắm được bài, do hai em
không tập trung trong giờ, …)
2.2: Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
4


- Giúp đỡ 2 học sinh đó khơng cịn nói chuyện riêng, nói leo mà tập trung hơn trong giờ học và tích cực tham gia vào các hoạt động học
2.3 : Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Có thể đưa mắt nhìn để hai em đó biết cơ giáo đã chú ý tới hai em. Với cách xử lí này làm cho 2HS đó chỉ tập trung vào bài một thời gian
ngắn.
- Có thể phê bình vì khơng tập trung trong giờ học. Với cách xử lý này sẽ tạo tâm lý ức chế với học sinh, làm 2em khơng có hứng thú trong
tiết học.
- GV có thể đưa ra các câu chuyện, tình huống hấp dẫn để gây sự chú ý, kích thích HS suy nghĩ, hứng thú hơn với việc học.
Bưỡc 3: Giải quyết tình huống
Khi gặp tình huống này, tơi sẽ xử lí như sau: Đầu tiên tơi sẽ tìm hiểu đặc điểm tâm lý của hai HS và hoàn cảnh gia đình của các em. Nếu các
em gặp vấn đề khó khăn, tơi sẽ cùng chia sẻ, khun bảo và giúp đỡ các em vượt qua điều đó. Đồng thời tôi sẽ học hỏi thêm ở các đồng
nghiệp để có cách xử lí phù hợp với đối tượng HS của mình. Nếu cách xử lí trên chưa hiệu quả, 2HS vẫn chưa thật sự chú ý vào bài, tôi sẽ
tách hai HS đó ngồi xa nhau. Trong các tiết học, tôi sẽ thường xuyên đưa 2 HS này vào các hoạt động học tập để các em phải liên tục suy
nghĩ, hành động. Tôi cũng sẽ thường xuyên đổi mới phương pháp, cách thức giảng dạy như đưa các câu chuyện ngắn, tình huống thú vị,
truyện vui và khen ngợi đúng lúc để gần gũi hơn với 2HS giúp các em cảm thấy tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ hơn. Ngồi ra, tơi sẽ
lập đội ngũ cán sự lớp trong đó có hai em để giúp tơi quản lí lớp tốt hơn.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
Tơi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần phải hiểu rõ các đối tượng HS của mình. Bản thân GV cần bình
tĩnh, kiên nhẫn và có lịng tận tâm để xử lí tốt các tình huống gặp phải, đồng thời tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập ở trường.
Tình huống 5: Giả sử lớp bạn chủ nhiệm có 1 HS nghèo, bố mẹ thì li hơn, hay bị các bạnchế diễu, trêu chọc. Là GVCN của lớp, bạn sẽ làm

gì trong tình huống này?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống rất hay gặp phải trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm lớp.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1 : Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao các bạn chế diễu, trêu chọc em
2.2: Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giúp bạn học sinh đó vượt khỏi mặc cảm.
- Giáo dục các bạn HS khác trong tập thể lớp hiểu vì sao khơng nên chế giễu người khác ...
- Phối hợp cùng học sinh trong lớp, cán sự lớp, giáo viên bộ môn giúp đỡ em HS đó trong học tập.
2.3: Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau
5


- Có thể cho bắt các bạn HS kia xin lỗi bạn rồi bỏ qua: Cách làm này sẽ làm cho các bạn HS kia không phục và vẫn tiếp tục tái diễn.
- Phân tích cho các bạn HS kia hiểu vì sao khơng nên chế giễu bạn, phân tích hồn cảnh của bạn, nêu những thiệt thịi mà bạn hs đó gặp
phải, nếu là mình thì mình sẽ cảm thấy ntn?
Bước 3: Giải quyết tình huống
Đầu tiên tơi cần tìm hiểu xem e nào hay trêu chọc bạn.
Sau đó, yêu cầu HS đó chấm dứt việc trêu chọc bạn. Đồng thời phân tích một cách rõ rang để cả lớp chia sẻ nỗi mất mát về tinh thần của HS
đó để kịp thời giúp đỡ, chia sẻ với e ấy, giao trách nhiệm dìu dắt nhau cùng tiến bộ.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể kêu gọi, quyên góp, ủng hộ kịp thời về vật chất.
Gặp riêng phụ huynh của e HS có hồn cảnh khó khăn để trao đổi vè yêu cầu PH động viên HS vươn lên bằng nghị lực của mình.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
Tơi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần bình tĩnh, cảm thơng, chia sẻ và tơn trọng học sinh. Có như vậy mới
giải quyết tốt các tình huống gặp phải.
Tình huống 6: Đang trong giờ học, Long đứng dậy thưa:
- Thưa cơ, bạn Hịa lấy bút của e ạ!
- Thưa cơ, em ko lấy. Hịa trả lời.
-Chính mắt e nhìn thấy bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy. Long khẳng định.

Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống rất hay gặp phải trong giảng dạy. Vấn đề cần giải quyết là giúp
Long ổn định tập trung học và giải quyết cùng tìm ra thủ phạm lấy chiếc bút của Long để không ảnh hưởng đến tâm lí chung của các em HS.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1 : Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao em Long khẳng định bạn Hòa lấy bút của mình (Do em nhìn thấy chiếc bút của mình trong hộp
bút, do em chính mắt nhìn thấy, do em nhầm lẫn vì chiếc bút giống của em…)
2.2: Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giúp đỡ học sinh cố gắng tập trung nhớ lại xem đã đánh rơi bút khi nào và trông chiếc bút như thế nào tránh đổ oan cho bạn Hịa.
- Giúp học sinh có lỗi kịp thời sửa lỗi với giáo viên và bạn Long mà không ảnh hưởng tới tâm lí.
- Phối hợp cùng học sinh trong lớp, cán sự lớp và tổi để cùng tìm ra thủ phạm lấy chiếc bút thực sự.
2.3 : Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
6


- Có thể cho bắt em học sinh đó trả lời bằng được vì sao chiếc bút lại nằm trong hộp bút của em. Với cách xử lý này sẽ càng làm học sinh
sợ và khơng trả lời được lí do, gây mất thời gian của tiết học.
- Có thể phê bình Long vì khơng tập trung trong giờ học. Với cách xử lý này sẽ tạo tâm lý ức chế với học sinh, chưa giúp được học sinh giải
quyết được tình huống và làm em khơng có hứng thú trong tiết học.
Bước 3: Giải quyết tình huống
Tơi sẽ nhẹ nhàng hỏi Hịa có nhặt đc bút của bạn mà chưa kịp trả lại không? Cô tuyên dương các em nhặt được của rơi trả lại người đánh
mất và khen những em có tính tự giác.
Nếu HS khơng tự giác thì vào cuối buổi học, tơi cho cả lớp ở lại và tiến hành kiểm tra toàn lớp (để tránh trường hợp Hịa khơng phải là thủ
phạm. Như vậy sẽ khơng ảnh hưởng tới tâm lí HS). Lúc này khi đã tìm dc HS lấy bút của bạn Long thì tơi sẽ nhắc nhở HS đó một cách nhẹ
nhàng, tình cảm mang tính GD. Tơi có thể nói: Cơ rất buồn với hành động của em vì em đã khơng dũng cảm nhận lỗi để trả lại bút cho bạn.
Từ nay trở đi, em hãy hứa với cô và cả lớp lần sau em sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa. Đây là 1 bài học để cả lớp ta ghi nhớ.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần sử dụng những lời nói tình cảm, không quá cứng nhắc giáo điều tạo
cho HS sự thiện cảm và tin tưởng và tơn trọng học sinh. Có như vậy mới giải quyết tốt các tình huống gặp phải. Bên cạnh đó, GV là người

cần chủ động rút ngắn khoảng cách với học sinh, gần gũi, yêu thương và chỉ bảo, dạy dỗ các em trở thành một con người có nhân cách.
Tình huống 7: 1PH đến đón con ở trg và nhìn thấy con cùng các bạn đang vệ sinh lớp học, tưới cây cảnh. Tuy nhiên, vị PH này tỏ ý ko hài
lòng và phàn nàn với cơ giáo là ko muốn cho con mình làm việc đó. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý nh ư thế nào?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là tình huống sư phạm giữa giáo viên và PHHS. Đây là một tình huống thường gặp trong nhà trường, có liên quan tới tâm tư của PHHS
cần được giải quyết kịp thời.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1. Tìm hiểu ngun nhân
Tơi sẽ tìm hiểu xem vì sao phụ huynh đó lại khơng muốn cho con tham gia lao động. Có thể vì sức khỏe của HS, hay do pH k muốn con làm
những việc đó,….
2.2. Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải
thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giúp PH nhận ra việc cho con cùng các bạn đang vệ sinh lớp học, tưới cây cảnh là việc nên làm.
- Giúp PH vui vẻ cho con tham gia cùng các bạn trong các hoạt động tập thể khác.
2.3: Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau:
7


- Khi nghe thấy PH phản ánh như vậy GV tỏ thái độ khó chịu sẽ khơng tìm hiểu ngun nhân mà dừng cho HS đó tham gia lao động, bảo e
đó về ln cùng mẹ. Với cách xử lí như vậy thể hiện GV không tôn trọng ý kiến pH, hơn nữa sẽ càng làm PH không hiểu ý nghĩa của việc
con tham gia lao động từ đó ảnh hưởng đến khả năng tự phục vụ bản thân của HS.
- GV cho HS tham gia lao động nốt lần này. Nói với PH: Nếu bác khơng muốn cho con lao động cùng các bạn thì từ lần sau tơi sẽ không cho
con tham gia cùng các bạn nữa, nhất là các hoạt động BVMT. Cách xử lí này cũng làm hạn chế khả năng phát triển về năng lực và phẩm
chất của HS
- Bước 3: giải quyết tình huống
Trc hết tôi sẽ lắng nghe những trao đổi của PH về vấn đề liên quan đến con mình và những việc mà PH ko muốn.
Sau đó tơi sẽ khéo léo, tế nhị trao đổi với PH, giải thích với họ rằng các con của mình đến trg ko chỉ là để thực hiện tốt việc học kiến thức
mà còn dc giáo dục về kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng tự phục vụ.
Ngồi việc giúp cho bản thân mình ln sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe của mình thì việc giáo dục các e kĩ năng tự phục vụ sẽ giúp cấc e có ý

thức giứ gìn vệ sinh chung, giúp cho lớp học của mình sạch sẽ. Ngồi ra, khi về nhà các e cũng sẽ biết cách để tham gia các công việc hỗ trợ
cha mẹ.
Phối hợp với ban đại diện CMHS để trong các buổi họp PH có thể trao đổi về vấn đề này để các phụ huynh hiểu rằng việc cho các con tham
gia các hoạt động tập thể như tưới cây cảnh, xếp bàn ghế hay vệ sinh lớp học cũng là 1 trong những yếu tố để GD các con ptrien hoàn thiện
về năng lực và phẩm chất cho các con.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
Là người GV không chỉ am hiểu về pháp luật, nắm vững kiến thức chuyên ngành, chắc về nghiệp vụ mà c ịn phải có đạo đức nghề nghiệp,
có tri thức, . Đặc biệt chúng ta cần có mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh hs, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của họ. Khi có tình huống phải xử
lý kịp thời, khéo léo, hợp tình, hợp lý, triệt để.
Tình huống 8: Có 1 PH nào đó trực tiếp đến gặp bạn nói những điều ko tốt về 1 đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ. PH này cho rằng cô
giáo kia thiếu nhiệt tình trong việc dạy dỗ HS, đặc biệt là cơ giáo có định kiến và ít quan tâm với con em họ nên con họ ko muốn đi học. PH
đó có ý muốn xin con sang lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Trong trg hợp này, nếu bạn là cơ giáo
đang trao đổi với PH thì sẽ xử lí như thế nào?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là tình huống sư phạm giữa phụ huynh và giáo viên. Đây là một tình huống có tính tế nhị và tính nghiêm trọng. phụ huynh đó có ý
muốn chuyển con sang lớp của bạn và u cầu cơ giáo giữ kín chuyện này. Đây là hiện tượng phụ huynh không hài lịng với gvcn. Nhưng
phụ huynh khơng tới gặp trực tiếp để nói với gv chủ nhiệm những vấn đề trên mà đi nói với bạn. Đây khơng phả là một vấn đề nhỏ được ít
người quan tâm mà là một vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là nhà trường.
8


Bước 2: Phân tích tình huống
2.1. Tìm hiểu ngun nhân
Tơi sẽ tìm hiểu xem vì sao phụ huynh đó lại cho rằng cơ giáo kia thiếu nhiệt tình và có định kiến với học sinh (do cơ giáo ít gọi con của họ
lên bảng, không chấm chữa bài cho con họ, do hay quát mắng con họ…)
Xuất phát từ mối quan hệ, liên lạc, gặp gỡ trao đổi giữa gvcn và ph ch ưa tốt. phụ huynh nuông chiều con chỉ nghe một phía từ con mình
chưa trao đổi với gvcn vội kết luận về gvcn
2.2. Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải
thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:

- Bảo vệ uy tín, danh dự cho đồng nghiệp.
- Giải thích cho phụ huynh hiểu trách nhiệm của phụ huynh trong việc phối kết hợp cùng giáo viên để dạy dỗ con mình.
- Giải thích cho phụ huyh hiểu việc phân công lớp học do sự sắp xếp, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
2.3: Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Hùa theo phụ huynh tiếp tục nói xấu đồng nghiệp
- Gạt đi, khơng chấp nhận câu chuyện và lời đề nghị của phụ huynh
- Lắng nghe câu chuyện, tìm hiều nguyên nhân về sự hiểu lầm giữa phụ huynh và đồng nghiệp, phân tích cho phụ huynh hiểu lý do đồng
nghiệp đã làm.
Bước 3: Giải quyết tình huống
Với tơi một giáo viên mới đi dạy được 05 năm, tôi chưa bao giờ gặp tình huống tương tự nhưng nếu gặp tình huống như trên tôi sẽ mạnh
dạn chọn phương lắng nghe câu chuyện, tìm hiều nguyên nhân về sự hiểu lầm giữa phụ huynh và đồng nghiệp, phân tích cho phụ huynh
hiểu lý do đồng nghiệp đã làm. Vì trước tiên chúng ta nên lắng nghe câu chuyện sau đó tìm hiểu kĩ ngun nhân từ đó phân tích cho phụ
huynh hiểu. đồng thời phân tích để ph hiểu mỗi người có 1 phương pháp giáo dục khác nhau, có thể phụ huỳnh chưa hiểu hết về những yêu
cầu mà cô giáo đã làm đối với con của họ. đề nghị phụ huynh kiên trì cùng cơ giáo giáo dục con mình, hứa với phụ huynh sẽ tìm cách góp ý
cho đồng nghiệp. khun ph lần sau nếu ph khơng hài lịng có thể tới gặp trực tiếp hoặc gọi điện nói chuyện chia sẻ cùng cô giáo cn. trong
công tác giảng dạy chúng ta nên thường xuyên trao đổi với ph hs để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mình và phương pháp
giáo dục của thầy cơ, nếu chúng ta làm tốt như vậy thì chúng ta khơng bao giờ gặp phải tình huống như trên. phân tích để PH biết rằng việc
bố trí HS theo lớp, phân cơng GV đứng lớp hồn tồn ko thuộc thẩm quyền của mỗi GV. Từ đó đề nghị PH trực tiếp lên làm việc với BGH
trg để đạt dc nguyện vọng.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
Là người GV không chỉ am hiểu về pháp luật, nắm vững kiến thức chuyên ngành, chắc về nghiệp vụ mà c òn phải có đạo đức nghề nghiệp,
tình u thương đối với trẻ, sự quan tâm thấu hiểu tâm lý của HS. Đặc biệt chúng ta cần có mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh hs. Trong
cơng tác khơng nên để tình huống xảy ra rồi mới giải quyết mà nên làm cơng tác phịng tránh, cịn nếu tình huống đã xảy ra phải xử lý kịp
thời, khéo léo, hợp tình, hợp lý, triệt để.
9


Tình huống 9: Nếu lớp của bạn chủ nhiệm có 1 HS bị bệnh “ tự kỉ”, trong các tiết học e khơng học đc gì chỉ ngồi ch ơi 1 mình. Giờ ra chơi
e thường xuyên bị các bạn trêu chọc. Khi biết t ình hình đó, PH của e đã xin phép cho e nghỉ ko đi học nữa. Trong tình huống này, bạn sẽ xử
lí vấn đề này ntn?

Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là tình huống sư phạm giữa GV với cha mẹ HS. Là tình huống hay gặp trong nhà trường có những em HS tự kỉ (Học sinh hòa nhập).
Vấn đề cần giải quyết, cần thuyết phục cha mẹ học sinh tiếp tục cho con đến lớp. Và cần giúp các bạn đã true chọc em HS bị bệnh “tự kỉ”
hiểu hành động đó là sai trái, cần yêu thương, giúp đỡ bạn bị bệnh “ tự kỉ”.
Bước 2: Tìm hiểu ngun nhân
2.1. Tơi nhận định nguyên nhân vì sao giờ ra chơi em học sinh bị bệnh “tự kỉ” lại hay bị các bạn trêu chọc?
Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao PH em học sinh đó lại xin phép cho em nghỉ không đi học nữa ( Do con bị các bạn trêu chọc, con thấy
tự ti bản thân. Do con không thích đi học…)
2.2. Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau
- Thuyết phục cha mẹ HS đó tiếp tục cho con tới trường.
- Giáo dục đạo đức, tinh thần đoàn kết đối với các HS trong lớp.
- Rút ngắn khoảng cách giữa GV và PH, GV với HS (xây dựng tình cảm tốt đẹp thầy trị)
2.3. Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau:
- GV có thể lơ đi. HS đó khơng đi học cũng khơng sao hết. Nếu giải quyết như khơng có chuyện g ì thì người GV chưa làm trịn trách nhiệm
của mình.
- GV tới thuyết phục phụ huynh học sinh đó, để cho em tiếp túc đi học. Nhưng lại không giáo dục cho học trong lớp biết lỗi sai của mình khi
trêu chọc bạn. Nếu giải quyết như vậy PH học sinh có thể cho em đó đi học, nhưng các bạn trong lớp vẫn trêu chọc.
Bước 3: Giải quyết tình huống:
Với tơi, trong tình huống này tôi sẽ giải quyết như sau:
Tôi đến gặp phụ huynh học sinh đó, thuyết phục phụ huynh để con tiếp tục được tham gia học tập. Nếu cho học sinh đó nghỉ học đồng nghĩa
đánh mất cơ hội sau này của em. Chia sẻ với phụ huynh về những khó khăn của em học sinh đó, đề nghị phụ huynh phối hợp để giúp đỡ em.
Sau khi thuyết phục được phụ huynh, tơi sẽ nói chuyện, tâm sự với em học sinh bị “tự kỉ” giải thích cho em hiểu đến trường sẽ có lợi cho
bản thân của em như thế nào. Tơi cũng sẽ nói thêm về vấn đề các bạn trong lớp trêu em là các bạn sai, cô sẽ khiển trách nhắc nhở các bạn sẽ
không trêu em nữa.

10


Cịn với các bạn trêu chọc em học sinh đó, tôi sẽ khéo léo kể một câu chuyện tương tự trong giờ sinh hoạt lớp để nhắc nhở, giáo dục chung

cả lớp. Nhắc cho HS hiểu đó là việc khơng nên làm, giúp học sinh hiểu hoàn cảnh của bạn học sinh bị bệnh “tự kỉ” bạn ấy thiệt thòi nh ư thế
nào. Các em cần biết yêu thương, giúp đỡ, đồn kết với các bạn trong lớp, khơng được phân biệt đối xử với bất của bạn nào.
Và tôi cũng sẽ trao đổi với bên ban giám hiệu nhà trường, chia sẽ với đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm để tìm ra phương pháp giúp cho em
học sinh mắc bệnh tự kỉ có thể phát triển cả về năng lực lẫn phẩm chất tốt hơn.
Bước 4: Kết luận, giúp bài học
Tơi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm GV cần bình tĩnh, nhẹ nhàng để giải quyết. Khi nói chuyện với phụ huynh thì lời nói
phải chuẩn mực, tơn trọng. GV cần sử dụng lời nói tình cảm, khơng q cứng nhắc. Bên cạnh đó GV cần phải rút ngắn khoảng cách, tạo sự
gần gũi với phụ huynh, với học sinh.
Tình huống 10: Ở ngồi cổng trường đồng chí có một số CMHS đang đợi đón con nhưng ko đội mũ bảo hiểm, là GV nhà trg trong tình
huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và phụ huynh. Đó là tình huống thường gặp với những CMHS chưa có ý thức trong việc chấp
hành luật ATGT. Vấn đề cần giải quyết là giúp CMHS hiểu ra được việc vi phạm luật ATGT của mình và khơng để vi phạm thêm lần nào
nữa.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1: Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao CMHS khơng đội mũ đến trường (Do vội hoặc quên); việc CMHS vi phạm luật ATGT thường
xuyên hay chỉ ngày hơm nay.
2.2: Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giúp CMHS hiểu ra được sự nguy hiểm cho bản thân họ và người thân khi vi phạm luật ATGT.
2.3 : Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Có thể nói chuyện gay gắt với CMHS về việc vi phạm luật ATGT. Với cách xử lý này sẽ cho CMHS mất lịng và khơng mang lại hiệu quả.
Bước 3: giải quyết tình huống
Tơi có thể tới gần giới thiệu và chào hỏi các bậc phụ huynh. Hỏi thăm họ một cách thân mật, vui vẻ. Sau đó hỏi tình hình 1 vụ tai nạn nào đó
ở địa phương hoặc kể cho họ nghe về một vụ tai nạn nào đó. Nêu nguyên nhân khiến cho nạn nhân bị thương nặng. Nếu có mũ bảo hiểm sẽ
ko bị thương nặng như vậy.
Từ đó tơi nhắc nhở khéo các bậc PH khi tham gia giao thông cần đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân, người thân vừa thực
hiện đúng luật giao thông, đúng như cam kết đã kí vào đầu năm học. Như vậy vừa có thể tuyên truyền tới các bậc phụ huynh có mặt tại đó,
vừa khiến cho các bậc PH tiếp thu mà ko tự ái.
11



Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần khéo léo. Có như vậy mới giải quyết tốt các tình huống gặp phải.
Tình huống 11: Nếu một học sinh lớp bạn được cả lớp bầu làm lớp trưởng nhưng phụ huynh của em lại đến đề nghị với bạn là để em nghỉ
vì họ sợ làm lớp trưởng sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của con. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý nh ư thế nào?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện tình huống
Đây là một tình huống sư phạm giữa GV và PH và là tình huống ít xảy ra trong lớp học. Vấn đề cần giải quyết là giúp PH hiểu rằng việc
được các bạn bầu làm lớp trưởng là điều đáng mừng vì con họ có được sự tin tưởng và mến phục của bạn bè mà khơng phải học sinh nào
cũng có được.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1 : Tìm hiểu ngun nhân
Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao mà PH đó lại đề nghị cho con họ khơng làm chức vụ lớp trưởng.
2.2: Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giúp PH hiểu được sự tín nhiệm mà các bạn dành cho con mình và nhận thấy rằng đó là cơ hội để con họ thúc đẩy khả năng sáng tạo quản
lý và tinh thần trách nhiệm với bản thân và tập thể.
2.3: Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
- GV chấp nhận để em học sinh đó không làm lớp trưởng theo đề nghị của PH. Nếu giải quyết nh ư trên thì người GV chưa làm trịn trách
nhiệm của mình, em học sinh đó sẽ khơng có cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân và PH sẽ không nhận ra được giá trị và năng lực của
con họ.
- GV không chấp nhận đề nghị của PH và cứ khăng khăng để em học sinh đó làm lớp trưởng mà khơng giải thích cặn kẽ để PH hiểu ra vấn
đề. Nếu giải quyết theo cách trên thì có thể PH sẽ khơng thoải mái và nảy sinh tâm lý e ngại giáo viên.
Bước 3: giải quyết tình huống
Với tơi, trong tình huống trên tơi sẽ giải quyết như sau:
Tôi sẽ trao đổi và giải thích với PH đó là điều đáng mừng vì con họ có được sự tin tưởng, mến phục của các bạn trong lớp mà khơng phải
HS nào cũng có được. Mặt khác khi làm lớp trưởng con họ sẽ được thúc đẩy khả năng sáng tạo quản lý, trách nhiệm đối với bản thân và tập
thể.
Tôi lấy dẫn chứng là với các học sinh giỏi, các em càng thêm trưởng thành, với các học sinh khá, TB thì các em sẽ thêm cố gắng, tiến bộ để
xứng đáng hơn với cương vị mình đảm nhiệm. Việc làm lớp trưởng góp phần cải thiện hành vi, giáo dục KNS, giao tiếp cho các em ngay từ

cấp tiểu học. Tôi cũng nhấn mạnh vào thực tế rằng khi được làm cán bộ lớp thì nhiều HS bướng bỉnh, chưa ngoan cũng đã trở lên ngoan và
học tiến bộ hơn.
12


Bước 4: Kết luận, rút bài học
Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm thì người GV cần lắng nghe ý kiến của PH và xử lý tình huống nhẹ nhàng, cởi mở,
khơng q cứng nhắc giáo điều tạo cho PH sự thiện cảm và tin tưởng.
Tình huống 12: Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, bạn mạnh dạn trình bày ý kiến về đổi mới phương pháp dạy học. 1 đồng nghiệp lớn tuổi
ngồi bên cạnh nói bang quơ: “ Ngựa non háu đá”. Trong TH đó….?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện tình huống.
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và đồng nghiệp và là tình huống thường hay gặp trong trường. Vấn đề giải quyết là giúp
người đồng nghiệp đó hiểu ra câu nói của mình cần tơn trọng đồng nghiệp khác dù là đồng nghiệp lớn tuổi hay ít tuổi hơn mình.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1:Tìm hiểu ngun nhân
Tơi sẽ nhận định ngun nhân vì sao người đồng nghiệp đó lại thể hiện thái độ như vậy với mình?.Có thể do người đồng nghiệp đó thấy tơi
cịn trẻ chưa có kinh nghiệm hoặc do người đồng nghiệp đó khơng thích tơi bày tỏ ý kiến của mình.
2.2 Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giúp cho người đồng nghiệp đó hiểu ra câu nói của mình là sai.
- Giúp cho người đồng nghiệp đó hiểu rằng đấy là ý kiến riêng của cá nhân tôi, nếu khơng đồng ý hay đồng ý thì cũng khơng nên nói như
vậy.
2.3.Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau:
- Có thể tơi sẽ lờ đi coi như khơng nghe thấy gì.Nếu giải quyết như khơng có chuyện gì xảy ra thì người đồng nghiệp đó sẽ khơng thấy được
cách ứng xử của mình là sai và thiếu tôn trọng người khác để rút kinh nghiệm và sửa chữa.
- Tơi có thể nói xen ngang ln câu bân qua đó của người đồng nghiệp,hỏi tại sao lại nói người khác là ngựa non háu đá, đấy chỉ là ý kiến
riêng của tôi đề ra thôi.Nếu giải quyết theo cách này người đồng nghiệp sẽ cảm thấy khơng được tơn trọng và càng có thành kiến với mình
họ càng coi thường mình hơn.
Bước 3: Giải quyết tình huống:
-Với tơi trong tình huống trên tơi sẽ giải quyết như sau:

- Là người đồng nghiệp khi đó trước tiên tơi sẽ im lặng khơng nói gì và giữ thái độ bình thường.
Tiếp tục nghiên cứu về chun mơn, học hỏi, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và của người đó để trau dồi chun mơn cho mình.
Thể hiện sự đổi mới phương pháp bằng những bài dạy cụ thể.
Xung phong dạy dạy trong buổi sinh hoạt chuyên môn tiếp đó để chứng tỏ những điều mình nói là đúng.
Bước 4: Kết luận rút ra bài học.
13


Tơi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm ngươi giáo viên cần bình tĩnh , nhẹ nhàng,cởi mở để giải quyết, đặc biệt là những tình
huống giữa đồng nghiệp với nhau.GV cần sử dụng những lời nói tình cảm, tơn trọng nhau bỏ qua những cái tơi cá nhân để đặt mình vào
chính đồng nghiệp của mình để giải quyết.
Tình huống 13: Hiệu trưởng ln ủng hộ và khen ngợi kết quả công việc của một giáo viên nhưng lại hay phê phán, gay gắt một giáo viên
khác trong trường.Việc này khiến các đồng nghiệp đó dị nghị là hiệu trưởng thiên vị giáo viên đó là người giỏi nịnh bợ. Nếu là giáo viên đó
bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?
Trả lời :
Bước 1:Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên với đồng nghiệp. Xét thấy tình huống này là một tình huống khá tế nhị nhưng cũng rất hay
gặp phải trong môi trường giáo dục. Ta cần giải quyết sao để giữ được tinh thần đoàn kết trong tập thể mà vừa phải khẳng định bản thân để
hóa giải mọi hiểu lầm khơng đáng có giữa đồng nghiệp với nhau.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1: Phân tích ngun nhân từ phía bản thân mình, tơi tự tin rằng mình ln hồn thành tốt cơng việc được giao vì vậy được khen ngợi là
việc hết sức bình thường. Về phía đồng nghiệp hay dị nghị là do nguyên nhân hiểu lầm khơng đáng có đối với tơi.Với hiệu trưởng cần có
những thái độ hơi gay gắt với giáo viên kia nên cần phải khéo léo nhìn nhận lại cách ứng xử.
2.2: Từ các ngun nhân dẫn tới tình huống tơi xác định mình phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hóa giải hiểu lầm giữa đồng nghiệp với nhau một cách tế nhị nhất.
- Giúp cho mối quan hệ giữa hiệu trưởng và đồng chí giáo viên hay bị phê phán kia trở lên tốt đẹp hơn.
2.3: Với tình huống này có nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Cách 1: Gặp giáo viên hay dị nghị và nói thẳng quan điểm của bản thân, giải thích cho đồng nghiệp hiểu mình khơng hề nịnh bợ mà được
khen là do năng lực của bản thân. Gặp giáo viên hay bị phê phán để góp ý khiến cho giáo viên đó tiến bộ. Nhưng đa phần cách này có thể
khiến mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp trở lên gay gắt hơn.

- Cách 2 : Có thể nói với hiệu trưởng về lời dị nghị đó và nhờ hiệu trưởng giải quyết mâu thuẫn giúp. Với cách xử lý này sẽ càng khiến hiểu
lầm thêm trầm trọng và có thể bản thân tơi sẽ bị cho là nịnh bợ, mach lẻo .
Bước 3: Giải quyết tình huống:
Tơi sẽ khơng giải thích hay biện minh gì trước những lời dị nghị đó. Ln giữ thái độ ơn hịa, hịa đồng với mọi đồng nghiệp kể cả với
những đồng nghiệp đã từng dị nghị về mình. Bản thân tơi sẽ cố gắng hết sức trong mọi công việc, nhiệm vụ được giao để chứng minh với
mọi người rằng mình được khen là hồn tồn xứng đáng với thực lực của bản thân. Mọi người sẽ thay đổi cách nhìn về tơi nếu họ thấy tơi
ln miệt mài cố gắng để đạt hiệu quả công việc tốt. Bởi vì trăm nghe khơng bằng một thấy nên những lời dị nghị đó sẽ dần dần biến mất.
14


Tơi sẽ thường xun giúp đỡ, động viên và góp ý chân thành với người đồng nghiệp hay bị hiệu trưởng phê bình . Đồng thời khéo léo góp ý
với hiệu trưởng để có cách ứng xử khen chê cho đúng mực hơn, tạo được khơng khí thi đua lành mạnh trong hội đồng giáo viên, nâng cao
chất lượng giáo dục và tinh thần đồn kết trong mơi trường GD.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học:
Tôi nghĩ rằng chúng ta là những đồng nghiệp cùng chung trí hướng trong con đường sự nghiệp GD vì vậy khơng có mâu thuẫn nào là khơng
thể giải quyết. Chỉ cần ta bình tĩnh, đặt cái tôi của bản thân thấp xuống, đứng vào vị trí của đồng nghiệp để suy xét giải quyết vấn đề, thấu
hiểu, quan tâm, chia sẻ thì mọi mâu thuẫn lớn sẽ hóa nhỏ và nhỏ sẽ thành khơng có gì . Có như vậy chúng ta mới tạo được môi trường giáo
dục tốt , là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tình huống 14: Có CMHS đăng phát ngôn xấu về việc GV đánh con họ trên facebook mà ch ưa hề tìm hiểu kĩ nguyên nhân và phát ngơn đó
hồn tồn sai sự thật. Nếu là GV.?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và truyền thông và là tình huống giáo viên có thể gặp phải khi thực hiện công tác giáo dục
trong thời đại mạng xã hội phát triển. Khi có CMHS đăng phát ngơn xấu về việc GV đánh con họ trên facebook mà chưa hề t ìm hiểu kĩ
ngun nhân và phát ngơn đó hồn tồn sai sự thật thì cần ta phải giải quyết.
Bước 2: Phân tích tình huống
2.1 : Tơi sẽ nhận định lý do vì sao CMHS đăng phát ngơn xấu về việc GV đánh con họ trên facebook ( có thể do phụ huynh chưa tìm hiểu kĩ
nguyên nhân, do chưa trao đổi với giáo viên và nhà trường, chưa kiểm chứng thông tin mà đã cho lên mạng xã hội)
2.2. Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giúp phụ huynh hiểu việc CMHS đăng phát ngôn xấu về việc GV đánh con họ trên facebook mà chưa hề t ìm hiểu kĩ nguyên nhân và phát

ngơn đó hồn tồn sai sự thật là việc làm chưa đúng.
- Tạo dựng niềm tin với phụ huynh học sinh.
- Sự phối hợp giữa giáo viên với ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh.
2.3. Với nhiệm vụ này có nhiều cách giải quyết khác nhau:
- GV lờ đi và coi như không biết sự việc trên, không báo cáo lại với ban giám hiệu nhà trường. Nếu giải quyết như khơng có chuyện gì xảy
ra thì có thể sự việc tương tự sẽ tái diễn, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên và nhà trường.
- GV có thể yêu cầu phụ huynh học sinh xóa bài đăng phát ngơn xấu, trong trường hợp phụ huynh khơng đồng ý xóa bài đăng sẽ nhờ đến
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Nếu giải quyết như vậy sẽ không tạo dựng được lòng tin giữa giáo viên với phụ huynh học
sinh, làm cho mâu thuẫn giữa phụ huynh với giáo viên tăng thêm.
Bước 3: giải quyết tình huống
15


Nếu là GV trong TH này, trước hết tôi sẽ báo cáo với BGH nhà trg về sự việc, xin ý kiến tư vấn về các giải quyết.
Tôi sẽ gặp riêng CMHS để trao đổi về nguyên nhân CMHS phát ngôn như vậy. Lắng nghe trao đổi của CMHS với thái độ nhẹ nhàng, thân
thiện, chân thành. Sau đó tơi giải thích rõ để CMHS ko hiểu lầm, nếu cần có bằng chứng thì tơi sẽ mời CMHS xem camera hoặc mời HS,GV
làm nhân chứng.
Đề nghị CMHS đính chính lại phát ngơn của mình 1 cách cơng khai để tránh làm cho mọi ng hiểu nhầm về phẩm chất của tơi và uy tín của
nhà trg.
Cuối cùng, tơi ln cố gắng thực hiện tốt việc giáo dục HS.
Bước 4: Kết luận, rút bài học
Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, để giải quyết. GV cần sử dụng những lời nói
tình cảm, nhẹ nhàng, khơng q cứng nhắc tạo cho phụ huynh sự thiện cảm và tin tưởng. GV cần phối hợp với ban giám hiệu để đảm bảo
công tác truyền thơng trong và ngồi trường.
Tình huống 15: Có CMHS đăng chia sẻ lên nhóm facebook của lớp rằng: nguồn thực phẩm nấu ăn bán trú của nhà tr ường ko đảm bảo
chất lượng khiến các cha mẹ khác bàn tán xôn xao. Nếu là GV của lớp trong TH đó, bạn sẽ..?
Trả lời:
Bước 1: Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thơng và là tình huống rất hay gặp phải trong giảng dạy. Khi cha mẹ HS bàn tán
xôn xao về thực phẩm nấu ăn bán trú của nhà trường ko đảm bảo chất lượng trên Facebook thì cần ta phải giải quyết kịp thời.

Bước 2: Phân tích tình huống
2.1 : Tơi sẽ nhận định nguyên nhân vì sao phụ huynh HS đó lại đăng lên nhóm facebook của lớp ( Do có hiện tượng đó, do PH bàn tán k
đúng sự thật, …)
2.2: Khi tìm hiểu rõ ngun nhân tơi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Cập nhật thông tin, ý kiến từ PH, báo cáo BGH tình hình cụ thể để giải đáp kịp thời các thắc mắc của PH, chấm dứt tình trạng bàn tán.
2.3 : Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau:
- Có thể giáo viên sẽ vào bình luận, trách móc PHHS về việc PH bán tán. Với cách xử lí này thể hiện GV không tôn trọng PH, khi chưa tìm
hiểu kĩ mà đã trách mắng PH càng gây tâm lí bức xúc trong ph.
- Có thể GV bỏ qua, không quan tâm tới sự việc này. Với cách xử lí này sẽ làm tin đó càng lan rộng, BGH sẽ khơng biết để tìm hướng giải
quyết kịp thời.
Bước 3: giải quyết tình huống
Nếu là GV của lớp trong tình huống đó tơi sẽ tìm hiểu bài đăng và các lời bình luận để biết lí do vì sao mà CMHS có suy nghĩ nh ư vậy và
những ý kiến khác nhau của CMHS khác trong lớp.
16


Sau đó tơi sẽ báo cáo với BGH tình hình cụ thể và những ý kiến của CMHS để xin ý kiến chỉ đạo.
Tham mưu với BGH nhà trg làm thông báo gửi và tuyên truyền rộng rãi để CMHS hiểu bán trú là nhu cầu của PHHS, tạo điều kiện cho PH,
từ đó khuyến khích họ tham gia giám sát bữa ăn của HS tại trường như tham quan bếp ăn, chứng kiến việc giao nhận thực phẩm, giám sát
đơn vị cung cấp thực phẩm, kiểm tra giấy tờ liên quan đến thực phẩm, chế biến món ăn.Tơi phải thực hiện tốt việc GD HS cũng nh ư công
tác tuyên truyền với CMHS và giải đáp các thắc mắc kịp thời.
Bước 4: Kết luận, rút ra bài học
Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm như trên người giáo viên cần bình tĩnh,có thái độ đúng mực, tơn trọng PH học sinh, đảm
bảo tính kịp thời. Có như vậy mới giải quyết tốt các tình huống gặp phải.

17




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×