Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID 19 của nhân viên y tế tại một số trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn huyện sóc sơn,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HOÀNG HẢI ĐĂNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ VÀ PHÒNG
KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SĨC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM
2020

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH Y ĐA KHOA


Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HOÀNG HẢI ĐĂNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ VÀ PHÒNG KHÁM ĐA
KHOA KHU VỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SĨC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Khoá:
Người hướng dẫn:



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận này, em đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, thầy cô
giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hồn thành khố
luận này.
Em xin bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn chân thành tới TS. Vũ Ngọc Hà,
ThS. Mạc Đăng Tuấn – những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành khố luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên các Phòng khám đa
khoa khu vực và các Trạm Y tế xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạo
điều kiện cho em trong quá trình học tập và thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy Cô Giảng viên Trường Đại
học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong
suốt 6 năm theo học tại trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, những
người bạn thân thiết của em, những người đã cùng chia sẻ khó khăn, dành cho em
những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Em là Hồng Hải Đăng, sinh viên khố QH.2015.Y, ngành Y đa khoa, Đại học
Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của

TS. Vũ Ngọc Hà, ThS. Mạc Đăng Tuấn.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào đã được công bố

tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực

và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2020
Tác giả

Hoàng Hải Đăng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBYT
ĐTNC
NVYT
PKĐKK
V

PVS
TW

TYT
WHO

Cán bộ y tế
Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên y tế
Phòng khám đa khoa khu vực
Phỏng vấn sâu
Trung Ương
Trạm y tế
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu.......................................... 25
Bảng 3. 2 Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
(n=118).................................................................................................................... 26
Bảng 3. 3 Đặc điểm về trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu..................27
Bảng 3. 4 Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.........................27
Bảng 3. 5 Đặc điểm về thời gian công tác trong ngành y, thời gian công tác tại
PK/TYT của đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 28
Bảng 3. 6 Đặc điểm về thu nhập của đối tượng nghiên cứu..................................... 29
Bảng 3. 7 Tỷ lệ kiến thức chung về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của ĐTNC32
Bảng 3. 8 Tỷ lệ NVYT lựa chọn tích trữ lương thực thực phẩm và khẩu trang, nước
rửa tay (n=118)........................................................................................................ 34
Bảng 3. 9 Tỷ lệ thực hành chung về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của ĐTNC36
Bảng 3. 10 Mối liên quan giữa trình độ chun mơn, trình độ học vấn và kiến thức
phòng chống dịch bệnh COVID-19 của ĐTNC....................................................... 37
Bảng 3. 11 Mối liên quan giữa thời gian công tác trong ngành Y tế và kiến thức
phòng chống dịch bệnh COVID-19 của ĐTNC....................................................... 38

Bảng 3. 12 Mối liên quan giữa trình độ chun mơn, trình độ học vấn và thực hành
phòng chống dịch bệnh COVID-19 của ĐTNC....................................................... 38
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa thời gian công tác trong ngành Y tế và thực hành
phòng chống dịch bệnh COVID-19 của ĐTNC....................................................... 39
Bảng 3. 14 Mức độ đánh giá niềm tin (n=118)........................................................ 39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu.................................25
Biểu đồ 3. 2 Hình thức lao động của đối tượng nghiên cứu..................................... 29
Biểu đồ 3. 3 Nhận thức của NVYT về mức độ nguy hiểm của COVID-19 (n=118) 30
Biểu đồ 3. 4 Triệu chứng chính của COVID-19 theo hiểu biết của NVYT (n=118) 30
Biểu đồ 3. 5 Đường lây truyền của COVID-19 theo nhận định của NVYT (n=118)31

Biểu đồ 3. 6 Điều lo lắng của NVYT khi dịch COVID-19 bùng phát (n=118)........31
Biểu đồ 3. 7 Tỷ lệ NVYT cho rằng phải có người chịu trách nhiệm về COVID-19
(n=118).................................................................................................................... 32
Biểu đồ 3. 8 Các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 của NVYT (n=118)
33
Biểu đồ 3. 9 Tỷ lệ các cách xử trí của ĐTNC khi có triệu chứng giống COVID-19
(n=118).................................................................................................................... 34
Biểu đồ 3. 10 Tỷ lệ những thông tin về dịch bệnh mà ĐTNC nhận được (n=118) .. 35
Biểu đồ 3. 11 Các nguồn tiếp nhận thông tin của NVYT (n=118)...........................35
Biểu đồ 3. 12 Tỷ lệ nhu cầu thông tin của NVYT (n=118)...................................... 36


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN..................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về dịch bệnh COVID-19.............................................................. 3

1.1.1. Khái niệm............................................................................................... 3
1.1.2. Sự bùng phát dịch COVID-19................................................................. 3
1.2. Dịch tễ học..................................................................................................... 5
1.3. Những hậu quả và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.............................6
1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người....................................................... 6
1.3.2. Ảnh hưởng tác động của dịch bệnh COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu
và Việt Nam..................................................................................................... 10
1.4. Những biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19................................ 12
1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến yếu tố thực hành phòng chống dịch bệnh
COVID-19 trong nhân viên y tế........................................................................ 16
1.6. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu.............................................................. 18
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.............................................................................. 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................ 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................... 20
Thời gian thu thập số liệu: tháng 07 năm 2020........................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................. 20
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................... 20
2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu.......................................................... 21
2.4. Công cụ nghiên cứu.................................................................................... 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................... 23
2.6. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................... 23
2.7. Các sai số và cách khắc phục...................................................................... 23
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................... 23
2.9. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................. 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................................. 25
3.2. Kiến thức, thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của nhân viên y

tế tại một số Trạm y tế xã và Phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2020............................................................... 29


3.2.1. Kiến thức về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của nhân viên y tế.. . .29
3.2.2. Thực trạng thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của nhân
viên y tế........................................................................................................... 33
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống dịch bệnh
COVID-19 của nhân viên y tế............................................................................ 37
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...................................................................................... 41
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................................. 41
4.2. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID19 của nhân viên y tế tại một số Trạm y tế xã và Phòng khám đa khoa khu vực
trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2020................................42
4.2.1. Thực trạng kiến thức về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của những
đối tượng trên.................................................................................................. 42
4.2.1. Thực trạng thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của những
đối tượng trên.................................................................................................. 43
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống dịch bệnh
COVID-19 của nhân viên y tế............................................................................ 45
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống dịch bệnh
COVID-19 của nhân viên y tế......................................................................... 45
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống dịch bệnh
COVID-19 của nhân viên y tế......................................................................... 46
KẾT LUẬN............................................................................................................. 50
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 52
PHỤ LỤC............................................................................................................... 55


ĐẶT VẤN ĐỀ

Vào tháng 12 năm 2019, các cơ quan y tế ở Vũ Hán, Trung Quốc đã ghi nhận
một loạt các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân liên quan đến Chợ Thủy
sản Nam Trung Quốc của thành phố [1], [2]. Sau đó, một số thử nghiệm và nghiên
cứu được các nhà khoa học thực hiện cho thấy một chủng coronavirus mới, SARSCoV-2 (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng coronavirus 2), là căn nguyên của
đợt bùng phát lớn này [3]. Sự bùng phát của vi rút đại dịch này đã được đưa ra toàn
cầu xem xét và được WHO xác nhận là vi rút đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm
2020 [4]. COVID-19 là một bệnh cực kỳ dễ lây lan.
Đại dịch COVID-19 vẫn là một thách thức trên toàn thế giới. Bất chấp những
nỗ lực nghiên cứu khẩn trương trên toàn cầu, việc điều trị hiệu quả và các lựa chọn
vắc-xin đã khiến các nhà điều tra gặp nhiều khó khăn. Do đó, các chiến lược như
các quy trình phịng chống lây nhiễm, phát hiện sớm virus và xác định phương pháp
điều trị hiệu quả để có thể cung cấp các cơng cụ quan trọng trong việc kiểm soát sự
lây lan của căn bệnh này [5]. Bằng chứng cho thấy virus ARS‐CoV‐2, đã gây ra các
vụ dịch ở Trung Quốc với tỷ lệ mắc và tử vong cao. Căn bệnh này đã lây lan một
cách nhanh chóng sang các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới [6]. Đại dịch
COVID-19 đã trở thành một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe thiết yếu của
cộng đồng trên toàn thế giới. Đại dịch đã ảnh hưởng đến các cá nhân thuộc tất cả
các nhóm kinh tế xã hội, chủng tộc, quốc gia và châu lục, trong khi các phản ứng là
cách ly toàn bộ cộng đồng, cơ lập xã hội, đóng cửa trường học và trú ẩn trật tự tại
chỗ, những thứ đã đột ngột thay đổi cuộc sống hàng ngày [7].
Tính đến ngày 04/09/2020, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Châu Mỹ
Carissa F. Etienne cho biết có gần 570.000 nhân viên y tế trên khắp khu vực Châu
Mỹ đã nhiễm bệnh và hơn 2500 người đã tử vong [8]. Con số này có thể đạt hàng
triệu trên tồn thế giới. Tại Việt Nam, vào đợt dịch thứ 2 đã có 14 NVYT nhiễm
bệnh, chiếm 6% trong tổng số ca nhiễm, tương tự với số liệu của Hội điều dưỡng
thế giới là 7% NVYT nhiễm bệnh. Việc NVYT có nguy cơ lây nhiễm trong chuỗi
dịch là một vấn đề quan trọng vì NVYT giúp kiểm sốt ổ dịch. Vì vậy, tất cả các
hành động có thể phải được thực hiện để kiểm soát sự lây lan của bệnh cho NVYT,
trước tiên bằng cách xác định các yếu tố nguy cơ lây nhiễm và sau đó là thực hiện
các biện pháp thích hợp để giảm các nguy cơ này. Đặc biệt, cán bộ nhân viên y tế

tuyến cơ sở là đội ngũ quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận
thức của người dân về mức độ nguy hiểm của dịch COVID-19, đường lây nhiễm và
cách phòng tránh cho cá nhân, gia dình và cộng đồng; khuyến cáo người dân tuân
1


thủ quy định đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phịng, vệ sinh nơi ở và
mơi trường xung quanh. Vì vậy, đội ngũ nhân viên y tế phải có hiểu biết đúng về
kiến thức và các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Trạm Y tế cơ sở là tuyến đầu
tiên, cũng là nơi gần dân nhất nên y tế cơ sở luôn phải nêu cao tinh thần chủ động,
sẵn sàng không được lơ là, chủ quan.
Việc lây truyền bệnh giữa các NVYT có liên quan đến tình trạng q tải, khơng
có phịng cách ly và ơ nhiễm mơi trường. Tuy nhiên, điều này có thể là do một số
NVYT chưa nhận thức đầy đủ về các biện pháp phịng chống lây nhiễm [9]. Kiến
thức về bệnh có thể ảnh hưởng đến thái độ và thực hành của NVYT, thái độ và cách
làm không đúng sẽ trực tiếp làm tăng nguy cơ lây nhiễm [10]. Việc hiểu biết về kiến
thức và thực hành của nhân viên y tế sẽ giảm tỉ lệ nguy cơ lây nhiễm đối với đội ngũ
cán bộ nhân viên y tế và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Từ những lý do trên, chúng em tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức,
thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của nhân viên y tế tại một số
Trạm y tế xã và Phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội, năm 2020” với 2 mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng kiến thức, thực hành về phịng chống dịch bệnh COVID-

19 của nhân viên y tế tại một số Trạm y tế xã và Phòng khám đa khoa khu vực trên
địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2020.
2. Một số các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống dịch

bệnh COVID-19 của những đối tượng trên.


2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về dịch bệnh COVID-19
1.1.1. Khái niệm
Virus corona gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2 ( Severe
acute respiratory syndrome corona virus 2), trước đây có tên là virus corona mới 2019
(2019-nCoV), là một chủng virus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp, xuất hiện lần
đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố
Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch
tồn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là
2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11
tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính
thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng
lồi với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài.
Virus này là một loại virus corona ARN liên kết đơn chính nghĩa. Trong khoảng thời
gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virus
này sau khi họ tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và dị tra trình tự bộ gen ở mẫu
vật lấy từ người bệnh.

Virus corona đã biết gây ra cảm mạo cùng với các triệu chứng khá nghiêm
trọng giống như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hơ hấp cấp
tính nghiêm trọng (SARS). SARS-CoV-2 là phân dạng của virus corona mà từ trước
đây chưa bao giờ phát hiện ở trong cơ thể người. Tháng 12 năm 2019 tới nay, thành
phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc liên tục xét nghiệm bệnh cúm rộng rãi và các bệnh tật
liên quan, phát hiện nhiều trường hợp bệnh viêm phổi do nguyên nhân virus, tất cả
cùng chẩn đoán là viêm phổi virus/ truyền nhiễm phần phổi. Ủy ban Sức khoẻ Vệ
sinh Nhà nước Trung Quốc nhận định đây là bệnh truyền nhiễm loại B, chiếu theo

quản lí loại [11].
1.1.2. Sự bùng phát dịch COVID-19
Ngày 31/12/2019, giới chức y tế Trung Quốc báo cáo với văn phòng Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) tại Trung Quốc về việc phát hiện một chủng virus mới chưa từng
biết tới, gây ra căn bệnh giống như viêm phổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Lúc đó họ gọi là bệnh "viêm phổi lạ". Chỉ hai tuần sau khi báo cáo những ca "bệnh
lạ" đầu tiên tại Vũ Hán, các nhà khoa học Trung Quốc đã mau chóng xác định được
chủng virus mới này thuộc họ virus corona, một họ virus có nhiều chủng thường gây
các bệnh ở hệ hô hấp như viêm phổi, cảm lạnh. Có tới 7 chủng virus
3


corona đã được biết tới, nếu tính thêm cả loại mới nhất này.Các nhà khoa học Trung
Quốc cũng đã cô lập thành công virus và công bố kết quả giải trình tự gen của virus
corona chủng mới gây bệnh "viêm phổi lạ" theo cách gọi dịch bệnh thời điểm
ấy.Nhưng đó cũng là lúc chủng virus corona mới này lây lan rất nhanh khắp thành
phố Vũ Hán và vượt qua địa phận thành phố này sang các thành phố khác của tỉnh
Hồ Bắc [12].
Sau nhiều cân nhắc, đến ngày 30-1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quyết định
tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra (sau
này được đặt tên chính thức là dịch COVID-19) là "vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu"
[13]. Những phương thức lây nhiễm vẫn thường xảy ra khi có những tiếp xúc gần

giữa người và vật, nhất là tại những khu chợ bán thịt động vật gồm cả vật cịn sống
lẫn thịt giết mổ. Ví như virus Ebola lây nhiễm từ dơi và những con linh trưởng
không phải người, virus MERS lây từ lạc đà, SARS lây từ cầy hương. Bất kể việc
chợ hải sản ở Vũ Hán được đóng cửa từ ngày 1-1-2020 để hạn chế lây lan dịch
bệnh, số ca nhiễm COVID-19 vẫn tiếp tục tăng. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho
thấy dịch đã lây nhiễm từ người sang người.
Việc tìm ra vật chủ đầu tiên chứa virus corona chủng mới có ý nghĩa rất lớn

cho cơng tác phịng dịch về sau. Hàng loạt nghiên cứu truy lùng vật chủ của virus
corona chủng mới đã tiến hành và công bố thời gian qua. Tuy nhiên vì chợ hải sản
đầu mối Hoa Nam sau khi bị đóng cửa đã được tẩy trùng nên cơng tác truy lùng
càng khó khăn hơn. Trong một bài báo khoa học đăng ngày 22-1 trên trang
Onlinelibrary.wiley.com, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những điểm tương đồng về
gen giữa chủng virus corona mới và một chủng virus corona tìm thấy trong loài rắn
(gồm rắn cặp nong và rắn hổ mang bành). Sau báo cáo khoa học nêu giả thuyết vật
chủ là rắn bị tranh cãi, ngờ vực, giới khoa học Trung Quốc cho rằng lồi tê tê mới
có thể là "phần kết nối bị bỏ sót" giữa dơi và người trong quá trình lây nhiễm virus
corona chủng mới. Sau khi kiểm tra hơn 1.000 mẫu từ các loài vật hoang dã, các nhà
khoa học thuộc Đại học Nông nghiệp nam Trung Quốc nhận thấy các chuỗi gen của
virus trong tê tê giống tới 99% virus corona chủng mới tìm thấy trong người bệnh bị
COVID-19 [14]. Kết quả nghiên cứu này của các nhà khoa học Trung Quốc ít nhiều
có sự tương đồng với nhận định của ông Arnaud Fontanet thuộc Viện Pasteur của
Pháp khi cho rằng bệnh COVID-19 đã không lây thẳng từ dơi sang người. Tuy
nhiên nhà sinh thái học kiêm chủ tịch của tổ chức phi chính phủ EcoHealth Alliance,
ơng Peter Daszak, bác bỏ giả thuyết nói loài tê tê đang bị đe dọa ở Trung Quốc có
thể là vật chủ trung gian truyền bệnh giữa người và dơi. Ông
4


cho rằng cũng hiếm khi tìm thấy lồi vật này trong các chợ bán động vật hoang dã.
Loài vật này thường bị giết để lấy vảy làm thuốc và theo ông, những cái vảy chết đã
được lấy ra từ một con vật chắc chắn không làm lây lan virus. Cũng theo ơng
Daszak, vì là một chủng trong họ virus corona nên chủng mới cũng đã lây từ vật
sang người. Những chủng virus corona thường bắt đầu từ dơi, nhưng có thể chúng
còn lây lan qua nhiều vật chủ khác trước khi lây sang người.
1.2. Dịch tễ học
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) được báo cáo vào ngày 31
tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước

đó. Chợ hải sản Hoa Nam, nơi được giới chức y tế địa phương cho là địa điểm bùng
phát dịch bệnh đầu tiên, đã bị đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và các bệnh
nhân có các triệu chứng được cách ly. Hơn 700 người, bao gồm hơn 400 nhân viên y
tế, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh sau đó đã được
theo dõi. Với sự phát triển một phương pháp xét nghiệm phản ứng tổng hợp chuỗi
polymerase sao chép ngược đã chẩn đoán cụ thể để phát hiện người nhiễm virus, 41
người ở Vũ Hán đã được xác nhận là bị nhiễm virus 2019-nCoV, trong đó có hai
người được báo cáo là một cặp vợ chồng mà một trong hai người chưa bao giờ đến
khu chợ, ba người khác là thành viên trong cùng gia đình đó và làm việc tại quầy
hải sản ở chợ [15].
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong đầu tiên là một người đàn ông 61
tuổi ở Vũ Hán. Vào ngày 16 tháng 1 năm 2020, chính quyền Trung Quốc thơng báo
rằng có một người đàn ông 69 tuổi khác được xác nhận mắc bệnh, cũng ở Vũ Hán,
đã chết vào ngày trước đó. Vì đến ngày 14 tháng 1 năm 2020 việc lây truyền từ
người sang người không được loại trừ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng
một vụ dịch rộng hơn có thể xảy ra. Từ 14 đến 22 tháng 1 năm 2020, các trường hợp
nhiễm bệnh đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc đại lục đầu tiên bao gồm
3 phụ nữ và 1 đàn ông ở Thái Lan, 1 đàn ông ở Nhật Bản, 1 phụ nữ ở Hàn Quốc, 1
phụ nữ ở Đài Loan, 1 đàn ông ở Hồng Kông, 1 phụ nữ ở Ma Cao và 1 đàn ông ở
Hoa Kỳ. Dựa trên những diễn biến và giả định như thống kê du lịch quốc tế, các nhà
khoa học Anh ngày 17 tháng 1 ước tính rằng số ca nhiễm virus thực sự có thể vào
khoảng 1.700. Trong khi đó, tính đến ngày 18 tháng 1, số trường hợp được xác nhận
trong phịng thí nghiệm là 65, bao gồm 62 ở Trung Quốc, hai ở Thái Lan và một ở
Nhật Bản. Cũng có những lo ngại về việc lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao
điểm của Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán [16]. Ngày 20 tháng 1, Trung Quốc
thơng báo tình hình dịch bệnh ngày càng lây lan nhanh chóng, cụ thể:
5


140 bệnh nhân mới, bao gồm hai người ở Bắc Kinh và một người ở Thâm Quyến.

Tính đến ngày 22 tháng 1, số trường hợp được xác nhận mắc bệnh trong xét nghiệm
là 550, gồm 541 người ở Trung Quốc đại lục. Trong giai đoạn đầu, số ca mắc bệnh
tăng gấp đôi cứ sau hơn 7 ngày. Vào ngày 26 tháng 2 năm 2020, WHO báo cáo
rằng, khi các trường hợp mới được báo cáo giảm ở Trung Quốc nhưng đột nhiên
tăng ở Ý, Iran và Hàn Quốc. Và lần đầu tiên, số trường hợp mới bên ngoài Trung
Quốc đã vượt quá số trường hợp mới ở Trung Quốc vào ngày 25 tháng 2 năm 2020
[17]. Các trường hợp tử vong được xác nhận bên ngồi Trung Quốc tính đến ngày 3
tháng 3 năm 2020 là 176 ca.
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO tuyên bố COVID-19 là "đại dịch toàn
cầu", trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt mốc 126.000 và dịch đã lan
ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến tháng 05/2021, tổng số ca nhiễm trên
tồn cầu là 167.114.915, trong đó 3.470.283 ca tử vong và dịch đã lan ra 242 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, đến nay số ca nhiễm là 8883 và 53 ca tử vong.
1.3. Những hậu quả và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19
1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Mặc dù còn rất nhiều điều chưa tường tận về virus gây bệnh COVID-19 hiện
đang hồnh hành trên tồn cầu nhưng có một sự thật mà chúng ta đều chắc chắn:
COVID-19 có thể tác động sâu rộng lên các cơ quan trong cơ thể con người. Đó là
bản chất của chủng virus corona cũ (SARS và MERS) khi chúng lây truyền từ động
vật sang người. Không giống như virus cúm gây cảm lạnh thông thường, COVID19 do SARS CoV-2 gây ra có ảnh hưởng trên khắp các cơ quan nội tạng người và
virus corona mới có tốc độ lan truyền rất nhanh. Một nhà dịch tễ học hàng đầu tại
Đại học Hồng Kông đã cảnh báo dịch COVID-19 có thể lây nhiễm 60% dân số tồn
cầu nếu khơng được kiểm sốt và phịng ngừa COVID-19 gắt gao.
1.3.1.1. Tổn thương phổi
Đối với hầu hết trường hợp đã xác nhận, phổi là nơi COVID-19 tác động đầu
tiên (do tiếp xúc gần với các giọt bắn từ người nhiễm bệnh) và cũng là bộ phận bị
tàn phá mạnh nhất. Virus SARS-CoV-2 cũng tương tự như virus cúm – chúng gây ra
bệnh về đường hô hấp. Các triệu chứng coronavirus chủng mới ban đầu là sốt, ho,
hắt hơi, sau đó có thể tiến triển thành viêm phổi cấp tính.
Từ bài học sau dịch SARS bùng phát, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan sát

thấy căn bệnh này thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn: sự nhân lên của virus, sự
gia tăng phản ứng miễn dịch và cuối cùng là tổn thương phổi. Tuy nhiên, không
phải tất cả người bệnh đều trải qua cả 3 giai đoạn. Trên thực tế chỉ có 25% trường
6


hợp mắc SARS bị suy hô hấp – mức độ nặng của bệnh. Tương tự, theo dữ liệu sơ bộ
thì COVID-19 gây ra các triệu chứng nhẹ trong khoảng 82% trường hợp, số còn lại
là từ nặng đến nguy kịch.
Giáo sư Matthew B.Frieman, chuyên gia về virus của Đại học Maryland (Mỹ)
cho biết bệnh COVID-19 cũng tiến triển như SARS [18]. Những ngày đầu mới
nhiễm, virus tấn công dồn dập các tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào cilia bảo vệ tế
bào niêm mạc (màng nhầy). Màng nhầy giúp bảo vệ mô phổi khỏi mầm bệnh và giữ
ẩm cho cơ quan hô hấp. Các tế bào cilia tập trung xung quanh tế bào niêm mạc,
“dọn dẹp” các vật thể lạ như phấn hoa hoặc virus. Được biết virus gây SARS rất
thích lây nhiễm và tiêu diệt các tế bào cilia, sau đó làm bong tróc lớp bảo vệ này.
Khi đó đường thở của người bệnh sẽ bị lấp đầy bởi chất bẩn và dịch lỏng hay virus.
Giáo sư Frieman đưa ra giả thuyết rằng virus corona chủng mới cũng có cách thức
tấn cơng tương tự khiến nhiều người mắc COVID-19 bị viêm ở cả 2 lá phổi kèm
theo triệu chứng khó thở.
Đây chính là lúc giai đoạn 2 bắt đầu. Trước sự hiện diện của virus ngoại lai, cơ
thể chúng ta phản ứng chống lại bằng cách tăng cường sản sinh các tế bào miễn dịch
đến phổi để khắc phục những tổn thương. Nếu hoạt động đúng, quá trình viêm sẽ
được kiểm sốt chặt chẽ và chỉ giới hạn ở các bộ phận bị nhiễm virus. Mặc dù vậy,
đôi khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, chúng sẽ tiêu diệt tất cả mà không phân biệt
là virus hay mơ khỏe mạnh. Khi này, chính cơ thể chúng ta trở thành mối nguy, tình
trạng viêm phổi có thể trở nên tồi tệ hơn.
Trong giai đoạn 3, tổn thương phổi tiếp tục lan rộng, có thể dẫn đến suy hô
hấp. Trong trường hợp may mắn nhất là không tử vong thì người bệnh vẫn có nhiều
khả năng chịu tổn thương phổi vĩnh viễn với đặc thù hình ảnh phim chụp phổi dạng

“tổ ong”. Những lỗ hổng trên phổi này có thể là các mơ sẹo do hệ miễn dịch quá
mẫn tạo ra. Khi đó, người bệnh thường cần phải sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp.
1.3.1.2. Tổn thương tim mạch
Tiến sĩ Laura E. Evans thuộc trung tâm Y tế Đại học Washington ở Seattle cho
biết COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến tim và mạch máu như làm nhịp tim
không đều, tim bơm không đủ máu đến các mô hoặc gây huyết áp thấp và cần dùng
thuốc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơ sở để khẳng định COVID-19 gây hại
trực tiếp cho tim.
1.3.1.3. Tổn thương hệ tiêu hóa
Trong thời kỳ dịch SARS và MERS bùng phát, gần 1/4 người bệnh có triệu
chứng tiêu chảy. Đây là một đặc điểm quan trọng khi so sánh với các virus khác
7


thuộc họ corona. Tuy nhiên, giáo sư Frieman cho rằng vẫn chưa đủ cơ sở để đánh
giá mức độ đáng kể của các triệu chứng tiêu hóa trong đợt bùng dịch mới đây của
SARS-CoV-2, vì các trường hợp bị tiêu chảy và đau bụng vẫn có nhưng rất hiếm
[18]. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao một loại virus gây bệnh đường hơ hấp lại tấn cơng
vào hệ tiêu hóa?
Cả virus gây SARS và MERS đều có thể tấn cơng vào các tế bào lót trong ruột
non và ruột già. Những phản ứng viêm tại đây gây ra các kích ứng mạnh mẽ khiến
người bệnh bị tiêu chảy. Các nhà nghiên cứu tin rằng virus gây bệnh COVID-19 sử
dụng cùng một thụ thể như SARS, do đó chúng có thể hiện diện trong phổi và ruột
non của người bệnh [19]. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học New England
tiến hành trên 1.099 trường hợp cũng tìm thấy virus trong mẫu phân. Phát hiện này
đặt ra giả thuyết COVID-19 có thể lây lan qua tiếp xúc phân người bệnh nhưng vẫn
chưa đủ cơ sở để kết luận.
1.3.1.4. Phản ứng từ hệ miễn dịch
Do phản ứng miễn dịch quá mức đã được đề cập bên trên, virus SARS-CoV-2
cũng có thể gây ra nhiều vấn đề ở các hệ thống khác của cơ thể. Một nghiên cứu

năm 2014 cho thấy 92% người bệnh mắc MERS xuất hiện ít nhất 1 dấu hiệu khác
ngoài các vấn đề về phổi. Trên thực tế, cả 3 chủng virus gây SARS, MERS và
COVID-19 đều có tác động toàn thân: làm men gan tăng cao, số lượng bạch cầu và
tiểu cầu giảm, huyết áp thấp. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân bị tổn thương
thận cấp và ngưng tim.
Tuy vậy, theo nhà virus học và nghiên cứu khoa học Angela Rasmussen (Đại
học Y tế Công cộng Mailman), đây không hẳn là dấu hiệu cho thấy bản thân virus
đang lây lan khắp cơ thể vật chủ mà có thể là do hội chứng bão cytokine. Cytokine
là các protein được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch và đóng vai trị dẫn đường
cho các tế bào miễn dịch đến vị trí nhiễm trùng để tiêu diệt các mô bệnh, làm lành
tổn thương. Tuy nhiên, nếu cytokine được giải phóng q nhiều thì tác hại lại khơn
lường. Các tác động của hội chứng bão cytokine có thể lan rộng ra khỏi khu vực
phổi. Hội chứng gây ra tình trạng viêm làm suy yếu các mạch máu phổi và khiến
dịch lỏng thấm qua các túi khí. “Về cơ bản, người bệnh có thể bị xuất huyết nội”, bà
Rasmussen cho biết. Sỡ dĩ bệnh được gọi là hội chứng bão cytokine vì tình trạng
này sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề mang tính hệ thống ở đa cơ quan [20].
Con người dựa vào hệ miễn dịch để đối phó với các mối đe dọa ngoại lai. Đôi
khi, cơ thể chúng ta không chỉ nhắm mục tiêu vào các tế bào bị nhiễm bệnh mà cịn
tấn cơng phải các mơ khỏe mạnh khiến tình trạng bệnh có thể chuyển biến xấu hơn.
8


Trong trường hợp nghiêm trọng nhất ở người mắc COVID-19, phản ứng cytokine
kết hợp với khả năng bơm oxy đi khắp cơ thể bị giảm có thể dẫn đến suy đa tạng.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao bệnh lại dẫn đến các biến
chứng ngồi phổi. Có một giả thuyết có thể cân nhắc đó là tác động của COVID-19
có liên quan với các tình trạng bệnh nền như bệnh tim hoặc tiểu đường.
1.3.1.5. Tổn thương gan
Khi virus lây lan từ hệ hô hấp, gan thường là bộ phận cuối chịu tổn thương.
Dấu hiệu tổn thương gan được ghi nhận trong các trường hợp mắc SARS, MERS và

COVID-19 thường nhẹ nhưng vẫn có ca tổn thương gan nghiêm trọng hơn, thậm chí
là suy gan. “Một khi virus đã đi vào đường máu, chúng có thể theo máu đến bất cứ
bộ phận nào trong cơ thể. Gan là bộ phận có kết nối nhiều mạch máu do đó sẽ là
điểm đến thuận lợi cho virus corona chủng mới này”, chuyên gia Anna Suk-Fong
Lok của Đại học Michigan giải thích.
1.3.1.6. Tổn thương thận
Có khoảng 6% bệnh nhân SARS và 25% bệnh nhân MERS bị tổn thương thận
cấp, COVID-19 cũng có biểu hiện tương tự theo các nghiên cứu ban đầu. Những tác
động đến thận có thể tương đối hiếm gặp nhưng lại là biến chứng gây tử vong. Có
khoảng 91.7% người bệnh SARS bị suy thận cấp đã không qua khỏi, dựa trên một
nghiên cứu năm 2005 của tờ Kidney International.
Ống thận có thể là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các virus chủng
corona này. Sau khi dịch SARS bùng phát, WHO đã báo cáo tìm thấy virus trong
ống thận người bệnh, có thể gây viêm. Kar Neng Lai, giáo sư danh dự tại Đại học
Hồng Kông kiêm chuyên gia tư vấn về thận tại Viện điều dưỡng và Bệnh viện Hồng
Kông cho biết việc phát hiện ra virus trong ống thận không phải là hiếm. Thận phải
liên tục lọc máu, đôi khi các tế bào hình ống này có thể bẫy được virus và gây ra
một số thương tổn nhẹ. Tuy nhiên, nếu virus xâm nhập vào các tế bào và bắt đầu
nhân lên thì thương tổn đó có thể gây chết người [21].
Mặc dù vậy, theo giáo sư Lai, hiện vẫn không có bằng chứng nào cho thấy
virus gây SARS nhân lên ở thận. Tổn thương thận cấp tính ở người bệnh SARS hay
COVID-19 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm huyết áp thấp, nhiễm
trùng máu, thuốc kháng sinh hoặc rối loạn chuyển hóa, suy đa tạng do hội chứng
cytokine hay dùng máy thở trong thời gian quá dài.
1.3.1.7. Tổn thương hệ thần kinh trung ương
Theo Hãng tin Tân Hoa xã, các bác sĩ Trung Quốc đã chứng minh được rằng
virus SARS-CoV-2 có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của người bệnh.
9



Cụ thể là vào ngày 5-3-2020, các bác sĩ của Bệnh viện Địa Đàn tại Bắc Kinh tuyên
bố phát hiện virus SARS-CoV-2 trong dịch não tủy của 1 bệnh nhân nam 56 tuổi đã
được chẩn đoán mắc COVID-19 vào ngày 24-1 [22].
Các phác đồ điều trị thông thường cho các ca COVID-19 không hiệu quả đối với
trường hợp này. Khi được điều trị tại khoa hồi sức tích cực (ICU), người bệnh này có
những triệu chứng liên quan tới tình trạng suy giảm nhận thức, dù các hình ảnh chụp
cắt lớp vi tính phần đầu khơng có dấu hiệu bất thường. Sau khi được áp dụng phác đồ
điều trị viêm não do virus, các triệu chứng thần kinh dần thuyên giảm. Người này đã
được chuyển tới khoa truyền nhiễm vào ngày 18-2 và xuất viện hôm 25-2.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cũng từng phát hiện virus gây SARS và
MERS có thể xâm nhập hệ thống thần kinh của người bệnh, nên việc vrus gây
COVID-19 cũng có khả năng tương tự là điều không quá bất ngờ.
1.3.1.8. Ảnh hưởng đến phụ nữ có thai
Trường hợp 2 em bé sơ sinh ở Vũ Hán dương tính với virus SARS-CoV-2 chỉ
30 giờ sau khi sinh lập tức đặt ra nghi vấn liệu mẹ có thể lây virus cho con từ trong
bụng hoặc qua sữa mẹ hay không? Trên thực tế, đường lây từ mẹ sang con không
được quan sát thấy trong các nghiên cứu về SARS và MERS. Theo nhà virus học
Angela Rasmussen (Đại học Columbia, Hoa Kỳ), có nhiều lý do khiến một em bé
nhiễm virus này, chẳng hạn như sinh ra trong một bệnh viện nhiều người nhiễm.
Một nghiên cứu đăng ngày 13-2-2020 trên tạp chí uy tín The Lancet cũng đưa
ra bằng chứng sơ bộ rằng virus SARS-CoV-2 khơng truyền từ mẹ sang con. Nhóm
khoa học đã theo dõi tác động của COVID-19 ở 9 phụ nữ mang thai trú tại Vũ Hán
(Trung Quốc). Một số phụ nữ trong nhóm này bị biến chứng thai kỳ, nhưng tất cả
các trường hợp đều sinh con an tồn, khơng dương tính với virus bệnh. Nghiên cứu
này tuy khơng loại trừ hoàn toàn khả năng lây truyền khi mang thai nhưng nó nhấn
mạnh sự cần thiết phải thận trọng trong việc dự đoán về các tác động của COVID19 [23].
1.3.2. Ảnh hưởng tác động của dịch bệnh COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu
và Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây

nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, địi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro của
dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, ổn định xã hội, tạo nền
tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tới.

10


Cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều
quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực đến các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu... Tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020,
COVID-19 tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi
xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tưởng chừng, cơn bão đại dịch COVID-19
đã qua đi và nền kinh tế sẽ phục hồi sau giai đoạn đầy khó khăn đó, tuy nhiên sau 99
ngày khơng có ca lây nhiễm trong cộng đồng, những ca nhiễm vi-rút SARS-CoV-2
lại được phát hiện tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và lan ra các tỉnh, thành
phố khác trong cả nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đắk Lắk…),
đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp và thu nhập của người lao
động.
1.3.2.1. Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến nên kinh tế toàn cầu
Đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị tồn cầu thơng
qua các trung tâm của chuỗi. Trong đại dịch COVID-19, các quốc gia chịu tác động
nặng nề cũng là các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được
thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại. Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh
hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại tồn cầu, từ đó làm suy giảm tăng
trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng.
Đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền
kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm;
đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất

nghiệp tăng cao. Trong khó khăn do dịch bệnh mang lại, cũng có những cơ hội xuất
hiện, nhất là các hoạt động kinh tế - xã hội trực tuyến như bán hàng trực tuyến, học
trực tuyến, họp trực tuyến và thậm chí có những doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn
cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình ứng
dụng và cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức; nhưng đồng thời cũng
đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả năng vươn lên mạnh
mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào khơng tận dụng tốt cơ hội sẽ gặp nhiều
khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.
1.3.2.2. Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng,
đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng
trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ
11


yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất. Đối với yếu tố cung, đại
dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động. Chẳng hạn, trong
ngành công nghiệp ô-tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với thực hiện giãn
cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước như Honda, Nissan,
Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ giãn
cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại, các doanh nghiệp sản
xuất ô-tô mới quay trở lại hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài
và người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung
lao động bị thiếu. Chi phí sử dụng lao động trong thời kỳ này cũng cao hơn khi các
doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực hiện các biện pháp
an toàn trong lao động để tránh lây nhiễm vi-rút.
COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập

của người lao động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước nhanh chóng thực
hiện các giải pháp mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là
để phát triển kinh tế. Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi khống chế
được dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng trong thời gian dài và các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch cũng đang bắt đầu trên con
đường khởi sắc trở lại trước khi dịch bệnh bùng phát lần nữa vào cuối tháng 7-2020.
1.4. Những biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19
Hầu hết các chính phủ đã thực hiện các chính sách nghiêm ngặt để giảm bớt sự
di chuyển và tiếp xúc xã hội của người dân. Các chiến lược bao gồm đóng cửa biên
giới, giảm các dịch vụ không cần thiết và cấm tụ tập đám đông để giảm các cuộc
tiếp xúc giữa người với người. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa khác như cách
ly xã hội, rửa tay và sử dụng khẩu trang, được thực hiện ở nhiều phạm vi khác nhau
trên các khu vực bị ảnh hưởng. Nghiên cứu chứng minh rằng việc tự áp đặt phòng
ngừa, như một phản ứng với việc phổ biến thơng tin về bệnh do coronavirus 2019,
có thể là các chiến lược hiệu quả để giảm thiểu và trì hỗn dịch bệnh. Trong khi đó,
cách ly xã hội do chính phủ yêu cầu trong thời gian ngắn chỉ có thể trì hỗn dịch
bệnh để hệ thống chăm sóc sức khỏe chuẩn bị tốt hơn cho gánh nặng COVID-19
ngày càng tăng.
Nâng cao nhận thức của quần chúng là rất quan trọng trong việc tạo điều kiện
và duy trì các biện pháp tự áp đặt này [24]. Việc nâng cao nhận thức cần đặc biệt tập
trung vào những cá nhân có nhận thức thấp hơn như người già, những người có
12


hồn cảnh khó khăn, hoặc những người có trình độ học vấn thấp hơn [25]. Dữ liệu
của Hoa Kỳ cho thấy rằng các dân tộc thiểu số có những bất lợi về kinh tế xã hội có
xu hướng có nguy cơ mắc phải COVID-19 cao hơn [26]. Nhiều yếu tố, chẳng hạn
như sống ở các khu vực đông dân cư, vệ sinh cá nhân và môi trường kém, khả năng
chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe thấp, góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm
COVID-19 ở những dân số này. Do đó, tự nhận thức về các biện pháp phòng ngừa

là rất quan trọng trong các quần thể này để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện
rộng. Hơn nữa, các chính phủ sẽ cần đảm bảo họ tiếp cận được hầu hết các nhóm
chủ chốt do sự xa rời xã hội sẽ hạn chế một số giao tiếp. Phương tiện truyền thông
xã hội là một phương tiện truyền thông hiệu quả để truyền bá thông tin về dịch
COVID-19 và nâng cao nhận thức của quần chúng về việc phịng chống dịch, chẳng
hạn như khuyến khích rửa tay đúng cách. Tuy nhiên, người cao tuổi có thể khơng
thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của phương tiện truyền thông xã hội và các
phương tiện thông tin đại chúng thơng thường, chẳng hạn như đài phát thanh, truyền
hình, thư bưu điện và tiếp thị qua điện thoại, nên được sử dụng để tiếp cận dân số
này. Mặt khác, phương tiện truyền thơng xã hội cũng có thể lan truyền thông tin sai
lệch về cái mà WHO gọi là 'bệnh dịch', được đánh dấu bằng nội dung sai lệch quá
mức, tin đồn và thơng tin sai lệch, có thể bù đắp lợi ích của nhận thức của quần
chúng và mang lại sự hoang mang và sợ hãi [27].
Chúng tôi đồng ý rằng sự kết hợp của các biện pháp tự áp đặt, thay vì phịng
ngừa đơn lẻ, nên được vận động cho công chúng. Cách ly xã hội và rửa tay là những
biện pháp hiệu quả được hầu hết mọi người chấp nhận, nhưng tầm quan trọng của
việc sử dụng khẩu trang cũng khơng nên bỏ qua. Mặc dù có một cuộc tranh luận
đang diễn ra về việc liệu có cần thiết phải đeo khẩu trang bởi những người không
được đào tạo bài bản hay không, nhưng hiệu quả của khẩu trang đã được ghi nhận
trong các đợt bùng phát SARS và cúm trước đây [28], cũng như trong các cơ sở lâm
sàng đối với COVID- 19 [29]. Ngoài việc ngăn chặn sự truyền qua khơng khí của
aerosol, khẩu trang cũng có thể chặn sự tiếp xúc thường xuyên giữa tay và mũi. Một
nghiên cứu hành vi đã báo cáo rằng mọi người chạm vào khuôn mặt của họ 23 lần
mỗi giờ mà không báo trước [30]. Hơn nữa, một nhóm tích lũy các nghiên cứu mơ
hình chứng minh lợi ích đáng kể từ việc công chúng sử dụng khẩu trang [31, 32].
Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phịng chống dịch bệnh COVID-19
trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp
phòng chống dịch bệnh dưới đây:

13



 Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vịi nước sạch, hoặc

bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
 Đeo khẩu trang nơi cơng cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và

đến cơ sở y tế.
 Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi

bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
 Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối

sống lành mạnh.
 Vệ sinh thơng thống nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
 Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo

khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
 Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
 Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại hoặc tải ứng

dụng NCOVI từ địa chỉ và thường xuyên cập nhật tình trạng sức
khoẻ của bản thân.
 Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-

19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: />
14



×