Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

truyen thong ngay nha giao viet nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.92 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỊCH SỬ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Kính thưa : - Quý vị đại biểu , quý vị khách mời. - Qúy thầy cô thân mến ! Tháng 7 năm 1946, một số tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ lấy tên là “Công đoàn quốc tế các người dạy học” được hình thành ở Paris . Năm 1949,tại một hội nghị ở Vacsara (thủ đô Ba Lan), tổ chức này đã xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo”gồm 15 chương . Từ ngày 26-30/8/1957.tại Vacsara, Hội nghị quốc tế các tổ chức của nhà giáo lần thư hai có 57 nước tham dự đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày kỷ niệm và tuyên truyền rộng rãi cho bản ‘Hiến chương các nhà giáo” với mục đích : - Biểu dương nghề dạy học và biểu dương những người làm nghề dạy học. - Làm cho tất cả mọi người ghi nhớ công ơn các nhà giáo đã có những cống hiến lớn trong việc đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ. - Làm cho các nhà giáo , cha mẹ học sinh và thanh thiếu niên coi việc dạy học là một nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức cao quý. Trước năm 1975, ở miền Bắc nước ta, ngày 20-11, ngày Hiến chương các nhà giáo đã trở thành ngày hội lớn của các nhà giáo Việt Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, vì có ý kiến đề xuất lấy ngày 15-10 làm ngày nhà giáo Việt Nam để kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng cho ngành giáo dục(15-10-1986) nên ngày 20-11 không được tổ chức chính thức nữa Đến năm 1982-1983 , Hội đồng Bộ trưởng đã nghiên cứu và cuối cùng quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày “Nhà giáo Việt Nam”(QĐ số 167/HĐBT ngày 28-9-1982). Với lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, với một nền văn hóa lâu đời đầy sức sống, dân tộc Việt nam ta đã xây dựng và phát triển những truyền thống tốt đẹp về nhiều mặt, ngành giáo dục, nghề dạy học cũng có truyền thống riêng của mình . Thiên chức của người thầy giáo là truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa của văn hóa dân tộc và của loài người, cho nên chính thầy giáo là người đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là các cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc . Truyền thống nổi bật trước hết của các nhà giáo Việt Nam là lòng nhân ái sâu sắc, yêu thương con người, nhà giáo VN quan niệm công việc của người thầy giáo trước hết là “dạy người” - tiếp thu đạo lý làm người –của thế hệ trước truyền lại cho những thế hệ sau . Ngày nay, người thầy giáo, nhất là thầy giáo dạy ở nông thôn, ở miền núi xa xôi hẻo lánh, thật sự đã là cán bộ địa phương, là bạn của mọi người, là “cố vấn “ của mọi gia đình . Nhân dân ta yêu thầy giáo, trọng thầy giáo, biết ơn thầy giáo là người truyền thụ tri thức và đạo đức cho con em mình, vì họ hiểu rằng: nuôi dạy dăm ba đứa con đã là vất vả khó khăn, mà người thầy giáo suốt đời dạy dỗ hàng ngàn học trò. Câu khẩu hiệu nổi tiếng “Tất cả vì học sinh thân yêu” đã thấm sâu vào ý nghĩ, nếp sống của hàng chục vạn thầy giáo cô giáo trong cả nước. Đối với nhân dân hình ảnh của người thầy “đêm khuya.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> chong đèn nghiêng mình trên dịng giáo án “ đã trở thành một biểu tượng thân thương .Vì vậy, không những học trò gọi thầy bằng thầy mà cả cha mẹ học trò ,cả những người không có con học với thầy, nói chung là cả nhân dân đeàu gọi thầy bằng thầy. Thầy giáo, cô giáo trở thành người thân thiết của mọi nhà, của mọi người . Trong lịch sử dân tộc Việt nam, những người thầy giáo chân chính bao giờ cũng là người yêu nước , hoạt động dạy và học thường gắn bó với hoạt động yêu nước và caùch maïng . Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta , trong hàng ngũ những nguời yêu nước chống Pháp bằng nhiều cách khác nhau , luôn có mặt những nhà giáo nhö : Nguyeãn Ñình Chieåu, Phaïm Vaên Nghò , Löông Vaên Can, Phan Boäi Chaâu... Lãnh tựu cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc , bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng cũng bằng nghề dạy học .Đó là thầøy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), tuy không học ở một trường sư phạm nào, nhưng với tinh thần yêu nước và có ý thức đúng đắn về nghề dạy học, đã có một số quan niệm và hoạt động phù hợp với khoa học giáo dục hiện đại như quan điểm giáo dục toàn diện , giảng dạy cụ thể và vừa sức học sinh , tôn trọng nhân caùch hoïc sinh ... Xưa nay, người thầy giáo chân chính bao giờ cũng có đạo đức .Đạo đức vừa là nội dung , vừa là phương pháp ,phương tiện giáo dục của người thầy giáo . Các nhà giáo cách mạng là những tấm gương sáng một lòng vì Đảng vì dân, trước khó khăn không chùn bước ,trước kẻ thù thì hiên ngang bất khuất ...như nhà giaùo Traàn Phuù ,thaày giaùo Toáng Vaên Traân,Thaày giaùo Phan Ngoïc Hieån ... Ngaøy nay,Nguyeãn Vaên Boân ,ToâThò Rænh,Nguyeãn Vaên Traïc,Nguyeãn Thò Cúc...lên núi cao sống với đồng bào dân tộc ít người,mở trường vận động học sinh tới lớp ,dạy dỗ các em thành lớp người mới ,góp phần đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xứng đáng là những nhà giáo gương mẫu . Đạo đức của nhà giáo Việt Nam còn thể hiện ở cách sống không màng danh lợi, không chuộng hư vinh ,luôn luôn trong sáng giản dị .vượt åqua khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ . Ngoài những nét truyền thống được hun đúc hàng ngàn năm,nhà giáo Việt Nam ngày nay,được sự giáo dục của Đảng CSVN quang vinh ,đa õhình thành thêm những nét phẩm chất truyền thống mới :đó là tinh thần tập thể XHCN,lao động cần cù sáng tạo với phong cách khoa học .Ngày nay những anh hùng lao động ,chiến sĩ thi đua, lao động giỏi đều là những đại biểu xuất sắc của những tập thể sư phạm tiên tiến . Riêng ở trường chúng ta cũng đã đạt rất nhiều giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh, nhiều chiến sĩ thi đua trong nhiều năm qua, điều đó cũng tác động rất lớn đến công tác giảng dạy của trường chúng ta hiện nay. Chúng ta cũng rất tự hào vì trường ta giờ cũng không thua kém gì so với các trường tiên tiến trước đây mà chúng ta được biết đến, cũng có rất nhiều HS giỏi cấp Huyện, cũng có GV đạt giải cao.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trong các kì thi ở Huyện. Đó là niềm tự hào rất lớn cho đội ngũ CB-GV-NV và các bậc PHHS trường chúng ta ngày nay. Ôn lại truyền thống của cha ông chúng ta là để kế tục, phát huy, để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực của những kỹ sư tâm hồn, nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ trẻ. Ôn lại truyền thống nhà giáo Việt Nam, để càng yêu thêm nghề dạy học ,thực hiện đúng lời của Bác Hồ :”Thầy cũng như trò ,cán bộ cũng như nhân viên ,phải thật thà yêu nghề mình .Có gì ve õvang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS, người thầy giáo tốt –thầy giáo xứng đáng là thầy giáo –là người vẻ vang nhất .Những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”, “không tượng đồng bia đá nhưng rất vẻ vang”. Là những người kế tục sự nghiệp giáo dục của cha ông ,của những người đi trước xây dựng thế hệ tương lai cho đất nước , đào tạo con người mới XHCN,chúng ta nguyện quyết tâm khắc phục mọi khó khăn , phấn đâùu nhiều hơn nữa để trở thành tấm gương sáng , người giáo viên giỏi ,người quản lí giỏi, làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của thầy giáo, cô giáo trong cuộc cách mạng hiện nay để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của thầy giáo Việt Nam. Cuối cùng kính chúc quý đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh dồi dào sức khoûe. Traân troïng kính chaøo!.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×