Viêm tắc thanh quản
Thuật ngữ này dừng để chỉ các chứng gây khó thở ở trẻ em do khí quản và
thanh quản bị viêm. Viêm tắc thanh quản có thể gây cảm giác sợ hãi nhưng hầu
như luôn luôn qua khỏi mà không gây tác hại lâu dài. Bệnh thường xảy ra vào ban
đêm và có thể tái diễn trước khi trẻ bớt vật vã.
Nếu cơn bệnh vẫn tiếp diễn ngày càng trầm trọng thêm và thường kèm theo
sốt thì hãy gọi cấp cứu. Hiếm khi trẻ bị viêm nắp thanh quản (bệnh này rất hiếm).
Khi bị bệnh này, nắp thanh quản ở cổ họng bị viêm và sưng lên; đôi khi sưng
nhiều quá đến nỗi làm nghẽn hoàn toàn khí đạo. Do đó trẻ cần chăm sóc y tế khẩn
cấp.
Cách nhận biết
Trẻ thở yếu.
Và có thể kèm theo các triệu chứng sau:
Ho ngắn và lớn tiếng.
Thở vào nghe như có tiếng ngáy và huýt sáo.
Da tái xanh (cyanosis).
Trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ vận động các cơ
quanh mũi, cổ và cánh tay để cố thở.
Nghi ngờ viêm nắp thanh quản nếu:
Trẻ ngồi thật thẳng, rõ ràng đang bị nguy cấp về đường hô
hấp.
Trẻ sốt cao.
Cách chữa trị
Nhưng điều cần làm:
An ủi, động viên trẻ.
Xin chỉ dẫn về y tế.
Không được đụng các ngón tay bạn vào cổ họng trẻ. Điều này
có thể gây co giật làm nghẽn khí đạo.
Không được sầu não. Điều đó sẽ làm trẻ lo âu sợ hãi và bệnh
tình càng tồi tệ hơn.
Đặt trẻ ngồi dậy, giữ lưng trẻ và làm cho trẻ an tâm.
Bảo trẻ hít hơi nước vào để dễ thở. Mang trẻ vào nhà tắm hay
nhà bếp, mở vòi nước nóng. Cố tạo bầu không khí ẩm ướt ở phòng cho trẻ
nghỉ ngơi để có thể ngăn chặn cơn bệnh sẽ tái diễn trở lại.
Gọi bác sĩ hoặc nếu bệnh nặng quá hãy quay số 115 để gọi
cấp cứu.
Rối loạn vòng tuần hoàn
Tim và hệ thống các mạch máu được gọi là hệ thống tuần hoàn (hay hệ
thống tim mạch) làm việc liên tục để cung cấp đầy đủ khí oxy và các dưỡng chất
từ máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể.
Hệ thống tuần hoàn có thể ngưng hoạt động do hai lý do: thứ nhất là chảy
máu nhiều có thể làm lượng máu lưu thông giảm đi và hút oxy ở các cơ quan thiết
yếu như não, tim và phổi. Thứ nhì là tuổi tác hoặc bệnh trạng có thể làm hệ thống
ngừng hoạt động.
Nguời sơ cấp cứu nên:
Đặt bệnh nhân ở vị trí thuận lợi cho việc đưa máu đến các cơ
quan thiết yếu nhất của cơ thể. Khi bị rối loạn nhịp tim, việc cung cấp máu
này phải được cân bằng để hạn chế nguy cơ bắt tim làm việc quá sức.
Áp dụng thêm các biện pháp khác để cải thiện sự tuần hoàn
và nhịp thở như nới lỏng cổ áo ra.
An ủi, trấn tĩnh bệnh nhân. Sự lo sợ và căng thẳng sẽ làm tim
hoạt động quá sức.
Trợ giúp y tế kịp thời. Luôn khuyên bệnh nhân thông báo cho
bác sĩ của họ biết, ví dụ như về cơn đau thắt hay ngất xỉu mà không rõ