Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ON SINH 9 KI 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.65 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9- HKI Bài 1: MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I. TRUYỀN HỌC - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu. - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết II. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen - Tạo dòng thuần chủng. - Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai và kiểm tra độ thuần chủng của bố, mẹ trước khi lai. - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản => theo dõi sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng. - Dùng toán thống kê để phân tích số liệu. * Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai? Vì thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. III. MỘT SỐ THUẬT NGỮ - Tính trạng: là những đặc điểm hình thái, cấư tạo, sinh lí của 1 cơ thể - Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. - Nhân tố di truyền.Quy định các tính trạng của sinh vật - Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất . - Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. - Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1. - Tính trạng lặn : là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện. Bài 2 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG - Nội dung quy luật phân li :Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P III. LAI PHÂN TÍCH - Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần => đem lai với cá thể đó với tính trạng lặn.( lai phân tích) - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai phân tích theo kết quả 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. IV. TRỘI KHÔNG HÒAN TÒAN Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền, trong đó kiểu hình của F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1 * So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn? Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kiểu hình F1 (Aa). Đồng tính( tính trạng một Tính trạng trung gian; bên của bố hoặc mẹ) Tỉ lệ kiểu hình ở F2 3 trội : 1 lặn 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn Số loại kiểu hình ở F2 2 3 Quan hệ giữa gen trội Gen trội át gen lặn Gen trội không át gen lặn và gen lặn Phép lai phân tích Ki6ẻm tr kiểu gen của cá Không cần sử dụng phép lai dùng trong trường thể mang tính trạng trội phân tích hợp Bài 4 : LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG - QLPLĐL: Các cặp nhân tố di truyền đã PLĐL trong quá trình phát sinh giao tử. - Ý nghĩa: + Quy luật PLĐL giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp, đó là sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp gen. + Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. II. BIẾN DỊ TỔ HỢP - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác P. - Nguyên nhân : Do sự phân li độc lập và tổ hợp lại các cặp tính trạng làm xuất hiện các kiểu hình khác P. - Ý nghĩa: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. **Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với sinh sản vô tính? Ở loài sinh sản hữư tính trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li, tổ hợp tự do của các gen, NST đã tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo nên nhiều biến dị tổ hợp. Còn với loài sinh sản vô tính có hình thức sinh sản bằng cách nguyên phân nên bộ gen, bộ NST đờ con vẫn giống với bộ gen, bộ NST của thế hệ mẹ. **Nếu F1 đồng tính thì nhất thiết là P thuần chủng hay không? Không nhất thiết phải thuần chủng: vd cho cây cao (AA) x cây cao (Aa); cây cao (AA) x cây cao (Aa). Bài 8 NHIỄM SẮC THỂ I. TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NHIỄM SẮC THỂ - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước. Trong giao tử NST tồn tại thành từng chieecstaoj nên bộ NST đơn bội (n) - Ở những loài đơn tính, có sự khác nhau veeff cặp NST giới tính XX và XY giữa cá thể đực và cái - Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước. - Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng. - Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST mà NST tồn tại thành từng chiếc có một nguồn gốc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ - Câu trúc của NST : NST nhìn thấy rõ nhất ở kì giữa, ở kì nàyNST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động.Mỗi crômatit gồm 1 phân tử AND và prôtêin loại histôn. - Vai trò ( Chức năng) của NST đối với sự di truyền tính trạng: + Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. + Nhiễm sắc thể có đặc tính tự nhân đôi  các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. ** Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội? Bộ NST đơn bội Bộ NST lưỡng bội - NST tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp NST - NST tồn tại thành từng chiếcvà chỉ xuất gồm 2 NST đơn có 2 nguồn gốc khác nhau pohát ừ một nguồn gốc. - Gen trên các cặp NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Gen tồn tại thành từng chiếc alen, có - Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và mô tế nguồn gốc xuất phát từ bồ hoặ từ mẹ. bào sinh du85c nguyên thuỷ. - Tồn tại trong tế bào giao tử đực hay cái do kết quả quá trình giảm phân. ** Giải thích tại sao NST được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào? - Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen: + NST chứa ADN , ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST và chiếm một vị trí nhất định + NST có những biến đổi về số lượng và cấu trúc gây ra những biến đổi về tính trạng. Đại bộ phận những tính trang được di truyền bởi các gen trên NST - NST có khả năng tự nhân đôi đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ. - Sự tự nhân đôi kết hợp với sự phân ly, tổ hợp của NST và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào ở các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi và phân ly đồng đều các NST về 2 cực của tế bào là cơ chế ổn định vật chất di truyền trong một đời cá thể ở cấp độ tế bào.. Bài 9. NGUYÊN. PHÂN. I. BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NST TRONG CHU KÌ TẾ BÀO - Chu kì tế bào gồm những giai đoạn: + Kì trung gian : tế bào lớn lên và có nhân đôi nhiểm sắc thể; + Nguyên nhân : Có sự phân chia nhiễm sắc thể và chất tế bàotạo ra 2 tế bào mới. - Mức độ đóng, duỗi xoắn của nhiễm sắc thể diễn ra qua các chu kì của chu kì tế bào + Dạng sợi (duỗi xoắn) ở kì trung gian; + Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa. Sau 1 chu kì tế bào thì hoạt động đóng, duỗi xoắn lại lắp lại. - Ý nghĩa: Sự duỗi xoắn cực đại giúp NST tự nhân đôi, sự đóng xoắn cực đại giúp NST phân li. II. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Các kì Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Kì đầu. - NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt - Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào tâm động Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại - Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Kì cuối - Các NST đơn dãn xoắn dài ra,ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất. - Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ (2n nhiễm sắc thể) cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n nhiễm sắc thể). - Ý nghĩa của nguyên phân - Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của tế bào. - Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. ** Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ là do: Kết quả của quá trình nguyên phân là từ 1 TB mẹ cho ra 2 TB con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ ( 2n NST ). Do vậy nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào, truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể. Bài 10: GIẢM PHÂN I. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN - Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kì Các kì Lần phân bào 1 Lần phân bào 2 Kì đầu - Các NST xoắn, co ngắn. - NST co lại cho thấy số lượng - Các NST kép trong cặp tương đồng NST kép trong bộ đơn bội. tiếphợp và có thể bắt chéo, sau đó tách rời nhau. Kì giữa - Các cặp NST tương đồng tập trung - NST kép xếp thành một hàng ở và xếp song song thành 2 hàng ở mặt mặt phẳng xích đạo của thoi phẳng xích đạo của thoi phân bào. phân bào . Kì sau - Các cặp NST kép tương đồng phân - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm li độc lập với nhau về hai cực của tế động thành 2 NST đơn phân li bào. về hai cực của tế bào. Kì cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân - Các NST đơn nằm gọn trong mới được tạo thành với số lượng là nhân mới được tạo thành với số đơn bội (kép). lượng là đơn bội. Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ý nghĩa của giảm phân: Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST. ***So sánh nguyên phân và giảm phân. Giống nhau: - Đều là hình thức phân bào có thoi phân bào - Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh, Cuối kì, NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động. Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào -Xảy ra tại vùng chín của tế bào sinh sinh dục sơ khai. dục. - Trải qua một lần phân bào. - Trải qua 2 lần phân bào liên tiếp. - NST kép tập trung thành 1 hàng trên - NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Trải qua một chu kì biến đổi hình thái - Trải qua 2 chu kì biến đổi hình thái NST NST - Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như tế - Tạo ra 4 tế bào con có bộ nhễm sắc bào mẹ. thể giảm đi một nửa. - Cơ chế duy trì bộ NST của loài trong - Cơ chế duy trì bộ NST của loài qua một đời cá thể. các thế hệ trong sinh sản hữu tính. *** Tại sao nói trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm? - Trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì kết thúc lần giảm phân này bộ NST trong tế bào con giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với tế bào ban đầu. - Còn lần phân bào II là lần phân bào nguyên nhiễm vì lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia crômatit trong mỗi NST đơng ở dạng kép đi về 2 cực của tế bào. Nguồn gốc NST trong tế bào con không đổi, vẫn giống như kết thúc phân bào I. Lần giảm phân này giống như phân bào nguyên nhiễm. Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH I. SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ (đực và cái) - Giống nhau :  Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.  Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử. - Khác nhau : Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực - Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 cực thứ nhất (kích thước nhỏ) và noãn bào tinh bào bậc 2. bậc 2 (kích thước lớn). - Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào cho 2 tinh tử, các tinh tử phát sinh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trứng (kích thước lớn). thành tinh trùng. - Kết quả : Mỗi noãn bào bậc I qua giảm - Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho phân cho hai thể cực và 1 tế bào trứng. 4 tinh tử phát sinh thành tinh trùng. II. THỤ TINH - Khái niệm: Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái. - Bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử. - ý nghĩa : + Duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ cơ thể. + Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa. ** Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính Nhiễm sắc thể giới tính Nhiễm sắc thể thường 1. Có một cặp trong tế bào lưỡng bội 1. Gồm nhiều cặp trong mỗi cặp lưông đồng dạng giống nhau cả ở đực và cái. 2. Thành cặp tương đồng XX hoặc 2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng không tương đồng XY 3. Mang gen quy định các tính trạng 3. Mang gen quy định tính trạng giới tính và liên quan tới giới tính. thường của cơ thể. Bài 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH I. NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH - Ở tế bào lưỡng bội : + Có các cặp nhiễm sắc thể thường (A). + 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính : Tương dồng XX Không tương đồng XY Nhiễm sắc thể giới tính mang gen qui định : + Tính đực cái. + Tính trạng liên quan giới tính. II. CƠ CHẾ NHIỄM SẮC THỂ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH - Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người: Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính. P: 44A+XX x 44A+XY GP : 22A + X 22A + X, 22A + Y F1: 44A + XX (Gái) : 44A + XY (Trai) - Qua giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra một loại giao trứng 22A + X, còn ở bố cho ra hai loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y. - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX =>con gái. Còn tinh trùng Y thụ tinh với trứng tạo hợp tử XY => con trai. III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA GIỚI TÍNH - Ảnh hưởng của môi trường trong : do rối loạn tiết hóc môn sinh dục. - Ảnh hưởng của môi trường ngoài : nhiệt độ, nồng độ CO2, ánh sáng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Ý nghĩa : Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất. **Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1? + 2 loại tinh trùng X, Y tạo ra với tỉ lệ ngang nhau. + 2 loại tinh trùng X, Y tham gia thụ tinh với trứng X với xác suất ngang nhau. ** Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? - Có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi vì sự hình thành giới tính ở chúng phụ thuộc vào môi trường trong và ngoài cơ thể. - Ý nghĩa : Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất. Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT I. THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN - Thí nghiệm : P xám, dài x đen, cụt F1 xám, dài Lai phân tích ♂ F1 x ♀ đen, cụt FB 1 xám, dài : 1 đen, cụt - Di truyền liên kết: là trường hợp các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp qua thụ tinh. - Ý nghĩa của di truyền liên kết + Trong tế bào mỗi nhiễm sắc thể mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết. + Trong chọn giống, người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. ** Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menden như thế nào?. - Hiện tượng này đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menden: Các cặp gen nằm trên các NST khác nhau thì di truyền theo quy luật phân li độc lập. Khi các gen nằm trên 1 NST thí các gen này di truyền theo quy luật di truyền liên kết. ** So sánh về kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng. DI TRUYỀN ĐỘC LẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn Thân xám, cánh dài x thân đen cánh ngắn F1: AaBb x aabb F1: BV bv G: AB; Ab; aB; ab ab bv bv G:50%BV 100%bv 50%BV Fa: AaBb; Aabb; aaBb; aabb Fa: 50% BV 50% bv BV bv KH: 1 thân xám dài 1 thân đen cụt KH: V-T; V-N ; X-T; X-N Giống nhau: F1 Đều dị hợp về 2 cặp gen và kết quả lai Fa đều có sự phân tính về kiểu hình. Khác nhau: DI TRUYỀN ĐỘC LẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST. - 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST - Ở Fa tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ - Fa tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng bằng nhau. nhau. - Kết quả lai phân tích tạo ra 4 kiểu - Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỉ lệ 1:1:1:1. gen và 2 kiểu hình có tỉ lệ 1:1. ** So sánh qui luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng. * Sự giống nhau: - Đều phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng - Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn. - Đều dựa trên sự phân li của gen trên NST trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp gen từ các giao tử trong thụ tinh tạo thành hợp tử. - P thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản, F1 đều mang kiểu hình với hai tính trạng. * Sự khác nhau Qui luật phân li độc lập Hiện tượng di truyền liên kết - Mỗi gen nằm trên một NST (hay hai - Hai gen nằm trên một NST ( hay hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương cặp gen cùng nằm trên một cặp NST đồng khác nhau) tương đồng) - Hai tính trạng di truyền độc lập không - Hai cặp tính trạng không di truyền độc phụ thuộc vào nhau lập mà phụ thuộc vào nhau. - Các gen phân li độc lập trong giảm - Các gen phân li cùng với nhau trong phân tạo giao tử giảm phân tạo thành giao tử - Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp hợp. Bài 15 : ADN I. CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA PHÂN TỬ ADN - Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P. - ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X). - Trên 1 mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị. - Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật. II. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN - Cấu trúc không gian của phân tử ADN: + Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, 2 nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS. + Mỗi vòng xoắn có đường kính 20, chiều cao 34 A , gồm 10 cặp nuclêôtit..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + giữa mạch đơn này với mạch đơn kia các cặp nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T = 2 liên kết H. G liên kết với X bằng 3 liên kết H. - Hệ quả của nguyên tắc bổ sung. + Do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại. + Về tỉ lệ của các loại đơn phân trong ADN : A=T;G=X => A + G = T + X. A +T tỉ số G + X trong các phân tử ADN thì khác nhau và đặc trưng cho loài. - Chức năng ADN : + Lưu giữ thông tin di truyền. + Truyền đạt thông tin di truyền. **Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng? - ADN có tính đặc thù và đa dạng vì: + Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần của các loài nuclêôtit. + Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêtit tạo nên Bài 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN I. ADN TỰ NHÂN ĐÔI THEO NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀO? - ADN tự nhân đôi tại nhiễm sắc thể ở kì trung gian, theo đúng mẫu ban đầu - Quá trình tự nhân đôi : + Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc. + Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS, 2 mạch mới của 2 ADN con dần đuợc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. - Kết quả : 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ. - ADN nhân đôi theo 3 nguyên tắc : + Khuôn mẫu + Bổ sung + Giữ lại một nửa II. BẢN CHẤT CỦA GEN - Bản chất hóa học của gen là ADN. - Chức năng : lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Bài 17 : MỐI LIÊN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I. ARN - ARN cấu tạo từ các nguyên tố : C, H, O, N và P. - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit : A, U, G, X. - ARN gồm 3 loại: + m ARN : Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protêin. + t ARN : Vận chuyển axit amin. + r ARN : là thành phần cấu tạo nên ribôxôm..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II. QÚA TRÌNH TỔNG HỢP ARN ? - Quá trình tổng hợp ARN tại nhiễm sắc thể ở kì trung gian. + Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn. + Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS( A - U, G – X) - Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào. - Nguyên tắc tổng hợp : + Khuôn mẫu : dựa trên 1 mạch đơn của gen + Bổ sung : A – U; T –A; G – X; X – G **So sánh AND và ARN? Đặc điểm ARN ADN - Số mạch đơn 1 2 - Các loại đơn phân A, U, G, X A, T, G, X - Kích thước, khối lượng Nhỏ Lớn Bài 18: PRÔTÊIN I. CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN + Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố : C, H, O, N. + Prôtêin là đại phân tử đựơc cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin + Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự các axit amin. + Prôtêin có 4 bậc cấu trúc : . Cấu trúc bậc 1 : Là chuỗi axit amin có trình tự xác định. . Cấu trúc bậc 2 : là chuỗi axit amin tạo vòng xoắn lò xo. . Cấu trúc bậc 3 : Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng. . Cấu trúc bậc 4 : Gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau. II. CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN - Chức năng cấu trúc Là thành phần quan trọng xây dựng các tế bào quan và màng sinh chất  hình thành các đặc điểm của mô, cơ quan, cơ thể. - Vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất Bản chất enzim là prôtêin, tham gia các phản ứng sinh hóa. - Vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất. Các hoocmôn, phần lớn là prôtêin  điều hòa các quá trình sinh lý trong cơ thể. * Tóm lại : Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng, liên quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. Bài 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG I. MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN - mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào. - Sự hình thành chuỗi axit amin : + mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Các tARN mang axit amin vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS  đặt axit amin vào đúng vị trí. + Khi ribôxôm dịch một nấc trên mARN  axit amin được nối tiếp. + Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN  chuỗi axit amin được tổng hợp xong. Nguyên tắc tổng hợp : + Khuôn mẫu (mARN). + Bổ sung (A – U; G – X). II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG - Mối liên hệ: gen ( 1 đoạn ADN )  mARN  protein  tính trạng  ADN làm khuôn để tổng hợp mARN  mARN làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin ( protein bậc 1) Protein tham gia cấu trúc và chức năng của tế bào  biểu hiện tính trạng. - Bản chất mối liên hệ: Trình tự của các nucleotit trong ADN qui định trình tự các nucleotit trong mARN, qua đó mARN qui định trình tự của các axit amin trong phân tử protein. Protein tham gia vào các hoạt động của tế bào  biểu hiện tính trạng Bài 21 ĐỘT BIẾN GEN I. ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ? - Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc gen. Có 3 dạng: Mất, thêm, thay thế 1 cặp nucleotit. - Nguyên nhân là do rối loạn trong quá trình tự sao của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể. - Tính chất ( vai trò): + Đột biến gen di truyền được. + Sự thay đổi cấu trúc gen dẫn tới sự thay đổi kiểu hình + các đột biến thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. + Đa số các đột biến là đột biến lặn biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử. Một số ít có lợi có ý nghĩa trong chọng giống và tiến hóa. Bài 22 : ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Có 3 dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn. - Nguyên nhân: Tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đọan NST. - Tính chất ( vai trò): Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho con người và sinh vật vì Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn trật tự sắp xếp của các gen  biến đổi kiểu hình  rối loạn trong hoạt động cơ thể, dẫn đên bệnh tật thậm chí gây tử vong. Một số Đột biến cấu trúc NST có lợi cho chọn giống và tiến hoá. Bài 23:. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng của NST xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hay tất cả các cặp NST. I. HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI THỂ - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng: Có 3 dạng: 2n + 1; 2n – 1; 2n -2. - Nguyên nhân: Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra 1 giao tử mang 2NST và 1 giao tử không mang NST nào. Khi thụ tinh, hợp tử sẽ có 3NST hoặc không có NST nào của cặp NST tương đồng. - Hậu quả: Gây biến đổi hình thái ở thực vật ( hình dạng, kích thước, màu sắc,..) hoặc gây bệnh NST ở động vật ( đao, tocnor) II. HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI THỂ - Thể đa bội : Là hiện tượng bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n ( lớn hơn 2n)  hình thành nên các thể đa bội ( 3n, 4n, 5n) - Nguyên nhân hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường  không phân li tất cả các cặp nhiễm sắc thể  tạo thể đa bội + Nguyên phân: Sự tự nhân đôi của từng NST ở hợp tử nhưng không xảy ra nguyên phân ở lần phân chia đầu tiên dẫn đến hình thành thể đa bội + Giảm phân: Sự hình thành giao tử không qua nhiễm sắc thể, và sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh cũng dẫn đến sư hình thành đa bội thể. - Vai trò; tạo các giống cây ăn quả, lấy hạt, lấy thân, lấy lá có ngăng suất cao và chống chịu tốt. ** Tại sao thể đa bội thường có kích thước cơ thể lớn? Do số lượng NST, ADN trong tế bào tăng gấp bội nên dẫn tới tăng cường trao đổi chất, tăng kích thước cơ thể, cơ quan… Bài 25 : THƯỜNG BIẾN I. SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH DO TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG - Thường biến: Là những biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời sống cá thể, dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. - Đặc điểm: Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, không di truyền được. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN- MÔI TRƯờNG – KIỂU HÌNH - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường. - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào gen. - Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. Vì thế trong sản xuất phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với từng loại tính trạng. III. MỨC PHẢN ỨNG Là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen qui định. **So sánh thường biến và đột biến Thường biến Đột biến - Là biến đổi kiểu hình - Biến đổi trong vật chất di truyền ( AND,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định - Có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường - Không là nguồn nguyên liệu trong tiến hóa và chọn giống - Biến dị không di truyền. NST) - Riêng lẽ, không theo hướng xác định - Có lợi, hại, trung tính. - Là nguồn nguyên liệu trong tiến hóa và chọn giống. - Biến dị di tryền. Bài 28 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI I. Việc nghiên cứu di truyền người gặp những khó khăn gì? + Sinh sản chậm, đẻ ít con. + Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. II. NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nào đó trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó là trội hay lặn, do 1 gen hay nhiều gen quy định, tồn tại trên NST thường hay NST giới tính. III. NGHIÊN CỨU TRẺ ĐỒNG SINH - Trẻ đồng sinh là những trẻ sinh cùng sinh ra trong 1 lần sinh; Trẻ đồng sinh cùng trứng Trẻ đồng sinh khác trứng - Một trứng thụ tinh với tinh trùng tạo - 2 trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành 1 hợp tử. thành 2 hợp tử - Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử - Mổi hợp tử phát triển thành 1 phôi. tạo ra 2 phôi bào phát triển thành 2 Mỗi phôi phát triển thành 1 em bé. phôi tạo ra 2 cơ thể. - Có thể cùng hay Khác giớin tính - Cùng giới tính - Có kiểu gen khác nhau. - Có kiểu gen giống nhau Ý nghĩa nghiên cứu Trẻ đồng sinh - Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò kiểu gen và vai trò môi trường dối với sự hình thành tính trạng. - Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng. Bài 29 : BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI I. MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI Tên bệnh Đặc điểm di truyền 1. Bệnh Đao - Cặp nhiễm sắc thể số 21 có 3 nhiễm sắc thể. 2. Bệnh Tơcnơ. - Cặp nhiễm sắc thể số 23 chỉ có 1 nhiễm sắc thể.. Biểu hiện bên ngoài - Bé, lùn, cổ rụt,má phệ, miệng hơi hả, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn. - Lùn, cổ ngắn, là nữ. - Tuyến vú không phát triển,.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> thường mất trí và không có con. - Da và tóc màu trắng. - Mắt màu hồng. - Câm điếc bẩm sinh.. 3. Bệnh Đột biến gen lặn Bạch tạng 4. Bệnh câm điếc Đột biến gen lặn bẩm sinh II. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN - Nguyên nhân: + Do các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên. + Do ô nhiễm môi trường. + Do rối loạn trao đổi nội bào. - Những Biện pháp hạn chế các bệnh di truyền ở người + Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. + Sử dụng hợp lí các thuốc bảo vệ thực vật. + Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân. + Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, bệnh di truyền. Bài 30 : DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI I. DI TRUYỀN HỌC TƯ VẤN - Di truyền học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ. - Nội dung : + Chẩn đoán. + Cung cấp thông tin. + Cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền II. DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH - Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các quy định : + Hôn nhân 1 vợ 1 chồng. + Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn. ** Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống? Những ngưòi có quan hệ huyết thống có kiểu gen gần giống nhau nên khi kết hôn với nhau thì các đột biến lặn, có hại biểu hiện  dị tật bẩm sinh tăng. Từ đời thứ 4 trở đi có sự sai khác về mặt di truyền nên có thể lấy nhau. ** Giải thích cơ sở của các khoa học của các quy định hôn nhân 1 vợ 1 chồng, Hôn nhân 1 vợ 1 chồng: dự trên quy luật di truyền giới tính đực/ cái xấp xỉ tỉ lệ 1:1. ** Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào? Vì sao? Nên sinh con ở tuổi 20- 34 vìểơ độ tuổi này tỉ lệ sinh con mắc bệnh đao thấp, còn 35 tuổi trở đi tỉ lệ con mắc bệnh đao tăng. Bài 31 : CÔNG NGHỆ GEN I. KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ GEN - Kĩ thuật gen : Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền. - Các khâu của kĩ thuật gen:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Khâu 1: Tách ADN của tế bào cho và tách ADN làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virút. + Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp + Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện cho gen da94 ghép được biểu hiện. tạo điều - Ứng dụng: + Tạo các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học lớn và giá thành hạ. + Tạo các giống cây trồng biến đổi gen: đưa nhiều gen quy định các đặc điểm quý như năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cao,…,vào cây trồng. + Tạo động vật biến đổi gen. HỌC KÌ II. BÀI 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN 1. Hiện tượng thoái hoá : Là hiện tượng các cá thể ở thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần, sinh trưởng phát triển yếu sức sinh sản giảm, năng suất giảm dần … 2. Giao phối gần: là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ mọt cặp bố mẹ hoăc giưã con cái với bố mẹ. 3. Nguyên nhân: Khi tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ, tỉ lệ dị hợp tử giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng, các gen lặn bất lợi biểu hiện kiểu hình có hại. 4. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết + Củng cố và giữ ổn định của một số tính trạng mong muốn + Tạo dòng thuần chủng để tạo ưu thế lai. + Thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, loại bỏ các gen xấu khỏi quần thể. BÀI 35: ƯU THẾ LAI 1. Ưu thế lai: là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố hoặc mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. 2. Nguyên nhân: Khi cho giao phối giữa cặp bố mẹ thuần chủng thì các cơ thể lai F1 ở trạng thái dị hợp tử, các gen trội, có lợi được biểu hiện ở F1 3. Không nên dùng con lai F1 để nhân giống: Vì con lai F1 là thể dị hợp, các gen lặn có trong F1 không biểu hiện được nhưng nếu cho F1 làm giống lai với nhau thì từ F2 trở đi, các gen lặn có điều kiện tổ hợp với nhau tạo ra kiểu gen đồng hợp lặn và biểu hiện kiểu hình xấu. 4. Muốn duy trì ưu thế lai: Dùng phương pháp nhân giống vô tính. 5. Để tạo ưu thế lai ở cây trồng dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ, còn ở vật nuôi dùng phương pháp lai kinh tế. 6. Lai kinh tế: Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. 7. Phương pháp lai kinh tế phổ biến ở nứơc ta: là dùng con cái thuộc giống tốt nhất trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường: là nơi sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. - Có 4 loại môi trường: môi trường nước, môi trường sinh vật, môi trường trên mặt đất – không khí, môi trường trong lòng đất. 2. Nhân tố sinh thái : là tập hợp tất cả các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Nhân tố sinh thái: gồm 2 nhóm + Nhóm nhân tố vô sinh + Nhóm nhân tố hữu sinh gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác * Nhóm nhân tố sinh thái con người được tách ra thành nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với sinh vật khác. Con người có trí tuệ , biết khai thác tài nguyên thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên. 3. Giới hạn sinh thái: là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn đó, sinh vật sẻ yếu dần và chết. - Giới hạn sinh thái được xác định bởi: giới hạn trên, giới hạn dưới, và điểm cực thuận. ** Bài tập vẽ giới hạn Sinh thái BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT 1. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Thực vật được chia thành 2 nhóm thưc vật ưa sáng và ưa bóng. Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng Phiến lá nhỏ, hẹp, có màu xanh nhạt Phiến lá lớn, có màu xanh thẫm Thân cây có số cành phát triển nhiều Thân cây có số cành cây phát triển ít Lá có tầng cutin dày, mô giậu phát triển. Tầng cutin ở lá mỏng, mô giậu kém phát triển. Quang hợp trong điều kiện ánh sáng Quang hợp trong điều kiện ánh sáng mạnh yếu. Cường độ hô hấp mạnh hơn khi tác động Cường độ hô hấp yếu nhiệt trong ánh sáng trở nên gay gắt. 2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật: + Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. + Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật. + Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim. - Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau: + Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như gà, chào mào + Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển. ( cú mèo, cuốc…).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> BÀI 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ - ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT 1. ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí cúa sinh vật. - Thực vật sống ở vùng nhiệt đới có tầng cuticun dày =>hạn chế thoát hơi nước.còn thục vật ở vùng ôn đới thường rụng lá vào mùa đông. Động vật ở vung lạnh có kích thước cơ thể lớn, lông dày và dài hơn so với đọng vật sống ở vùng nóng. - Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 độ C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao hoặc nhiệt độ rất thấp. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm: - Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát. - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như Chim, Thú và con người. 2. ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật Độ ẩm ảnh hưởng tới sự phân bố, đặc điểm hình thái, sinh lí của sinh vạt… Dựa vào khả năng chịu đựng của sinh vật với độ ẩm người ta chia thực vật và động vật thành: Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn, động vật ưa ẩm và động vật ưa khô. *** Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi của môi trường? tại sao? - Nhóm sinh vật hằng nhiệt nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi của môi trường. Vì chúng có cơ chế điều hòa nhiệt và trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng nhiều cách như: chống mất nhiệt qua lông da, mỡ hoặc điều chỉnh mao mạch dưới da dãn ra, tang cường thoát hơi nươc và phát tán nhiệt… BÀI 44 : ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT 1. Các mối quan hệ cùng loài giữa các sinh vật gồm quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. - QH hỗ trợ: Quan hệ hỗ trợ chỉ có khi môi trường sống có nhiều thức ăn, nơi ở rộng rãi, số lượng cá thể vừ phải, số lương con cái - đực là tương đương, điều kienj sông thuân lợi. * Ý nghĩa: + Giúp các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả. + Làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện môi trường bất lợi. + Tranh nhau thức ăn giúp thức đẩy sinh trưởng nhanh. - QH cạnh tranh: Xuất hiện khi gặp điều kiện bất lợi như : khan hiếm nguồn thức ăn, nơi ở chật chội, mật độ quá cao, con đực tranh giành con cái. Sự cạnh tranh dẫn đến hiện tượng tách khỏi nhóm của các cá thể. * Ý nghĩa: + Làm giảm bớt sự cạnh tranh về thức ăn, chỗ ở, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn. + Hạn chế sự gia tăng dân số lượng cá thể vượt quá mức hợp lí. 2. Các mối quan hệ khác loài giữa các sinh vật.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> * Quan hệ hỗ trợ: - Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. VD: Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. - Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. VD: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. *Quan hệ đối địch: - Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. VD: Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm - Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. VD: Giun đũa sống trong ruột người - Sinh vật ăn sinh vật khác: Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ... VD: Cây nắp ấm bắt côn trùng. ***Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài: + Quan hệ hỗ trợ thì cả 2 sinh vật cùng có lợi hoặc chỉ có một bên có lợi, và không có bên nào bị hại. + Quan hệ đối địch thì chỉ có 1 bên có lợi còn bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại ***Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? - Hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài. - Hiện tưởng tự tỉa là do các cành phía dưới nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp chất chất hữu cơ ít không bù được năng lượng tiêu hao do hô hấp. Khả năng lấy nước của cành kém nên các cành phía dưới khô héo và rụng => Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra mạnh mẽ. - Để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể thì phải trồng cây với mật độ thích hợp, tỉ lệ con cái- đưc thích hợp, cung cấp đầy đủ các nguồn sống thức ăn, chỗ ở cho sinh vật... BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT 1. Quần thể sinh vật: Là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo ra thành những thế hệ mới. 2. Những đặc trưng của quần thể (3 đặc trưng).

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Tỷ lệ giới tính: là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực/cái. Tỷ lệ này thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cá thể cái - Thành phần nhóm tuổi : quần thể gồm nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau : + Nhóm tuổi trước sinh sản :Các cá thể lớn nhanh làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể . Nhóm tuổi này là lực lượng bổ sung cho nhóm tuổi sinh sản. + Nhóm tuổi sinh sản : khả năng sinh sản của các cá thể ở nhóm tuổi này quyết định mức sinh sản của quần thể . + Nhóm tuổi sau sinh sản : các cá thể không cònkhả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. - Mật độ quần thể : Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ quần thể thay đổi theo mùa, theo năm và theo chu kỳ sống của sinh vật . Mật độ quần thể phụ thuộc vào nguồn thức ăn và những biến động bất thường của thời tiết.( Mật độ quần thể là đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất trong quần thể ) BÀI 48: QUẦN THỂ NGƯỜI 1. Sự giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật - Quần thể người có những đặc trưng giống như các quần thể sinh vật khác như: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi… - Quần thể người còn có các đặc trưng khác như mà các quần thể sinh vật khác không có như : kinh tế, pháp luật, hôn nhân, văn hoá, giáo dục…. - Sự khác nhau là do: con người có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên 2. Sụ khác nhau giữa tháp dân số trẻ khác tháp dân số già Tháp dân số trẻ Tháp dân số già - Dân số có xu hướng tăng(tỉ lệ sinh thay - Dân số có xu hướng giảm (tỉ lệ sinh thay thế lớn hơn tỉ lệ chết). thế thấp hơn tỉ lệ chết). - Nhóm tuổi dưới 15 chiếm trên 30% dân - Nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ thấp, số, nhóm tuổi sau sinh sản 10% dân số nhóm tuổi sau sinh sản chiếm tỉ lệ cao 3. Tăng dân số tự nhiên, hậu quả , biện pháp hạn chế tăng dân số - Tăng dân số tự nhiên là tỉ lệ sinh lớn hơn tỉ lệ tử. - Hậu quả tăng dân số quá nhanh sẽ dẫn tới: thiếu lương thực; thiếu nơi ở; thiếu trường học, bệnh viện; Ô nhiễm môi trường; chặt phá rừng; chậm phát triển kinh tế; tắc nghẽn giao thông; năng suát lao động thấp;… - Các biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân; sử dụng các biện pháp tránh thai;….. BÀI 49: QUẦN XÃ SINH VẬT 1. Quần xã sinh vật: Là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. VD : Quần xã rừng mưa nhiệt đới. 2. Những đặc trưng cơ bản của quần xã..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đặc điểm Số lượng loài trong quần xã. Các chỉ số Độ đa dạng Độ nhiêu Độ thường gặp. Thể hiện Mức độ phong phúvề số lượng trong quần xã Mật độ cá thể từng loài trong quần xã Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp 1 loài trong tổng số những địa điểm quan sát. Thành phần Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã loài trong quần Loài đặc trưng Lòai chỉ có ở một QX hoặc có nhiều hơn hẳn các xã loài khác. 3. Khống chế sinh học là hiện tượng gia tăng số lượng cá thể của loài này sẽ bị kìm hãm bởi sự phát triển số lượng cá thể của loài kia. - Ý nghĩa: Khống chế sinh học làm cho số lượng các thể của mỗi quần xã dao động quanh vị trí cân bằng. Tạo nên trạng thái cân bằng trong quần xã. 4. Cân bằng sinh học trong quần xã được biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã đó và luôn khống chế ở mức độ nhất định ( dao động quanh trạng thái cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. VD: Khi số lượng môi trường sống thuận lợi, Số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim ăn sâu tăng. Và khi số lượng chim sâu ăn quá nhiều sẽ làm cho số lượng sâu ăn lá giảm =>Số lượng chim và số lượng sâu dao động quanh vị trí cân bằng. ***Sự giống nhau giữa quần thể và quần xã: - Giống nhau: Đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật cùng sống trong một khoảng khoâng gian xaùc ñònh. - Khác nhau: Quần thể Quần xã - Tập hợp các cá thể cùng loài Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sống trong một sinh cảnh sinh cảnh - Sống trong cùng một thời gian Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài - Các cá thể có mối quan hệ về - Mối quan hệ sinh sản trong quần thể. mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt - Giữa các quần thể có mối quan hệ hỗ trợ và đối là sinh sản địch. BÀI 50: HỆ SINH THÁI 1. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Các thành phần của hệ sinh thái ; + Các thành phần vô sinh: đất đá, nước … + Sinh vật sản xuất là thực vật + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thự vật, động vật ăn động vật + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm… 2. Chuỗi thức ăn : là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ. * ý nghĩa: Cho ta biết mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong 1 quần xã sinh vật.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> VD: Cây cỏ ---> Chuột---> Cầy---> Đại bàng 3. Lưới thức ăn: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần củ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. * Ý nghĩa: Chỉ ra các mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong 1 hệ sinh thái VD; HS tự làm BÀI 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 1. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội - Thời kì nguyên thuỷ: Con người chủ yếu là săn bắt và hái lượm. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để săn bắt làm cho nhiều cánh rừng bị đốt cháy. - Xã hội nông nghiệ: Hoạt động trồng trọt, cày xới đất canh tác, chăn nuôi con người đã chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc, khu dân cư … góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt, nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy nhiên cũng tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt. - Xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn. Công nghiệp khai khoáng, đô thị hoá phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường, làm tăng sản lượng , khống chế được nhiều loại dịch bệnh. Nhiều giống vật nuôi và cây trồng quí được lai tạo và nhân giống. 2. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Những biện pháp chính là: - Hạn chế phát triển dân số quá nhanh - Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên - Bảo vệ các loài sinh vật - Phục hồi và trồng rừng mới - Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm - Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. BÀI 54- 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. 2. Nguyên nhân: Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như: cháy rừng, do phương tiện giao thông vận tải, đun nấu trong gia đìn, do sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nhamthạch gây ra nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển... 3. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ( Xem bảng trang 168).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Có nhiều biện pháp để hạn chế chống ô nhiễm môi trường như : - Xử lý các chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt - Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế gây ô nhiễm môI trường - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, sử dụng nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môI trường như năng lượng mặt trời, gió . - Trồng cây, gây rừng để điều hoà khí hậu - Xây dựng khu công nghiệp xa khu daan cư. - Tăng cường giáo dục để nâng cao ý thức con người trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường. - Xây dựng nhà máy xử lí rác, chôn lấp rác hợp lí... BÀI 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Tài nguyên thiên nhiên và các dạng tài nguyên chủ yếu - Tài nguyên thiên nhiên nguồn vật chất sơ khai hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. - Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. VD như: than đá, dầu mỏ, sắt, vàng, đá quý, đá vôi... + Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng hợp lí có thể phục hồi được. VD như: tài nguyên đât, nước, sinh vật biển, tài nguyên nông nghiệp. + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều... là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường. 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa đáp ứng sử dung tài nguyên của xã hội hiên tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau. - Các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất: Đất là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. sử dụng hợp lí tài nguyên đát là làm cho đất không bị thoái hóa. - Các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước: Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật. sử dụng hợp lí tài nguyên nướclà sử dụng hợp lí, không làm ô nhiễm nguồn nước. - Các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: Rừng cung cấp nhiều lâm sản, điều tiết khí hậu,…., sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là biết kết hợp khai thác, trồng mới và bảo tồn. BÀI 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã + Nhiều vùng trên trái đất môi trường và thiên nhiên hoang dã đang bị suy thói nghiêm trọng cần bảo vệ. + Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. + Tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên + Là cơ sở cho duy trì cân bằng sinh thái, phát triển bền vững 2. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm : + Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. + Trồng cây gây rừng. + Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quý. + Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật. + Ứng dụng cộng nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý… 3. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa - Với vùng đất trống, đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng,. - Tăng cường thủy lợi, tưới tiêu hợp lí. - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh. - Thay đổi các loại cây trồng hợp lí - Chọn giống thích hợp - Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng. - Nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người về vấn đề này… BÀI 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI 1. Các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất: Trái đất có nhiều vùng với các kiểu hệ sinh thái khác nhau. Gồm các hệ sinh thái trên cạn gồm HST rừng, HST thảo nguyên, HST hoang mạc, HST nông nghiệp, HST núi đá vôi.., hệ sinh thái dưới nước gồm HST vùng biển khơi, HST ven bờ, HST sông, suối, hồ… 2. Vì sao Phải bảo vệ hệ sinh thái rừng, các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng - Phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì: Hiện nay rừng đang bị khai thác nhiều, diện tích rừng bị thu hẹp, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, cung cấp thức ăn, điều hòa khí hậu, giữ can bằng sinh thái….. - Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. + Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng rừng ở mức độ phù hợp . + Xây dựng khu bảo tồn để và vườn quốc gia. + Trồng rừng  phục hồi hệ sinh thái rừng, chống xói mòn. + Vận động đồng bào dân tộc thiểu số sống định cư. + Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở va 2trồng trọt trong rừng + Phòng chóng cháy rừng + Tuyên truyền bảo vệ rừng  toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. 3. Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển, các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển. - Phải bảo vệ hệ sinh thái biển vì: Mức độ khai thác tài nguyên sinh vật biển tăng quá nhanh, nhiều loài sinh vật biển đang có nguy cơ bị tuyệt chủng….. - Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển. + Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải. + Bảo vệ nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hịếm. + Chống ô nhiễm môi trường biển. + Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt. + Xử lý các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> BÀI 61: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Sự cần thiết ban hành luật + Luật Bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường. + Luật Bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. 2. Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường * Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường. + Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng swinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên + Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp + Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam. * Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường. + Các tổ chức cá nhân gây ra sự cố về môi trường có trach nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. + các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.. Câu 1 (2 điểm): Nêu khái quát các phương pháp nghiên cứu di truyền người? Việc nghiên cứu di truyền người có những điểm khó khăn nào so với nghiên cứu di truyền ở động vật. Câu 2 (3 điểm): Di truyền liên kết là gì? Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết? Vì sao ruồi giấm là một đối tượng thuận lợi trong việc nghiên cứu di truyền? Câu 3 (3 điểm): Cho cây lúa thân cao lai với cây lúa thân thấp. Trong trường hợp nào thì kết quả ở F1 và F2 đúng với kết quả thí nghiệm của MenĐen. Trường hợp nào thì không đúng? Giải thích. Câu 4 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của phân tử ADN có số lượng các loại Nuclêôtít là: A1 = 150, G1 = 300 và trên mạch 2 có: A 2 = 300, G2 = 600. Dựa trên nguyên tắc bổ sung hãy tìm: a) Số lượng Nuclêôtít các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại Nuclêôtít của cả phân tử ADN. b) Tính chiều dài của phân tử ADN. Câu 5 (3 điểm): Dựa vào những kiến thức về di truyền học để giải thích:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Vì sao những người có quan hệ cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì Luật hôn nhân và gia đình không cho phép kết hôn với nhau? - Vì sao luật hôn nhân chỉ cho phép kết hôn 1 vợ 1 chồng. - Vì sao cấm chẩn đoán thai nhi sớm. Câu 6 (6 điểm): Ở chuột, gen qui định màu thân và gen qui định chiều dài của đuôi đều nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau. Cho giao phối giữa chuột thuần chủng có thân xám, đuôi dài với chuột thuần chủng có thân đen, đuôi ngắn thu được F1 đều có thân xám, đuôi ngắn. a) Hãy xác định tính trạng trội, tính trạng lặn, qui ước gen và lập sơ đồ lai. b) Nếu cho chuột có thân xám, đuôi dài giao phối với chuột có thân đen, đuôi dài thì kết quả lai sẽ như thế nào? c) Làm thế nào để xác định kiểu gen của con chuột có thân xám, đuôi ngắn là thuần chủng hay không thuần chủng? Giải thích và minh hoạ..

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×