Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KY NIEM 71 NAM NGAY THANH LAP QD NDVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.08 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12/1944 - 22/12/2015 VÀ 26 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22/12/1989 - 22/12/2015. Cách đây 71 năm, một sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của cách mạng Việt Nam, đó là việc ra đời Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Với quyết định ra đời đội quân chủ lực từ trong phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi của quần chúng nhân dân cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới và cách mạng Việt Nam, chính sự chuẩn bị chu đáo đó đã góp phần to lớn vào sự thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945. Năm nay, chúng ta kỷ niệm 71 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, trong không khí cả nước đang hướng về cội nguồn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thi đua phấn đấu, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu Đại hội Đảng toàn quốc. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước. Trong Chính cương vắn tắt được thông qua tại Hội nghị.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> thành lập Đảng tháng 2/1930, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới việc tổ chức ra "Quân đội công nông". Trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 cũng chỉ rõ nhiệm vụ"Vũ trang cho công nông". Trong cao trào cách mạng 1930 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh đã ra đời các "Đội tự vệ đỏ" là tiền thân của LLVT cách mạng. Từ năm 1939, trước sự chuyển biến của tình hình thế giới, khi thời cơ xuất hiện, cách mạng Việt Nam đã có sự chuyển hướng chiến lược: Đặt nhiệm vụ trọng tâm vào đánh đế quốc giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật phát triển mạnh mẽ ở cả thành thị và nông thôn, cả rừng núi, trung du và đồng bằng. Các cuộc khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích đã diễn ra trên khắp các địa phương, dẫn đến hàng loạt tổ chức vũ trang cách mạng được thành lập như: Đội Du kích Bắc Sơn, du kích Nam kỳ, du kích Ba Tơ, các đội cứu quốc quân 1, cứu quốc quân 2...Trước sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào cách mạng và sự trưởng thành nhanh chóng của các tổ chức vũ trang đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một Quân đội chủ lực thống nhất về tổ chức. Trước khi thành lập đội quân chủ lực thống nhất, Bác Hồ đã gửi cho đồng chí Võ Nguyên Giáp bản Chỉ thị, trong đó Bác ghi: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền". Bác khẳng định: "Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam". Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, 17 giờ, ngày 22/12/1944 trong khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - nay là xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, trước sự chứng kiến của đại biểu Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng và đồng bào các dân tộc ở địa phương, được sự ủy nhiệm của Trung ương Đảng và Bác Hồ, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã long trọng tuyên bố thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, ban đầu Đội gồm có 34 chiến sỹ do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Tức Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách kế hoạch - tình báo; Dưới lá cờ đỏ sao vàng, toàn Đội đã tuyên.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đọc Mười Lời thề danh dự nói lên lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, tinh thần hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp cách mạng, kiên quyết chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, hết lòng phục vụ nhân dân, tinh thần đoàn kết và ý thức tổ chức kỷ luật của Quân đội cách mạng, Mười lời thề của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã trở thành lời thề của Quân đội ta sau này. Thực hiện Chỉ thị của Bác Hồ: "Trong vòng một tháng phải có hoạt động" và "Trận đầu ra quân phải thắng", chỉ 3 ngày sau khi thành lập, Đội đã đánh tập kích vào hai đồn Phai khắt và Nà Ngần, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ sỹ quan, binh lính, thu toàn bộ vũ khí gây tiếng vang lớn thể hiện tinh thần sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh chỉ huy, mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của của Quân đội ta. Tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trên cả nước thành lập Việt Nam Cứu quốc quân; Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân; Năm 1946 làQuân đội Quốc gia Việt Nam và đến năm 1950 được đổi thành QĐND Việt Nam. Như vậy, QĐND Việt Nam được ra đời trên nền tảng của truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc, được ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, sự chăm lo đùm bọc giúp đỡ của nhân dân; Cùng với thời gian, QĐND Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đã chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, lập nên nhiều chiến công vang dội làm rạng danh non sông, đất nước và tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta. Theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, ngày 17/10/1989 Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VI) đã quyết định lấy ngày kỷ niệm thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944), đồng thời là ngày Hội Quốc phòng toàn dân. Việc lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam là ngày Hội Quốc phòng toàn dân là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa to lớn, đánh dấu bước phát triển mới của LLVT nhân dân và cách mạng Việt Nam để toàn Đảng, toàn dân tích cực chăm lo xây dựng LLVT nhân dân và sự nghiệp Quốc phòng toàn dân. Chặng đường 71 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta đã gắn liền với những thành tích, chiến công vang dội, từ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> những trận đầu hạ Đồn Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống "Quyết chiến, quyết thắng" của Quân đội ta, đến các chiến dịch: Việt Bắc thu đông năm 1947, Biên giới năm 1950, Điện Biên Phủ 1954thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Từ trận đầu thắng Mỹ ở Núi Thành năm 1965 đến chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã thống nhất hai miền Nam - Bắc đưa Giang sơn về một mối. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, hình ảnh người chiến sỹ mũ nan, dép lốp với gậy tầm vông, giáo mác nhưng đã dám xả thân quyết tiến công quân thù, những chiến sỹ cảm tử "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" dũng cảm ôm bom ba càng lao vào tiêu diệt xe tăng địch, đến những chiến sỹ "Nhằm thẳng quân thù mà bắn", "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù"..."Bộ đội Cụ Hồ" mãi mãi là hình ảnh cao đẹp, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống, ý chí quật cường của dân tộc ta, là nét đẹp văn hóa đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam Anh hùng. Những hành động, những tấm gương tiêu biểu đó đã tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam Anh hùng, xứng đáng với lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Ngày nay, phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” càng được toả sáng, nhân lên trong giai đoạn cách mạng mới, những hình ảnh, hành động vô cùng anh dũng và xúc động khi mà hàng vạn cán bộ, chiến sỹ không quản ngại khó khăn, gian khổ, ngâm mình ngăn dòng nước lũ, hình ảnh những người chiến sỹ đã hy sinh quên mình cứu dân sẽ còn sống mãi trong lòng hơn 90 triệu trái tim đầy nhiệt huyết của đồng bào cả nước, những tấm gương dũng cảm hy sinh quên mình đó của những cán bộ, chiến sỹ vì cuộc sống bình yên của nhân dân đã luôn nhắc nhở mỗi chúng ta hãy trân trọng, nâng niu, giữ gìn truyền thống đoàn kết, gắn bó máu thịt quân dân, để truyền thống đó mãi mãi là niềm vinh dự, tự hào, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sỹ QĐND Việt Nam phải không ngừng củng cố, phát huy trong giai đoạn cách mạng mới..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nhân kỷ niệm 71 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, Giáo dục Buôn Đôn cũng đã tổ có nhiều hoạt động chào mừng ngày hội quốc phòng toàn dân như: chăm sóc, khu nghĩa trang liệt sĩ, thăm và tặng quà các bà mẹ VNAH, các gia đình thương, bệnh binh. Mời bác cựu chiến binh về giao lưu nhân ngày 22/12.. Những việc làm tuy nhỏ nhưng đã góp phần tô tắm thêm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của mọi thế hệ người dân Việt Nam.. Nhân ngày 22-12 xin kính chúc toàn thể các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bác cựu chiến binh, các gia đình thương, bệnh binh luôn dồi dào sức khoẻ, gia đình hạnh phúc. Chúc các chú bộ đội luôn vững tay súng để bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Website Lê Thiện Đức.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×