Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu Các khu sinh học (Biome) ở dưới nước pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.31 KB, 22 trang )



Các khu sinh học
(Biome) ở dưới nước


chiếm 73% tổng diện tích (71% là đại
dương và 2% là nước ngọt) và chiếm trên
97% tổng khối lượng nước của trái đất.
Phân biệt giữa nước ngọt và nước biển là
độ muối NaCl của nước. Nước ngọt có
độ muối thấp hơn 0,5
0
/
00
, còn nước biển
chính thức có độ muối 30 - (32) - 40
0
/
00
;
giữa nước ngọt và nước biển là nước lợ.
Nước có độ muối trên 40
0
/
00
là quá mặn,
đặc trưng cho những hồ ven biển ở nơi
có khí hậu khô hạn và ở Biển Chết.
1. Các hệ sinh thái dòng chảy
Trên đại lục các dòng chảy cùng với lưu


vực của chúng hình thành nên các vùng
ngập nước quan trọng và những châu thổ
màu mỡ. Hơn nữa khi sông đổ vào các
vùng biển có thuỷ triều còn tạo nên các
hệ sinh thái cửa sông (Estuary) giàu
tiềm năng vào bậc nhất. Trên lục địa
những hệ thống sông lớn phải kể đến là
sông Missisipi ở Bắc Mỹ, Amazone ở
Nam Mỹ, sông Nil và Congô ở châu Phi,
sông Volga ở châu Âu, Sông Hằng Hà,
Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long ở châu
Á.
Đặc trưng chính của các hệ sông này là
nước luôn luôn vận động, điều kiện sống
trong sông luôn luôn biến động theo mùa
nước cạn và nước lũ. Sinh vật sống trong
sông, suối là các loài thích nghi với điều
kiện nước chảy, giàu oxy, tuy nhiên có
sự khác biệt đáng kể giữa các quần xã
phân bố ở những phần khác nhau của
dòng chảy: thượng lưu, trung lưu và hạ
lưu. Nhìn chung sinh giới trong sông suối
nghèo. Đa dạng sinh học và sản lượng
các loài tăng theo hướng từ thượng
nguồn xuống hạ lưu, từ giữa dòng
vào bờ.
Sông suối là con đường giao lưu giữa lục
địa - biển, không chỉ cho các loài di cư
sông - biển, biển - sông mà còn là hành
lang xâm nhập của các nhóm sinh vật

biển vào nước ngọt trong quá khứ và
hiện tại, góp phần vào sự hình thành khu
hệ động vật nước ngọt, nhất là các vùng
ở vĩ độ thấp. Sông, suối còn là nơi duy trì
nguồn gen của các loài thuỷ sinh vật cho
các vực nước tĩnh thuộc lưu vực của
chúng (Vũ Trung Tạng, 1991), đồng thời
là nơi cung cấp nhiều giá trị cho cuộc
sống của con người (thuỷ sản, giao
thông, năng lượng, nước tưới cho
nông nghiệp, cảnh quan du lịch...).
2.Các thuỷ vực nước tĩnh.
Các thuỷ vực nước tĩnh gồm dạng
ao, hồ, đầm và những hang nước.
Chúng được tạo thành do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Nguồn gốc, sự phân bố
và những đặc điểm hình thái. . . quyết
định đến điều kiện môi trường, kéo theo
chúng là sự phân bố, đặc tính của quần
xã sinh vật và năng suất sinh học của
thuỷ vực. Trên thế giới có 20 hồ lớn với
độ sâu trên 400m. Nhiều hồ lớn, như
hồ Baical (Siberi, Nga) chứa tới 20%
lượng nước ngọt của hành tinh. Những
hồ nước ngọt nổi tiếng là hệ thống hồ lớn
(Great Lakes) ở Bắc Mỹ; Tanganyika,
Victoria (châu Phi); hệ thống hồ nước
mặn ở Nam Âu - Trung Á: Caspien, Aral.
Hồ Baical rất cổ, ra đời cách chúng ta
trên 1 triệu năm, lại rất sâu (trung bình

trên 700m) là nơi lưu trữ nhiều dạng đặc
hữu của động, thực vật ở mức độ cao
(giống và họ) nên được mệnh danh là bảo
tàng sống của thế giới sinh vật cổ. ở các
hồ sâu, khối nước bị phân tầng bởi nhiệt,
trong đó hình thành 3 vùng khác nhau về
nhiệt độ: tầng trên (epilimnion) ấm,
nước được xáo trộn tốt, tầng giữa
(metalimnion), gradient nhiệt thay đổi
nhanh theo độ sâu, trở thành lớp
ngăn cách giữa nước tầng mặt và nước ở
đáy, tầng cuối cùng là tầng đáy
(hypolimnion), nhiệt độ nước thấp và ổn
định. ở vùng ôn đới, sự phân tầng này chỉ
xuất hiện trong mùa hè và mùa đông
(mùa đông có sự phân tầng ngược), song
trong mùa xuân và thu lại không còn hiện
tượng phân tầng, còn ở vùng vĩ độ thấp
sự phân tầng thường là vĩnh cửu. Do vậy,
sức sản xuất của các hồ ôn đới lớn hơn
nhiều so với các hồ ở vĩ độ thấp và ở cận
cực.
Theo chiều ngang, hồ được chia thành
vùng gần bờ và xa bờ, đặc trưng bởi sự
phân bố của các loài thực vật sống bám
vào đáy.
Dựa vào sức sản xuất người ta cũng chia
hồ thành các dạng giàu dinh dưỡng
(Eutrophic), nghèo dinh dưỡng
(Oligotrophic), mất dinh dưỡng

(Distrophic) và phú dưỡng
(Eutrophication) do hoạt động của con
người, làm tăng quá mức lượng muối
dinh dưỡng, nhất là N, P đưa đến sự nở
hoa của nước.
Hồ là hệ sinh thái nước ngọt rất điển
hình, được sinh ra, phát triển để đạt đến
trạng thái cân bằng ổn định. Nhiều hồ,
nhất là hồ nông, cũng rơi vào tình trạng
suy thoái và diệt vong trong lịch sử đời
sống của mình.
3. Các hệ cửa sông (Estuary)
Vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp sông -
biển, trong đó có sự xáo trộn của nước
ngọt với nước biển do hoạt động của thủy
triều. Do vậy, độ muối của nước nằm ở
vị trí trung gian giữa nước ngọt và nước
mặn, 0,5 : 30 (40
0
/
00
), biến động theo chu
kỳ mùa của khí hậu và hoạt động của
thủy triều.
Vùng cửa sông được hình thành do nhiều
nguyên nhân, chủ yếu là sự sụt lún của
một bộ phận lục địa ven bờ hay do sự
nâng tương đối của mực nước biển.
Những vùng sụt lún không được đền bù
tạo nên các cửa sông hình phễu, còn

những sông nhiều phù sa thường tạo nên
các cửa sông kiểu châu thổ; xét theo quá
trình động lực của khối nước thì các đầm
phá cũng là dạng đặc biệt của hệ cửa
sông (Vũ Trung Tạng, 1982, 1994).
Các vùng cửa sông trên thế giới ra đời
cách chúng ta khoảng dưới 3000 năm,
sau biển tiến lần cuối cùng của kỷ thứ
Tư.

×