Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tài liệu Các khu sinh học (Biome) trên cạn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.64 KB, 20 trang )

Các khu sinh học (Biome) trên cạn
Ở trên cạn, các thảm thực vật ở
trạng thái cao đỉnh khí hậu (Climatic
climax) hay còn được gọi là các quần hệ
thực vật (Formation), chúng chiếm sinh
khối rất lớn và gắn liền với khí hậu địa
phương, do đó có tên là quần xã cảnh
quan vùng địa lý hay gọi là khu sinh học
(Biome).
Biome là một hệ sinh thái lớn, có giới
hạn tương đối và đặc trưng bởi khí hậu
đặc thù, là quần xã lớn bao gồm các loài
động vật sống trong quần hệ thực vật và
đặc tính chủ yếu cho phép phân chia và
nhận dạng các khu sinh học chính là các
dạng sống (cây cỏ, cây bụi, cây gỗ...).
Tuy cơ sở để phân loại chính là hệ thực
vật cao đỉnh, nhưng trong khu sinh học
cũng bao gồm những cao đỉnh thổ
nhưỡng, đặc trưng cho điều kiện sống
cục bộ của từng vùng và những giai đoạn
phát triển mà ở đó trong đa số trường
hợp, các dạng sống chiếm ưu thế.
Trên lục địa, ở nhiều vùng do điều kiện
khí hậu rất khác nhau, đặc biệt là nhiệt
độ và lượng mưa đã hình thành các khu
sinh học chính như đài nguyên (đồng
rêu) ở Bắc Cực và núi cao (Alpin), rừng
lá kim, rừng lá rộng rụng lá ôn đới...Độ
cao địa hình cũng ảnh hưởng mạnh đến
các hệ sinh thái, những thay đổi các quần


hệ thực vật khi độ cao tăng cũng giống
như sự thay đổi từ vùng khí hậu nóng đến
vùng khí hậu lạnh. Dưới đây, chúng ta
xem xét đặc tính của từng khu sinh học
một cách khái quát.

1. Đồng rêu hay đài nguyên (Tundra)

Đồng rêu bao quanh Bắc cực,
Greenland và một vòng vòng đai
phần bắc của lục địa Âu - Á, Bắc Mỹ.
Đây là một đồng bằng không cây cối,
nhiều đầm lầy giá lạnh, băng tuyết. Nhiệt
độ rất thấp, độ ngưng tụ hơi nước rất
kém, mùa sinh trưởng của sinh vật ngắn
(khoảng 60 ngày); nền đất bị đông cứng.
Do đó, đời sống rất khắc nghiệt. Số
lượng loài thực vật ít, chủ yếu là cỏ bông,
rêu và địa y. Động vật đặc trưng cho
vùng là hươu tuần lộc (Rangifer
tarandus), hươu kéo xe (R. caribou), thỏ,
chó sói Bắc cực, Lemmus, Tarmigan, gấu
trắng Bắc cực, chim cánh cụt . . . Chúng
có thời gian ngủ đông dài, nhiều loài
chim sống thành đàn lớn, di cư xa
xuống vùng vĩ độ thấp để tránh rét vào
mùa đông.
2. Rừng lá kim (Taiga)

Khu sinh học này nằm kế sau đồng rêu

về phiá nam. ở Siberi diện tích của thảm
thực vật này rất lớn, đạt diện tích khoảng
85 triệu cây số vuông (14.000 km x
6.000 km). Kéo dài từ Bắc Mỹ sang Châu
Âu. Đặc trưng của vùng là đất bị phủ
băng tuyết, mùa đông cực kỳ lạnh và
khắc nghiệt nhưng không bằng khu sinh
học đồng rêu. Lượng mưa thấp, khoảng
300 - 500mm/năm. Đất nghèo muối
dinh dưỡng, thuộc loại Potzon, đất
chua và có tầng thảm mục cây lá kim bán
phân huỷ dày. Trong vùng có nhiều đầm
lầy, hồ, suối...
Thực vật gồm cây lá kim thường
xanh, thân thẳng, ken dày, che bóng
như các loài thông (Pinus). Cây bụi và
thân thảo do đó, kém phát triển. Dọc theo
những nơi có nước là dương liễu, bạch
dương, phong, linh sam (Abies); vân sam
(Epicea); thông rụng lá (Larix)... các loài
cây này là giá thể cho các loài nấm, địa
y... phát triển phong phú. Trong vùng còn
có mặt các loài cây lớn, cổ thụ như cây
Sồi (Sequoia) khổng lồ, cao đến trên 80
m với đường kính 12m và sống đến 3000
năm. Cây Sồi sống ở ven biển còn cao
hơn (110 m, sống 2000 năm). . .
Hệ động vật đa dạng hơn so với
đồng rêu. Ngoài các loài côn trùng,
những động vật bậc cao gồm hươu

Canada (Cervus canadaensis), nai sừng
tấm (Alches machlis), thỏ, linh miêu, cáo,
chó sói, gấu..., chim định cư không
nhiều.
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng rõ
rệt đối với các loài động vật, chúng có
tập tính di cư, sự ngủ đông hoặc dự trữ
thức ăn.
3. Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng
ôn đới

Trước đây loại rừng này đã bao phủ phần
phía đông của Bắc Mỹ, toàn bộ châu
Âu, một phần lãnh thổ Trung Quốc,
Nhật Bản, châu Đại Dương và phần
nam của châu Mỹ La Tinh. Nền văn
minh của châu Âu, Bắc Mỹ, Viễn Đông
phát triển đã huỷ diệt thảm thực vật này.
Khu sinh học này có lượng mưa vừa
phải (700 - 1.200mm/năm), ấm về
mùa hè, nhưng mùa đông vẫn khắc
nghiệt. Đất giàu chất hữu cơ và có lớp
thảm mục dày, tầng đất dày và giàu sét ở
lớp dưới.
Thành phần loài thực vật của vùng rất đa
dạng về chi; loài và được phân thành
nhiều tiểu vùng. ở Bắc Mỹ với những
loài đặc trưng là thông trắng, thông đỏ,
sến đỏ (ở phía đông Bắc Mỹ)..., song đã
bị khai thác bừa bãi vào những năm 80

×