Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De va dap an thi Hoc sinh gioi lop 9 thanh pho Thanh Hoa mon Ngu van nam hoc 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.65 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ. ĐỀ CHÍNH THỨC. Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). ( Gồm 01 trang). NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn 9. Câu 1: (4,0 điểm) Cảm nhận của em về cái hay được gợi lên từ đoạn văn sau: “...Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: - Mợ ơi! Mợ ơi ! Mợ ơi!... Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” (Trích “Trong lòng mẹ” ( Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng, Ngữ văn 8 tập 1) Câu 2: (6,0 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời... Nhưng, “chiếc lá cuối cùng vẫn còn” làm cho Giôn-xi tự thấy mình “thật là một con bé hư ...Muốn chết là một tội”. Cô lại hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát “khỏi nguy hiểm” của bệnh tật. Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận xã hội thể hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người. Câu 3: (10,0 điểm) “Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người.” (Đặng Thai Mai - “Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969) Từ hai văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Chị em Thúy Kiều” (SGK Ngữ văn 9, tập 1) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (Hết). Họ và tên thí sinh: ...................................................... ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). SBD: ...........

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ. NĂM HỌC 2015 - 2016. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo. - Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu. - Chấm theo thang điểm 20 ( câu 1: 4,0 điểm, câu 2: 6,0 điểm, câu 3: 10,0 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm Câu 1 Về hình thức: HS trình bày thành một đoạn văn (hoặc bài văn ngắn) đều được. 0,5đ (4,0đ) Đúng thể loại cảm thụ văn học, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp. Về nội dung: Cảm nhận được cái hay của đoạn văn được gợi lên từ các yếu tố 3,5đ sau: - Đoạn văn diễn tả được khát khao mãnh liệt, cháy bỏng được gặp mẹ của bé 0,5đ Hồng thể hiện ở: + Hành động “liền đuổi theo” và cử chỉ “bối rối” cùng tiếng gọi “Mợ ơi! Mợ ơi ! 0,5đ Mợ ơi!...”dồn dập, cuống quýt của bé Hồng khi thấy “bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ”. + Đặc biệt là ở hình ảnh so sánh đặc sắc : nhà văn đã so sánh bé Hồng như 1,0đ “người bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt” còn người mẹ được so sánh giống như “dòng nước trong suốt dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Đây là so sánh hay, chính xác, gợi cảm phù hợp với tình mẫu tử, phù hợp với cách nói truyền thống (thường ví người mẹ như dòng nước ngọt ngào trong mát). So sánh này giúp người đọc hiểu được khát khao gặp mẹ của bé Hồng thật cháy bỏng mãnh liệt vì gặp lại mẹ, mẹ sẽ như dòng nước ngọt ngào trong mát không những chỉ làm dịu đi cái khái khao cháy bỏng của bé Hồng mà còn tắm mát tâm hồn của cậu bé trước mọi đắng cay của cuộc đời. + Cũng so sánh này kết hợp với giả thiết “nếu như người quay lại ấy là người 0,5đ khác” không phải là mẹ lại diễn tả được sự hổ thẹn tủi cực của Hồng về cái lầm của mình đồng thời nhấn mạnh, làm nổi bật sự đau đớn hụt hẫng đến tuyệt vọng của bé Hồng khi không được gặp mẹ giống như “người bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt” còn người mẹ chỉ là “ảo ảnh của một dòng nước chảy dưới bóng râm đã hiện ra dưới con mắt gần rạn nứt của người bộ hành giữa sa mạc”. => Nhà văn đã đẩy sự vật so sánh với hình ảnh so sánh đến tột cùng của sự sống 0,5đ và cái chết kết hợp với việc sử dụng từ ngữ các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm làm nổi bật được khát khao gặp mẹ mãnh liệt cháy bỏng và sự hụt hẫng của bé Hồng khi không gặp được mẹ. - Đoạn văn giúp ta thấu hiểu, cảm thông với nhà văn với những tuổi thơ bất 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 2 (6,0đ). Câu 3 (10,0đ). hạnh. Người đọc cũng cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua những dòng chữ thấm đẫm nước mắt của trái tim người con yêu mẹ, xa vắng mẹ góp phần làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu được yêu cầu của đề ra. Tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm bắt được nội dung tác phẩm chiếc lá cuối cùng, hình tượng nhân vật Giôn-xi và hiểu biết về kiến thức xã hội, HS cần đáp ứng được các ý cơ bản sau: - Vài nét về nhân vật Giôn-xi: + Đoạn văn đã khái quát được hoàn cảnh sống của nhân vật Giôn-xi nghèo khổ, bệnh tật, không đủ tiền mua thuốc. + Trạng thái tinh thần: từ yếu đuối, tuyệt vọng, buông xuôi và đầu hàng số phận, mất hết nghị lực sống, phó thác số phận cho chiếc lá đến chỗ biết quý trọng sự sống của mình, khao khát sáng tạo và chiến thắng bệnh tật. Sự thay đổi đó là nhờ nghị lực sống, tình yêu cuộc sống đã trỗi dậy trong Giôn-xi. - Giải thích: + Nghị lực sống là năng lực tinh thần mạnh mẽ không chịu lùi bước trước khó khăn, thử thách, luôn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống… + Biểu hiện của người có nghị lực sống là sự cố gắng vượt qua thử thách, chấp nhận những gian khổ để thành công trong cuộc sống. - Bàn luận vấn đề: + Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng gặp những may mắn, thuận lợi ngược lại luôn gặp những khó khăn trở ngại…lúc đó ta rất cần nghị lực. + Đây là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết tiếp sức cho ước mơ hoài bão của con người; mở ra những hành động tích cực vượt lên những trắc trở, những cám dỗ trong cuộc sống; giúp con người gặt hái thành công như nhân vật Giôn-xi (lấy dẫn chứng thực tế). + Thiếu nghị lực, dễ chán nản, bi quan …khiến con người thường gặp thất bại, bị mọi người xung quanh coi thường, thương hại. + Nghị lực sống có được không chỉ là dựa vào nội lực cá nhân mà còn được tiếp sức bởi sự sẻ chia, tình yêu thương của cộng đồng. - Bài học nhận thức và hành động: + Ý thức vai trò quan trọng của nghị lực sống, biết cách rèn luyện và duy trì ý chí và tinh thần mạnh mẽ. + Biết yêu thương, cảm thông và tiếp thêm niềm tin yêu cuộc đời, nghị lực sống cho những người xung quanh. + Biểu dương những tấm gương tiêu biểu cho nghị lực sống mạnh mẽ và phê phán những kẻ hèn nhát, thiếu nghị lực… 1. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo là một bài văn nghị luận văn học có bố cục ba phần mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc, thuyết phục, chữ viết sạch đẹp không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: 2.1. - Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Trích dẫn ý kiến. 2.2. Giải thích ý kiến: - Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người.. 1,0đ. 5,0đ. 0,5đ. 1,0đ. 2,0đ. 1,5đ. 1,0đ 9,0đ 0,75đ 0,5đ 0,25đ 0,75đ 0,25đ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tinh thần nhân đạo trong văn học là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người, là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. 2.3. Chứng minh qua hai văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và Chị em Thúy Kiều. * Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người được nhà thơ Nguyễn Du và tác giả Nguyễn Dữ thể hiện trong Chị em Thúy Kiều và Chuyện người con gái Nam Xương trước hết là ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua bức chân dung của Chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và hình tượng nhân vật Vũ Nương. - Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, tinh thần nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du thể hiện ở thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của hai chị em Thúy Kiều và tài năng của Thúy Kiều bằng bút pháp ước lệ tượng trưng và nghệ thuật so sánh, nhân hóa, đòn bẩy, sử dụng điển tích và thành ngữ dân gian,... + Vẻ đẹp chung của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo cả hình thức lẫn tâm hồn. Hai chị em đều tuyệt đẹp với vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác khau “mỗi người một vẻ”. + Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hòa hợp của thiên nhiên, với trăng, ngọc, mây, tuyết (dẫn chứng). + Nếu như Thúy Vân có vẻ đẹp hoàn hảo thì Thúy Kiều lại càng vượt trội trên cái đẹp hoàn hảo ấy: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, có một không hai của một tuyệt thế giai nhân (dẫn chứng). + Kiều không chỉ đẹp mà còn tài. Tài năng của nàng đã đạt tới mức lí tưởng theo chuẩn mực của xã hội phong kiến bao gồm: cầm, kì, thi, họa và thông minh bẩm sinh (dẫn chứng). => Vẻ đẹp của nàng hội tụ của sắc - tài - tình. Vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên cũng phải ghen ghét, đố kị... + Nguyễn Du không chỉ ngợi ca về vẻ đẹp nhan sắc của chị em Thúy Kiều mà còn ngơi ca vẻ đẹp phẩm hạnh của 2 cô gái họ Vương thông qua cuộc sống gia phong nền nếp có sự học hành và giáo dục tử tế của gia đình (dẫn chứng). + Nhà thơ Nguyễn Du còn dự cảm về tương lai số phận các nhân vật: Thúy Vân mang vẻ đẹp hòa hợp với thiên nhiên dự báo một tương lai bình lặng đến với nàng. Còn vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều khiến cho thiên nhiên ghen ghét đố kị nên dự báo một tương lai trắc trở với nàng. => Đó cũng là tinh thần nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du. => Ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn Du đã tôn trọng, đề cao giá trị phẩm giá con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh và dự báo tương lai số phận. Sự ngưỡng mộ, ngợi ca người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ” chính là biểu hiện sâu sắc của cảm hứng nhân đạo. - Trong Chuyện người con gái Nam Xương, nhà văn Nguyễn Dữ đã ca ngợi Vũ Nương là người phụ nữ bình dân có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp: + Là một người vợ: đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng, đằm thắm, giàu tình thương yêu chồng và thủy chung nhất mực (dẫn chứng). + Là một người con: đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, là người con dâu hiếu thảo (dẫn chứng). + Là một người phụ nữ, người mẹ: đảm đang, yêu con hết mực, trọng danh dự và nhân phẩm, tình nghĩa và giàu lòng vị tha (dẫn chứng).. 0,5đ. 6,5đ 3,75đ. 2,5đ. 0,25đ. 0,5đ 0,5đ. 0,5đ. 0,25đ 0,25đ. 0,25đ. 1,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> *Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người còn được thể hiện trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là ở thái độ cảm thông đau xót: - Am hiểu tâm lí nhân vật, thương cảm cho nỗi đau của người phụ nữ nên nhà văn đã thể hiện nỗi đau đớn của nhân vật sâu sắc: + Nàng Vũ có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tụy vun đắp hạnh phúc lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng. + Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một duyên cớ rất vu vơ. Nàng hết mực van xin chàng nói rõ nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ, hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng... mà người chồng vẫn không động lòng (dẫn chứng). + Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất (dẫn chứng). * Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người trong Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ còn thể hiện thái độ lên án những thế lực đen tối, chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người: - Chiến tranh phi nghĩa. - Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn (trọng nam khinh nữ, lễ giáo hà khắc, đạo tòng phu, ...) gây bao nhiêu bất công, hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông hồ đò, mù quáng, gia trưởng, vũ phu. * Tinh thần nhân đạo - lòng yêu thương con người còn là lòng khát vọng ước mơ về một cuộc sống công bằng, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình của con người đặc biệt là người phụ nữ mà nhà văn Nguyễn Dữ thể hiện trong Chuyện người con gái Nam Xương: - Khát vọng hạnh phúc của con người. - Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, quyền được hưởng hạnh phúc của con người. * Tinh thần nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương còn thể hiện ở bài học nhân sinh sâu sắc mà Nguyễn Dữ muốn gửi đến bạn đọc muôn đời: Bài học giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Có hạnh phúc đã là sự may mắn nhưng giữ gìn, duy trì hạnh phúc còn khó hơn. Vợ và chồng dù có yêu nhau đến mấy mà chẳng biết tính của nhau thì bi kịch sớm muộn cũng xảy ra và điều quan trọng hơn hết là để có được hạnh phúc thì phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau, tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc... => Thông qua hình tượng của nhân vật Vũ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ ngợi ca vẻ đẹp, cảm thương sâu sắc với Vũ Nương đồng thời lên án thế lực đen tối của xã hội phong kiến và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng chính là xuất phát từ tấm lòng nhân đạo sâu sắc. 2.4. Đánh giá chung: - Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực, tài năng khắc họa nhân vật của mình để thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Cảm hứng nhân đạo trong hai văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ và “Chị em Thúy Kiều” (Nguyễn Du) đã góp phần đem lại giá trị tư tưởng và giá trị nhân bản cho hai tác phẩm nói riêng và văn học trung đại nói chung. - Đọc hai văn bản chúng ta tự hào về nhà văn Nguyễn Dữ và nhà thơ thiên tài Nguyễn Du - những trái tim chan chứa yêu thương đồng cảm với số phận con người. Đó là những nhà văn, nhà thơ xuất phát từ cái tài, cái tâm hiếm có trong văn học nước nhà. Lưu ý: Xác lập luận điểm như trên là để thông suốt mạch văn. HS có thể xác lập. 1,0đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ. 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ. 0,25đ 0,25đ 0,5đ. 0,25đ. 1,0đ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> theo cách khác nhưng đúng, đủ ý và lập luận sắc sảo vẫn cho điểm cao..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×