Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De cuong Dia 9 HKI 2015 Tham khao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.49 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỊA LÝ 9 NĂM 2015 A. LÝ THUYẾT Câu 1:Vì sao việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống các dân tộc ở trung du va miền núi Bắc Bộ phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? Vì Việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư , về thực chất là đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn do đó nguồn tài nguyên sẽ ngày càng cạn kiệt , diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng , thiên tai diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường giảm sút. Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Nhờ nghề rừng phát triển mà độ che phủ rừng sẽ tăng lên góp phần bảo vệ rừng , hạn chế xói mòn đất, cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông và nâng cao đời sống của người dân . Câu 3: Nêu khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ. - Nhờ điều kiện sinh thái đa dạng nên sản xuất được các sản phẩm từ nhiệt đới đến cân nhiệt và ôn đới rất phong phú : chè , hồi, hoa quả . - Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông lâm kết hợp góp phần nâng cao đời sống các dân tộc và bảo vệ môi trường . - Chăn nuôi trâu, bò, lợn cũng phát triển manh , đàn trâu chiếm tỷ trọng lớn nhất nước . - Nghề nuôi cá. Tôm ven biển tỉnh Quảng Ninh đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt . - Tuy nhiên SXNN gặp nhiều khó khăn do thiếu qui hoạch và chưa chủ động được thị trường . Câu 4. Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì ? a/ Thuận lợi: - Đất phù sa màu mỡ , có diện tích lớn thích hợp trồng cây lương thực ( lúa nước ) - Khí hậu thủy văn cho phép thâm canh tăng vụ trong sản xuất lúa & hoa màu, có mùa đông lạnh có thể phát triển một số cây LT ưa lạnh đem lại hiệu quả KT cao.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Dân đông, nguồn lao động dồi dào, giõi thâm canh trong nông nghiệp b/ Khó khăn : - Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ít , DT đất canh tác có xu hướng thu hẹp . - Sự thất thường của thời tiết như : lũ lụt , hạn hán , sương muối …và ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu tới sản xuất lương thực . - Dân số quá đông, phần lớn ở nông thôn ảnh hưởng việc công nghiệp hóa nông nghiệp . Câu 5: Mât độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội. - Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, có trình độ thâm canh nông nghiệp lúa nước, giỏi nghề thủ công, trình độ dân trí cao - Khó khăn: Bình quân đất NN thấp nhất trong cả nước, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức TB cả nước, nhu cầu về việc làm, y tế, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn . Câu 6: Vì sao sản xuất NN ở ĐB sông Hồng phát triển chủ yếu bằng thâm canh tăng vụ? - Đất nông nghiệp ở đây bình quân theo đầu người rất thấp. Cần phải tăng vụ, thâm canh để sử dụng hết khả năng của đất trồng. - Thời tiết hay thất thường nhưng lại có mùa đông lạnh có thể phát triển các loại cây vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế lớn. - Lao động NN chiếm tỷ lệ cao nên việc tăng vụ, thâm canh các loại cây trồng sẽ giải quyết số lao động nhàn rỗi sau vụ mùa, tăng sản lượng cây trồng . Câu 7: Nêu những nét chính về tình hình phát triển công nghiệp của vùng ĐB sông Hồng. - Cơ sở CN hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa . - Giá trị sản xuất CN tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng . - Một số sản phẩm CN quan trong : động cơ điện, máy công cụ, thiết bị điện tử, phương tiện GT, thuốc chữa bệnh, hàng tiêu dùng …. - Tuy nhiên có những khó khăn về cơ sở vật chất kỷ thuật, vốn đầu tư, trình độ công nghệ và thị trường… còn hạn chế. Câu 8: Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ . Lợi ích của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ là để phòng chống lũ quét, hạn chế nạn cát lấn, cát bay, hạn chế tác hại của gió Phơn Tây Nam và bão lũ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Riêng với vùng Bắc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trung Bộ trồng rừng kết hợp phát triển hệ thống thủy lợi được coi là chương trình trọng điểm . Câu 9: Sống về biển, ngoài đánh bắt nuôi trồng thủy sản, người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những nghề đặc biệt gì ? - Nghể làm muối: Sa Huỳnh, Cà Ná nổi tiếng muối tốt , sản lượng toàn vùng chiếm 50% cả nước, - Thu nhặt tổ yến ở các hải đảo ngoài khơi các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. - Chế biến hải sản, đặc biệt là làm nước mắm ở Phan Thiết . Câu 10: Các thế mạnh kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là gì? - Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng bao gồm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến hải sản, làm muối . - Du lịch cũng là thế mạnh nhờ có các bãi biển nổi tiếng như: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né….. Hai quần thể di sản văn hóa: Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn là những nơi du lịch lịch sử . Câu 11: Sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế miền đồng bằng phía đông và miền đồi núi phía tây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như thế nào ? Dân cư Đồng bằng Kinh, Chăm. Mật độ dân ven biển phía số cao, tập trung ở thành Đông phố , thị xã. Đồi núi phía Chủ yếu các dân tộc ít Tây người. Mật độ dân số thấp. Tỷ lệ hộ nghèo khá cao.. Hoạt động kinh tế Công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.. B. THỰC HÀNH 1/ Đọc Atlat vị trí địa lý giới hạn, các đơn vị hành chánh của vùng Bắc Trung Bộ. 2/ Đọc Atlat vị trí địa lý giới hạn vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ, các khu kinh tế cửa khẩu của vùng. 3/ Đọc Atlat trng 30 vùng kinh tế trong điểm phía Bắc, các đơn vị hành chánh, các trung tâm công nghiệp của vùng. 4/ Câu 3 trang 69 SGK 5/ Câu 2d SGK trang 70 6/ Câu 1 trang 80 SGK.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×