Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cau hoi mon KHXH VNEN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.42 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN KHXH, LỚP 6. A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ 1. Nhận biết Câu 1. Nêu các giai đoạn của quá trình chuyển biến từ Vượn thành Người. Câu 2. Nêu các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây. Câu 3. Trình bày những thành tựu văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây. Câu 4. Trình bày tổ chức của nhà nước Văn Lang. Câu 5. Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Câu 6. Nêu tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương. 2. Thông hiểu Câu 1. Tại sao xã hội nguyên thuỷ tan rã? Câu 2. Nền kinh tế phương Đông và phương Tây cổ đại khác nhau như thế nào? Câu 3. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 4. Vì sao An Dương Vương lại thất bại nhanh chóng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà? Câu 5. Thành Cổ Loa có nét độc đáo như thế nào? 3. Vận dụng thấp Câu 1. Lập bảng thống kê về các giai đoạn chuyển biến từ vượn thành người theo yêu cầu sau: Nội dung. Vượn cổ. Người tối cổ. Người tinh khôn. Thời gian hình thành Hình dáng Thể tích não Câu 2. Vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 4. Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với đặc điểm các ngành kinh tế của các quốc cổ đại phương Đông và phương Tây. Câu 5. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc. 4. Vận dụng cao Câu 1. Nêu nhận xét về địa bàn sinh sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam. Câu 2. Hãy cho biết ý kiến của mình về vai trò của các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây. Câu 3. Nêu nhận xét về các công trình kiến trúc thời cổ đại. Câu 4. Nêu nhận xét về nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu Lạc. Câu 5. Từ sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc, em có rút ra bài học gì cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ 1. Nhận biết Câu 1. Hệ Mặt Trời gồm có bao nhiêu hành tinh? Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất đứng ở vị trí thứ mấy? Câu 2. Thế nào vĩ tuyến gốc, kinh tuyến gốc? Câu 3. Trình bày khái niệm về bản đồ. Kể tên các loại kí hiệu thường dùng trên bản đồ. Câu 4. Dựa vào hình dưới đây, hãy mô tả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.. Trái Đất tự quay quanh trục Câu 5. Phần lớn các lục địa đều tập trung ở 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. nửa cầu Bắc.. C. nửa cầu Đông.. B. nửa cầu Nam.. D. nửa cầu Tây.. Câu 6. Đặc điểm hình thái của núi trẻ là: A. đỉnh nhọn, sườn dốc.. C. đỉnh nhọn, sườn thoải.. B. đỉnh tròn, sườn ít thoải.. D. đỉnh tròn, sườn dốc.. 2. Thông hiểu Câu 1. Hãy sắp xếp các bước sử dụng bản đồ theo thứ tự 1, 2, 3, 4 sao cho hợp lí. Các bước sử dụng bản đồ. Thứ tự. Đọc tên bản đồ để biết đối tượng được thể hiện trên bản đồ là gì? (nội dung bản đồ). Tìm và xác định vị trí của các đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu và màu sắc thể hiện. Xem bảng chú giải để biết các kí hiệu, màu sắc thể hiện các đối tượng trên bản đồ. Dựa vào bản đồ để trình bày một số đặc điểm của các đối tượng được biểu hiện và xác lập các mối liên hệ đơn giản giữa các đối tượng.. Câu 2. Dựa vào hình vẽ vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí dưới đây:. Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Em hãy cho biết : - Ngày 22 - 6 nửa cầu nào được chiếu sáng nhiều hơn? - Ngày 22 - 12 nửa cầu nào được chiếu sáng nhiều hơn? Câu 3. Dựa vào hình dưới đây, hãy cho biết: Vào những ngày nào trong năm, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam đều nhận được lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu. Câu 4. Nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người. Câu 5. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra? Câu 6. Hãy phân biệt 2 dạng địa hình: núi và đồi. Đồi. Núi. 3. Vận dụng thấp Câu 1. Trên tờ bản đồ tỉ lệ 1: 200.000, người ta đo được khoảng cách giữa Hà Nội Hải Dương là 3 cm, hãy cho biết khoảng cách trên thực địa giữa Hà Nội - Hải Dương là bao nhiêu km? 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 2. Dựa vào bản đồ dưới đây và sự hiểu biết của em, hãy xác định vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (thuộc huyện, tỉnh/thành phố nào của nước ta).. Bản đồ Việt Nam Câu 3. Cho hình tượng trưng Trái Đất dưới đây, hãy ghi chú giải cho hình vẽ.  ......................... .  ........................ .  ........................  ........................  .........................  .  5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 4. Trình bày ý nghĩa của cao nguyên đối với sản xuất nông nghiệp. Hãy liên hệ với Việt Nam. Câu 5. Hãy xếp các khoáng sản sau đây: than đá; khí đốt; dầu mỏ; sắt; đá vôi; apatit vào cột loại khoáng sản và nêu công dụng của chúng. Loại khoáng sản. Công dụng. Năng lượng:. Kim loại:. Phi kim loại:. 4. Vận dụng cao Câu 1. Dựa vào bản đồ sau đây, hãy:. (Nguồn Trung tâm khí tượng thủy văn. Theo kí hiệu bằng Tiếng Anh: N vĩ độ bắc; E kinh độ đông) 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Xác định hướng di chuyển của cơn bão lúc 13 giờ ngày 02/8 đến 13 giờ ngày 03/8/2013. - Viết tọa độ của cơn bão lúc 13 giờ các ngày 02/8 và ngày 03/8/2013. Câu 2. Một bức điện được đánh từ Mát-xcơ-va lúc 12 giờ (giờ Mát-xcơ-va) đến Hà Nội, sau 2 phút thì ở Hà Nội nhận được điện (biết rằng, Hà Nội ở khu vực giờ thứ 7, Mát-xcơ-va ở khu vực giờ thứ 3). Hỏi Hà Nội nhận được điện lúc mấy giờ (giờ Hà Nội)? Câu 3. Dựa vào bảng sau đây: Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất Lớp Lớp vỏ Trái Đất Lớp trung gian Lõi Trái Đất. Độ dày. Trạng thái. Từ 5 đến 70km. Rắn chắc. Gần 3.000km. Trên 3.000km. Từ quánh dẻo đến lỏng Lỏng ở ngoài, rắn ở trong. Nhiệt độ Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ đến 1.0000C Khoảng 1.5000 C đến 4.7000C Cao nhất, khoảng 5.0000C. - Dùng compa vẽ mặt cắt bổ đôi của Trái Đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lớp vỏ (vòng tròn trong có bán kính là 2cm, tượng trưng cho lõi Trái Đất, vòng tròn ngoài có bán kính là 4cm, tượng trưng cho cả lõi và lớp trung gian, lớp vỏ Trái Đất rất mỏng nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn ngoài). Câu 4. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) mô tả địa hình nơi em sinh sống hoặc quê hương em và nêu ý nghĩa của dạng địa hình đó đối với sản xuất và đời sống. Câu 5. Dựa vào các dữ liệu sau : Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta, cao 3143m ; trên sườn núi có thị trấn Sa Pa ở độ cao 1500m ; dưới chân núi có thành phố Lào Cai ở độ cao 100m. Em hãy : - Tính độ cao tương đối của đỉnh Phan-xi-păng và thị trấn Sa Pa so với thành phố Lào Cai. - Vẽ hình thể hiện độ cao tương đối của đỉnh Phan-xi-păng và thị trấn Sa Pa so với thành phố Lào Cai.. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×