Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MOT SO BIEN PHAP GIUP HOC SINH LOP 2 XAC DINH DUNG MAU CAU AI LAM GI TRONG PHAN MON LUYEN TU VA CAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.93 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 XÁC ĐỊNH ĐÚNG MẪU CÂU: AI LÀM GÌ? TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Phần 1: Phần mở đầu (đặt vấn đề) 1. Lí do chọn đề tài: Trong phân môn Luyện từ và câu ở chương trình tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng rất chú trọng đến việc dạy câu. Trong giao tiếp, việc nói, viết một câu, diễn đạt được một ý trọn vẹn thì người nghe, người đọc mới hiểu được. Ở lớp 2, các em được học 3 mẫu câu cơ bản đó là: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. Mỗi mẫu câu có một chức năng riêng. Mặc dù các em đã được học, hiểu và thực hành theo cấu trúc của từng mẫu câu, nhưng các em vẫn còn nhầm lẫn khi sử dụng ba mẫu câu đó trong khi làm bài tập. Làm sao để các em không có sự nhầm lẫn mẫu câu Ai làm gì? với hai mẫu câu còn lại, đồng thời làm căn bản khi học tiếp ở lớp trên. Đây là yêu cầu cần thiết đặt ra khi dạy Luyện từ và câu. Từ thực tế giảng dạy và đi sâu vào nghiên cứu mảng kiến thức này với hi vọng giúp bản thân có thêm kinh nghiệm và giúp học sinh xác định đúng mẫu câu Ai làm gì?, tôi suy nghĩ để viết ra đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 xác định đúng mẫu câu Ai làm gì? Trong phân môn luyện từ và câu ”. 2. Mục đích đề tài : Giúp học sinh lớp 2 xác định đúng mẫu câu Ai làm gì? Trong phân môn luyện từ và câu. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 3. Phạm vi và đối tượng của đề tài a .Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 2 xác định đúng mẫu câu Ai làm gi?. b.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Khối lớp 2 năm học 2014 – 2015 của Trường Tiểu học Tân An 2..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 5. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp trao đổi, thảo luận. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp giảng giải. 6. Kế hoạch nghiên cứu đề tài : - Thời gian: Từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015. Phần 2: Nội dung ( phần giải quyết vấn đề) 1. Cơ sở lý luận Đối với học sinh lớp 2 việc hiểu và làm tốt các bài tập về kiểu câu Ai làm gì? không phải là vấn đề dễ dàng. Qua thực tế giảng dạy, kiểm tra học sinh tôi thấy khi làm các bài tập này các em thường lúng túng, các em còn xác định nhầm, gặp nhiều khó khăn khi làm bài, chất lượng chưa cao, đặc biệt khi cho các em đặt câu thì các em đặt nhiều câu sai. Lượng bài tập trong sách giáo khoa còn ít, chưa phong phú nên việc luyện tập sâu về kiểu câu này còn hạn chế. 2. Cơ sở thực tiển * Thuận lợi: Giáo viên: Đa số giáo viên có kinh nghiệm trong dạy học, có kiến thức vững vàng và được chỉ đạo thực hiện theo chuẩn kiến thức-kĩ năng, theo đúng chương trình của khối lớp. Có sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khi dạy học, có bàn bạc trong sinh hoạt chuyên môn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Học sinh: Đa số học sinh thích học môn Tiếng Việt; có sự phối hợp, hỗ trợ từ phía gia đình cung cấp cho các em vốn từ phong phú. *Khó khăn: Ở lớp 1 các em chỉ được rèn đọc và viết, lên lớp 2 các em được làm quen với phân môn Luyện từ và câu, nên việc xác định mẫu câu gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế có nhiều em còn lúng túng khi xác định mẫu câu và xác định sai. Số lượng bài học và bài tập thực hành ít nên các em nắm không chắc chắn. 3. Biện pháp tiến hành. Để giúp học sinh phân biệt tốt đâu là Mẫu câu Ai làm gì? Trong từng trường hợp cụ thể tôi đã thực hiện biện pháp sau đây: 3.1 Yêu cầu học sinh xác định đúng câu dùng để kể. Vì chỉ có câu dùng để kể mới có thể là kiểu câu Ai làm gì? Do đó muốn xác định mẫu câu Ai làm gì? học sinh phải xác định được câu dùng để kể.Tránh nhầm với câu dùng để hỏi, câu dùng để yêu cầu,… ví dụ: - Em đi về đi ! -Cô ấy đang làm gì ? - Thầy Sơn đến trường tìm cô Lan. Bằng phương pháp quan sát, vấn đáp, phân tích và giảng giải tôi giúp học sinh xác định đúng câu dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét một sự vật. Tôi đặt ra câu hỏi như sau: + Dựa vào đâu em xác định được câu dùng để kể ? ( HS: dựa vào hình thức đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm) + Có như vậy học sinh mới không nhầm câu để kể với câu khác. 3.2. Xác định hai bộ phận (chính) của câu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Muốn xác định được câu kể đó thuộc mẫu câu nào, thì trước tiên ta phải xác định được đâu là bộ phận chính thứ nhất, đâu là bộ phận chính thứ hai. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này, tôi tiến hành như sau: a/ Tìm bộ phận chính thứ nhất - Trong câu nói đến Ai ( con gì, cái gì ?)? ( Bộ phận trả lời cho câu hỏi này chính là bộ phận chính thứ nhất.) - Bộ phận chính thứ nhất trong câu do từ nào tạo thành ? -Do từ chỉ sự vật (Người, cây cối, con vật, đồ vật) tạo thành. VD: Bạn Chi đang làm bài tập toán. b/ Tìm bộ phận chính thứ hai -Ta đặt câu hỏi làm gì ?( bộ phận trả lời cho câu hỏi này là bộ phận chính thứ hai.) - Bộ phận chính thứ hai trong câu do từ nào tạo thành ? - Bộ phận chính thứ hai trong câu do từ chỉ hoạt động và các từ kèm theo nó( cụm từ chỉ động từ) tạo thành. Tóm lại : Muốn tìm bộ phận chính thứ nhất và bộ phận chính thứ hai trong câu ta phải đặt câu hỏi. Sau đó tôi đưa ra ví dụ yêu cầu các em đặt câu hỏi để xác định bộ phận chính của câu. VD1: Bạn Lan xỏ kim cho bà. + Trong câu nói đến Ai?(Bạn Lan) Vậy: Bộ phận chính thứ nhất: Bạn Lan + Bạn Lan làm gì? (xỏ kim cho bà ) *Căn cứ vào từ xỏ kết hợp với nội dung thông tin về bạn Lan nên bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? Là bộ phận chính thứ hai..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vậy: Bộ phận chính thứ hai: xỏ kim cho bà. Kết luận: Giáo viên lần lượt ghi từ ngữ vào 2 cột sau để học sinh nhận rõ hơn: Ai Bạn Lan. Làm gì? Xỏ kim cho bà.. VD2: Tuấn đang đá bóng ngoài sân. +Trong câu nói đến Ai?(Tuấn) (Bộ phận chính thứ nhất: Tuấn) + Tuấn làm gì? (đang đá bóng ngoài sân.) *Căn cứ vào từ đá kết hợp với nội dung thông tin về Tuấn nên bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? Là bộ phận chính thứ hai. Vậy:Bộ phận chính thứ hai: đang đá bóng ngoài sân. Kết luận:. Ai Tuấn. Làm gì? đang đá bóng ngoài sân.. Bằng phương pháp dạy học: xây dựng lần lượt từng câu hỏi, để giúp học sinh tìm ra dần 2 bộ phận chính và giáo viên ghi vào 2 cột tương ứng như trên. Chính việc hỏi đáp, hỏi khai thác lật sâu vấn đề, kẻ cột, phương pháp trực quan sẽ giúp các em khắc sâu thêm kiến thức. Giáo viên chốt kiến thức: Mẫu câu Ai làm gì? Có hai bộ phận chính, bộ phận chính thứ nhất và bộ phận chính thứ hai. Bộ phận chính thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai? ( con gì, cái gì? ) do từ chỉ sự vật (Người, cây cối, con vật, đồ vật) tạo thành. Bộ phận chính thứ hai trả lời cho câu hỏi làm gì do từ chỉ hoạt đông và các từ kèm theo nó( cụm từ chỉ hoạt động) tạo thành..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3.3 Hệ thống cơ bản cấu trúc của câu mẫu Ai làm gì? Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh trình bày lại dưới dạng ngắn gọn để học sinh dễ nhớ. Ai ( Cái gì, con gì) Từ chỉ sự vật ( người, cây cối, con vật, đồ vật). Làm gì ? Do từ / cụm từ chỉ hoạt động tạo thành .. Cuối cùng cho học sinh lấy ví dụ để kiểm tra xem học sinh nắm chắc cấu trúc tới đâu VD : - Bà em/ đang quét sân. - Chú chim / hót líu lo trên cành . - Chùm phượng vĩ /đu đưa trước gió . Tôi yêu cầu học sinh nắm chắc cấu trúc cơ bản của câu trên và viết ra ở góc học tập của lớp.. Ai ( cái gì , con gì? ) Bà em Chú chim Chùm phượng vĩ. là gì ? đang quét sân. hót líu lo trên cành . đu đua trước gió.. Lưu ý : Dấu hiệu nhận biết câu thuộc mẫu Ai làm gì ? là Câu dùng để chỉ người hoặc vật được nhân hóa, bộ phân chính thứ hai do từ hoặc cụm từ chỉ hoạt động tạo thành . 3.4/ Hệ thống bài tập củng cố kiến thức và rèn kĩ năng xác định mẫu câu Ai làm gì ? (bài tập đi từ thấp đến nâng cao, phù hợp từng đối tượng học sinh, đưa vào dạy ở các tiết bổ sung. Đối với những bài tập khó tôi cho các em thảo luận nhóm hoặc đưa vào những buổi học Câu lạc bộ Tiếng Việt). Sau khi học sinh đã có vốn kiến thức về xác định mẫu câu trên, tôi xây dựng hệ thống bài tập để học sinh thực hành. Bài 1 : Hãy tìm bộ phận Ai,(cái gì, con gì) và bộ phận làm gì ? để ghi vào cột sau : a) Bạn Vân đang đọc sách..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> b) Cả lớp cười rộ lên thích thú. c) Cây xòa cành ôm cậu bé. Ai ( cái gì , con gì? ) Bạn Vân Cả lớp cây. làm gì ? đang đọc sách cười rộ lên thích thú. xòa cành ôm cậu bé.. Bài 4 : Nối cột A với cột B để tạo câu theo mẫu Ai làm gì? A. B. Mẹ tôi. phơi nắng ngoài sân.. Bác sĩ. đang giảng bài.. Thầy giáo. đang chăm sóc bệnh nhân.. Chú mèo. ru em bé ngủ.. Bài 2 : Đánh dấu X vào ô trống trước mẫu câu Ai làm gì ? trong các câu sau : Mặt sông lấp lánh á Cậu tôi là một người có ý chí. Bạn Lan đang đọc sách. Bài 3: Điền bộ phận còn thiếu vào chỗ trống để tạo câu theo mẫu Ai làm gì? a. Nam ……………………………………...... b. …………………………đang chơi ngoài sân. c. …………………………đang đu đưa theo gió. Bài 5 : : Đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? ................................................................................. ...............................................................................

<span class='text_page_counter'>(8)</span> .......................................................................... Bài 6 : Tìm mẫu câu Ai làm gì ? trong đoạn văn sau : Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dạy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp. (TĐ :Người mẹ hiền , TV 2 tập 1 trang 63) (Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu thuộc mẫu câu Ai lam gì ?) Bài 7 : :Viết một đoạn văn ngắn kể về người thân. Trong đó dùng ít nhất 2 câu thuộc mẫu câu Ai làm gì ? - (giáo viên phải gợi ý bằng một số câu theo yêu cầu lớp 2) - Bố ( mẹ, chú hoặc dì,…)của em làm nghề gì? - Hằng ngày bố (mẹ, chú hoặc dì,…) làm gì? - Những việc ấy có ích như thế nào? - Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì…..) như thế nào? (VD : Mẹ em là giáo viên. Thường ngày, mẹ đi dạy rất sớm . Mẹ rất tận tụy với công viêc. Tối đến, mẹ soạn bài rất khuya. Nhờ vậy mà các anh chị học ngày càng tiến bộ. Em rất yêu mẹ của em. ) (Dạng bài tập này có mức độ nâng cao tôi đưa vào tiết câu lạc bộ Tiếng Việt của tổ.) Phần 3: Phần kết luận Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy và nhận thấy học sinh nắm chắc và xác định đúng mẫu câu Ai làm gì ? Để đánh giá khách quan hơn, tôi ra một đề khảo sát cho 2 lớp cùng làm trong một thời gian. 1.Kết quả khảo sát : TSHS. Lớp. 35 35. 2C 2E. HS làm đúng HS làm đúng HS làm đúng bài 1,2, 3 bài 1,2 bài 1 SL % SL % SL % 15 42.9 14 40 6 17.1 25 71.4 8 22.9 2 5.7.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Qua kiểm tra khảo sát tôi thấy tỉ lệ học sinh làm bài đạt ở lớp 2E cao hơn nhiều so với lớp 2C mặc dù chất lượng khảo sát đầu năm của 2 lớp tương đồng nhau.Từ đó, tôi thiết nghĩ kinh nghiệm của mình có hiệu quả có thể áp dụng được. 2.Khả năng phổ biến: Đề tài này có khả năng phổ biến trong tổ. 3. Bài học kinh nghiệm Để dạy tốt mảng kiến thức này nói riêng và trong quá trình dạy học nói chung người giáo viên cần phải có sự nghiên cứu , tìm tòi, học hỏi để - Nắm chắc chương trình sách giáo khoa. - Có hệ thống kiến thức liền mạch, vững vàng. - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tạo hứng thú trong học tập để học sinh phát huy hết khả năng tìm tòi. - Mỗi bài dạy cần phải có mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh để làm tiên đề cho bài sau . Trên đây là kinh nghiệm tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy, có thể kinh nghiệm còn hạn chế mà bản thân chưa nhìn thấy. Rất mong được sự góp ý bổ sung của các cấp quản lí và đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn. Ý kiến của tổ chuyên môn. Tân An ngày 10 tháng 4 năm 201 Người hoàn chỉnh đề tài Nguyễn Nam Trung.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×