Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG. LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.55 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ
HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG. LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

Điểm: …………………………


KÝ TÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CÚU...........................................................................1
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG.......................5
1.1 Quan niệm về hàng hóa sức lao động của Chủ nghĩa Mác - Lênin..............5
1.1.1 Khái niệm sức lao động.............................................................................. 5
1.1.2 Khái niệm về sức lao động hàng hóa và điều kiện để sức lao động trở
thành hàng hóa............................................................................................5
1.1.3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động..................................................7
1.1.4 Tiền cơng.................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÀNG HÓA VÀO PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.........................................12
2.1 Thực trạng thị trường sức lao động ( thị trường lao động) ở Việt Nam hiện nay
...................................................................................................................12
2.1.1 Tình hình thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.................................12
2.1.2 Phân tích thị trường sức lao động ở Việt Nam......................................... 13
2.1.3 Thực trạng thị trường sức lao động ( thị trường lao động ) ở Việt Nam. .15
2.2 Nguyên nhân của hiện trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam.............20


2.3 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động (thị trường lao động)
Việt Nam hiện nay............................................................................................21

KẾT LUẬN........................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 27


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; là một trong những
điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, sự thịnh vượng của
các quốc gia khơng cịn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên
mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người. Tuy nhiên,
việc đào tạo, phát triển và những chính sách đãi ngộ người lao động trên thế giới
vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, việc đề ra những chính sách và giải pháp nhằm bình
ổn thị trường đặc biệt này ln ln có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Lý luận về loại hàng hoá đặc biệt – sức lao động, Chủ nghĩa Mác -Lênin đã
có những luận điểm khoa học, tồn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề
vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm
ổn định và phát triển thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này cùng những vấn đề
liên quan đến nó.
Ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn
đề thị trường hàng hố sức lao động khơng chỉ là tiêu thức kinh tế mà cịn mang ý
nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một đất nước đang trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở nên bức
thiết hơn bao giờ hết.
Từ đó, em xin chọn đề tài “Lí luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với
thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt Nam hiện nay” để làm sáng tỏ
hơn về vấn đề này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CÚU

5



Trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức lí luận cốt lõi của kinh tế - chính trị
Mác – Lênin về hàng hóa và sức lao động trong bối cảnh phát triển mới của Việt
Nam và thế giới hiện nay.
Trang bị cho bản thân kiến thức khái niệm về hàng hóa, điều kiện hàng hóa,
thuộc tính của hàng hóa sức lao động, biết phân tích thị trường Việt Nam, một số
giải pháp về hàng hóa ở Việt Nam từ đó vận dụng những lý luận về hàng hóa vào
phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam.
3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Quan niệm về hàng hóa sức lao động của Chủ nghĩa Mác-Lênin và thị
trường sức lao động.
1.1 Quan niệm về hàng hóa sức lao động của Chủ nghĩa Mác – Lênin
1.1.1 Khái niệm về sức lao động.
1.1.2. Khái niệm về sức lao động hàng hóa và điều kiện để sức lao động trở thành
hàng hóa
1.1.3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
1.1.4. Tiền cơng
Chương 2: Vận dụng lí luận hàng hóa vào phát triển thị trường sức lao động ở Việt
Nam.
2.1 Thực trạng thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt Nam hiện nay
2.2 Nguyên nhân của hiện trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam
1.2.1 Thực trạng cung lao động


1.2.2 Thực trạng cầu lao động
2.3 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động (thị trường lao động)
Việt Nam hiện nay

Kết luận
Tài liệu tham khảo
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp biện chứng duy vật:
Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin được sử dụng đối với nhiều môn khoa học. Trong kinh tế chính trị, phương
pháp này địi hỏi: khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải đặt trong
mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không
ngừng, chứ khơng phải là bất biến. Q trình phát triển là q trình tích luỹ những
biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất.
Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét
các hiện tượng và quá trình kinh tế phải gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh
lịch sử cụ thể…
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học:
Đây là phương pháp quan trọng, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu
kinh tế chính trị và một số môn khoa học xã hội khác, bởi vì nghiên cứu các khoa
học này khơng thể tiến hành trong các phịng thí nghiệm, khơng sử
dụng được các thiết bị kỹ thuật như kính hiển vi, các thiết bị máy móc như


các khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tượng và quá trình
kinh tế cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng
phương pháp trừu tượng hoá khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản
hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.
Trừu tượng hố khoa học là phương pháp gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu
các hiện tượng được nghiên cứu những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời, hoặc
tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững
chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và q trình kinh tế.
Ngồi ra, kinh tế chính trị cịn sử dụng nhiều phương pháp khác như lơgíc và

lịch sử, phân tích và tổng hợp, các phương pháp tốn học, thống kê, mơ hình hố
các q trình kinh tế được nghiên cứu, v.v..


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG
1.1 Quan niệm về hàng hóa sức lao động của Chủ nghĩa Mác - Lênin
1.1.1 Khái niệm sức lao động
Sức lao động là tồn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó
được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất. Theo Wikipedia, sức lao động là
một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Mác định nghĩa sức lao
động là tồn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể,
trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con
người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất
sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn
lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
1.1.2 Khái niệm về sức lao động hàng hóa và điều kiện để sức lao động trở
thành hàng hóa
Hàng hóa sức lao động được hiểu là một loại hàng hóa đặc biệt. Chúng mang
trong mình những thuộc tính riêng và tất nhiên là phải liên kết chặt chẽ với sự tồn
tại, phát triển của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó thì sức lao động trở thành hàng
hóa chính là một điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nền kinh tế dạng tư bản.
Đánh dấu một bước tiến quan trọng để tạo nên quyền tự do cá nhân và tạo ra sự
phát triển cho nền kinh tế.


Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của quá
trình lao động sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá.

Sức lao động chỉ biến thành hàng hố khi có hai điều kiện sau:
Một là người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi
phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách
là hàng hố, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người
có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động
thành hàng hố địi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến.
Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành
lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức
lao động của mình, vì khơng cịn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời
hai điều kiện nói trên tất yếu đẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá.
Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó. Một mặt, cách
mạng tư sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô
và chúa phong kiến. Mặt khác, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp
tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản đã làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ
trở thành vô sản và tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay một số ít người.
Việc mua bán sức lao động được thực hiện dưới hình thức thuê mướn. Quan
hệ làm thuê đã tồn tại khá lâu trước chủ nghĩa tư bản, nhưng không phổ biến và chủ
yếu được sử dụng trong việc phục vụ nhà nước và quốc phòng. Chỉ đến chủ nghĩa
tư bản nó mới trở nên phổ biến, thành hệ thống tổ chức cơ bản của toàn bộ nền sản
xuất xã hội.


Sự cưỡng bức phi kinh tế được thay thế bằng hợp đồng của những người chủ
sở hữu hàng hố, bình đẳng với nhau trên cơ sở “thuận mua, vừa bán”. Điều đó đã
tạo ra khả năng khách quan cho sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và
đánh dấu một trình độ mới trong sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và
đánh dấu một trình độ mới trong sự phát triển của văn minh nhân loại. Sức lao
động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành
tư bản.
1.1.3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

*Giá trị hàng hoá sức lao động
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy
định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra
sức lao động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để
sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người cơng nhân phải tiêu dùng một số
lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao
động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc
sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường. Khác với hàng hố thơng
thường, giá trị hàng hố sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật
chất mà cịn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…). Nhu cầu đó,
cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không
phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng


nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước,
ngồi ra cịn phụ thuộc vào tập quán, vào điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện
hình thành giai cấp cơng nhân. Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một
thời kỳ nhất định thì quy mơ những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là
một đại lượng nhất định. Do đó, có thể xác định do những bộ phận sau đây hợp
thành: một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì sức lao động của
bản thân người cơng nhân; hai là, phí tổn học việc của công nhân; ba là, giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân. Như vậy, giá trị sức
lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động cho người cơng nhân và ni sống gia đình của anh ta. Để
nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần
nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập nhau. Một mặt là sự tăng
nhu cầu trung bình xã hội về hàng hố và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề,

do đó làm tăng giá trị sức lao động. Mặt khác là sự tăng năng suất lao động xã hội,
do đó làm giảm giá trị sức lao động. Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động
của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và những điều kiện khác , sự khác biệt của
cơng nhân về trình độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng
năng lực trí óc và tinh thần của họ tăng lên. Tất cả những điều kiện đó khơng thể
khơng ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động. Không thể không dẫn đến sự khác
biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp đằng sau đại lượng trung
bình của giá trị sức lao động.
*Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hố khác
chỉ thể hiện ra trong q trình tiêu dùng sức lao động, tức là q trình người cơng


nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao
động được thể hiện đó là:
Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với
giá trị sử dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hố sức lao động,
nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn
đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn
gốc sinh ra giá trị.
Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so
với các hàng hố khác. Nó là chìa khố để giải quyết mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng
hoá.
Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung
ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của
người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con
người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con người
lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.
1.1.4 Tiền công

a) Khái

niệm về tiền công
Tiền công lao động hay tiền công là khái niệm của kinh tế chính trị Marx-

Lenin, biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động và là giá cả của hàng
hóa sức lao động. Theo Mác, có thể dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền
cơng là giá cả của lao động vì nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công


nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa và tiền công được trả theo thời gian lao
động (giờ, ngày, tuần, tháng...), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. Tuy
nhiên, cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao
động. Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, mà chỉ là giá trị hay
giá cả của hàng hóa sức lao động.
b)

Các hình thức tiền công cơ bản

- Tiền công tinh theo thơi gian là hình thức tiền cơng tính theo thời gian lao động của
công nhân dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng).
- Tiền cơng tinh theo san phâm là hình thức tiền cơng tính theo số lượng sản phẩm đã
làm ra, hoặc số lượng cơng việc đã hồn thành trong một thời gian nhất định.
Mỗi một sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định, gọi là đơn giá tiền
công. Để qui định đơn giá tiền công, người ta lấy tiền cơng trung bình một ngày
của một cơng nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân sản xuất ra
trong một ngày lao động bình thường.
Tiền cơng tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản lí,
giám sát q trình lao động của cơng nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thích cơng
nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để thu được lượng tiền

công cao hơn.
c) Tiền

công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức

lao động của mình cho nhà tư bản.


Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu
tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của
mình.
Tiền cơng danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động; nó có thể tăng lên hay
giảm xuống tuỳ theo sự biến động trong quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao
động trên thị trường.
Trong một thời gian nào đó, nếu tiền cơng danh nghĩa vẫn giữ nguyên,
nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền cơng
thực tế giảm xuống hay tăng lên.
1.2 Quan niệm về thị trường sức lao động của Chủ nghĩa Mác - Lênin
1.2.1 Khái niệm thị trường sức lao động
Thị trường sức lao động (Thị trường lao động) là một bộ phận của hệ thống
thị trường, trong đó diễn ra q trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do
và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận
trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc…
thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÀNG HÓA VÀO PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thị trường sức lao động ( thị trường lao động) ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Tình hình thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
Từ năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã chính thức cơng nhận sức lao động là
một loại hàng hoá, cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Đảng
ta cũng nhấn mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng và hàng hóa sức lao động là điều kiện tiên quyết
để phát triển kinh tế công nghiệp, kinh tế thị trường.Trong thời gian qua việc phát
triển thị trường lao động nước ta đã thu được những thành quả nhất định, làm cơ sở
cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh tế – xã hội. Với sự tồn tại
nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, yêu cầu phát triển đồng bộ
các loại thị trường khác nhau đã góp phần phân bổ hợp lý, nhanh chóng, có hiệu
quả các nguồn lực trong nền kinh tế tạo điều kiện cho hàng hoá sức lao động và thị
trường lao động. Về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam đang chuyển từ sản xuất hàng
hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá Xã hội chủ nghĩa, trong đó có vận dụng những
thành tựu của sản xuất hàng hoá Tư bản chủ nghĩa. Yếu tố cơ bản để phân biệt sản
xuất hàng hoá Tư bản chủ nghĩa với sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ
nghĩa là khả năng phát huy vai trò tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của
hàng hoá sức lao động. Đây là vấn đề then chốt trong việc vận dụng lý luận hàng
hoá sức lao động của C.Mác để có thể xây dựng một quan hệ lao động trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn quan hệ lao động trong
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.


2.1.2 Phân tích thị trường sức lao động ở Việt Nam
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới , đòi hỏi thị trường lao
động Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế Thế nhưng , do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ , nên thị
trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn , trong đó
nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu năng suất lao động thấp .
Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nơng thơn thì ở lĩnh vực phát triển công
nghiệp các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng Phân tích

về thực trạng thừa thiếu việc làm , GS - TS Nguyễn Bá Ngọc ( Phó Viện trưởng
Viện Khoa học lao động - xã hội ) cho rằng , tổng việc làm của nền kinh tế tăng
nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế Cụ thể , những năm vừa qua
hệ số co giãn việc làm ở nước ta chỉ đạt mức trung bình 0,28 % ( tức là khi GDP
tăng thêm 1 % thì việc làm chỉ tăng 0,28 % ) , So với các nước trong khu vực hệ số
co giãn việc làm còn thấp . Điều này có nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc
làm , đem lại lợi ích cho người lao động Hiện cả nước vẫn còn trên 50 % lao động
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước
kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng ( chiếm tỷ
trọng gần 97 % trong tổng số lao động thiếu việc làm chung ) . Mặc dù , sự chuyển
dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối , sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế
mất cân đối . Cụ thể , ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng ( trên 87 % ) lao động xã
hội , nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể , sản xuất nhỏ phân tán , phi chính
thức với trình độ cơng nghệ , phương thức sản xuất lạc hậu , năng suất lao động
thấp Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ việc làm không bền vững chiếm tỷ lệ 2/3 hoặc
3/4 Tình trạng việc làm khu vực phi chính thức ( chiếm tỷ lệ 70 % trong tổng số


việc làm ) nhưng khơng được hưởng chính sách an sinh xã hội , luôn đối mặt với
việc làm bấp bênh , thu nhập thấp , ít được bảo vệ . Đó là cái vịng luẩn quẩn trong
bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam chất lượng lao động thấp dẫn
đến lương thấp , năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng
kinh tế Mặc dù cơ chế và chính sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần điều chỉnh
theo định hướng thị trường , nhưng mức lương tối thiểu và cơ bản mới chỉ đáp ứng
60 % -65 % nhu cầu cơ bản của người lao động ( thấp hơn mức lương trả trên thị
trường , gần với ngưỡng nghèo ) . Nhin chung , hệ thống thang bảng lương hiện
hành rườm rà , phức tạp và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường sức lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng muốn phát triển thị trường lao động bền vững trong
10 năm tới thì phải có quan điểm , định hướng đúng và quan tâm giải quyết những

tổn ta bất in a n Ông Trần Văn Thuận Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển
nguồn nhân lực ( ĐH Kinh tế ) đặt vấn đề nếu coi sức lao động là hàng hố đặc
biệt , nhà nước khơng nên can thiệp sâu , để nó tự vận hành , đáp ứng yêu cầu hội
nhập thị trường lao động quốc tế .
Nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện có rất nhiều rào cản về hành chính đang cần
trở sự phát triển , lưu thơng của thị trường lao động Vì thế , việc xố bỏ các rào cản
hành chính , phân khúc thị trường lao động cần được xem xét và hưởng tới giảm
dần sự can thiệp của nhà nước . Ở vai trò quản lý , điều tiết thị trường lao động ,
Nhà nước cần đầu tư thích đáng vào phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao
động ( cập nhật thông tin , tư vấn giới thiệu việc làm , kết nối cung cầu về lao
động ) , phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội thông qua giáo dục ,
đào tạo nghề nghiệp , hỗ trợ lao động yếu thể tham gia vào thị tr trường lao động .
Khi đã tạo được sân chơi bình đẳng cho người lao động trong thị trường lao động ,
chúng ta sẽ giải được bài toán nhân lực giá nhân công cao , việc làm ổn định , năng


suất lao động tăng , kinh tế phát triển bền vững Bà Lin Lean Lim , chuyên gia cao
cấp của ILO : Việt Nam có tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp và đang ở thời kỳ dân số
vàng Đó là lợi thế vì Việt Nam khơng phải đối mặt với tình trạng dân số giả , khan
hiếm lao động trẻ. Nhờ vậy , Chính phủ Việt Nam sẽ tiết kiệm được nguồn chỉ để
đầu tư phát triển thị trường lao động Tuy nhiên , Việt Nam đang đứng trước thách
thức phải chuyển đổi cơ cấu lao động - từ thận dụng ( sử dụng nhiều lao động phổ
thông , tay nghề thấp ) sang lao động tinh có kỹ năng , tay nghề kỹ thuật cao . Để
phát triển thị trường lao động theo hướng năng động , tạo nhiều cơ hội việc làm bền
vững , thu nhập ổn định thì Việt Nam phải thay đổi cơ chế quản lý hộ khẩu , hỗ trợ
lao động nhập cư hưởng đầy đủ các quyền lợi theo qui định của luật pháp , quan
tâm phát triển kinh tế ở các vùng miền nghèo khó , khu vực nơng thơn để cân bằng
lực lượng lao động , tạo ra sự bình đẳng về việc làm , thu nhập.
2.1.3 Thực trạng thị trường sức lao động ( thị trường lao động ) ở Việt Nam
2.1.3.1 Thực trạng cung lao động

Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem
vào quá trình tái sản xuất xã hội. Cung lao động được xem xét dưới hai góc độ là số
lượng và chất lượng lao động.
Thứ nhất, về số lượng lao động:
- Nước ta có nguồn lao động hết sức dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục thống kê thì đến hết năm 2010 dân số Việt Nam là
86.927.700 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 50.392.900 người,
mức tăng trung bình hàng năm là 2.3% So với tốc độ tăng dân số (1,7%/năm) thì
tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều.


- Lực lượng lao động nước ta khá đông đảo nhưng có sự phân bố khơng đồng đều
giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng, ven biển và miền núi; không đồng
đều giữa cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Hiện nay ở Việt Nam cung về
sức lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai, điều đó tạo
ra một áp lực rất lớn về việc làm cho dân cư. Hàng năm cung sức lao động tăng từ
3,2% đến 3,5%, như vậy mỗi năm chúng ta sẽ có thêm khoảng 1,3 đến 1,5 triệu
người đến độ tuổi lao động. Đó là hậu quả của việc bùng nổ dân số trong những
năm vừa qua. Đây là những bất cập ngày càng lớn giữa quy mô chung và cấu trúc
“cung-cầu” sức lao động trên thị trường lao động.
Thứ hai, về chất lượng lao động:
- Lao động nước ta cần cù, chịu khó, ln sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi, kinh
nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ (đặc biệt trong các ngành truyền thống như Nông
– lâm – ngư nghiệp). Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những
thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế, theo báo cáo cho thấy từ năm
1996 đến năm 2005 chất lượng lao động tăng từ 12,3% đến 25% . Đặc biệt lao động
nước ta chủ yếu lao động trẻ, năng động, nhạy bén và tiếp thu nhanh khoa học kĩ
thuật.
- Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Về mặt sức khỏe,
thể lực của người kém xa so với các nước trong khu vực. Về tỷ lệ lao động đã qua

đào tạo của chúng ta hiện nay còn rất thấp. Theo Tổng cục thống kê năm 2005 tỉ lệ
lao động chưa qua đào tạo chiếm 75%, con số này ở mức rất cao. Mặc dù cả nước
có khoảng 1.300 trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề nhưng chất
lượng đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chương trình giảng dạy khơng phù hợp, chưa
đáp ứng được yêu cầu cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất


khẩu lao động. Hơn nữa có một sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo giữa thành thị và nông thôn. Trong khi ở thành thị là 30.6% thì ở nơng thơn chỉ
chiếm 8.5% (năm 2010).
- Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động cịn thấp do nước ta là một nước
nơng nghiệp nên phần lớn người lao động còn mang nặng tác phong sản xuất của
một nền nhà nước tiểu nông. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và
kỹ năng làm việc theo nhóm, khơng có khả nặng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại
phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
2.1.3.2 Thực trạng cầu lao động
Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương,
một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Nhu cầu
này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động.
Trong thời gian vừa qua do khủng hoảng kinh tế, cầu về lao động đã giảm,
nguồn cung tăng chậm, không đủ đáp ứng cầu và do nhiều nhà quản lý từ chối
tuyển dụng người lao động khơng có tay nghề hoặc tay nghề kém dẫn đến tỷ lệ thất
nghiệp đang dần tăng lên, điều này tạo nên một gánh nặng rất lớn cho xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi(%)
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm 2008 2009 2010
Tỷ lệ lao động thất nghiệp 2.38 2.90 2.88
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm 5.10 5.61 3.57



Chính sách tiền cơng, tiền lương tối thiểu đối với người lao động ở Việt Nam hiện
nay
Trên thị trường lao động giá cả hàng hóa sức lao động được thể hiện dưới
dạng tiền lương/tiền công. Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương tối thiểu phải
đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo duy trì và nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của người lao động cùng gia đình họ. Tiền lương cũng được quyết định
bởi những quy luật giá cả của tất cả các hàng hoá khác; bởi quan hệ cung – cầu. Sự
phân phối tiền lương công bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm,
tận lực của người lao động đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, tiền lương
và thu nhập phải thể hiện được sự công bằng trong phân phối theo kết quả lao động
và hiệu suất công tác của mỗi người.
Ở nước ta, cải cách trong chính sách tiền lương năm 1993 đã đem lại những
thay đổi bước đầu trong hệ thống trả công lao động, tạo nên sự hài hòa giữa người
lao động với người sử dụng lao động. Chính sách cải cách tiền lương quy định về
mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các chế độ phụ cấp tiền
lương, thu nhập, trong đó xác định mức tiền công, tiền lương tối thiểu là căn cứ nền
tảng để xác định giá cả sức lao động. Hệ thống thang bảng lương cũng đã dần dần
được điều chỉnh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước đã ban hành hệ
thống thang bảng lương, bảng lương (Nghị định 26/CP ngày 13/5/1993) để các
doanh nghiệp nhà nước áp dụng thống nhất, và trở thành thang giá trị chung cho
việc tính lương như một yếu tố đầu vào.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơ quan, tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động theo
Luật doanh nghiệp, nhà nước đã thể chế hóa chính sách tiền lương bằng cách ban


hành mức lương tối thiểu, còn các nội dung khác của chính sách tiền lương chỉ
mang tính hướng dẫn để các doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức đó quyết định trên
cơ sở quan hệ cung cầu lao động trên thị trường và điều kiện của từng bên tham gia
thị trường.

Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị
trường, cụ thể: Ngày 10/11/2012, Quốc Hội đã thông qua Nghị Quyết quy định về
mức lương tối thiểu chung. Kể từ ngày 01/07/2013, mức lương tối thiểu chung
được điều chỉnh tăng từ 1,050,000 đồng/tháng lên 1,150,000 đồng/ tháng, tức tăng
thêm 100,000 đồng/ tháng so với hiện nay. Như vậy, đồng thời mức lương tối đa
(mức trần) tham gia Bảo hiểm Xã Hội – Y tế – Thất nghiệp sẽ tăng lên 23,000,000
đồng từ tháng 01/07/2013 thay vì là 21,000,000 đồng như hiện nay.Theo đó, từ
tháng 07/2013, người lao động đang có mức lương tham gia bảo hiểm (lương hợp
đồng lao động) cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung sẽ phải đóng thêm
190,000 đồng/tháng (9.5%) và người sử dụng cũng phải đóng thêm tương ứng cho
nhân viên này 420,000 đồng/tháng/nhân viên (21%) vào quỹ BHXH-YT-TN
Như vậy, cho thấy giá cả của sức lao động trên thị trường Việt Nam hiện nay vẫn
còn chưa thỏa đáng. Mức lương trung bình của người lao động cịn thấp so với mức
thu nhập trung bình của lao động xã hội, chưa đảm bảo đầy đủ điều kiện để người
lao động phát huy hết khả năng của mình.
Thị trường xuất khẩu lao động
Những năm gần đây, nhờ mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, thị trường xuất
khẩu lao động của Việt Nam đang ngày càng sôi động hơn. Năm 2007, đóng góp
của xuất khẩu lao động vào GDP là hơn 8,4 triệu USD, chiếm 14,5% GDP. Con số
này vào năm 2009 được dự đốn sẽ cịn cao hơn nữa.


Theo Cục quản lý lao động ngồi nước,chỉ trong vịng 6 tháng đầu năm 2007,
cả nước đã có trên 81.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đài Loan là thị
trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 25.759 người, tiếp đó là Ma-laixi-a với gần 8.780 người, Hàn Quốc 5.275 người… Bên cạnh việc giữ vững thị
trường xuất khẩu lao động truyền thống là các nước ở khu vực Đông Nam Á, khu
vực Châu Á, Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác, liên kết nhằm mở rộng thị trường mới
ở khu vực Trung Đông, Châu Phi, Bắc Âu và Bắc Mỹ. Đây là những thị trường có
nhu cầu lao động lớn, có chế độ đãi ngộ với lao động ngồi nước như dân bản
xứ.Với những cơng việc địi hỏi có kỹ thuật như kỹ sư, y tá, cơng nhân cơ khí…thì

mức lương khoảng từ 5.500 đến 8.500 USD/tháng. Tuy nhiên, đó cũng là những thị
trường khó tính vào loại bậc nhất. Yêu cầu khắt khe về ngoại ngữ khiến phần lớn
lao động phổ thông trong nước không thể đáp ứng được.
2.2 Nguyên nhân của hiện trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam
Thứ nhất, hiện nay, trình độ người lao động và nạn thất nghiệp đang là hai
hạn chế lớn, đáng quan tâm của thị trường hàng hóa sức lao động nước ta. Nguyên
nhân của những hạn chế này là do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước bị
chiến tranh tàn phá nặng nề cùng với đó nền kinh tế nơng nghiệp là chủ đạo, người
lao động Việt Nam còn mang đậm tác phong nông nghiệp vào sản xuất. Đặc biệt,
trước đổi mới năm 1986, sự áp dụng cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch, tập trung,
quan liêu, bao cấp của Nhà nước đã trở thành tác nhân quan trọng kìm hãm sự phát
triển, khiến cho trình độ mà nhất là sức sáng tạo và độc lập của người lao động rơi
vào trì trệ.
Thứ hai, tiền lương chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa thực sự
gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ
hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Mức lương tối thiểu còn thấp chưa theo kịp


với yêu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự phát triển kinh tế
– xã hội.
Thứ ba, trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ chế phân phối tiền lương chưa
thực sự theo nguyên tắc thị trường, cịn mang nặng tính bình qn. Mức độ chênh
lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại lao động khơng lớn, chưa khuyến khích
người có trình độ chun môn cao vào khu vực nhà nước. Các doanh nghiệp ngồi
nhà nước có tình trạng ép mức tiền cơng của người lao động, không thực hiện đúng
công tác bảo hiểm xã hội…
2.3 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động (thị trường lao động)
Việt Nam hiện nay
a) Giải pháp về phát triển nguồn cung lao động
Nâng cao chất lượng và trình độ người lao động là một giải pháp quan trọng

nhằm phát triển nguồn cung cho thị trường hàng hóa sức lao động. Trước hết, cần
tập trung phát triển mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng
đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như
năng lượng, vi điện tử, tự động hóa, cơng nghệ sinh học… Đồng thời, có các chính
sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên, cơ chế ưu đãi để khuyến khích các thành
phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho
người lao động.
b) Giải pháp về phát triển nguồn cầu lao động
Thứ nhất, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đây được xem là
vấn đề cấp thiết, nóng bỏng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta.


×