Nhân viên cần được tạo động lực
từ lãnh đạo
Người lãnh đạo mà truyền cảm hứng để mọi nhân viên trong tổ chức của mình nỗ
lực làm việc tốt nhất thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài mà họ muốn và cần, đồng
thời sẽ giữ chân những nhân tài đó, bởi đó là nguồn tài sản rất quý giá đối với một
tổ chức.
Chìa khóa cho việc lãnh đạo xuất sắc
Chìa khoá cho việc lãnh đạo xuất sắc nằm ở khả năng liên hệ hiệu quả giữa lãnh
đạo với nhân viên và cảm xúc của họ. Chúng ta thường nuôi dưỡng ý tưởng thúc
đẩy người khác, nhưng thực tế mọi người không thể bị thúc đẩy. Cố gắng để thúc
đẩy ai đó cũng giống như cố gắng bắt họ làm gì đó mà họ không muốn.
Mọi việc chỉ thực sự có hiệu lực là khi chúng ta tự động viên - khi chúng ta làm
điều gì đó vì chúng ta muốn. Khi chúng ta được truyền cảm hứng, chúng ta thích
thú công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên có hiệu quả và tự hào về nỗ lực
của chúng ta. Chúng ta duy trì được sự tập trung và gắn kết với nhiệm vụ đó nhanh
chóng. Nói ngắn gọn, chúng ta tạo ra những nỗ lực cao nhất.
Do đó, việc lãnh đạo xuất sắc là việc truyền cho người khác cảm hứng để nỗ lực
hết mình. Với một nhà lãnh đạo có các kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng như có
những phán đoán tốt là rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng vẫn chưa đủ để
trở nên hiệu quả. Việc lãnh đạo xuất sắc là sự liên hệ với mọi người theo cách mà
người đó truyền cho họ cảm hứng để nỗ lực hết mình.
Theo triết lý lãnh đạo thì kể cả có thừa nhận hay không, chúng ta luôn luôn lãnh
đạo bằng cách làm gương, thông qua lời nói (dù chúng ta nói ra hay không nói ra);
trong hành động (dù chúng ta thực hiện hay không thực hiện), và trong sự biểu lộ
tình cảm (dù chúng ta thể hiện hay không thể hiện). Những điều chúng ta làm và
nói, trong những khoảnh khắc dường như không quan trọng, lại có thể tạo ấn
tượng với những người ở xung quanh chúng ta.
Cũng theo triết lý lãnh đạo hiệu quả, có tư tưởng về người lãnh đạo phục vụ. Khi
được hỏi ai là người quan trọng nhất với một tổ chức câu trả lời, tất nhiên, là
khách hàng. Câu hỏi tiếp theo là: "trong tổ chức, ai là người quan trọng nhất với
khách hàng?", câu trả lời là những người thường xuyên liên hệ với họ. Vậy "công
việc của những người quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là
gì?". Đó là làm cho công việc của nhân viên trở nên dễ dàng và hiệu quả đến mức
có thể. Khi đó, tổ chức này là minh chứng cho triết lý người lãnh đạo phục vụ.
Một tổ chức mà truyền cảm hứng để mọi người nỗ lực tốt nhất sẽ thu hút được
nhiều loại nhân viên mà nó muốn và cần đồng thời sẽ giữ chân họ. Tổ chức đó có
một mục đích, một nhiệm vụ và thiết lập các giá trị mà nó dựa vào, nó truyền đạt
hiệu quả chúng và đo lường các hành động cũng như các quyết định mà chống lại
chúng.
Một số việc đơn giản để tạo động lực
Tỏ thái độ tích cực với những ý tưởng mới: Đừng bao giờ bắt đầu bằng cách liệt
kê tất cả những mặt tiêu cực và nghi ngờ tính tích cực của những ý tưởng mới. Ý
tưởng mới rất dễ bị xóa bỏ. Bất cứ sự khắt khe nào đối với ý tưởng mới sẽ là vũ
khí giết chết nó ngay từ trong trứng nước.
Khuyến khích việc hình thành những xu hướng mới: Hãy khuyến khích đội ngũ
nhân viên luôn đi đầu trong việc tao ra trào lưu mới. Một trong những năng lực
của các nhà lãnh đạo giỏi truyền cảm hứng là sẵn sàng đón bắt, tìm hiểu những gì
đang xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh của mình và sớm chọn ra được những xu
hướng mới.
Thường xuyên liên lạc, trao đổi với nhân viên: Nắm bắt được năng lực làm việc
của nhân viên, thông qua trao đổi thông tin mà từ đó phát hiện ra những ý tưởng
mới, sáng tạo mang đến hiệu quả trong công việc. Liên lạc thăm hỏi và trò chuyện
cũng là cách tạo sự quan tâm, thân thiện mang đến động lực cho nhân viên luôn cố
gắng và nhiệt tình làm việc hết mình.
Một số lãnh đạo luôn tin rằng, để truyền cảm hứng cho nhân viên cần dựa
vào gương của Apple.
Apple là một công ty lớn không chỉ đơn giản bởi vì tầm nhìn sáng tạo của ông -
người đã mang iPod và
iPhone đến cho chúng ta - mà còn bởi khả năng chia sẻ và
truyền dẫn tầm nhìn đó cho cả công ty, để ý tưởng của ông có thể được phát triển
thành những sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích.
Không có ai thành công một mình. Đó là lý do tại sao tất cả những nhà lãnh đạo
phải tìm cách để "thụ phấn" những giá trị, ý tưởng và sự nhiệt tình của họ cho
nhân viên. Đây chính là những điều giúp cho doanh nghiệp luôn mạnh mẽ, đặc
biệt là trong giai đoạn suy thoái.
Một số lãnh đạo truyền cảm hứng cho số đông bằng những bài diễn thuyết đầy
cảm xúc. Số khác thì thông qua đối thoại trực tiếp. Tại Time Warner, CEO Jeffrey
L. Bewkes đã tổ chức các chuỗi bữa ăn trưa không phân biệt cấp bậc với 10 đến 12
người làm việc hiệu quả cao. Những người này thường có ít hoặc không có cơ hội
để gặp ông. Ông dành 2 giờ nói chuyện với họ về tầm nhìn của ông và trả lời các
câu hỏi của họ mà không cần đến bất cứ một thứ văn bản diễn văn nào. Những
nhân viên ăn trưa cùng ông cho biết rằng họ cảm thấy "tự tin hơn trong công ty"
và phát triển một mối quan hệ mới với ông chủ của họ.
Dù các lãnh đạo có dùng bất cứ phương pháp nào để truyền đạt cảm hứng cho
nhân viên cấp dưới thì cũng phải có cơ sở. Đừng quá khoa trương rằng - "công
việc vĩ đại" hoặc "chúng ta có thể làm được điều đó". Thay vào đó hãy đưa ra
những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và khả thi. Lắng nghe vấn đề của của mọi người và
đề xuất những giải pháp thực tế. Hãy trở thành người hướng dẫn bằng cách chia sẻ
chính những bài học bạn rút ra, chúc mừng những những nỗ lực của các nhóm và
khen thưởng những thành tích đạt được. Thậm chí một lời "cám ơn" đơn giản cũng
có hiệu quả rất cao nếu nó được nói ra từ người quản lý cấp cao.
"Sáng tạo không phải vì tiền bạc", câu nói của Jobs đã được trích dẫn khi nói ở
Fortune năm 1998. "Nó là vì những con người mà bạn có, bạn được dẫn dắt như
thế nào và bạn nhận được bao nhiêu".
Và đó là điều cơ bản. Công việc của người lãnh đạo không chỉ là kiểm soát chi
phí, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, những nhà đầu tư và những thương vụ.
Công việc của người lãnh đạo là đảm bảo mọi người đều có được điều đó..